MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII



tải về 3.31 Mb.
trang17/40
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.31 Mb.
#21988
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   40

Định hướng quy hoạch mới


  • Hướng bố trí quy hoạch nuôi thủy sản sắp tới cần tiếp tục duy trì và phát triển theo phân bố vùng nuôi sinh thái thủy sản của từng huyện biển. Đây là hướng phát triển có tính tới sự phân bổ của nguồn lợi thủy sản sẵn có từng vùng; vị trí các cơ sở, trại sản xuất giống, các khu chế biến thủy sản; theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi, nhằm hạn chế dịch bệnh và nâng cao hiệu quả sản xuất; có ranh giới mềm giữa các vùng nuôi trong quá trình hoàn thiện hệ thống thủy lợi, cống đập, ảnh hưởng của xâm nhập mặn, các tác động biến đổi khí hậu, nước biển dâng,…

  • Vùng ngọt hóa: quy hoạch diện tích mặt nước nuôi chuyên (cá rô phi, cá điêu hồng, cá sặc rằn, cá tra, tôm càng xanh,…) ở các ao, mương vườn, nuôi cá lồng bè trên sông; nuôi kết hợp trong các ruộng lúa, vườn dừa có điều kiện thích hợp. Huyện Bình Đại nuôi cá da trơn khá phát triển hiện nay, đây là đối tượng nuôi chủ lực trong định hướng quy hoạch nuôi ngọt của huyện sắp tới. Đối tượng nuôi tôm càng xanh được huyện Thạnh Phú định hướng tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo, duy trì lâu dài và nâng cao sản lượng.

  • Vùng mặn lợ:

  • Mở rộng vùng nuôi tôm sú, thẻ chân trắng trên địa bàn các xã có điều kiện thuận lợi với các mô hình nuôi TC, BTC, nuôi luân canh trồng lúa như ở xã Thạnh Trị, Thạnh Phước, Định Trung, Bình Thới, Bình Thắng, Đại Hòa Lộc,… (huyện Bình Đại); Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy, An Hòa Tây,…(huyện Ba Tri), An Điền, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Hải, Thạnh Phong,…(huyện Thạnh Phú).

  • Khi hệ thống đê, cống sông Tiền hoàn thành, khép kín hoàn toàn, kiểm soát được mặn thì các vùng nuôi tôm – lúa sẽ được mở rộng hơn nữa.

  • Nuôi cua khá phát triển ở huyện Thạnh Phú, nên xem xét để đưa đối tượng này vào quy hoạch.

  • Không QH nuôi sò dọc sông Ba Lai. Sắp tới, mô hình đồng quản lý sẽ hình thành, các hộ nuôi trên sông Ba Lai tham gia vào đồng quản lý vùng nuôi chung; bên cạnh đó QH xây dựng khu dự trữ nước ngọt Ba Lai, do đó QH nuôi sò là không phù hợp.

  • Tiếp tục quy hoạch và củng cố các vùng bãi bồi nuôi nghêu, sò huyết ở các xã ven biển có điều kiện phát triển như Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Thuận, Bảo Thuận, Bảo Thạnh, Tân Thủy, An Thủy, Thạnh Phong, Thạnh Hải.

PHẦN V

MỘT SỐ DỰ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH ĐẠI, BA TRI VÀ THẠNH PHÚ ĐẾN NĂM 2020




    1. Dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm


Hiện nay trên thị trường các sản phẩm thay thế khác như thịt gia cầm, gia súc ngày càng có nhiều loại dịch bệnh có thể lây sang người, như bệnh dịch cúm gà H5N1 ở gia cầm và thủy cẩm, bệnh bò điên, bệnh lở mồm long móng ở lợn và trâu bò… điều đó làm cho người tiêu dùng lo ngại rất nhiều từ các loại thực phẩm trên và thực phẩm được người tiêu dùng chọn để thay thế chính là sản phẩm thủy sản.

Căn cứ vào số liệu của FAO và một số nghiên cứu về tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam, mức tiêu dùng các sản phẩm thủy sản trung bình đầu người khoảng 24kg/người/năm. Theo chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam, dân số toàn quốc dự báo đến năm 2010 ở mức 87,5 triệu người, năm 2015 con số này là 90,1 triệu người và đến năm 2020 con số này là 98,6 triệu người. Như vậy với tốc độ tăng dân số như trên và với mức tiêu dùng thủy sản đầu người 24/kg/người/năm thì toàn quốc đến năm 2010 tiêu thụ vào khoảng 2,10 triệu tấn, năm 2015 tiêu thụ khoảng 2,16 triệu tấn và đến năm 2020 toàn quốc tiêu thụ khoảng 2,36 triệu tấn thủy sản các loại.

Riêng khu vực ĐBSCL chiếm khoảng trên 20% mức tiêu thụ thủy sản toàn quốc, dự báo dân số toàn vùng đến năm 2010 ở mức 17,8 triệu người, năm 2015 con số này là 18,9 triệu người và đến năm 2020 con số này là 19,8 triệu người. Với mức tiêu thụ thủy sản trung bình đầu người 24kg/người/năm thì năm 2010 toàn vùng tiêu thụ khoảng 0,42 triệu tấn, năm 2015 tiêu thụ khoảng 0,45 triệu tấn, đến năm 2020 toàn vùng tiêu thụ khoảng 0,47 triệu tấn.

Hiện nay 95,5% người tiêu dùng mua thủy sản từ người bán lẻ với tỷ lệ mua rất lớn thường chiếm trên 75% tổng lượng mua.

Thực tế cho thấy ở Việt Nam nhu cầu tiêu dùng thủy sản tỷ lệ thuận với mức thu nhập của người tiêu dùng (có nghĩa là khi thu nhập tăng lên thì người ta dùng nhiều đồ thủy hải sản hơn), cụ thể sẽ được tính toán và dự báo bằng mô hình cầu co giãn theo thu nhập như sau: Hàm dự báo có dạng (E=1,66+0,064.t), điều này nói nên mỗi khi thu nhập tăng lên 1% thì mức tiêu dùng về thủy sản tăng 0,064%.

Dự báo tiêu thụ thủy sản nội địa thông qua khách du lịch quốc tế: Theo số liệu của FAO mức tiêu thụ thủy sản đầu người toàn thế giới khoảng 18,4 kg/người/năm, như vậy đối với khách quốc tế đến Việt Nam năm 2005 tiêu thụ khoảng 3,9 nghìn tấn thủy sản các loại, trong đó tập chung chủ yếu là mặt hàng thủy sản tươi sống, năm 2010 tiêu thụ khoảng 7,1 nghìn tấn, năm 2015 tiêu thụ khoảng 8,9 nghìn tấn và đến năm 2020 lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng mạnh và mức tiêu thụ thủy sản cho năm 2020 khoảng 10,6 nghìn tấn. Đây là điều kiện rất tốt để NTTS trong vùng phát triển.

Dự báo sau năm 2010 thị trường hàng hoá thủy sản trong nước còn rất lớn; tuy nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng ngày càng cao, chỉ các giống loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng bảo đảm mới hấp dẫn được người tiêu dùng.

* Xu hướng tiêu dùng thủy sản

Trong thời gian gần đây, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, nhu cầu đối với các mặt hàng thủy sản ngày càng gia tăng. Theo Báo cáo ngành Nông nghiệp năm 2008, tính đến ngày 22/12/2008, tại Cà Mau, Bạc Liêu và Trà Vinh, giá tôm sú loại 20 con/kg chỉ còn 100.000 đ/kg, loại 30 con/kg từ 75.000 – 80.000 đ/kg, loại 40 con/kg 60.000 – 65.000 đ/kg. Mỗi loại đều giảm từ 30.000 - 40.000 đ/kg so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, khi xu hướng giá tôm tiếp tục giảm hoặc ổn định và mức thu nhập người dân tiếp tục được cải thiện hơn nữa, thì thị trường nội địa sẽ mở ra nhiều triển vọng cho ngành tôm.

Mặt hàng NTHMV gồm nghêu và sò huyết là một trong những điểm mạnh của Bến Tre, tuy nhiên trong năm 2009 – 2010 tình hình giá các mặt hàng này tăng liên tục và hiện nay giữ ở mức giá khá cao đây là một trong những khó khăn cho thị trường tiêu thụ nội địa.


  • Nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới

Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO) tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm. Đến năm 2020 nhu cầu thủy sản toàn thế giới sẽ tăng lên 183,4 triệu tấn, trong đó các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng lượng tiêu thụ và đóng góp khoảng 79% vào tổng sản lượng thủy sản thế giới. Như vậy từ năm 1997 đến năm 2020, tiêu thụ thủy sản ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 62,7 triệu tấn lên 98,6 triệu tấn (tăng 57%), trong khi các nước phát triển sẽ chỉ tăng 4%, từ 28,1 triệu tấn lên 29,2 triệu tấn.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản bình quân đầu người trên toàn thế giới được dự đoán là 18,4 kg/người/năm năm 2010 và 19,1 kg/người/năm vào năm 2015. Như vậy mức tăng về nhu cầu sẽ là 18% trong vòng 15 năm, thấp hơn so với mức tăng 40% trong 20 năm trước. Nhu cầu thủy sản/đầu người năm 2010 đối với các loại cá sẽ là 13,7 kg/năm, và 14,3 kg/năm vào năm 2015, đối với nhuyễn thể và các động vật thủy sản khác sẽ là 4,7 kg vào năm 2010 và 4,8 kg vào năm 2015. Các nước đang phát triển sẽ đứng đầu về tốc độ tăng cầu theo đầu người, trong khi đó tốc độ tăng cầu/đầu người ở các nước phát triển nhìn chung sẽ có xu hướng giảm xuống. Trong tổng mức tăng về nhu cầu sản phẩm thủy sản thì khoảng 46% mức tăng là do sự gia tăng dân số, số còn lại 54% là do sự phát triển kinh tế.

Thị hiếu tiêu thụ: tiêu thụ thuỷ sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thuỷ sản tươi, sống, đặc biệt là các loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá hồi... Tỷ trọng dầu cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm chất hoá học từ sản phẩm đồ hộp gia tăng. Đồng thời, nhu cầu thực phẩm chế biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải đặc sắc như thực phẩm chế biến tại gia. Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới.

Nhu cầu về sản phẩm thủy sản để làm thức ăn cho động vật và gia cầm hoặc dầu sẽ tăng 1,1%/năm trong giai đoạn 2000-2010 và 0,5% trong giai đoạn 2010-2015. Lượng thủy sản cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn cho động vật và cho các mục đích phi thực phẩm khác trên toàn thế giới khoảng 45.432 triệu tấn vào năm 2015.

Mặc dù sản lượng gia tăng nhưng giá thuỷ sản được dự báo vẫn ở mức cao trong năm nay do nhu cầu mạnh mẽ. Năm 2011, FAO dự báo chỉ số giá thuỷ sản toàn cầu sẽ tăng lên trong những năm tới. Giá các loại thuỷ sản tăng sẽ có ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng có thu nhập thấp. Do giá tăng, tiêu thụ cá các loại trên toàn cầu sẽ ở mức 179 triệu tấn vào năm 2015, tương đương với mức nhu cầu giảm 3,8 triệu tấn. Mặt khác, nguồn cung cá cá loại trên toàn cầu, được kích thích bởi giá cao, sẽ tăng 7,1 triệu tấn vào cuối mỗi giai đoạn dự kiến.

Lượng tiêu thụ thuỷ sản cho mỗi người ước tính là 17,4 kg/người. Trong đó, lượng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản từ hoạt động khai thác là 8,8 kg/người, thuỷ sản từ hoạt động nuôi trồng là 8,6 kg/người.




    1. tải về 3.31 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương