MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN



tải về 2.4 Mb.
trang1/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2014 VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH


  1. Trương Đình Tuyển: Kinh tế Việt Nam năm 2014 và triển vọng 2015.......................................................................................................................................

  2. GS.TS Trần Thọ Đạt, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, TS. Hà Quỳnh Hoa: Tăng trưởng và lạm phát Việt Nam 8 tháng năm 2014 và dự báo...............................................

  3. Bùi Trinh & Nguyễn Trí Dũng: Lựa chọn chính sách trong bối cảnh hiện nay......................................................................................................................................

  4. TS. Phạm Thị Thu Hằng: Một số vấn đề phát triển khu vực tư nhân....................................................................................................................................

  5. TS. Nguyễn Thị Lan Hương: Vấn đề thất nghiệp và việc làm: Hiện trạng và giải pháp.................................................................................................................................

  6. PGS.TS Bùi Tất Thắng: Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong phát triển kinh tế Việt Nam.................................................................................................................

  7. Bùi Trinh: Đánh giá nhân tố Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách......................................................................................................

  8. TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Cập nhật tình hình kinh tế thế giới và một số vấn đề quốc tế nổi bật.....................................................................................................................

  9. Nhóm nghiên cứu của IMF: Triển vọng toàn cầu và thách thức chính sách.......................................................................................................................


PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2012 – 2014


  1. TS. Lê Đăng Doanh: Tái cơ cấu kinh tế: Kết quả và bài học kinh nghiệm...........

  2. PGS.TS Trần Đình Thiên & các cộng sự: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Các điểm nghẽn và giải pháp thúc đẩy...............................................................................

  3. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng & TS. Lê Hồng Nhật: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Nhìn từ giác độ kinh tế học thể chế..........................................................................

  4. PGS.TS Nguyễn Văn Trình: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Tín hiệu mới từ kết quả thực hiện và giải pháp đẩy mạnh cho giai đoạn 2014 – 2015.............................

  5. TS. Trần Du Lịch: Tái cơ cấu đầu tư công: Vấn đề và giải pháp.......................

  6. TS. Vũ Sỹ Cường & các cộng sự: Cơ chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước: Thực trạng và giải pháp.............................................................................................................

  7. Đặng Đức Thành: Đổi mới cơ chế phân bổ vốn đầu tư công, chú trọng đầu tư tương xứng: Đột phá phát triển tam nông........................................................................

  8. GS. Trần Thọ Đạt và các cộng sự: Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế........................................................

  9. PGS. TS Ngô Trí Long: Đánh giá kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (2012-2014) và những khuyến nghị............................................................................................

  10. Th.S Đinh Tuấn Minh: Đánh giá các chương trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013 và các khuyến khị chính sách...............................................

  11. Bộ Giao thông Vận tải: Đánh giá những kết quả trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, đổi mới và thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.....................................

  12. Bộ Xây dựng: Đánh giá những kết quả trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, đổi mới và thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.............................................................

  13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tái cơ cấu đầu tư nông nghiệp, nông thôn...................................................................................................................................

  14. Các bài trình bày bằng Slide

Võ Trí Thành: Kinh tế Thế giới và Việt Nam 2014-2015: Gập ghềnh phục hồi, thách thức cải cách

Trương Đình Tuyển: Kinh tế Việt Nam những năm gần đây – năm 2014 và triển vọng

Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF: Kinh tế toàn cầu và Việt Nam: Những diễn biến và triển vọng kinh tế vĩ mô

Ts. Nguyễn Đình Cung: Tái cơ cấu DNNN: Nhìn từ cải cách thể chế kinh tế

PHẦN 1:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2014 VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

KINH TẾ VIỆT NAM 2014 VÀ TRIỂN VỌNG 2015
Trương Đình Tuyển
Để có cái nhìn toàn diện kinh tế Việt Nam năm 2014 và triển vọng năm 2015, cần lùi lại thời gian để nhìn lại kinh tế Việt Nam từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay để tránh lặp lại những sai lầm đã mắc phải và loay hoay với những giải pháp ngắn hạn; mặc dù những những thông tin này đối với nhiều đại biểu không phải là mới.

I. Kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay: Khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công khu vực đồng Euro; tính bất định và độ rủi ro tăng lên

1. Tổng quan

Mở đầu là sự phá sản của Ngân hàng Lehman Brothers, làm rung chuyển thị trường tài chính Mỹ, lan rộng sang Châu Âu và tác động đến kinh tế toàn cầu.



Hệ quả:

- Kinh tế thế giới suy giảm mạnh. Giai đoạn 2002-2006 GĐP toàn cầu tăng bình quân 4,06%/năm, từ năm 2007-2011 chỉ tăng bình quân 2,7% (giảm 33%) năm 2013 tăng 2,9%.

- Thất nghiệp tăng cao: Trong một thời gian dài tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ lên đến hơn 8%, có thời những thời điểm tới 9,2%. Khu vực đồng Euro còn cao hơn nữa, nhất là các nước Nam Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp lên đến trên 20%. Tuy nhiên, thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã giảm mạnh trong năm 2013, hiện ở mức khoảng trên 6% nhưng chưa vững chắc.

- Nợ công tăng cao, tâm hụt ngân sách lớn, đặc biệt khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro, từng đe doạ sự tồn tại của đồng tiền này và tác động đến sự ổn định toàn cầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của nhiều nền kinh tế, kể cả những nền kinh tế mới nổi.



Điểm lưu ý ở đây là mặc dù nợ công tăng cao và thâm hụt ngân sách lớn nhưng để đối phó với suy giảm và thất nghiệp Hoa Kỳ và EU vẫn thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng và chính sách lãi suất thấp để tăng đầu tư công và tạo thị trường cho đầu tư tư nhân.

Rõ ràng họ phải lựa chọn giữa tăng trưởng và việc làm với tăng nợ công và bội chi ngân sách trong ngắn hạn.

2. Các học giả đánh giá về nguyên nhân khủng hoảng

Các nhà kinh tế tiếp cận nguyên nhân khủng hoảng theo nhiều chiều cạnh khác nhau:

- Đa số các nhà kinh tế cho rằng khủng hoảng bắt nguồn từ nền kinh tế tiền tệ (thị trường tài chính) tác động đến nền kinh tế thực (Điểm cần lưu ý ở đây là từ những năm 80 của thế kỷ trước nền kinh tế tiền tệ đã thoát lý khỏi nền kinh tế thực và ngày càng phình to, hiện tổng giá trị tiền tệ lưu hành đã lớn gấp trên 4 lần giá trị của nền kinh tế thực).

- Một số nhà kinh tế lại cho rằng khủng hoảng lại bắt nguồn từ nền kinh tế thực - là sự vỡ bong bóng bất động sản và trong điều kiện các tài sản thế chấp bất động sản được chứng khoán hoá, kéo theo sự khủng hoảng của thị trường tài chính.

- Powel, nguyên Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lại cho rằng khủng hoảng là do sự phát triển không cân đối của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc: Mỹ tiêu dùng quá nhiều mà tích luỹ quá ít. Trung Quốc, ngược lại, tiêu dùng quá ít mà tích tích luỹ quá nhiều.

3. Tác động đến Việt Nam

- Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp nhưng không quá lớn.

- Dòng vốn đầu tư FDI bị giảm sút.

- Phản ứng chính sách trở nên khó khăn và phức tạp hơn.



II. Kinh tế Việt Nam từ năm 2008 - 2013

1. Các chỉ tiêu phát triển




2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tăng GDP (%)

5,66

5,4

6,42

6,24

5,25

5,42

CPI (%)

19,89

6,52

11,75

18,58

9,21

6,04

Đầu tư (% GDP)

43,1

42,8

41,9

36,4

33,5

30,4

Bội chi NSNN (%GDP)

4,60

6,90

5,60

4,90

4,80

5,30

Cán cân TM

-18

-12,8

-12,6

-9,8

0,748

0,10

Nợ công (%GDP)







56,5

54,9

55,7

56

2. Nhận xét tổng quan

Bất ổn vĩ mô kéo dài, lạm phát cao, tăng trưởng suy giảm, số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng; nợ công tăng nhanh, từ mức 36,2% GDP năm 2008 đã lên đến 56% GDP năm 2013. Theo đồng hồ nợ công toàn cầu của Tạp chí The Economic công bố ngày 20/8/2014 thì hiện nay bình quân mỗi người dân Việt Nam phải gánh 99 USD nợ công. Tuy nhiên, có thể nói kinh tế Việt Nam năm 2013 đã chạm đáy.



2. Nguyên nhân

2.1. Các nguyên nhân có tính cơ cấu

- Cơ cấu kinh tế lạc hậu:

+ Công nghiệp chủ yếu là gia công, hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng thấp.

+ Nông nghiệp vẫn là nền sản xuất nhỏ phân tán manh mún, năng suát lao động và giá trị gia tăng trên 1 ha đất thấp. Tiềm năng giải phóng của khoán hộ và kinh tế hộ đang dần vơi cạn.

+ Cơ cấu các thành phần kinh tế bất ổn, không phát huy được tiềm năng của khu vực tư nhân.

+ Quan điểm kinh tế nhà nước là chủ đạo dẫn đến sự gia tăng tính độc quyền của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Mặc dù số lượng DNNN đã giảm mạnh từ 12.000 doanh nghiệp đầu những năm 90 của thế kỷ trước xuống còn khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp hiện nay (giảm khoảng 12 lần về số DN) nhưng việc hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước, nhiều tổng công ty Nhà nước với nhiều công ty con, cháu, thậm chí cả công ty chắt được ôm trong lòng nó đã làm cho tỷ trọng của DNNN trong GDP vẫn ở mức rất cao, chiếm đến 32%, tỷ trọng dư nợ tín dụng và nợ xấu của DNNN còn cao hơn.

2.2. Nguyên nhân về mô hình tăng trưởng

Mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào sự gia tăng các yếu tố đầu vào và khai thác tài nguyên để xuất khẩu; năng suất lao động thấp. Đóng góp của nhân tố tổng năng suất bị tụt giảm.



Biểu 1. Năng suất lao động của Việt Nam so với một số nước

Theo khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 2013 thì năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng ¼ của Thái Lan, 1/5 của Malaysia, 1/10 Hàn Quốc, 1/15 Singapore.

Nhân tố tổng năng suất đóng góp vào tăng trưởng ngày càng giảm: Theo Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2013, tăng trưởng TFP đạt khoảng 3,4%, giảm xuống 0% năm 2009 và 1,8% năm 2010, tiếp tục xuống dưới 1% năm 2012.

Chính tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào làm tăng tổng cầu trong khi mô hình tăng trưởng kém hiệu quả không tạo ra nhiều nguồn cung mới, gây ra mất cân đối cung - cầu phải nhập siêu lớn là nguyên nhân gây ra lạm phát và bất ổn vĩ mô những năm qua.

2.3. Những nguyên nhân từ điều hành kinh tế

Phản ứng chính sách ở một số thời điểm không hợp lý, làm phức tạp thêm tình hình và khoét sâu những yếu kém về cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng.



2.4. Những biểu hiện tương đồng trong khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu với bất ổn vĩ mô ở Việt Nam.

Nguyên nhân

Kinh tế thế giới

Kinh tế Việt Nam

- Giá trị tiền tệ thoát ly kinh tế thực

Khủng hoảng kinh tế tiền tệ tác động đến kinh tế thực

Giá trị tài sản tài chính tăng, gấp nhiều giá trị thực

- Bong bóng bất động sản

Khủng hoảng kinh tế thực tác động động đến thị trường tài chính

Sự tụt dốc của thị trường bất động sản nợ xấu tăng, tác động đến kinh tế thực

- Phát triển mất cân đối của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc

Hoa Kỳ: Tiêu dùng nhiều, tích lũy ít.

Trung Quốc: Tiêu dùng ít, tích lũy nhiều.





Tiết kiệm ít, đầu tư nhiều từ mức tiết kiệm 32%/GDP (giai đoạn 2002-2006), xuống còn 29%/GDP (giai đoạn 2007-2011), trong khi đầu tư tăng từ 39% lên 44,4% trong cùng thời gian.



Khái quát: Chính phủ buông lỏng, Các định chế tài chính tham lam,

Cơ chế quản lý thị trường tài chính bất cẩn


III. Kinh tế Việt Nam năm 2014 - Dự báo và triển vọng

1. Dự báo tháng 7 về kinh tế thế giới của IMF

Tháng 7/2014, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh hạ mức tăng trưởng của kinh tế thế giới mà đặc điểm nổi bất là điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng so với dự báo tháng 4/2014, trong đó có sự suy giảm của các nền kinh tế lớn.




Bảng: Dự báo kinh tế thế giới của IMF (Tháng 7)



2. Tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 và dự báo cả năm 2014, triển vọng 2015

 

Chỉ tiêu 2014

Thực hiện 6 tháng

1. Tốc độ tăng GDP (%)

5,8

5,18

Khu vực nông nghiệp




2,96

Khu vực công nghiệp và xây dựng




5,33

Khu vực dịch vụ




6,01

2. Lạm phát (% )

7

1,38% (so với T12/013)

3. Tăng trưởng tín dụng

12-14%

1,4% (đến 26/8 mới đạt 4,5%, dù có sự tăng trưởng khá mạnh trong tháng 7 và 8 (?) nhưng vẫn thấp thua rất xa so với nức 12-14% dự kiến cho năm 2014.

4. Xuất nhập khẩu







Xuất khẩu

Tăng 10%

Tăng 14,9% so với cùng kỳ 013

Nhập khẩu

 

Tăng 11% so với cùng kỳ 013

Chênh lệch XNK

 

+1,3 tỷ USD ( 1,7% XK)

5. Thu – chi ngân sách







Thu ngân sách

 

Đến 15/6 đạt 48,25% dự toán năm

Chi ngân sách

 

Đến 15/6 đạt 44,6% dự toán năm.

5. Tổng đầu tư xã hội

 

Tăng 8,2% so với cùng kỳ (30,1%GDP)

6. DS bán lẻ HH&DV

 

Tăng 5,7% (sau khi đã loại trừ yếu tố giá)

7. Tình hình DN

 

 

DN thành lập mới

 

Giảm 4,1% và tăng 19,3% về vốn đăng ký (so với cùng kỳ)

DN giải thể hoặc ngừng hoạt động

 

Tăng 16,3% so với cùng kỳ.

DN đã ngừng hoạt động, hoạt động lại

 

Giảm 10,7% so với năm trước.

Nhận xét: Kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, lạm phát giảm, đến tháng 8 CPI mới ở mức 1,84% so với tháng 12/2014. Dự báo cả năm 2014, CPI khó vượt quá 4,5% so với tháng 12/2013. Nền kinh tế đã thoát đáy và đang vật vã để đi lên nhưng tổng cầu vẫn yếu, nợ xấu không được giải quyết hiệu quả và đang có xu hướng tăng lên, tín dụng không đến được với nền kinh tế; tốc độ phục hồi chậm.

Khu vực doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, chỉ số quản trị mua hàng theo HSBC, tuy vẫn ở mức trên 50 điểm % nhưng đã sụt giảm 4 tháng liên tục. Điều đáng lưu ý là khu vực tư nhân Việt Nam ngày càng yếu đi, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này 8 tháng năm 2014 chỉ còn chiếm 32,7% trong tổng kim ngạch của cả nước, trong khi kim ngạch xuất khẩu của khối FDI đã lên tới 67,3%. Hệ thống phân phối cũng đang bị các nhà đầu tư nước ngoài xâm lấn, FDI cũng đã chiếm tỷ trọng gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Tình hình này là tốt hay xấu và liệu tăng trưởng kinh tế có đi liền với tích lũy và tăng cường nội lực, gia tăng sức mạnh của DN trong nước? Đây là một câu hỏi cần được đặt ra một cách nghiêm túc.



Về tốc độ tăng trưởng: Khó đạt mức tăng trưởng 5,8% như chỉ tiêu. Nếu muốn đạt, phải tăng thêm khai thác dầu thô, khai thác than…(như đã từng làm) nhưng đây là cách tăng trưởng không hiệu quả. Vấn đề không chỉ là tốc độ tăng trưởng mà quan trọng hơn là cách thức tạo ra tăng trưởng. Nếu giải quyết được nợ xấu, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện khuyến khích đầu tư tư nhân, thì có thể tiếp cận đến chỉ tiêu này và tạo đà cho năm 2014 và tạo đà cho năm 2015. (Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cải cách thủ tục hải quan, môi năm có thể tiết kiệm cho nền kinh tế đến 20 tỷ USD)

Về lạm phát: Lạm phát sẽ không vượt quá 4,5% do tổng cầu thấp và giá thị trường thế giới theo dự báo không có biến động lớn.

Xuất khẩu có khả năng vượt kế hoạch.

Các chỉ khác như thu chi ngân sách, mức bội dự báo đạt kế hoạch.

Dự báo năm 2015:

Theo IMF (như bảng trên) kinh tế thế giới năm 2015 phục hồi mạnh hơn, tăng trưởng toàn cầu được dự báo là 4% tăng 0,6 điểm % so với dự báo tăng trưởng năm 2014. (cao hơn khá nhiều mức tăng trưởng của năm 2013 so với 2012).

Mặc dù vậy, tình hình vẫn còn nhiều bất định: khủng hoảng Ucraina, kèm theo sự cấm vận của phương Tây với Nga, khủng hoảng và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông... sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu

Kinh tế Việt Nam năm 2015 có mức phục hồi cao hơn và có khả năng đạt mức tăng trưởng từ 6%-6,2%. Lý do: yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh đang được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và sẽ có chuyển biến trên hầu hết các tiêu chí trong nửa đầu năm 2015. Nhiều khả năng hầu hết các Hiệp định mậu dịch tư do ta đang đàm phán sẽ được hoàn thành không muộn hơn 6 tháng đầu năm 2015. Điều này sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 2.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương