MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII


Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển



tải về 3.31 Mb.
trang25/40
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.31 Mb.
#21988
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   40

Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển

      1. Quan điểm phát triển


Xác định các đối tượng nuôi chủ lực trên địa bàn vùng quy hoạch như: tôm sú, tôm chân trắng, nghêu, sò huyết, cá tra, TCX là những mặt hàng chiến lược của tỉnh và là sản phẩm xuất khẩu thủy sản của quốc gia cũng như cung cấp nhu cầu sản phẩm thủy sản trong nước.

Phát triển nuôi tôm nước lợ, cá da trơn với hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh năng suất cao và được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành hữu quan.

Phát triển nuôi thủy sản trong vùng quy hoạch theo hướng bền vững nghĩa là hiệu quả về mặt kinh tế, ổn định về xã hội và không gây ô nhiễm môi trường. Phát triển nuôi tôm đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Huy động mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài từ nguồn tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển NTS trong vùng quy hoạch. Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư có đủ năng lực về vốn và kỹ thuật vào phát triển nuôi các đối tượng chủ lực trên vùng này.

Giải quyết lao động và các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng quy hoạch và của địa phương.

Gắn kết chặt chẽ giữa người nuôi với nhà chế biến và tiêu thụ để có quan hệ sản xuất lâu dài, ổn định, cùng nhau chia sẻ lợi nhuận. Tạo ra mối gắn kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà sản xuất, nhà chế biến tiêu thụ, nhà khoa học và nhà quản lý.

Chú trọng đến công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước.

      1. Định hướng phát triển


Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống thủy lợi, đồng thời bố trí hợp lý hệ thống công trình ao nuôi đối với đối tượng nuôi cấp kỹ thuật cao như: nuôi TC, BTC tôm sú, TCT, cá tra.

Áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất giống chất lượng cao tạo ra nguồn giống sạch bệnh, cung cấp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất (truy xuất nguồn gốc, GAP, SQF, GMP, CoC, HACCP,…) để đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu. Giữ vững, củng cố thương hiệu MSC cho con nghêu trên địa bàn 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng kênh thông tin thị trường để chủ động lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát những tác động của sản xuất đến môi trường để có những giải pháp khắc phục và ứng cứu sự cố kịp thời khi có hiện tượng ô nhiễm.

Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật mới và phát triển nguồn nhân lực.

Tiếp tục xây dựng các chính sách, thể chế cụ thể, hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư có đầy đủ các tiềm lực về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ để tham gia phát triển nuôi thủy sản trong vùng.

      1. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020


    1. Mục tiêu chung

Xác định các chỉ tiêu, diện tích, sản lượng cho phương án phát triển cụ thể trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

Đồng thời quy hoạch cụ thể các vị trí, diện tích nuôi một số đối tượng chủ lực cụ thể của địa phương (tôm sú, TCT, nhuyễn thể, cá tra, TCX), xác định lộ trình phát triển của chúng.



    1. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2015 diện tích NTTS toàn vùng là 39.000 ha, tăng lên 40.000 ha vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng BQ là 0,87%/năm giai đoạn 2011-2015 và 0,51%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

Đến năm 2015 sản lượng NTTS toàn vùng là 96.030 tấn, tăng lên 104.000 tấn vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng BQ là 6,55%/năm giai đoạn 2011-2015 và 1,61%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Trong đó, đến năm 2020 sản lượng cá nuôi là 29.570 tấn, tôm nuôi là 40.810 tấn, nhuyễn thể là 31.530 tấn và thủy sản khác (cua nước lợ,…) là 2.090 tấn.

Giá trị sản lượng (theo giá hiện hành) từ 6.778 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 7.735,4 tỷ đồng năm 2020. Giá trị sản lượng (theo giá cố định) từ 3.626,5 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 4.144,5 tỷ đồng năm 2020; tốc độ tăng trưởng BQ là 6,85%/năm giai đoạn 2011-2015 và 2,71%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

Thu hút, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động trong địa bàn. Số lao động từ 32.570 người năm 2010 tăng lên 34.090 người năm 2015. Đến năm 2020 thu hút được 35.470 lao động.



Bảng 6.1. Các chỉ tiêu quy hoạch nuôi thủy sản đến năm 2020

Stt

Danh mục

Đvt

Hiện trạng

Quy hoạch

TTBQ (%)

2010

2015

2020

'11-'15

'16-'20

1

Diện tích NTTS

Ha

37.343

39.000

40.000

0,87

0,51

1.1

Nuôi nước ngọt

-

1.565

1.905

2.105

4,01

2,02

-



-

1.117

1.355

1.355

3,94

0,00

 

Trong đó: Cá tra

-

145

130

130

-2,16

0,00

-

Tôm Càng xanh

-

448

550

750

4,19

6,40

1.2

Nuôi nước mặn lợ

-

35.778

37.095

37.895

0,73

0,43

-

Tôm nước lợ

-

31.099

31.651

32.151

0,35

0,31

 

Trong đó: Tôm TC, BTC

-

4.850

6.000

6.500

4,35

1,61

-

Cá nước mặn lợ

-

136

194

194

7,36

0,00

-

Nhuyễn thể

-

4.543

5.250

5.550

2,94

1,12

2

Sản lượng NTTS

Tấn

69.920

96.030

104.000

6,55

1,61

-



-

25.440

29.360

29.570

2,91

0,14

-

Tôm

-

27.480

36.580

40.810

5,89

2,21

-

Nhuyễn thể

-

15.400

28.000

31.530

12,70

2,40

-

Thủy sản khác

-

1.600

2.090

2.090

5,49

0,00

3

GTSX (giá hiện hành)

Triệu đ

5.089,3

6.778,0

7.735,4

5,90

2,68

4

GTSX (giá cố định '94)

-

2.603,8

3.626,5

4.144,5

6,85

2,71

5

Lao động

Người

32.570

34.090

35.470

0,92

0,80


    1. tải về 3.31 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương