MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII


Những thuận lợi và khó khăn



tải về 3.31 Mb.
trang24/40
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.31 Mb.
#21988
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   40

Những thuận lợi và khó khăn


  1. Những thuận lợi

Một số mặt hàng như tôm, nhuyễn thể đang có lợi thế về giá. Do đó, việc phát triển nuôi thủy sản mặn lợ trên địa bàn tỉnh là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên việc mở rộng diện tích nuôi cần tuân thủ các quy định của các ngành chức năng, đảm bảo không xảy ra lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

Diện tích tiềm năng cho nuôi tôm còn lớn, đặc biệt là TCT có thể thích nghi tốt ngay tại những ao nuôi tôm sú do trước đây đã nuôi kém hiệu quả.

Các mô hình nuôi nghêu theo HTX có sự quản lý của cộng đồng đang được phát triển mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngừời dân và góp phần nâng cao phúc lợi xã hội. Đặc biệt khi nghêu Bến Tre đã được chứng nhận thương hiệu MSC sẽ là một trong những thuận lợi nâng cao giá trị của đối tượng này.

Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ được áp dụng trong nuôi thủy sản, đặc biệt và việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Nguồn nhân lực đông đảo, lao động giá rẻ là những ưu thế tạo lợi thế cạnh tranh khi phát triển nuôi thủy sản.

Cơ chế chính sách thuận lợi thúc đẩy nghề nuôi phát triển, đặc biệt là sự ra đời của chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS cho phép nuôi TCT khu vực ĐBSCL, tạo điều kiện nghề nuôi tôm phát triển, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế khu vực ven biển tỉnh Bến Tre.



  1. Những khó khăn, thách thức

Khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tác động đến thị trường xuất khẩu thủy sản. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy sản ở hầu hết các thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản) đều có xu hướng giảm, đặc biệt là giảm rõ rệt từ năm 2008. Điều này có tác động rất lớn đến các nhà xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá của FAO Xu hướng này sẽ còn tiếp tục kéo dài trong nhiều năm nữa, và như vậy việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải tạo ra bước đột phá mới duy trì được thị trường.

Khi chú trọng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế thì thường phải trả giá bởi sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt khi Bến Tre đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cao gấp khoảng 1,3 lần so với các tỉnh ĐBSCL (13,2-14,3%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 14,3-15,1%/năm trong giai đoạn 2016-2020) thì các rủi ro về ô nhiễm môi trường càng được nhân lên, là một thách thức có tác động ngược lại đối với các ngành kinh tế, trong đó có thủy sản.

NTTS ven biển nói chung sẽ chịu tác động nặng nề của sự biến đổi khí hậu trong thời gian sắp tới. Để hạn chế sự tác động này đòi hỏi phải đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống bờ bao, kênh mương,… sẽ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Hội nhập kinh tế thế giới tuy mở ra cơ hội lớn nhưng cũng có nhiều thách thức mới. Các doanh nghiệp không những phải cạnh tranh ở thị trường nước ngoài mà còn phải cạnh tranh ngay tại ‘sân nhà’.


PHẦN VI

XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH ĐẠI, BA TRI VÀ THẠNH PHÚ ĐẾN NĂM 2020




    1. Căn cứ pháp lý lập quy hoạch


  • Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg, ngày 6/07/2004 của Thủ Tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010.

  • Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

  • Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

  • Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/01/2006, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

  • Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ “Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”.

  • Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ “Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”.

  • Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

  • Quyết định số 1689/QĐ-TTg, ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

  • Quyết định số 332/QĐ-TTg, ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

  • Công văn số 2364 BKH/ĐT&GSĐT, ngày 12/04/2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn quản lý đầu tư gắn với việc thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

  • Thông tư 03/2006/TT-BTS, ngày 12/04/2006 của Bộ Thủy sản Hướng dẫn thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

  • Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH, ngày 26/03/2007 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu.

  • Quyết định số 447/QĐ-BTS, ngày 03/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về hướng dẫn quy hoạch thủy sản mặn, lợ cấp tỉnh.

  • Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 04 năm 2008 của Bộ NN và PTNT về việc Ban hành Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.

  • Công văn số 417/UBND-KTN, ngày 04/02/2010 của UBND tỉnh Bến Tre về việc cho chủ trương xây dựng Quy hoạch chi tiết nuôi thủy sản trên địa bàn 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

  • Công văn số 2917/UBND-KTN, ngày 23/07/2010 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt đề cương, kinh phí Quy hoạch chi tiết nuôi thủy sản 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

  • Căn cứ vào HĐ số: 44/HĐ-QLCT, ký ngày 10/09/2010 giữa Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre và Phân viện QHTS phía Nam về xây dựng “Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020”.

  • Căn cứ vào HĐ số: 101/FSPS II-HĐ, ký ngày 22/04/2010 giữa Chương trình Hỗ trợ ngành Thủy sản giai đoạn 2 (FSPS II) thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre và Phân viện QHTS phía Nam về xây dựng “Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020”.


    1. tải về 3.31 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương