MỤc lục nội dung



tải về 0.72 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.72 Mb.
#23176
1   2   3   4   5   6   7   8


1. Số lớp

Số lớp

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

Khối lớp 10

13

12

10

9

09

Khối lớp 11

15

13

14

10

09

Khối lớp 12

15

15

14

14

11

Cộng

43

40

38

33

29

2. Số phòng học






Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

Tổng số

40

40

40

40

40

Phòng học kiên cố

40

40

40

40

40

Phòng học bán kiên cố

0

0

0

0

0

Phòng học tạm

0

0

0

0

0

Cộng

40

40

40

40

40


3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:






Tổng số

Nữ

Dân tộc

Trình độ đào tạo

Ghi chú

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Chưa đạt chuẩn

Hiệu trưởng

01

0

0




01

0




Phó HT

03

02

0




03

0




Giáo viên

98

84

0

73

25

0




Nhân viên

10

06

0

04

06

0




Cộng





















b) Số liệu của 5 năm gần đây:






Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

Tổng số giáo viên

118

108

114

110

98

Tỷ lệ giáo viên/lớp

2,74

2,7

3,0

3,3

3,38

Tỷ lệ giáo viên/học sinh

0,06

0,06

0,07

0,07

0,07

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp trường
















Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên

















4. Học sinh




Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

Tổng số

2029

1879

1681

1470

1317

- Khối lớp 10

615

534

472

396

407

- Khối lớp 11

710

642

576

500

415

- Khối lớp 12

704

703

633

574

495

Nữ

1191

1179

1012

872

784

Dân tộc

07

0

0

0

0

Đối tượng chính sách

60

61

42

32

35

Khuyết tật

0

0

0

0

0

Tuyển mới
















Lưu ban
















Bỏ học

0

0

0

0

0

Học 2 buổi/ngày
















Bán trú
















Nội trú
















Tỷ lệ bình quân học sinh /lớp

47,1

46,9

44,2

44,5

45,4

Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi

100%

100%

100%

100%

100%

- Nữ
















- Dân tộc
















Tổng số học sinh tốt nghiệp THPT

704

703

633

574

495

- Nữ

390

455

388

337

290

- Dân tộc
















Tổng số học sinh giỏi cấp tỉnh

23

32

23

24

39

Tổng số học sinh giỏi quốc gia

01

01

01

02




Tỷ lệ % thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng

82.3%

83.02%

74.57%

83.2%





PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Giới thiệu khái quát về trường

Năm học 1974-1975, Uỷ ban hành chính thành phố Hải Phòng đã quyết định cho phép Sở Giáo dục (nay là Sở Giáo dục và Đào tạo) mở thêm một trường cấp III mới mang tên “Trường cấp III Ngô Quyền B”. Thành phố đã quyết định cấp đất xây dựng cơ sở vật chất của Trường, trích nguồn vốn từ nguồn kinh phí xổ số kiến thiết để đầu tư xây dựng trường. Ngày 12/6/1976, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã ra Quyết định số 1020/QĐ, chính thức thành lập Trường cấp III Trần Nguyên Hãn (Trường THPT Trần Nguyên Hãn ngày nay).

Trường THPT Trần Nguyên Hãn được xây dựng trên mảnh đất có diện tích là 10.400 m2, địa chỉ ngõ 185 đại lộ Tôn Đức Thắng, phường An Dương, Quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Về vị trí địa lý, hướng Nam là nhà để xe HS giáp với khu dân cư, hướng Bắc giáp khu dân cư, hướng Tây giáp với nhà máy nước An Dương, hướng Đông giáp với ngõ 185. Nhà trường hiện nay có bốn dãy nhà và một khu hiệu bộ.

Trường hiện có 72 phòng, trong đó có 40 phòng học, đảm bảo điều kiện giảng dạy và học tập; chất lượng các phòng ở mức khá tốt. 100% các phòng học đều được lắp máy tính cùng với màn hình ti vi 52 inch hiện đại. Các phòng thực hành bộ môn như Hóa học, phòng học nghề VSDD, phòng CNTT cho đội ngũ giáo viên, phòng Thư viện, phòng thực hành Tin học, phòng Ngoại ngữ, phòng y tế học đường, phòng họp trực tuyến… luôn được quan tâm. Hệ thống camera theo dõi trong tất cả các phòng, khu vực quan trọng, hệ thống mạng internet, wifi trên dải băng rộng trong toàn trường có thể truy cập cùng lúc gần 300 máy. Các công trình phụ trợ: Có đủ nhà vệ sinh GV và HS, nhà để xe GV theo quy định, hệ thống cấp thoát nước đảm bảo; hệ thống phòng chống cháy nổ có đầy đủ theo quy định. Thư viện có sách giáo khoa, sách tham khảo tương đối đầy đủ đáp ứng nhu cầu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Hệ thống máy tính làm việc và giảng dạy đều được trang bị đầy đủ, nối mạng LAN toàn trường. Trường có khu nhà Hiệu bộ riêng biệt đầy đủ các phòng làm việc của BGH, văn thư, kế toán, phòng họp, …

Có thể nói rằng cơ sở vật chất nhà trường đã được đầu tư khá hiện đại, được nâng cấp theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác dạy và học, đây là một trong những bước đi trước đón đầu để tiếp tục đổi mới cho công tác dạy và học sau này.

Năm học 2014-2015, trường THPT Trần Nguyên Hãn có 29 lớp với 1317 HS, trong đó khối 10 có 09 lớp, khối 11 có 09 lớp, khối 12 có 11 lớp. Tổng số đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hiện tại là 105, trong đó: cán bộ quản lý là 04 người (01 Hiệu trưởng, 03 Phó Hiệu trường), giáo viên là 87 người, nhân viên văn phòng 14 người; 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn, trong đó có 25 người có trình độ trên chuẩn.

Trường có đủ các tổ chức theo quy định: Chi bộ đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội chữ thập đỏ. Trường có 07 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng.

Trường THPT Trần Nguyên Hãn đã và đang từng bước trưởng thành về mọi mặt, luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý, hoạt động chuyên môn và giáo dục toàn diện học sinh; tổ chức tốt các phong trào thi đua; thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và của Ngành. Chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm được nâng lên. Các tổ chức, đoàn thể ngày càng được củng cố, kiện toàn hoạt động có hiệu quả. Chi bộ nhà trường nhiều năm liền đạt “Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh”, năm học 2014-2015, Chi bộ nhà trường đạt “Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh xuất sắc”, Công đoàn nhà trường đạt lá cờ đầu của thành phố, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn phát huy vai trò trách nhiệm, làm nòng cốt cho mọi phong trào. Công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường hoạt động ngày càng có hiệu quả, thúc đẩy xây dựng trường lớp “an toàn - xanh - sạch - đẹp”, góp phần tích cực trong hoạt động giáo dục.

Công tác chuyên môn luôn được nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, hàng năm được đầu tư thiết bị đáp ứng tốt công việc dạy và học; nhà trường đã có nhiều biện pháp đồng bộ nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên; xây dựng kỷ cương, nề nếp trong dạy và học; đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học; thường xuyên thao giảng, dự giờ; coi trọng và đã xây dựng “văn hoá dự giờ”, xem đây là một trong những biện pháp tốt để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ rèn luyện tay nghề cho đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học. Tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn do cấp trên tổ chức; tham gia đầy đủ các hội thi giáo án điện tử, bài giảng elearning, hội thi làm đồ dùng dạy học, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố… Những năm qua, nhà trường đã được một số kết quả cao trong các hội thi. Các tổ chuyên môn đã tổ chức nhiều buổi ngoại khoá khá hiệu quả.

Song song với hoạt động chuyên môn, công tác chủ nhiệm, công tác quản lý học sinh và hoạt động giáo dục khác của nhà trường cũng được quan tâm và có một số biện pháp tích cực phù hợp, hiệu quả. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tư vấn hướng nghiệp được tổ chức thường xuyên theo chủ điểm, đảm bảo nội dung chương trình và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng kể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, nâng cao tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng; 100% học sinh lớp 11 được học nghề phổ thông, trong đó có 90% trở lên được cấp chứng chỉ nghề loại khá, giỏi. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục truyền thống lịch sử, giáo dục pháp luật, giáo dục ATGT, giáo dục môi trường,… thường xuyên được coi trọng, lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, tích hợp trong các môn học đồng thời gắn với các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường chú trọng đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Ngoài ra, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và hiệu quả, thể hiện qua các hội thi cấp quận, cấp thành phố, các hoạt động chào mừng các Hội nghị, Đại hội của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và các ngày Lễ lớn như 20/10, 20/11, 8/3, 26/3,…

Cùng với sự chuyển mình của ngành Giáo dục, trường THPT Trần Nguyên Hãn đã không ngừng đổi mới để ngày càng xứng đáng với niềm tin yêu của mọi người. Mở rộng vòng tay thân ái, Trần Nguyên Hãn đã là điểm hẹn để giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhiều bạn bè trong thành phố. Những cải cách nhà trường đã, đang làm là bước chuẩn bị khởi đầu mạnh mẽ, đi trước đón đầu công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của TW Đảng. Trường THPT Trần Nguyên Hãn sẽ làm cháy lên, cháy mãi ngọn lửa nhiệt thành, lòng say mê hiếu học, khát vọng sống có ích, có trách nhiệm của người được giáo dục để góp phần vào công cuộc phát triển quê hương.

2. Mục đích tự đánh giá

Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục còn giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiểu biết thêm về công tác tự đánh giá. Tự đánh giá công tác quản lý‎ chất lượng của trường THPT Trần Nguyên Hãn theo các tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT là một khâu quan trọng trong công tác quản l‎ý chất lượng của trường.
3. Khái quát về quá trình tự đánh giá

Thực hiện các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của Bộ và Sở về kiểm định chất lượng giáo dục trường phổ thông, trường THPT Trần Nguyên Hãn đã tiến hành tự đánh giá chất lượng. Trong quá trình tự đánh giá, hội đồng tự đánh giá đã căn cứ vào Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; căn cứ vào Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; căn cứ vào Công văn số 46/KTKĐCLGD-KTPT ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo về xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học; căn cứ vào Công văn số 953/SGD&ĐT-KTh ngày 01/10/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2014-2015.

Trường THPT Trần Nguyên Hãn tiến hành tự đánh giá theo quy trình:

1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.

2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá.

3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.

4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.

5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.

6. Viết báo cáo tự đánh giá.

7. Rà soát, chỉnh sửa, sắp xếp các tiêu chuẩn, tiêu chí theo thứ tự hợp lí.

8. Họp Hội đồng tự đánh giá để thông qua bản báo cáo Tự đánh giá và thu thập các ý kiến đóng góp và tiếp tục hoàn thiện bản báo cáo.

9. Công bố bản báo cáo tự đánh giá đã hoàn thiện trong nhà trường.

10. Nộp bản báo cáo tự đánh giá cho Sở GD&ĐT Hải Phòng.

Hội đồng tự đánh giá thực hiện theo Quyết định số 94A/QĐ ngày 05 tháng 11 năm 2014 về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng gồm 43 thành viên và nhóm thư ký gồm 06 thành viên. Ngoài ra, Hội đồng tự đánh giá còn thành lập 05 nhóm công tác chuyên trách gồm 34 thành viên. Việc thành lập Hội đồng tự đánh giá, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tự đánh giá đúng quy định, quy trình, hướng dẫn của Bộ và Sở. Để hoàn thành viết bản báo cáo tự đánh giá chất lượng và xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng trường THPT Trần Nguyên Hãn, chúng tôi đã thực hiện theo quy trình hướng dẫn của Bộ, hướng dẫn chi tiết trực tiếp của Sở về tự đánh giá, kiểm định chất lượng trường trung học. Hội đồng tự đánh giá xác định rõ mục đích, chức năng nhiệm vụ của Hội đồng và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong từng khâu từ lập kế hoạch tự đánh giá đến triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch. Cụ thể trong việc phân công CBGVNV thu thập thông tin, minh chứng, viết phiếu mô tả tiêu chí, tập hợp thông tin, sắp xếp lưu trữ minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá. Tiến hành triển khai các nhiệm vụ, các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá để từng bước khắc phục, cải tiến những tồn tại, hạn chế ở từng chỉ số, từng tiêu chí trong hoạt động thực tiễn của nhà trường.

Trong quá trình thực hiện tự đánh giá, hội đồng tự đánh giá đã sử dụng các phương pháp và các công cụ đánh giá sau: nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận (nghiên cứu phân tích các tài liệu, sách báo, văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận và của ngành); nhóm thu thập thông tin, tìm minh chứng: trao đổi, phỏng vấn, sưu tầm, tập hợp các tài liệu, văn bản điều hành, quyết định có liên quan theo từng bộ phận, phụ trách trong nhà trường (bộ phận chuyên môn, Chi bộ, Công đoàn, Hội đồng trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, văn thư - lưu trữ, thư viện, thiết bị, các ban, hội trong nhà trường,…); nhóm thư ký tổng hợp; nhóm chuẩn bị điều kiện, trang thiết bị phục vụ công tác tự đánh giá. Các bộ phận được phân công cụ thể ứng với các chuyên trách, các nhóm trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng tự đánh giá về nhiệm vụ được giao. Hội đồng cũng đã thống nhất về quy chế thông tin liên lạc, phối hợp giữa các cá nhân, các nhóm chuyên trách, nhóm thư ký và lãnh đạo hội đồng tự đánh giá. Hội đồng tự đánh giá đã cụ thể hóa phương pháp thu thập thông tin, xử lý thông tin và lập báo cáo:

Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu thập thông tin, minh chứng; rà soát các hoạt động giáo dục, đối chiếu, so sánh kết quả tự đánh giá với các tiêu chuẩn, các tiêu chí, các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục do BGD & ĐT ban hành; đánh giá mức độ nhà trường đạt được theo từng chỉ số của tiêu chí.

Thứ hai: Viết báo cáo tự đánh giá; tổ chức thực hiện việc duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng giáo dục, kết quả về điều tra thực trạng và các vấn đề khác nhằm hỗ trợ việc duy trì, nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.

Thứ ba: Nhà trường yêu cầu CBGVNV và học sinh thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng phát huy các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá.

Thứ tư: Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc khách quan, trung thực, công khai, minh bạch, thảo luận để đi đến thống nhất; mọi quyết định có giá trị khi ít nhất 2/3 số thành viên trong Hội đồng tự đánh giá nhất trí.

Thứ năm: Công cụ đánh giá là Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về 5 tiêu chuẩn, 36 tiêu chí và 108 chỉ số đánh giá CLGD và quy trình, chu kỳ KĐCLGDPT; các văn bản quy định, hướng dẫn khác của Bộ và Sở giáo dục & Đào tạo Hải Phòng.

Trong quá trình tự đánh giá, nhà trường có được những thuận lợi cơ bản: BGH nhà trường và các thành viên Hội đồng tự đánh giá nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm đối với công tác kiểm định chất lượng nhà trường; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đã được tập huấn và tham gia đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục khác nên có kinh nghiệm nhất định trong công tác tự đánh giá; nhà trường được thành phố định hướng xây dựng mô hình trường học điện tử nên có nhiều thuận lợi ứng dụng CNTT rộng rãi trong dạy học, quản lý và văn phòng, vì vậy công tác lưu trữ, sắp xếp TTMC thuận lợi.

Bên cạnh đó, Hội đồng tự đánh giá cũng gặp phải những khó khăn nhất định: nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên về công tác KĐCL chưa đồng đều, vẫn còn xem đó là công việc của cán bộ quản lý và Hội đồng tự đánh giá.

Nhận thức đầy đủ những thuận lợi và khó khăn, Hội đồng tự đánh giá nhà trường đã nỗ lực cố gắng hoàn thành công tác tự đánh giá theo kế hoạch đã đề ra.



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương