MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII


PHẦN VII CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN



tải về 3.31 Mb.
trang38/40
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.31 Mb.
#21988
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40

PHẦN VII

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN




    1. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách

      1. Tăng cường năng lực thể chế


  • Xác định và thiết lập cơ sở và khuôn khổ pháp luật để quản lý sự phát triển nghề NTTS.

  • Xác định phạm vi trách nhiệm trong công tác quản lý hoạt động NTTS; xây dựng và quy chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu hoạt động và thủ tục quản lý.

  • Tăng cường năng lực hành chính của ngành từ tỉnh xuống đến các huyện và xã. Củng cố hệ thống quản lý nhằm phân cấp và nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp. Tiếp tục kiện toàn hệ thống cán bộ theo dõi hoạt động NTTS xuống đến cấp xã có hoạt động NTTS với nhiệm vụ theo dõi, thống kê tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh NTTS ở địa phương, hướng dẫn người lao động thực hiện các chế độ chính sách của ngành, tỉnh; giúp đỡ người tham gia hoạt động nghề NTTS về kỹ thuật, công nghệ sản xuất.

  • Tăng cường năng lực lập và triển khai thực hiện các dự án trong lĩnh vực NTTS cho cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, cấp huyện.

  • Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, đánh giá.

  • Tiêu chuẩn hóa nghề nghiệp đối với người lao động trong nghề NTTS. Ưu tiên, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn cho những người có chứng chỉ đã qua đào tạo về lĩnh vực này.
      1. Về cơ chế chính sách


  • Thực hiện việc giao đất, mặt nước, cho các thành phần kinh tế sử dụng vào NTTS ổn định, lâu dài. Khi hết hạn nếu có nhu cầu sử dụng tiếp thì được giao để sử dụng (không vi phạm pháp luật trong khi sử dụng).

  • Được phép chuyển đổi đất trồng lúa, cây ăn trái hiệu quả thấp, bấp bênh và đất bãi bồi, hoang hóa sang NTTS.

  • Nuôi thủy sản trên đất, mặt nước thuộc đất nông nghiệp thì áp dụng mức thuế nông nghiệp hiện hành.

  • Có các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư như: tạo điều kiện thuận lợi về cấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường sá,…

  • Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt các chi phí thời gian, tiền bạc trong các khâu đăng ký kinh doanh, khắc dấu, cấp mã số và kê khai thuế, các thủ tục về đất đai, xây dựng, nhập thiết bị,…

  • Tạo ưu đãi đầu tư và đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng và ổn định để các doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng xuất khẩu thủy sản.

  • Tiếp tục tập huấn tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực NTTS cho người dân nắm và phát triển nuôi theo đúng quy định. Hướng dẫn các cơ sở nuôi thực hiện tốt các điều kiện nuôi theo quy định của Bộ NN&PTNT đã ban hành.
      1. Các giải pháp chính sách huy động vốn cho phát triển nghề NTTS


(1) Đối với nguồn vốn trong nước

  • Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất trong lĩnh vực NTTS.

  • Vốn ngân sách tỉnh, Trung ương hỗ trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá như hệ thống thủy lợi, đường sá,... theo các dự án đầu tư.

  • Đối với các hộ sản xuất những loại giống mới, có giá trị kinh tế sẽ được ưu tiên hỗ trợ các nguồn vốn vay tín chấp.

  • Nâng cao mức vốn vay tín chấp đối với các hộ tham gia NTTS; các khu vực sản xuất NTTS nằm trong quy hoạch được ưu tiên vay vốn tín chấp.

  • Vận dụng và triển khai kịp thời, hợp lý các Chương trình, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến lĩnh vực NTTS; các chính sách của ngành trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ hoạt động NTTS trong vùng QH.

  • Công tác nghiên cứu khoa học, khuyến ngư, nâng cao năng lực của cán bộ trong ngành, các công trình chung như trạm quan trắc, trung tâm kiểm tra chất lượng các mặt hàng thủy sản,… được cấp từ vốn ngân sách của tỉnh hoặc trung ương.

  • Việc vay vốn sản xuất từ hệ thống ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn về thủ tục. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp điều kiện sản xuất, nâng cao uy tín với với khách hàng, tạo được các hợp đồng giao hàng chắc chắn để chứng minh năng lực thực tế với các ngân hàng tạo thuận lợi trong vay vốn.

(2) Đối với nguồn vốn nước ngoài

  • Liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức nước ngoài để sản xuất nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư.

  • Thu hút vốn thông qua các dự án đầu tư chuyển giao công nghệ, đào tạo của nước ngoài.
    1. Nhóm các giải pháp về hạ tầng, kỹ thuật phục vụ sản xuất

      1. Các giải pháp về thủy lợi phục vụ NTTS


(Có báo cáo chuyên đề chi tiết kèm theo)

Để có đủ lượng nước sạch cung cấp cho NTTS và nước thải ra không gây ô nhiễm môi trường thì hệ thống thủy lợi phục vụ cho thủy sản cần phải được quan tâm, đầu tư đúng mức nhằm phát triển nghề nuôi tôm, cá được hiệu quả và bền vững.



(1) Đầu tư thủy lợi phục vụ NTTS cần chú ý các vấn đề

  • Đảm bảo cung cấp nước cho ao, mương nuôi thủy sản đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của mô hình, đối tượng và cấp kỹ thuật áp dụng sản xuất.

  • Mỗi khu vực nuôi cần có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, tránh nhiễm bẩn và lây lan dịch bệnh.

  • Tận dụng các kênh rạch tự nhiên sẵn có để nạo vét, mở rộng tùy theo yêu cầu cấp thoát nước của từng khu vực sản xuất.

  • Tu bổ hệ thống kênh cấp 1 và 2 cung cấp nước cho các kênh nội vùng.

  • Hệ thống thủy lợi phải được đầu tư trước các hạng mục công trình nuôi.

  • Phương thức đầu tư: hoàn chỉnh, dứt điểm từng vùng để khai thác và sử dụng có hiệu quả.

  1. Các giải pháp thực hiện

  • Nguồn tài chính để đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS là vốn ngân sách của tỉnh/Trung ương đối với hệ thống kênh lớn, cấp I và II; đối với kênh cấp 3, gắn liền với ao, mương nuôi thì vốn của người dân.

  • Các công trình thủy lợi được thiết kế dựa trên việc tính toán khoa học và đầy đủ về nhu cầu nước phục vụ cho NTTS trong các dự án nghiên cứu khả thi.
      1. Các giải pháp về khoa học công nghệ cho phát triển NTTS


  • Du nhập các thiết bị, các đối tượng, các qui trình sản xuất giống, quy trình nuôi tiên tiến ở các nước có điều kiện tự nhiên tương đồng với nước ta.

  • Chuyển giao nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất.

  • Phối hợp với các Trường, Viện nghiên cứu để đẩy mạnh công tác chuyển giao các quy trình sản xuất giống, quy trình nuôi đã nghiên cứu thành công của các đối tượng có giá trị kinh tế.

  • Tổ chức đăng ký các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực NTTS (kỹ thuật, môi trường, điều tra, công nghệ sinh học...) ưu tiên các hướng nghiên cứu mới, có triển vọng và được hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách.

  • Đẩy mạnh công tác nghiên cứu các công nghệ sản xuất các sản phẩm nuôi trồng hữu cơ, các sản phẩm sạch và các hệ thống nuôi an toàn môi trường - sinh thái.

  • Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm các mô hình nuôi và triển khai nhân rộng khi mô hình có hiệu quả. Triển khai nhân rộng mô hình nuôi tôm sú, tôm chân trắng sử dụng chế phẩm sinh học, mô hình nuôi tôm càng xanh liền canh liền cư, mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa luân vụ với tôm sú mô hình nuôi cá bống tượng thương phẩm…

  • Cải tiến các quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, cá tra, tôm càng xanh và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi các đối tượng nuôi mới như: cá chẽm, tôm chân trắng… để tập huấn và chuyển giao kỹ thuật mới cho người nuôi.


    1. tải về 3.31 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương