MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII


Nhóm giải pháp môi trường, nguồn lợi trong phát triển NTTS



tải về 3.31 Mb.
trang40/40
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.31 Mb.
#21988
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40

Nhóm giải pháp môi trường, nguồn lợi trong phát triển NTTS

      1. Nhận thức chung


Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong ba trục của Chiến lược phát triển bền vững; đầu tư cho bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai là đầu tư phát triển; phương châm là lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái để cải thiện môi trường.
      1. Mục tiêu nhiệm vụ


Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện môi trường, giải quyết một bước cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại các nhà máy công nghiệp, ô nhiễm nước thải và rác thải đô thị. Quản lý khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất là đất đai, nguồn nước ngầm, tài nguyên rừng… đảm bảo phát triển bền vững. Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, ứng cứu kịp thời các sự cố môi trường.
      1. Các giải pháp cụ thể


Trong các phương án quy hoạch, việc phát triển năng lực các hoạt động thủy sản đã chú ý và hạn chế xả thải các chất thải trực tiếp ra môi trường.

Trong quy hoạch phát triển NTTS, vấn đề tác động của môi trường lên nghề nuôi thủy sản, cũng như ảnh hưởng của nghề nuôi thủy sản lên môi trường xung quanh là điều bắt buộc cần phải xem xét, đánh giá để sản xuất đảm bảo tính ổn định, bền vững. Việc bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động được ưu tiên hàng đầu.



  • Xây dựng hệ thống kênh mương để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cấp nước cho quá trình sản xuất. Hệ thống các kênh cấp 3 phải được thiết kế cấp thoát riêng biệt. Các vùng nuôi tập trung, các trại sản xuất giống đều phải có hệ thống ao, bể lắng lọc trước khi đưa vào sản xuất và hệ thống xử lý nước thải trước khi xả nước ra môi trường ngoài. Áp dụng các qui trình nuôi sạch để giảm các loại thuốc và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất.

  • Thường xuyên theo dõi môi trường nước trong ao nuôi. Giảm diện tích sử dụng thức ăn tự tạo, khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường. Xây dựng các Trạm quan trắc ở đầu nguồn nước để cảnh báo dịch bệnh và môi trường, giúp giảm các nguy cơ và rủi ro trong sản xuất.

  • Tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi đưa từ tỉnh ngoài vào và đưa xuống ao nuôi thương phẩm; kiểm định các loại thức ăn, thuốc, hóa chất ở các cơ sở kinh doanh thức ăn và vật tư thủy sản.

  • Có các biện pháp mạnh để xử lý các hộ dân trong vùng quy hoạch không tuân theo các quy định và hướng dẫn của các cán bộ chuyên môn và các ban ngành có chức năng. Các dự án thủy sản đều phải được đánh giá tác động môi trường của các cơ quan chuyên ngành, để đảm bảo tính khoa học, khách quan. Cần tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng thử nghiệm các biện pháp xử lý chất thải trong ao nuôi thủy sản của các nước có nghề NTTS tiên tiến trên thế giới (Na uy, Thái Lan,…).

  • Cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành Nông-Lâm và Ngư nghiệp. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

  • Củng cố Ban chỉ đạo vụ nuôi thủy sản các cấp ngay từ đầu vụ nuôi, phân công từng thành viên phụ trách theo dõi tình hình dịch bệnh, môi trường nuôi, tình hình phát triển từng đối tượng nuôi, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực thủy sản. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí tiêu hủy dịch bệnh và phí tái kiểm bệnh do virus gây ra trên tôm sú và tôm chân trắng cho người nuôi. Phối hợp với các huyện tiếp tục thành lập mới và nâng cao hiệu quả họat động của các Ban quản lý vùng nuôi thông qua việc cử thành viên Ban chỉ đạo vụ nuôi tổ chức họp giao ban định kỳ với các Ban quản lý vùng nuôi, tiếp tục hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các ban quản lý vùng nuôi.

  • Quản lý tốt lịch thời vụ: Theo dõi chặt chẽ tình hình nuôi, tình hình diễn biến môi trường, dịch bệnh để có văn bản chỉ đạo lịch thời vụ phù hợp cho từng đối tượng nuôi, phối hợp với địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền để người nuôi thực hiện tốt.

  • Phối hợp với các hợp tác xã nghêu thường xuyên khảo sát môi trường vùng nuôi, theo dõi tình hình phát triển của nghêu, xây dựng và tập huấn quan trắc môi trường cho các hợp tác xã, khuyến cáo các giải pháp tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt vào thời điểm nắng nóng, độ mặn tăng.

  • Phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình Bến Tre; Báo Đồng khởi tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về NTTS, các chuyên đề phòng chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi, về lịch thời vụ, các chuyên đề kỹ thuật nuôi và các vấn đề có liên quan đến phát triển NTS bền vững để người dân áp dụng vào sản xuất.
    1. Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

      1. Tổ chức sản xuất


Khuyến khích phát triển nhanh về số lượng kinh tế trang trại trong các vùng nuôi thủy sản; gắn kết các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với các vùng nuôi thông qua các hợp đồng kinh tế. Tổ chức nuôi thủy sản gắn với quản lý cộng đồng, hình thành tổ hợp tác nuôi thủy sản để thống nhất quản lý môi trường, nguồn nước, phân công hợp tác trong thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nhau về vốn. Nâng cao chất lượng sản phẩm với việc thực hiện quy trình GAqP, CoC, SQF...; tuyên truyền thực hiện không sử dụng các hóa chất kháng sinh bị cấm trong NTTS, chống bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.

Hình 7.1. Sơ đồ mối quan hệ trong tổ chức sản xuất NTTS bền vững


      1. Giải pháp QLCL và ATVSTP


Khi đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các quốc gia “dựng” nên những rào cản thương mại, kỹ thuật cao hơn, với những yêu cầu chất lượng hàng thủy sản khắt khe và mức độ cạnh tranh cũng sẽ cao hơn. Việc quản lý an toàn vệ sinh mặt hàng thủy sản cần được thực hiện triệt để ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu, thay vì chỉ chú trọng kiểm tra ở khâu thành phẩm như trước đây.

Trước hết, cần phải tổ chức lại sản xuất theo hướng áp dụng những qui trình nuôi sạch theo tiêu chuẩn quốc tế (qui phạm thực hành nuôi tốt (GAqP), qui tắc nuôi có trách nhiệm (CoC),...). Khi hàng thủy sản xuất khẩu bị phát hiện kém chất lượng, nhiễm dư lượng kháng sinh, hóa chất bị cấm thì chúng ta có thể truy nguyên nguồn gốc, tìm ra nguyên nhân từ khâu nào, để khắc phục kịp thời.

Tăng cường hợp tác quốc tế để thực hiện các dự án như: ứng dụng GAP, SQF trong nuôi thủy sản, thử nghiệm các chế phẩm sinh học để phòng, trị bệnh cho tôm, cá, đào tạo kỹ thuật kiểm nghiệm kháng sinh,...

Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới trang thiết bị chế biến, trong đó chú trọng trang bị các thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường phổ biến kiến thức về quản lý chất lượng, hệ thống HACCP, ISO cho các doanh nghiệp thông qua các khóa học dài hạn hoặc các đợt tập huấn ngắn hạn.

Có các biện pháp chế tài, xử phạt thật nghiêm khi phát hiện có gian lận trong các khâu từ nuôi trồng, khai thác đến bảo quản và chế biến sản phẩm (xử phạt tài chính, cấm xuất, nhập,...).


      1. Giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm


Cần tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ cả nội địa và xuất khẩu. Phát triển thị trường trên cơ sở đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao chất lượng, vệ sinh và hạ giá thành sản phẩm. Coi thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Úc và Đông Á là những thị trường trọng điểm. Bên cạnh đó phát triển mở rộng ra các thị trường còn đầy tiềm năng như một số nước Châu Phi, các nước Arập.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp, giữ vững khách hàng hiện có, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quan hệ thương mại, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, tạo điều kiện tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của thế giới.

Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, nhanh chóng xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp trên các kênh thông tin. Chủ động phối hợp với các tham tán Việt Nam tại nước ngoài và Phòng Thương mại - Công nghiệp các nước nhằm tạo sự kết nối giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

Mở rộng hệ thống thông tin của ngành nhằm cập nhật nhanh chóng thông tin về thị trường, giá cả, mỗi doanh nghiệp cần thiết kế website riêng với nội dung phong phú, trung thực và giao diện đẹp nhằm tạo thuận lợi trong giao dịch mua, bán, mở rộng thị trường và tạo lòng tin với khách hàng.

Nhà nước cần tạo điều kiện và hỗ trợ phát triển các công trình phục vụ thương mại như xây dựng chợ đầu mối thủy sản tại những khu vực có nguồn nguyên liệu lớn, các phòng trưng bày hàng thủy sản và văn phòng đại diện ở các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang...

Nâng cao sự hiểu biết về luật pháp của các nước nhập khẩu, luật pháp quốc tế, lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán và tư liệu cần thiết đầy đủ nhằm phòng, tránh và ứng phó tốt nếu xảy ra các tranh chấp thương mại, kiện cáo,…

Tổ chức củng cố mô hình liên kết giữa người nuôi với người nuôi về mua con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, giữa người nuôi với các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh về tiêu thụ sản phẩm để cùng chia sẽ quyền lợi và trách nhiệm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Bộ NN&PTNT cùng với Sở NN&PTNT phối hợp với Bộ Công thương để hỗ trợ các huyện ven biển thiết lập một hệ thống thông tin, quảng bá thương hiệu MSC và tăng cường xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho con nghêu Bến Tre cả Nghêu thương phẩm, Nghêu giống.


    1. Bảo vệ tài nguyên, môi trường


  • Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, trồng mới và phục hồi các cánh rừng bị sạt lở.

  • Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân trong khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản. Tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo phổ biến kiến thức về bảo vệ tài nguyên môi trường.

  • Lồng ghép các vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường vùng biển ven bờ vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

  • Nâng cao năng lực, trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, quan trắc, ngăn ngừa ô nhiễm trên các sông chính và vùng biển ven bờ.

  • Hoàn thiện các văn bản pháp lý về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường.

  • Đưa ra các giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường vùng biển ven bờ dưới tác động của phát triển kinh tế xã hội.

  • Xây dựng hệ thống mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường biển ven bờ.

  • Khắc phục, giảm nhẹ thiên tai, sự cố môi trường, nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

  • Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái. Xây dựng, quản lý và phát triển bền vững các khu bảo tồn, vùng đất ngập nước.

  • Tổ chức thực hiện bảo vệ tài nguyên môi trường biển ven bờ.
    1. Tổ chức thực hiện quy hoạch


Sau khi quy hoạch chi tiết 3 huyện được phê duyệt cần khẩn trương tiến hành phổ biến rộng rãi quy hoạch cho tất cả các cấp chính quyền địa phương các xã, người sản xuất trong vùng quy hoạch và công khai các định hướng quy hoạch. Chỉ đạo các địa phương thực hiện đúng quy hoạch đã được duyệt, phân công phân nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được công khai hóa:

(1). Các ngành tỉnh (NN&PTNT, KH&ĐT, TN&MT, Tài chính,…)

Các Sở tiếp tục quan tâm chỉ đạo có hiệu quả các Chương trình trên phạm vi toàn tỉnh gắn với việc hướng dẫn 3 địa phương trong vùng thực hiện đúng theo quy hoạch được duyệt.

Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các huyện, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT và đơn vị sản xuất-kinh doanh thực hiện Quy hoạch.

Lập kế hoạch hàng năm, 5 năm, xây dựng các dự án nhằm thực hiện tốt quy hoạch.

Thành lập ban hoặc tổ chuyên trách theo dõi thực hiện, thường trực là Sở NN&PTNT, Chi cục thủy sản.

Trong quá trình thực hiện có những nội dung cần bổ sung, điều chỉnh, Sở NN&PTNT phải bàn bạc thống nhất với các Sở, ban, ngành liên quan và có văn bản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khẩn trương triển khai xây dựng các dự án khả thi theo đề xuất để đáp ứng yêu cầu mục tiêu quy hoạch đề ra. Phân công trách nhiệm quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và giám sát môi trường từ tỉnh đến huyện, xã và người sản xuất. Thành lập bộ phận chuyên trách giám sát thực hiện QH chuyên ngành thủy sản từ tỉnh đến huyện, xã.

Nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi, sản xuất giống cho các địa phương và các doanh nghiệp.

Tập trung đầu tư và hỗ trợ dịch vụ (khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thú y thủy sản, vệ sinh môi trường,…) cho những vùng khó khăn. Xây dựng cơ chế làm việc và hình thành đội ngũ cán bộ có năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý ngành bằng các luật lệ, chính sách, quy hoạch, giám sát kỹ thuật.

(2). Ủy ban nhân dân huyện/và Các ban ngành thuộc huyện

Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, Ủy Ban nhân dân huyện chỉ đạo các Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính và các ban, ngành có liên có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn thực hiện theo chức năng chuyên ngành.

UBND các huyện rà soát, bổ sung, thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản tại địa phương; hướng dẫn các xã xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể, quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt và xử lý các trường hợp vi phạm.

Xây dựng các Chương trình, dự án đầu tư cụ thể và triển khai thực hiện; chỉ đạo xây dựng và tổng kết các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bền vững, phổ biến và nhân rộng.

Căn cứ vào mục tiêu của quy hoạch được duyệt, theo chức năng của các đơn vị tiến hành lập kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm.

Cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, định kỳ sơ kết, tổng kết và kịp thời phản ánh để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn phát triển.

Các địa phương cần hình thành BQL vùng nuôi và củng cố lại các BQL vùng nuôi cấp xã, nhằm chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ QH đi vào thực tiễn cuộc sống của người dân.

(3). Các đơn vị sản xuất, kinh doanh

Thực hiện tổ chức phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch; phản ảnh kịp thời và các kiến nghị nhằm thực hiện tốt Quy hoạch.


PHẦN VIII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ




    1. Kết luận


Quy hoạch chi tiết NTTS ba huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 được phê duyệt sẽ là căn cứ pháp lý để các địa phương tổ chức và quản lý sản xuất có hiệu quả.

Quy hoạch xây dựng được 3 phương án phát triển đến các năm mốc 2015 và 2020; đã phân tích và lựa chọn được phương án 2 để tính toán các chỉ tiêu phát triển.

Đến năm 2015 diện tích NTTS toàn vùng là 39.000 ha, tăng lên 40.000 ha vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng BQ là 0,87%/năm giai đoạn 2011-2015 và 0,51%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

Đến năm 2015 sản lượng NTTS toàn vùng là 96.030 tấn, tăng lên 104.000 tấn vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng BQ là 6,55%/năm giai đoạn 2011-2015 và 1,61%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

Giá trị sản lượng (theo giá hiện hành) từ 5.089,3 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 6.778,0 tỷ đồng năm 2015, tiếp tục tăng lên 7.735,4 tỷ đồng đến năm 2020.

Thu hút, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động trong địa bàn. Số lao động từ 32.570 người năm 2010 tăng lên 34.090 người năm 2015. Đến năm 2020 thu hút được 35.470 lao động.

Hình thành được bộ máy quản lý, ban quản lý vùng nuôi đến cấp xã và các vùng nuôi tập trung.

Ổn định sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao trình độ, nhận thức về sản xuất sạch, ATVSTP, bảo vệ môi trường của người tham gia nuôi.

Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động nuôi, các vùng NTTS tập trung được phân vùng QH cụ thể thuận lợi trong việc quản lý và khống chế được nếu có sự cố dịch bệnh xảy ra.

Áp dụng quy trình công nghệ mới vào sản xuất, có hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra sông rạch sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Việc áp dụng công nghệ nuôi sạch không những làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn góp phần giảm thiểu tối đa tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Đề xuất được các chương trình, dự án để phát triển nghề nuôi NTTS trên địa bàn 3 huyện trong giai đoạn 2010-2020.


    1. Kiến nghị


- Phải tổ chức xây dựng các chương trình, dự án đầu tư kịp thời, làm căn cứ cho việc đầu tư vào sản xuất.

- Công tác phối hợp liên ngành phải triển khai thực hiện ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt, để định hướng đầu tư có hiệu quả và phân cấp quản lý phù hợp.



- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi đặc biệt là hệ thống thủy lợi làm mới và nạo vét.

TÀI LIỆU THAM KHẢO





  1. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre các năm từ 2003 – 2009 (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre).

  2. Báo cáo quy hoạch chi tiết NTTS huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre đến năm 2010.

  3. Báo cáo quy hoạch chi tiết NTTS huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2010.

  4. Báo cáo quy hoạch chi tiết NTTS huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre thời kỳ 2003 – 2010.

  5. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

  6. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2008 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

  7. Sở tài nguyên & môi trường tỉnh Bến Tre, 2009. Điều tra khảo sát hiện trạng tài nguyên vùng ven bờ tỉnh Bến Tre và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường.

  8. Báo cáo Kết quả điều tra, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trong nội ô thị xã Bến Tre.

  9. Thống kê, kiểm kê diện tích đất tỉnh Bến Tre theo đơn vị hành chính (đến ngày 01/01/2009).

  10. UBND huyện Bình Đại, 2003. Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Bình Đại - Bến Tre thời kỳ 2001 – 2010.

  11. Báo cáo tổng kết KT - XH huyện Bình Đại các năm (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 6 tháng đầu năm 2010).

  12. Báo cáo tình hình phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Bình Đại giai đoạn 2001 - 2009, 6 tháng đầu năm 2010 và định hướng đến năm 2015.

  13. Báo cáo về công tác triển khai, quản lý vụ nuôi năm 2010 huyện Bình Đại.

  14. Danh sách các hộ nuôi cá da trơn năm 2010 huyện Bình Đại.

  15. Báo cáo Về tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Bình Đại.

  16. Báo cáo Tình hình cơ bản về nuôi trồng và khai thác thủy sản nội địa của huyện Bình Đại các năm (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009).

  17. Đảng bộ huyện Bình Đại, 2005. Văn kiện đại hội đảng bộ huyện Bình Đại lần thứ IX nhiệm kỳ 2005 – 2010.

  18. UBND huyện Ba Tri, 2003. Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Ba Tri - Bến Tre đến năm 2020.

  19. Báo cáo tổng kết KT - XH huyện Ba Tri các năm (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 6 tháng đầu năm 2010).

  20. Báo cáo tình hình phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Ba Tri giai đoạn 2001 - 2009, 6 tháng đầu năm 2010 và định hướng đến năm 2015.

  21. Báo cáo về việc đánh giá hiệu quả thực hiện QH chi tiết NTTS từ năm 2003 đến năm 2010 huyện Ba Tri.

  22. Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình hành động số 23-CTr/HU thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

  23. Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện chương trình số 6-CTr/HU về phát triển kinh tế thủy sản huyện Ba Tri giai đoạn 2006-2010.

  24. Báo cáo tổng kết KT - XH huyện Thạnh Phú các năm (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 9 tháng đầu năm 2010).

  25. Báo cáo Tình hình hoạt động sản xuất thủy sản huyện Thạnh Phú giai đoạn 2003 – 2008.

  26. Báo cáo tổng kết ngành thủy sản huyện Thạnh Phú 2003 – 2008 (Phòng NN huyện Thạnh Phú).

  27. Một số chỉ tiêu KT - XH huyện Thạnh Phú các năm 2005, 2006, 2007, 2009, 2010.

  28. Các báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản tỉnh Bến Tre các năm 2003-2004-2005-2006-2007-2008 (Sở Thuỷ sản tỉnh Bến Tre).

  29. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

  30. UBND tỉnh Bến Tre, 2011. Đánh giá tác động, chi tiết kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre và đề xuất giải pháp ứng phó.





tải về 3.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương