MỤc lục phần I 2 những ngưỜi chịu trách nhiệm chính đỐi với nội dung bản cáo bạch 2



tải về 0.53 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.53 Mb.
#3652
  1   2   3   4   5   6   7   8



BẢN CÁO BẠCH

MỤC LỤC


PHẦN I 2

NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH 2

1. Tổ chức niêm yết: 2

2. Tổ chức tư vấn: 2

PHẦN II 3

CÁC KHÁI NIỆM 3

PHẦN III
TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT 4

1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 4


8

2. Cơ cấu tổ chức 8



3. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty. 10

GIÁM 10

GIÁM 10

GIÁM 10

KẾ TOÁN 10

4. Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên Vốn cổ phần của Công ty và Danh sách cổ đông sáng lập tại thời điểm 30/10/2006. 13

5. Danh sách Công ty mẹ và Công ty con của tổ chức niêm yết, những Công ty mà tổ chức niêm yết nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những Công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức niêm yết. 14

6. Hoạt động kinh doanh 14

7 .Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất. 31

8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. 31

9. Chính sách đối với người lao động. 33

10. Chính sách cổ tức. 34

11. Tình hình hoạt động tài chính. 34

12. Danh sách Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và những nhà điều hành 39

13. Tài sản 48

14. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức (trong 3 năm tới) 49

15. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức. 50

16. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức xin niêm yết. 50

17. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan đến Công ty mà có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán. 51

PHẦN IV 52

CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT 52

PHẦN V 54

CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NIÊM YẾT 54

1. Tổ chức tư vấn: CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BSC). 54

2. Tổ chức kiểm toán: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – CHI NHÁNH TẠI TP.HCM (AASC) 54

PHẦN VI 55

CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CẢ CHỨNG KHOÁN PHÁT HÀNH 55

1. Rủi ro về kinh tế 55

2. Rủi ro về tỷ giá 55

3. Rủi ro về pháp luật 56

4. Rủi ro về lãi suất tiền gửi và cho vay 56

5. Rủi ro về tín dụng 57

6. Rủi ro khác (Thiên tai, địch họa, quan hệ ngoại giao giữa các nước với VN…) 57

PHẦN VII 58

PHỤ LỤC 58

1. Phụ lục 1: Điều lệ Tổ chức và Hoạt động Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An 58

2. Phụ lục 2: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2004 – 2005 58

3. Phụ lục 3: Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2006 58

4. Phụ lục 4: Hồ sơ liên quan đến khoản công nợ khó đòi 58




PHẦN I

NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH

1. Tổ chức niêm yết:


Ông Đoàn Tấn Nghiệp Chủ tịch Hội đồng quản trị

Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An

Huỳnh Tuân Phương Mai Tổng giám đốc

Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An

Ông Vũ Đức Thịnh Kế toán trưởng

Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An

Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.

2. Tổ chức tư vấn:


Ông Hồ Công Hưởng Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)

Ông Nguyễn Quang Bảo Phó Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)


PHẦN II

CÁC KHÁI NIỆM


  • Công ty: Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An

  • Tổ chức niêm yết: Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An

  • UBCKNN: Ủy ban chứng khoán Nhà nước

  • TTGDCK: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

  • CNĐKKD: Chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • ISO: International Standards Organization - Tổ chứcTiêu chuẩn quốc tế

  • HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Point - Phân tích nguy cơ và thiết lập điểm kiểm soát

Tiêu chuẩn Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

  • TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

  • WHO: World Health Organization - Tổ chức y tế Thế giới

  • WTO: World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới

  • AFTA: ASEAN Free Trade Area - Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

  • CEPT: Common Effective Preferential Tariffs

Hiệp ước chung về thuế quan ưu đãi hiệu lực chung

  • HĐQT: Hội đồng quản trị

  • NSNN: Ngân sách Nhà nước

  • BHXH: Bảo hiểm xã hội

  • BHYT: Bảo hiểm y tế

  • TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

  • CNTT: Công nghệ thông tin

  • SXKD: Sản xuất kinh doanh

  • DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

PHẦN III
TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT

1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

    1. Lịch sử hình thành và phát triển


  • Từ trước năm 1975 tiền thân của Tường An là cơ sở sản xuất nhỏ tên gọi Tường An Công ty do một người Hoa làm chủ. Sau ngày giải phóng 30/04/1975, cơ sở được Nhà nước tiếp quản và chuyển tên là Xí nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Công ty.

  • Giai đoạn đầu năm 1977 -1984: Tiếp quản và sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch

  • Ngày 20/11/1977, Bộ Lương thực thực phẩm ra quyết định số 3008/LTTP –TC chuyển Xí nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Công ty thành Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trực thuộc Công ty dầu thực vật Miền Nam, sản lượng sản xuất hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch.

  • Giai đoạn 1985 -1990 được giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh, xây dựng hoàn chỉnh Nhà máy và đầu tư mở rộng sản xuất.

  • Tháng 07/1984 Nhà nước xóa bỏ bao cấp, giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các đơn vị. Nhà máy dầu Tường an là đơn vị thành viên của Liên hiệp các Xí nghiệp dầu thực vật Việt Nam, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh.

  • Trong giai đoạn này, sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chủ yếu của Tường An là các sản phẩm truyền thống như Shortening, Margarine, Xà bông bánh. Đây là thời kỳ vàng son nhất của sản phẩm Shortening, thiết bị hoạt động hết công suất nhưng không đủ cung cấp cho các nhà máy sản xuất mì ăn liền. Dầu xuất khẩu, chủ yếu là dầu dừa lọc sấy chiếm tỷ lệ cao trên tổng sản lượng (32%). Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các mặt hàng luôn là vấn đề được quan tâm thường xuyên vì vậy sản phẩm Tường An trong giai đoạn này đã bắt đầu được ưa chuộng và có uy tín trên thị trường.

  • Giai đoạn từ 1991 đến tháng 10/2004: đầu tư mở rộng sản xuất, nâng công suất thiết bị, xây dựng mạng lưới phân phối và chuẩn bị hội nhập.

    1. Định hướng và phát triển sản phẩm chủ lực.

  • Đầu thập niên 90 là thời kỳ đất nước thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, hàng hóa xuất nhập khẩu dễ dàng và đa dạng. Một số sản phẩm dầu ngoại nhập bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, các cơ sở ép dầu địa phương được hình thành với qui mô nhỏ và vừa, các sản phẩm dầu ăn bước vào giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế thị trường.

  • Với bối cảnh trên, năm 1991 các sản phẩm dầu đặc của Tường An bị cạnh tranh quyết liệt từ sản phẩm Shortening ngoại nhập. Trước tình hình đó, Tường An đã xác định lại phương án sản phẩm: vẫn duy trì mặt hàng Margarine và Shortening truyền thống để cung cấp cho những khách hàng cho nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng cao mà hàng ngoại nhập không thay thế được, mặt khác tiếp tục đầu tư cải tiến mẫu mã bao bì kết hợp tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng mỡ động vật để đẩy mạnh sản xuất dầu lỏng tinh luyện, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.

  • Dầu Cooking Tường An được đưa ra thị trường từ tháng 10/1991, Tường An là đơn vị đi đầu trong sản xuất dầu Cooking cho người tiêu dùng và cũng là đơn vị vận động tuyên truyền người dân dùng dầu thực vật thay thế mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa bệnh tim mạch. Sản lượng tiêu thụ dầu Cooking tăng lên nhanh chóng, được người tiêu dùng ưa chuộng và trở thành sản phẩm chủ lực của Tường An.




    1. Đầu tư phát triển:

  • Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Tường An đã liên tục đổi mới trang thiết bị cũng như công nghệ sản xuất, thiết lập dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu khai thác dầu thô đến khâu đóng gói bao bì thành phẩm.

  • Hàng loạt các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất của Tường An nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực và quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để phục vụ tiêu dùng trong nước, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu:

  • Năm 1991 đưa vào hoạt động thiết bị Hydro hóa sản xuất Shortening và Margarine.

  • Năm 1994 đầu tư máy thổi chai PET của Nhật, Tường An là một trong những đơn vị sản xuất đầu tiên ở Việt Nam có dây chuyền thổi chai PET góp phần đưa sản xuất dầu chai các loại phát triển.

  • Năm 1997 lắp đặt dây chuyền chiết dầu chai tự động của Cộng hoà Liên bang Đức công suất 5,000 chai 1 lít/giờ. Đây là dây chuyền chiết rót chai tự động đầu tiên ở Việt Nam, giúp Tường An tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động để phục vụ kịp thời nhu cầu tăng nhanh của thị trường.

  • Năm 1998 mặt bằng được mở rộng thêm 5,700 m² nâng tổng diện tích Tường An lên 22,000 m², xây trạm biến thế điện 1,000 KVA, lắp đặt thêm 4,300 m³ bồn chứa.

  • Năm 2000 lắp đặt dây chuyền thiết bị tinh luyện dầu tự động công suất 150 tấn/ngày công nghệ Châu Âu, góp phần nâng tổng công suất Tường An lên 240 tấn/ngày.

  • Năm 2002 thiết bị hoạt động hết công suất, Tường An đã mua lại Công ty dầu thực vật Nghệ An công suất 30 tấn/ngày thành phân xưởng sản xuất của Tường An. Phân xưởng này sau đó đã được đầu tư cải tạo nâng công suất lên 60 tấn/ngày, là Nhà máy dầu Vinh của Tường An hiện nay.

  • Năm 2004 bắt đầu dự án xây dựng Nhà máy dầu Phú Mỹ công suất 600 tấn/ngày tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ I, Bà Rịa Vũng Tàu với tổng giá trị đầu tư hơn 330 tỷ đồng.




  • Giai đoạn từ tháng 10/2004 đến nay: Thời kỳ chuyển giao và hội nhập.

  • Tháng 10/2004, Nhà máy dầu Tường An chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An. Quy mô hoạt động được nâng lên, Công ty tiếp tục đổi mới và nâng tầm hoạt động để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển.

  • Năm 2005 Công ty lắp đặt thêm 2 dây chuyền chiết dầu chai tự động công nghệ tiên tiến của Châu Âu, nâng tổng công suất chiết dầu chai tự động của Tường An lên 22,500 lít/giờ, tăng gấp 4.5 lần so với trước đây.

  • Bên cạnh đó, dự án Nhà máy dầu Phú Mỹ tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ I, Bà Rịa Vũng Tàu đang được đầu tư để kịp hoàn thành đưa vào khai thác vào quý 2 năm 2007, đưa tổng công suất của Tường An tăng hơn 2 lần so với hiện nay. Đây là bước chuẩn bị tích cực của Tường An trong tiến trình tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

  • Các thành tích đạt được:

  • Kể từ khi thành lập đến nay, gần 30 năm xây dựng và phát triển, Tường An luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 25%/năm.

  • Với những thành tích đạt được trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, Tường An được trao tặng rất nhiều huân chương, cờ luân lưu, bằng khen của Chính phủ, của Bộ Công nghiệp và UBND TP.HCM:

+ Cờ thi đua của Chính phủ năm 1998, 2001, 2005

+ Cờ thi đua của Bộ Công nghiệp từ năm 1987 -1989, từ năm 1991 -1997, năm 2003 và 2004

+ Cờ thi đua của UBND TP.HCM năm 1986, 1990, 2004, 2005

+ Huân chương lao động hạng Ba (năm 1990), hạng Nhì (năm 1996) và hạng Nhất (năm 2000)



  • Các danh hiệu đạt được trên thị trường:

  • Trên thị trường nhiều năm qua, hình ảnh Con voi đỏ gắn liền với chữ Tường An đã là biểu tượng quen thuộc và trở thành một trong những thương hiệu dầu ăn hàng đầu Việt Nam luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn nhiều danh hiệu cao quý:

  • Năm 1996, giải thưởng “21st International award for the best trade name” do câu lạc bộ các nhà Doanh nghiệp Tây Ban Nha trao tặng.

  • Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997 đến năm 2006, Topfive ngành hàng thực phẩm, Top 100 thương hiệu mạnh (do bạn đọc báo Sài gòn tiếp thị bình chọn).

  • Topten Hàng Tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất từ năm 1994 đến năm 1999 (do bạn đọc báo Đại Đoàn Kết bình chọn).

  • Giải thưởng “Hàng việt Nam Chất lượng –Uy tín” do báo Đại Đoàn Kết tổ chức dành cho các đơn vị đạt 5 năm liền Topten.

  • Giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2004 do Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam bình chọn.

  • Thương hiệu mạnh năm 2004, 2005 do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.

  • Thương hiệu Việt yêu thích do bạn đọc báo Sài Gòn Doanh Nhân bình chọn.

  • Thương hiệu hàng đầu Việt Nam tại Festival thương hiệu Việt năm 2004.
    1. Giới thiệu về Công ty


  • Ngày 04 tháng 06 năm 2004 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 42/2004/QĐ-BCN chuyển Nhà máy dầu Tường An thuộc Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam thành Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An.

  • Ngày 27 tháng 09 năm 2004 Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103002698 cho Công ty và được bổ sung sửa đổi lần thứ nhất vào ngày 03/04/2006.

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An

Tiếng Anh: Tuong An Vegetable Oil Joint – Stock Company

Viết tắt: Dầu Tường An

Biểu tượng của Công ty Logo:






Trụ sở chính: 48/5 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM.

Điện thoại: (84.8) 8 153 950 – 8 153 972 – 8 153 941 -8 151 102

Fax: (84.8) 8 153 649 – 8 157 095

Website: www.tuongan.com.vn

Email: tuongan@tuongan.com.vn



  • Ngành nghề kinh doanh

  • Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các loại hạt có dầu, thạch dừa.

  • Sản xuất, mua bán các loại bao bì đóng gói.

  • Mua bán, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, chế biến ngành dầu thực vật.

  • Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng.

  • Sản xuất, mua bán các loại gia vị ngành chế biến thực phẩm, nước chấm, nước xốt.

  • Sản xuất, mua bán các loại sản phẩm ăn liền (mì, bún, phở, bánh đa, cháo ăn liền).

  • Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa.

  • Kinh doanh khu vui chơi, giải trí (không hoạt động tại trụ sở).

  • Hoạt động sinh hoạt văn hóa (tổ chức giao lưu, gặp mặt).

  • Kinh doanh nhà ở (xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê).

  • Thời gian hoạt động của Công ty: 50 năm

  • Vốn điều lệ của Công ty hiện nay là: 189,802,000,000 VND.

  • Cơ cấu Vốn điều lệ tại thời điểm 30/10/2006 là:




Thành phần sở hữu

Số cổ phần sở hữu

Tỷ lệ (%)

- Cổ đông nhà nước

9,679,900

51%

- Cổ đông nội bộ

3,149,660

16.59%

- Cổ đông bên ngoài

6,150,640

32.41%

Tổng cộng

18,980,200

100%


tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương