MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII


Bảo vệ môi trường trong vùng quy hoạch



tải về 3.31 Mb.
trang13/40
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.31 Mb.
#21988
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   40

Bảo vệ môi trường trong vùng quy hoạch


Kết quả phân tích, khảo sát hiện trạng môi trường nước mặt tại vùng quy hoạch tỉnh Bến Tre (gồm 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) cho thấy môi trường nước tại các nhánh sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng chất rắn lơ lửng và tổng Coliform. Tại một số khu vực, còn có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ, nhiễm mặn.

Các kênh rạch tại huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú có thêm vai trò quan trọng trong hoạt động NTTS nước lợ và mặn. Do đặc thù của địa phương, các kênh này vừa có vai trò là nguồn cung cấp nước vừa có vai trò là nguồn tiếp nhận nước thải từ quá trình nuôi trồng. Chính lượng chất thải này làm ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các dòng kênh này.

Thuốc BVTV được đánh giá là một trong những thành phần gây nguy hại đến môi trường và cả hệ sinh thái. Tuy nhiên, dư lượng hóa chất thuốc BVTV vẫn còn nằm trong hệ thống đê bao khu vực nội đồng nên chưa thâm nhập vào hệ thống kênh rạch, sông ngòi. Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường tại tỉnh Bến Tre cho thấy môi trường nước tại các nhánh sông ngòi của tỉnh vẫn chưa có dấu hiệu ô nhiễm do dư lượng hóa chất thuốc BVTV gốc chlor và carbamate.

Vùng ven biển là hệ sinh thái nhạy cảm nhất của hành tinh và tương lai của nghề nuôi thuỷ sản ven biển, đặc biệt là nuôi tôm, nằm trong phạm vi lành mạnh của hệ thống sinh thái này. Cách đây nhiều năm người ta đã thấy rằng việc nuôi tôm thâm canh thiếu khoa học thì không bền vững. Ðã xảy ra việc tôm chết hàng loạt do bệnh nguyên tấn công, đó là ảnh hưởng của điều kiện sinh thái xấu gây ra. Cho nên việc giữ gìn chất lượng nước được tốt, bằng cách giảm chất thải đến mức tối thiểu là rất quan trọng. Việc khống chế chất thải không phải là quá trình chỉ có một bước mà cần một sự tiếp cận khoa học tích hợp. Mặc dù hệ thống nuôi tuần hoàn khép kín đã đạt được kết quả khả quan nhưng vẫn còn non nớt ở trình độ của các chủ trang trại.

Thực trạng chất lượng môi trường nước vùng quy hoạch NTS ở tỉnh Bến Tre (3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) nhìn chung là thích hợp cho NTTS, mặc dù đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và coliform. Trong đó, huyện Ba Tri có thể được xem là bị ô nhiễm hơn cả với lượng NH3, NO2 vượt ngưỡng cho phép lần lượt gấp 22 đến 80 lần. Ngược lại, nước thải trong NTTS cũng có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước trong khu vực, nghiêm trọng nhất là vấn đề xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước ngầm. Vì vậy, vấn đề quan tâm lớn nhất là phải thực thi một cách cấp bách các biện pháp quản lí cũng như kỹ thuật để giảm thiểu tác hại của hoạt động NTTS.

NTTS, đặc biệt là nuôi tôm sú, mang lại hiệu quả kinh tế lớn song rủi ro cũng rất cao. Nghiên cứu một mô hình nuôi tôm có hiệu quả cần phải được quan tâm đúng mức. Những vùng đang nuôi theo quy hoạch cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vất chất cần thiết, đồng bộ như xây dựng đồng ruộng, kênh mương, cống bọng, trang thiết bị, con giống, thức ăn, chế biến,… mới có khả năng đảm bảo một vụ thu hoạch chắc ăn với hiệu quả kinh tế cao. Điều quan trọng nhất, chừng nào con người còn tự ý lấy nước ngầm, nước mặt để NTTS, thì chừng đó, NTTS ven biển vẫn chưa thực sự bền vững.

Quan tâm xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi khu vực nội đồng phục vụ NTTS đáp ứng nhu cầu về lưu lượng nước, tiến tới hình thành hệ thống kênh cấp, thoát riêng biệt cho vùng nuôi.


    • Ban hành tiêu chuẩn nước thải nuôi thủy sản.

    • Ban hành quy chế quản lý nước thải ở các khu vực nuôi thủy sản tập trung.

    • Cần có chương trình hỗ trợ nông dân vay vốn để nâng cấp và tu sửa ao nuôi giúp hạn chế dịch bệnh lây lan, đặc biệt là khu vực nuôi tôm QCCT và tôm lúa.

Việc phát triển NTTS ven biển cần được cân nhắc chu đáo, không đơn thuần chỉ mở rộng diện tích và tăng sản lượng nuôi. Cần hướng tới nhiều biện pháp đồng bộ, như giảm thiểu các tác động môi trường, sản xuất theo quy trình sạch và giữ vững thị trường trong nước và quốc tế. Chính phủ và chính quyền các cấp, cùng với sự ủng hộ của cộng đồng các tổ chức tài trợ, đã có rất nhiều nỗ lực để từng bước tháo gỡ khó khăn. Do đó, các cán bộ lãnh đạo cần có chính sách định hướng phát triển NTTS ven biển trong một thời gian dài, đi trước và đón đầu các xu hướng phát triển, ngăn chặn kịp thời các rủi ro và tác động xấu.
    1. Đánh giá chung về hiện trạng NTTS

      1. Những mặt đạt được


NTTS trong những năm qua tuy còn gặp nhiều khó khăn hạn chế nhưng vẫn đạt sản lượng cao là ngành mũi nhọn của các huyện ven biển, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Diện tích nuôi thủy sản tăng lên hàng năm, đặt biệt là diện tích nuôi tôm biển, năng suất và sản lượng đạt cao. Chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm thâm canh, nuôi xen nâng dần hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác.

Mô hình nuôi tôm QCCT tuy hiệu quả kinh tế không cao nhưng lại mang tính bền vững. Mô hình tôm – lúa và tôm – rừng cho thấy tính hiệu quả trong việc khai thác tốt quỹ đất tại địa phương, đem lại sản phẩm tôm sinh thái, thân thiện môi trường.

Các đối tượng nuôi ngày càng đa dạng phù hợp lợi thế từng vùng, tập trung công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn… từ đó nhân rộng diện tích nuôi trên địa bàn huyện. Ngoài đối tượng nuôi chính là con tôm sú còn phát triển nuôi cá da trơn, tôm càng xanh, cá lóc, cá chình, cá chẽm, tôm thẻ chân trắng…

Tạo được việc làm cho nhiều người, kéo theo nhiều loại hình dịch vụ phục vụ cho các hoạt động NTTS. Hàng năm NTTS thu hút được một số lượng lao động tương đối lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư.

Nghề NTTS luôn được sự quan tâm chỉ đạo từ các cấp, các ngành, có hệ thống tổ chức quản lý từ tỉnh đến xã, từ sở chuyên ngành đến các phòng ban chuyên môn.

Đã hình thành mạng lưới khuyến ngư từ tỉnh đến khuyến ngư viên từng xã nhằm làm cầu nối để tập huấn, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các Viện, Trường, Trung tâm khuyến ngư Quốc gia đến những người nuôi. Hoạt động khuyến ngư huy động được nhiều nguồn lực tham gia, trong đó vai trò khuyến ngư giữ vị trí trọng tâm và phát huy sự tham gia chủ động từ phía nông dân. Phương thức tiếp cận khuyến ngư tiến hành theo trình tự từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao thể hiện phù hợp với từng giai đoạn trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đồng thời áp dụng đồng bộ các loại hình khuyến ngư.

      1. Những khó khăn, tồn tại


Diện tích mặt nước vùng ven biển, cửa sông chưa được khai thác tốt; giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu thủy sản thấp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa có hệ thống cấp thoát riêng biệt nên ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân. Hệ thống thuỷ lợi một số vùng nuôi chưa thông thoáng, đặc biệt là các vùng nuôi tôm sú, TCT.

Trong quá trình nuôi các chất thải, nước ao nuôi đều xả thải ra môi trường tự nhiên nhất là đối với nuôi cá da trơn. Ô nhiễm môi trường do trong chăn nuôi, trồng trọt xả thải ra môi trường nước tự nhiên,… làm cho môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm. Trong quá trình nuôi tôm bị bệnh người dân không xử lý theo qui định, xả trực tiếp ra môi trường, một số hộ nuôi nhỏ lẽ không có ao xử lý.

Ý thức quản lý dịch bệnh, môi trường vùng nuôi của chính quyền cơ sở, Ban quản lý vùng nuôi và người dân chưa cao. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công tác quản lý môi trường dịch bệnh chỉ dừng lại ở mức cảnh báo chưa đi đến những giải pháp và biện pháp thực thi cụ thể dẫn đến việc ý thức của cộng đồng và người dân chưa cao, vì vậy đã làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tác động đến hiệu quả thành công nuôi trồng trong vùng.

Một số doanh nghiệp, người nuôi thả tôm không tuân thủ lịch thời vụ của UBND tỉnh làm cho mầm bệnh lan truyền và là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho người nuôi thả tôm vào chính vụ.

Công tác quan trắc môi trường đã được tăng cường, nhưng việc chuyển tải các thông tin quan trắc môi trường đến các hộ nuôi còn chậm.

Công tác kiểm dịch tuy đã được quan tâm song vẫn còn một lượng không nhỏ giống chưa qua kiểm dịch vẫn được sử dụng. Một số thức ăn không đảm bảo chất lượng, thuốc, hóa chất kém chất lượng hoặc đã cấm sử dụng vẫn được lưu hành gây nguy hại cho môi trường nuôi và sức khỏe người dân.

Do ảnh hưởng điều kiện thời tiết, biến đổi khí hậu, các yếu tố thủy lý thủy hóa chênh lệch lớn giữa ngày và đêm. Hoặc nắng nóng, mưa kéo dài làm cho dịch bệnh dễ bùng phát gây thiệt hại cho các đối tượng nuôi, đặc biệt mặn xâm nhập sâu gây thiệt hại nuôi cá da trơn.

Tổ chức bộ máy thanh tra, quản lý NTTS còn chồng chéo, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý về NTTS, công tác phòng chống dịch bệnh, quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản…

Tình hình thời tiết diễn biến bất thường như độ mặn, nhiệt độ tăng cao, mưa kéo dài,… làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, phát sinh dịch bệnh và gây thiệt hại cho các đối tượng nuôi.

Thị trường vật tư nông nghiệp không ổn định, giá cả tăng liên tục, chất lượng không đảm bảo, nhiều mặt hàng phát sinh ngòai danh mục cho phép…

Các cơ sở sản xuất giống hiện tại chưa đủ mạnh để sản xuất và cung cấp đủ con giống cho nghề nuôi của tỉnh, phần lớn lượng giống phải nhập từ ngoài tỉnh nên việc kiểm soát chất lượng giống còn gặp nhiều khó khăn. Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống vì lợi ích cá nhân tìm cách né tránh, vi phạm các quy định về quản lý giống, quản lý lịch thời vụ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân.



Hệ thống công trình nuôi của đa số các cơ sở, hộ nuôi chưa đảm bảo được điều kiện an toàn vệ sinh thú y thủy sản như chưa có ao xử lý nước thải, không có ao chứa bùn… gây khó khăn trong công tác kiểm soát môi trường, dịch bệnh.


tải về 3.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương