MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5



tải về 3.53 Mb.
trang4/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.53 Mb.
#2044
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

1.3. ĐỊA CHẤT VÀ THỔ NHƯỠNG

1.3.1.Về địa chất


Thành phố Hà Nội có phần lớn diện tích thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Do quá trình chuyển động kiến tạo đã qua với các kỷ Permier, Trias, Đệ Tam, Đệ Tứ; cùng với tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, nhiệt độ, nóng, ẩm, mưa làm phong hoá tạo ra nền địa chất nham thạch, đất đai không đồng nhất trên toàn bộ lưu vực sông. Với các lớp bồi tích, trầm tích, phù sa khá dày thể hiện một bồn địa mới được hình thành. Trải qua thời kỳ biển lấn lần 1, lần 2 và thời kỳ phát triển kế thừa, biển lùi, miền trũng võng chuyển sang một thời kỳ bình ổn và lấp đầy tạo ra một đồng bằng rộng lớn ngập nước đó là đồng bằng sông Hồng trong đó có khu vực thành phố Hà Nội. Với điều kiện địa mạo và cấu tạo địa chất có thể nói khu vực thành phố Hà Nội về địa chất thủy văn được chia làm 2 hệ chứa nước khác nhau.

- Thành hệ chứa nước trong trầm tích đệ tứ và trong macma.

- Nước chứa trong trầm tích hạt thô.

Nói chung nước chứa trong hệ thứ nhất có thể khai thác quy mô nhỏ tưới cho hoa màu và cây trái, nước trong hệ thứ 2 trữ lượng phong phú phân bố khắp nơi có thể khai thác dùng cho sinh hoạt.


1.3.2.Về thổ nhưỡng:


Phân theo thổ nhưỡng đất đai của thành phố Hà Nội rất đa dạng, nhìn chung có một số loại chủ yếu như sau:

a. Đất phù sa được bồi hàng năm (pb, phb)

Phân bố ở các khu vực nằm ngoài đê và một số khu vực lấy nước tự chảy tự sông Hồng., sông Đuống, sông Tích, sông Cầu, sông Cà Lồ. Đặc điểm chung của loại đất này là có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng tương đối cao, kết cấu tơi, xốp, giữ nước, giữ phân tốt. Đây là loại đất thích hợp với nhiều loại rau, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như mía, ngô, đậu đỗ, thuốc lá đặc biệt là dâu tằm – một loại cây truyền thống của một số khu vực ngoài đê.



b. Đất phù sa không được bồi (p, ph)

Là loại đất chiếm diện tích khá lớn phân bố ở các vùng cao ven sông Hồng và sông Đáy thuộc hệ thống Sông Nhuệ, ven sông Đà và sông Hồng thuộc huyện Ba Vì, vùng dọc bờ phải sông Đáy từ Ngọc Sơn (Chương Mỹ) đến Phù Lưu Tế (Mỹ Đức). Do có địa hình cao và nằm phía trong đê nên loại đất này hầu như không được bồi bổ sung một lượng phù sa mới. Các chất tổng số như đạm ở mức trung bình, lân ở mức khá và kali ở mức cao. Các chất dễ tiêu chỉ có kali ở mức khá còn lân thì ở mức thấp.

Tương tự như đất phù sa được bồi, trong tổng lượng cation trao đổi thì hàm lượng Ca++ vượt trội so với Mg++. Dung tích hấp thụ cao. Độ no bazơ khá, đạt xấp xỉ 70%. Đây là loại đất tốt thích hợp cả việc trồng lúa, hoa màu và thâm canh tăng vụ.

c. Đất phù sa glây (pg)

Bao gồm phần lớn đất canh tác của hệ thống Sông Nhuệ, khu vực đồng bằng các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức. Do phân bố ở khu vực có địa hình thấp trũng, bị ngập nước trong một thời gian dài, mực nước ngầm thường xuyên ở mức cao đã tạo ra tình trạng đất bị yếm khí thường xuyên, quá trình glây phát triển mạnh làm cho đất có màu loang lổ. Đây là vùng đất chuyên trồng 2 vụ lúa một năm. Nhiều nơi đã thâm canh trồng thêm được 1 vụ rau hoặc vụ màu đông nhất là trên những khu đất cao có điều kiện tiêu thoát nước tốt.



d. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)

Tập trung chủ yếu ở khu vực chân núi Sóc Sơn, Ba Vì và dọc theo quốc lộ 21A thuộc địa phận các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây. Đất có màu sắc chủ đạo là màu nâu vàng, lớp đất mặt có màu nâu thẫm do tích lũy than mùn, thành phần cơ giới nặng, chua, rất nghèo mùn. Các chất tổng số: đạm nghèo, lân khá, kali cao. Hàm lượng cation trao đổi Ca++ và Mg++ đều thấp. Cả dung tích hấp thụ và độ no bazơ đều thấp. Loại đất này thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả như cam, vải, nhãn và nhiều loại cây hoa màu khác. Tuy nhiên, khi khai thác loại đất này cần chú ý đến biện pháp canh tác chống xói mòn cho đất để tránh hiện tượng rửa trôi các chất dinh dưỡng và keo sét trong đất.



e. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs)

Phân bố nhiều ở vùng chân núi Sóc Sơn, Ba Vì và các huyện Mê Linh, Quốc Oai, Chương Mỹ. Đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới trung bình. Đất có phản ứng chua, hàm lượng mùn trung bình. Các chất tổng số như đạm ở mức khá, lân thấp và kali ở mức cao. Hàm lượng các chất dễ tiêu như đạm, lân, can xi, magiê, đều thấp. Dung tích hấp thụ cation nhỏ, độ no bazơ thấp. Trên loại đất này nhiều nơi đã được nhân dân khai thác trồng chè và nhiều loại cây hoa màu khác. Trong quá trình canh tác cần chú ý biện pháp chống xói mòn và bổ sung nguồn hữu cơ cho đất.



f. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl)

Phân bố rải rác khắp các khu vực đồng bằng trồng lúa nước. Là loại đất có nguồn gốc tại chỗ, qua quá trình canh tác lúa nước đất bị biến đổi một số tính chất lý hoá học mà tạo nên loại đất đỏ vàng. Đất có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng ít chua, hàm lượng mùn khá. Các chất tổng số như đạm và kali ở mức khá, lân ở mức nghèo. Hàm lượng can xi, magiê thấp. Dung tích hấp thụ cation và độ no bazơ thấp. Loại đất này được khai thác trồng lúa nước từ lâu đời.



g. Đất mùn vàng đỏ trên núi (Fh):

Loại này có mặt ở vùng núi Sóc Sơn, Ba Vì nơi có độ cao trên 700m, thảm thực vật phát triển tốt. Đây là loại đất phát triển trên đá macma bazơ, trung tính, không có kết von và đá ong, có phản ứng chua vừa đến ít chua. Hàm lượng lân dễ tiêu từ nghèo đến trung bình, ka li tổng số ở mức trung bình, khả năng trao đổi cation thấp, nghèo cation kiềm trao đổi.



h. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (E)

Đây là loại đất phân bố chủ yếu ở Sóc Sơn, tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi sạn, tầng mùn như không còn, thảm thực vật thưa thớt hoặc không có. Sỏi đá nổi lên bề mặt và đang bị tác động mạnh của xói mòn. Độ pH thường dưới 4, nghèo chất dinh dưỡng.



i. Một số loại đất khác

Ngoài 9 loại đất chính nêu trên, còn có một số loại đất khác như đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf); đất phù sa úng nước; đất lầy thụt (J); đất than bùn (T); đất đen trên sản phẩm bồi tụ các bo nát phân bố ở khu vực đồng bằng; đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ trung tính (Fk); đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv)... phân bố ở khu vực đồi núi. Các loại đất nêu trên chiếm diện tích không lớn, phân bố rải rác tại một số địa phương.

Nhìn chung tình hình địa chất và thổ nhưỡng trên địa bàn Hà Nội có đủ điều kiện để xây dụng các loại hình công trình thủy lợi tưới tiêu, hệ thống đê điều đảm bảo an toàn. Điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng...


Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương