MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII


Dự báo tác động của sự phát triển thuỷ sản ảnh hưởng đến an ninh lương thực



tải về 3.31 Mb.
trang22/40
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.31 Mb.
#21988
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   40

Dự báo tác động của sự phát triển thuỷ sản ảnh hưởng đến an ninh lương thực


Sản lượng lúa gạo của tỉnh Bến Tre thấp nhất trong 13 tỉnh ĐBSCL, năm 2000 sản lượng lúa của tỉnh giảm dần từ năm 2000 (357,3 tấn) xuống còn 304,8 tấn (năm 2007) nguyên nhân một phần lớn vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi và do người dân tham gia chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang NTTS theo nghị quyết 09/NQ-CP về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Lượng gạo trên không đủ để cung cấp cho dân số hiện nay của tỉnh khoảng 1,26 triệu người. Tuy nhiên với tình hình phát triển các mô hình nuôi thủy sản trên địa bàn ba huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú như hiện nay và trong tương lai không ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề an ninh lương thực vì các lý do:

Điều kiện đất đai và khí hậu thủy văn của 3 huỵên Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú để phát triển trồng lúa rất khó khăn do bị nhiễm mặn.

Việc phát triển các mô hình NTS trên địa bàn các huyện nghiên cứu không chỉ không gây ảnh hưởng tiêu cực mà còn góp phần gia tăng củng cố tích cực đảm bảo an ninh lương thực vì: Các vụ nuôi thủy sản không cạnh tranh với các vụ lúa, màu do người dân tận dụng các mương vừơn sẵn có để xen canh NTS phục vụ nhu cầu của gia đình và gia tăng thu nhập; các mô hình NTS mặn lợ sẽ được nuôi luân canh thủy sản vào mùa khô hoặc các tháng nguồn nước có độ mặn tăng cao không thể trồng lúa hoặc các loại lương thực khác, các tháng mưa và độ mặn thấp sẽ được luân canh trồng lúa.

    1. Dự báo phát triển kinh tế và cơ chế chính sách


(1) Về kinh tế

- Đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 12,1-13,0%/năm trong giai đoạn 2006-2010 ; 13,2-14,3%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 14,3-15,1%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Tốc độ tăng trưởng gấp 1,3 lần toàn vùng ĐBSCL.

- GDP bình quân đầu người đạt 424 USD năm 2005, tăng lên 731-758 USD năm 2010 và 2.495-2.812 USD vào năm 2020.

- Số lao động năm 2020 có công ăn việc làm vững chắc chiếm 83,7% lao động trong độ tuổi, lao động dự trữ chiếm 6%, lao động chưa có việc làm chiếm dưới 3%.



(2) Định hướng phát triển thủy sản

- Nuôi chuyên: Trên các thủy vực mặn lợ, phát triển ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm nuôi trồng, quy hoạch và xác định các vùng nuôi trồng cụ thể cho các phương thức nuôi tôm mặn lợ, trong đó chú trọng phát triển bền vững vùng nuôi tôm BTC, TC, đồng thời ổn định vùng nuôi QCCT, từng bước tiếp cận và tiến tới hình thức nuôi sinh thái. Bên cạnh đó, khai thác ổn định và bền vững vùng nuôi nghêu, sò trên khu vực bãi triều.

- Nuôi xen: trên thủy vực mặn lợ, quy hoạch vùng nuôi và xây dựng các hệ thống canh tác nuôi xen tôm – lúa và tôm – rừng với mục tiêu phát triển bền vững và tiến đến phương thức nuôi sinh thái.

(3) Về cơ chế, chính sách

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước cấp toàn quốc, cấp vùng đến định hướng phát triển thủy sản tỉnh Bến Tre


  • Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước thời kỳ 2001-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011-2020 đạt từ 7,0-7,5% (phấn đấu trên 8%). Cơ cấu kinh tế các ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2020, công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 90%; GDP bình quân đầu người đạt trên 3.000 USD.

Với những chiến lược và mục tiêu chung của cả nước, tỉnh Bến Tre và các huyện trong vùng nghiên cứu cần có những định hướng phù hợp với mục tiêu chung, trong đó cần phát huy những thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.


  • Định hướng phát triển kinh tế-xã hội khu vực ĐBSCL

Theo phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025, quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định ĐBSCL là vùng trung tâm lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản của cả nước, đồng thời, là một trung tâm năng lượng lớn.

  • Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020

Để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, ngày 16/9/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, nội dung gồm:

Mục tiêu đến năm 2020, ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa - hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới.

Kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng. Tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo. Xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu truyền thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng.

Định hướng NTTS vùng nước ngọt, Chiến lược quy định ổn định diện tích nuôi các loài cá truyền thống trên các vùng nông thôn để tăng nguồn thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi, góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo; Đối với vùng nuôi thủy sản nước mặn, lợ phát triển các hình thức nuôi hữu cơ bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản, nuôi các đối tượng tạo sản phẩm hàng hóa lớn như giáp xác, nhuyễn thể có xuất xứ nguồn gốc và thương hiệu.



  • Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc cho phép nuôi TCT ở ĐBSCL mở ra cơ hội cho các tỉnh có điều kiện phù hợp phát triển đối tượng này, tận dụng được các diện tích mặt nước trước đây nuôi tôm sú kém hiệu quả chuyển sang nuôi TCT, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của khu vực ven biển.

  • Riêng đối tượng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ hiện nay đã được nhà nứơc quan tâm chú trọng đã có những chính sách phát triển từ TW đến địa phương:

  • Quyết định số 112/2004/QĐ-TTG ban hành ngày 23/06/2004 V/v "Phê duyệt chương trình giống thủy sản đến năm 2010". Đối với lĩnh vực sản xuất giống nhuyễn thể hai mảnh vỏ, quyết định đã đề ra mục tiêu và giải pháp thực hiện đến năm 2010 phấn đấu đạt 11 tỷ con giống nhuyễn thể, trong đó giống nghêu là chủ lực.

  • Nghị định số 27/2005/NĐ- CP V/v "Qui định và hướng dẫn chi tiết về giao và cho thuê mặt nước biển để NTTS, trong đó có chính sách giao mặt nước biển không thu tiền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản cho các đối tượng, cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp NTTS mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ NTTS, cá nhân sinh sống tại địa phương làm nghề khai thác thủy sản ven bờ chuyển sang NTTS". Đây là một chủ chương, một chính sách mang tính thực tiễn rất cao, sự ra đời của chính sách này vừa tạo ra sự ổn định trong sản xuất đồng thời mang đến cơ hội chuyển đổi nghề cho người sản xuất tại các cộng đồng ngư dân ven biển và cũng nhờ có chính sách này các địa phương đỡ rối hơn khi đưa ra các qui định trong việc cho thuê, sử dụng mặt nước biển.

  • Quyết định 56/2008/QĐ-BNN ban hành ngày 29/04/2008 V/v: "Ban hành qui chế kiểm tra chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững". Qui chế bao gồm 6 chương 26 điều qui định cụ thể về nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, qui chế này cũng tạo ra một hành lang pháp lý cho các địa phương xây dựng các qui định cụ thể để hướng nghề NTTS của địa phương mình phát triển theo hướng bền vững.

  • Chính sách tạo nguồn vốn sản xuất trong lĩnh vực thủy sản Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, vừa mới ban hành và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2010, nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân ở nông thôn tiếp cận với tín dụng, phát triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản, diêm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề nông thôn, tiêu dùng và nâng cao đời sống nhân dân.


    1. tải về 3.31 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương