MỤc lục chương một: CÁc khái niệm chung về sinh thái họC


MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẤT VỚI SINH VẬT



tải về 3.98 Mb.
trang5/24
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích3.98 Mb.
#39208
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

2.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẤT VỚI SINH VẬT


Đất là môi trường sống của sinh vật trên cạn, là tổ hợp của giá thể khoáng được nghiền vụn cùng với các sinh vật trong đất và những sản phẩm hoạt động sống của chúng. Đất được xem là một trong những hệ sinh thái quan trọng cấu trúc nên sinh quyển. Đất có những tính chất vật lí, hóa học và sinh học đặc trưng.

Cấu trúc của đất được thể hiện qua tỉ lệ thành phần kích thước của các hạt đất, từ nhỏ đến lớn. Sỏi có đường kính trên 2mm, cát thô: 0,2 - 2,0mm, cát mịn: 20m - 0,2mm, limon: 2 - 20m và các hạt keo đất nhỏ hơn 2m. Đất thường có sự pha trộn các dạng hạt với những tỉ lệ khác nhau để cho các dạng đất như đất sét, đất thịt nhẹ, thịt nặng, đất cát, cát pha...



Cấu trúc của đất có quan hệ với độ thoáng và khả năng trữ nước. Đất cát rất thoáng, nhưng khả năng giữ nước kém; đất quá mịn có khả năng giữ nước tốt, nhưng lại yếm khí. Đất chặt có các khe đất hẹp hơn 0,2 - 0,8m thì lông hút của rễ không có khả năng xâm nhập vào để lấy nước và muối khoáng, nhiều loài động vật có kích thước lớn hơn không thể cư trú được.

Nước trong đất tồn tại dưới 2 dạng: nước liên kết với các phần tử đất và nước tự do. Loại thứ 2 này có giá trị thực tế đối với đời sống của sinh vật. Nước tự do không chỉ cung cấp nước cho sinh vật mà còn là dung môi hòa tan các muối dinh dưỡng cung cấp cho động, thực vật và vi sinh vật.

Do chứa các muối có gốc axit hay bazơ mà đất có dạng chua (pH<7) hoặc kiềm (pH>7), tuy nhiên, chủ yếu nhờ sự có mặt phong phú của muối cacbonat, giá trị pH trong đất thường khá ổn định và ở dạng trung tính. Dung dịch đất chứa nhiều muối dinh dưỡng quan trọng làm nền tảng để thực vật tạo ra năng suất và đáp ứng được nhu cầu sống đối với các loài động vật đất. Đất mặn chứa hàm lượng muối clorua cao. Trong thiên nhiên còn có mặt các dạng đất đặc biệt, độc đối với đời sống của động vật như đất giàu lưu huỳnh (đất gypseux), giàu magiê (đất đolômit), đất giàu kẽm (đất calamine)...ở những loại đất này các loài động vật rất hiếm hoặc hầu như không gặp.

Sự phân bố của các nhóm loài sinh vật phụ thuộc vào đặc tính của các dạng đất, nước và nguồn dinh dưỡng chứa trong đó. Chẳng hạn, các loài giun đất thường sống ở nơi đất có độ ẩm cao, giàu mùn; các loài mối cần độ ẩm của không khí trong đất trên 50%, loài giun biển Arenicola maria sống trong các bãi cát bùn chứa tới 24% nước. Trong những điều kiện độ ẩm hay lượng nước thấp hơn, các loài buộc phải di chuyển đến những nơi thích hợp, bằng không nhiều loài phải chuyển sang dạng "ngủ" hay sống tiềm sinh trong kén.

Đất được bảo vệ tốt nhờ vào độ che phủ của thảm thực vật, đặc biêt là rừng. Rừng duy trì 40% lượng nước cho bốc hơi và 50% nước cho nước ngầm, chỉ còn 10% lượng nước tạo nên dòng chảy bề mặt. Ở nơi không có rừng, như trong các vùng đô thị, sự bốc hơi nước và nước để hình thành nước ngầm đều giảm xuống, tương ứng chỉ còn 25% và 32%, trong khi dòng bề mặt tăng lên đến 43%. Do vậy, mất rừng, đất nhanh chóng bị bào mòn, nghèo kiệt, nhất là đối với đất vùng nhiệt đới xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn.

2.3. CÁC YẾU TỐ SINH HỌC


Các yếu tố sinh học chính là những mối quan hệ của sinh vật với sinh vật trong cùng một loài hoặc khác loài. Trong những mối quan hệ như thế, loài này (hay cá thể này) có thể làm lợi hoặc gây bất lợi cho những loài (hay cá thể) khác có quan hệ với nó.

Mối quan hệ sinh học trong cùng loài hay khác loài rất đa dạng, có thể gộp thành 2 nhóm chính: các mối tương tác dương, trong đó cũng có ít nhất một loài có lợi, không loài nào bị hại và các mối tương tác âm, trong đó có ít nhất một loài bị hại, không có loài nào được lợi (bảng 2.1)



Bảng 2.1: Các mối quan hệ sinh học chính giữa các loài

TT

Mối quan hệ

Giữa 2 loài

Đặc trưng của mối tương tác

Ví dụ

1

2

Loài 1

Loài 2

1

Trung tính

0

0

Hai loài không gây ảnh hưởng tới nhau

Khỉ Hổ...

Chồn Bướm

2

Hãm sinh

0

-

Loài 1 gây ảnh hưởng lên loài 2, còn loài 1 không bị ảnh hưởng gì

Cyano-bacteria

Động vật nổi, cá nổi

3

Cạnh tranh

-

-

Hai loài kìm hãm nhau

Lúa, Sư tử, báo

Cỏ dại, Linh miêu

4

Con mồi - vật dữ

-

+

Con mồi bị vật dữ ăn thịt; con mồi có kích thước nhỏ, số lượng đông; vật dữ có kích thước lớn, số lượng ít.

Chuột, giáp xác, cá cơm

Mèo, cá trích, cá dữ lớn

5

Vật chủ - Ký sinh

-

+

Vật chủ có kích thước lớn số lượng ít. Vật kí sinh có kích thước nhỏ, số lượng đông

Gia cầm, gia súc

Giun, sán, ve, bét...

6

Hội sinh

+

0

Loài sống hội sinh có lợi, loài được hội sinh không có lợi và cũng không bị hại

Cua,cá bống, giun cá ép

Gun Erechis

Rùa biển


7

Hợp tác đơn giản (hợp sinh)

+

+

Hai loài đều có lợi nhưng không bắt buộc

Sáo, nhạn bể

Trâu, cò

8

Hỗ sinh hay cộng sinh

+

+

Hai loài đều có lợi nhưng chúng bắt buộc phải sống với nhau

Khuẩn lam, tảo đơn bào, mối

Nấm, san hô, trùng roi

9

Hiện tượng ở gửi

+

0

Loài sống ở gửi có lợi, loài cho ở gửi không có lợi và cũng không bị hại

Sâu, bọ

Kiến, mối

Điều cần phân biệt rằng, các mối quan hệ cùng loài cũng xuất hiện tương tự như các mối quan hệ khác loài, nhưng nhiều mối quan hệ, nhất là các mối tương tác âm thường biểu hiện không quá gắt gao. Nói chung, mối quan hệ trong nội bộ loài bao giờ cũng hướng đến việc giúp cho loài tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh.

2.4.TẬP TÍNH CỦA SINH VẬT

2.4.1. Khái niệm


Tập tính là tất cả những hoạt động được sinh vật sử dụng để thích nghi với các điều kiện bên ngoài và để đảm bảo sự sinh tồn cho chính bản thân.

Tập tính còn là những hoạt động liên quan đến sự xuất hiện một nhu cầu nào đó trong đời sống của động vật như: đói, khát, sự giao phối, làm tổ, bảo vệ lãnh thổ, nuôi con v.v.

Như vậy, tập tính là phương thức hoạt động để sinh vật duy trì nội cân bằng, sự sống sót và sinh sản, đồng thời cho phép các cá thể tham gia với tư cách là một bộ phận cấu thành trong các nhóm chức năng của quần xã.

Tập tính xuất hiện ở mọi sinh vật, từ những cơ thể có tổ chức đơn giản đến sinh vật bậc cao và nó bao gồm các dạng: "bẩm sinh" dựa trên các phản xạ không điều kiện, mang đặc trưng của loài như tính hướng, tính theo, các hoạt động bản năng (dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục...) và tập tính "tập nhiễm" như sự huấn luyện (hay học tập) và trí tuệ.



Tập tính được biểu hiện bằng những hoạt động phối hợp của cơ, liên quan đến cử động của một bộ phận nào đó của cơ thể như chó vẫy đuôi, chim hót. Nhiều khi là một phức hợp nhiều động tác, trong đó cần có sự tham gia của toàn cơ thể như việc thay đổi tư thế, như: cóc phát hiện được con ruồi phía bên trái, cóc lập tức xoay lại, đối diện với con mồi, nếu con mồi ở xa, cóc rạp mình, rón rén bò đến, khi đã ước lượng đúng khoảng cách, nhanh như chớp, cóc bật lưỡi bắt gọn con ruồi. Rõ ràng, những phản ứng trên dù được gây ra do những kích thích từ bên trong (nhu cầu ăn, uống...) hay bên ngoài (các yếu tố vô sinh và hữu sinh) đều là sự trả lời của cơ thể thông qua các hoạt động của hệ thống thần kinh và thể dịch, bắt đầu từ những tiếp nhận kích thích của các thụ quan đến những hoạt động điều phối của hệ thần kinh và những phản ứng trả lời thông qua các hoạt động của các bộ phận cơ thể tương ứng. Do vậy, trong quá trình tiến hoá, đặc biệt ở giới động vật, tập tính ngày một phức tạp trên cơ sở phát triển của hệ thần kinh. Từ đó, người ta có thể phân chia tập tính thành mấy loại sau đây.

2.4.2. Phân loại tập tính

2.4.2.1. Tập tính bẩm sinh


- Tính hướng: là dạng tập tính đơn giản nhất, xuất hiện chủ yếu dựa trên những phản ứng trả lời các nhu cầu sinh lí của các loài sinh vật bậc thấp. Chẳng hạn, khi cây mọc, rễ bao giờ cũng đâm xuống đất, ngọn hướng lên trời; hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời.

- Tính theo: là sự vận động để trả lời các kích thích, trong đó gồm "tính động", tức là vận động không định hướng để tránh các điều kiện bất lợi; "tính hướng theo" là sự vận động có hướng thuận hoặc nghịch với nguồn kích thích như nhiều loài côn trùng, cá thường tập trung đến nguồn sáng đèn. Ở nền đáy khi thế ôxi hóa khử giảm, ấu trùng muỗi lắc (Chironomus dorsalis) chuyển từ tầng tối lên tầng nước sáng (nơi thiếu ôxi lên nơi giàu ôxi hơn). Khi có tiếng động, mèo, chó vểnh tai hướng về nguồn tiếng động nghe ngóng để kịp thời có những đối phó cần thiết...; "hướng lệch" lệch với nguồn kích thích (định hướng của ong dựa trên tia sáng của mặt trời lệch khỏi nguồn thức ăn).

- Những hoạt động tự phát: Trong sự hình thành tập tính còn có đóng góp của "hoạt động tự phát" của hệ thần kinh và các "cơ chế lập trình". Các tập tính thuộc dạng "hoạt động tự phát" xuất hiện không phụ thuộc vào kích thích từ bên ngoài, thường gặp ở những nhóm động vật bậc thấp mới có hạch thần kinh, chẳng hạn, sự co bóp của dù sứa, sự uốn thân nhịp nhàng của giun Arenicola marina trong tổ, lôi cuốn nước và thức ăn qua hang của mình để hô hấp và kiếm mồi.

Ở trường hợp "cơ chế lập trình", các kích thích từ bên ngoài được coi như là các "tín hiệu' gây ra hoạt động đặc thù đã được lập trình trong hệ thần kinh trung ương. Sống trong môi trường nào cũng vậy, tác động của các yếu tố môi trường lên cơ thể sinh vật rất đa dạng, động vật khác nhau tiếp nhận thế giới xung quanh hoàn toàn khác nhau qua các thụ quan của mình. Song mỗi con vật không phải phản ứng lại với tất cả các biến đổi của môi trường mà chỉ "chọn lọc" những yếu tố "đặc hiệu" đối với đời sống của nó thông qua các thụ quan và hệ thần kinh trung ương. Ví dụ, khi phát hiện thấy con quạ, gà mẹ theo bản năng xác định ngay đó là "kẻ thù" liền phát tiếng kêu báo động, những con gà con nghe thấy tín hiệu đó lập tức chạy trốn. Con quạ là tín hiệu đặc thù đối với gà mẹ, còn tiếng kêu của gà mẹ là tín hiệu đặc thù đối với đàn gà con. Trong khi đó, sự xuất hiện của quạ lại trở thành yếu tố "khiêu khích' đối với chèo bẻo, chèo bẻo liền phát ra tiếng kêu để tập hợp những con chèo bẻo khác xúm lại tấn công quạ.

Nói chung, những tập tính bẩm sinh dựa trên các phản xạ không điều kiện đều là những phản ứng đã được mã hóa trong hệ thần kinh trung ương và mang tính di truyền. Tập tính thuộc loại này xuất hiện ngay sau lúc mới đẻ. Trẻ con mới sinh có phản xạ mút vú, chim non mới nở có động tác há mồm đòi mớm. Nhiều tập tính hình thành vào những thời điểm xác định của cuộc đời. Đến tuổi sinh sản các loài động vật khác giới tìm nhau, ve vãn để giao phối, vào mùa lạnh chim phương Bắc theo những con đường xác định di cư về các vùng đất phương Nam tránh rét, cá trình châu Âu khi sinh sản bao giờ cũng di cư ra biển Sargas, trung tâm Đại tây dương để đẻ trứng, mặc dầu sau mỗi lần như thế, đàn bố mẹ đều chết hết...

Rõ ràng, những tập tính quan trọng của động vật thường xuất hiện liên quan tới những tín hiệu rất cơ bản từ môi trường cũng như từ những nhu cầu bên trong của cơ thể như là nhiệt độ, độ ẩm, con mồi, vật dữ, những cá thể khác giới, sự đói, sự khát, nhu cầu giao phối, làm tổ, nuôi con... mà những loại này được thể hiện rất đa dạng để con vật có thể thu nhận được bằng "tay", bằng "mắt", bằng"tai", bằng "mũi" và bằng "lưỡi" của mình. Nhưng cần lưu ý rằng, kích thích ở thời điểm này có thể gây một phản ứng nhất định, nhưng ở thời điểm khác có khi không tạo ra một phản ứng nào, thậm chí còn gây ra phản ứng trái ngược, bởi vì cơ thể ở những thời điểm khác nhau thường rơi vào những trạng thái khác nhau.

Tập tính cũng thường biến đổi theo thời gian và mang tính chu kỳ. Theo sự phát triển của cơ thể, nhiều tập tính có thể biến đổi (mất đi hoặc thay thế bằng những tập tính mới), song nhiều tập tính lại được củng cố và hoàn thiện, sự hoàn thiện của các tập tính gắn liền với sự phát triển của hệ thần kinh và hoạt động của các chất nội tiết. Hoocmon của các tuyến nội tiết làm thay đổi môi trường bên trong mà ở đó có hệ thần kinh đang hoạt động và gây ảnh hưởng đến tập tính bằng nhiều con đường. Ví dụ; nhờ hoocmom sinh dục mà các "dấu hiệu" sinh dục thứ cấp dần dần được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển của cơ thể: Sự phát triển của mào và bộ mã đẹp của gà trống; sự "vỡ tiếng", mọc ria ở con trai mới lớn; ngực, mông phát triển ở thiếu nữ dậy thì... những tác động qua lại giữa trạng thái hoocmom và các yếu tố bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh tập tính và thường xảy ra rất phực tạp.


2.4.2.2. Tập tính tập nhiễm (hay sự học tập)


Tập tính tập nhiễm hay học tập thường được xem như sự biến đổi của tập tính và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, liên quan đến các cơ chế khác nhau. Tập tính tập nhiễm được thể hiện dưới các dạng: Thói quen (tập quán), sự tập luyện kinh điển (hay thành lập các phản xạ có điều kiện) và học tập bằng các thử nghiệm và sai lầm.

Thói quen là sự mất những phản ứng đã được hình thành trước đây chứ không chỉ là sự thành lập các phản ứng mới. Ví dụ như, sự thuần dưỡng động vật. Khi con vật đã được thuần dưỡng, nó quen với người, đồng thời mất đi nhiều phản ứng cũ (mất tiếng kêu báo động, mất khả năng tự săn mồi...). Tuy nhiên, trở lại điều kiện cũ, những tập tính cũ vốn có dần dần được khôi phục trở lại, nhưng tốc độ nhanh hay lâu phụ thuộc vào quá trình mà con vật được thuần hóa dài hay ngắn.

Dạng học tập đơn giản nhất là sự thành lập các phản xạ có điều kiện kinh điển. Dạng học tập khác có tính chất liên hợp là sự luyện tập dụng cụ (thành lập các phản xạ có điều kiện loại II) hay học tập bằng các thử nghiệm và sai lầm. Các phản xạ có điều kiện kinh điển và phản xạ có điều kiện loại II đều dựa trên các phản xạ không điều kiện, còn những kích thích có điều kiện như tiếng chuông, ánh sáng, mùi, vị, những thành công và thất bại hay sai lầm... tác động đến mà con vật "nhận biết" được trong quá trình tập luyện sẽ thiết lập nên mối quan hệ giữa những kích thích có điều kiện, bao gồm cả những thành công (sự thưởng) và sai lầm hay thất bại mà con vật mắc phải (sự phạt). Các phản xạ có điều kiện trở thành cơ sở của nhận thức. Trong tự nhiên tồn tại nhiều yếu tố tương tự nhau và nhiều yếu tố rất khác nhau. Khi tác động lên cơ thể, chúng không chỉ tạo nên các phản xạ có điều kiện thuộc loại "phổ cập" (do các yếu tố tương tự nhau) mà còn giúp con vật phân biệt được (do các yếu tố khác nhau). Nhiều phản xạ có điều kiện được thiết lập, nhưng không được củng cố trực tiếp, song nhờ vào sự "phân tích" các nguồn thông tin mới, sự "tìm tòi"... con vật có thể "hiểu biết" được thế giới xung quanh để có thể sử dụng những thông tin nhận biết được cho tương lai. Hiện tượng nêu trên chính là "việc học tập do kinh nghiệm tiềm tàng" trong cuộc sống của sinh vật. Chẳng hạn, nhiều loài côn trùng (ong, kiến...) thường thực hiện các cuộc "hành trình" định hướng xung quanh tổ vừa mới xây hay nguồn thức ăn nào đó vừa mới phát hiện để "ghi nhớ" vị trí, thậm trí " đo đạc" cả cung đường cần đến.

Học tập luôn gắn liền với việc duy trì thông tin trong hệ thống thần kinh và với khả năng sử dụng thông tin đó trong các trường hợp cần thiết. Quá trình nhận biết thông tin, phân tích rồi tổng hợp thông tin để đưa đến những phản ứng chính xác trước những phản ứng là đặc trưng của hệ thần kinh thuộc hệ động vật cao cấp.


2.4.2.3. Tập tính xã hội


Tập tính xã hội bao gồm những mối tương tác giữa các cá thể cùng loài, dựa trên mối liên kết sinh sản giữa các cá thể khác giới, mối quan hệ chăm sóc và bảo vệ con cái của đàn bố mẹ, mối quan hệ huyết thống và di truyền giữa các thế hệ. Những sinh vật sống thành xã hội ở những mức độ tổ chức khác nhau như: bày, đàn... liên hệ với nhau bằng những thông tin hay các tín hiệu. Cá sống đàn nhận biết nhau qua "màu sắc đàn". Tằm đực nhận biết những cá thể khác giới bằng chất tiết Bombicom được tiết ra từ con cái. Các loài hươu, cầy mướp, cầy hương... có những tuyến tiết "hương" ở hốc mắt, ở gốc đuôi, xung quanh vùng hậu môn. Nhiều loài còn sử dụng cả nước tiểu, phân như là những tín hiệu để nhận biết nhau hay để "đánh dấu" vị trí. Nhiều loài sử dụng âm thanh như côn trùng, ếch nhái để gọi bầy. Các chất hoá học tiết ra bởi sinh vật, được con vật sử dụng như những thông tin gọi là Pheromon.

Những tín hiệu nhận biết qua thị giác không chỉ là mầu sắc mà còn là điệu bộ của các con vật khác giới, đặc biệt là hiện tượng "khoác áo cưới", các cử chỉ "khoe mẽ" như nhảy múa và những động tác "kệch cỡm" không đúng lúc của con đực. Như vậy, sống trong xã hội sinh vật phải phụ thuộc vào nhau, chúng chia sẻ trách nhiệm trong công việc tìm kiếm thức ăn, xây tổ, nâng cao hiệu quả bảo vệ, hiệu quả sinh sản... Một số loài côn trùng như mối, kiến, ong và cả con người sống trong một xã hội phức tạp và phát triển cao nhất trong sinh giới. Trong xã hội ong, vị trí của mỗi cá thể được xác nhận ngay từ khi mới sinh. Ong thợ chẳng bao giờ bén mảng đến gần ong chúa, còn những con ong đực chỉ hữu dụng khi ong chúa kén "phò mã" để thực hiện giao thoa sinh sản, sau đó chúng thường rời khỏi tổ. Ong chúa là biểu tượng cho sự tồn tại của đàn ong, được chăm chút chu đáo và chỉ làm nhiệm vụ sinh sản. Ngược lại, xã hội của động vật có xương sống cấu trúc ít chặt chẽ hơn và như vậy, xã hội dành cho các cá thể cơ hội thay đổi vị trí của mình, tức là có điều kiện nâng cao vị trí trong xã hội. Nhiều xã hội động vật có sự lãnh đạo "tập thể', song nhiều xã hội có con đầu đàn. Việc xác lập con đầu đàn là những trận "đọ sức", thường của các cá thể đực.

Nhiều loài động vật có xương sống lại có những tập tính xã hội khác liên quan đến lãnh thổ mà chúng chiếm hữu. Vùng được bảo vệ gọi là lãnh thổ và con vật do đó có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình một cách nghiêm ngặt. Nhiều loài cá, chim, chó sói, hươu, nai, khỉ, vượn... là những loài có tính lãnh thổ cao. Do sự "đấu đá" mà sinh vật sống kiểu xã hội có sự phân chia thành những nhóm, đàn nhỏ có "lãnh địa" riêng. Nhờ vậy, chúng có thể khai thác nguồn thức ăn tương đối đồng đều. Ở những loài có tập tính xã hội cao, lãnh thổ của chúng là "của chung" chứ không phải cho từng "gia đình". Diện tích, vị trí lãnh thổ ít khi thay đổi qua nhiều thế hệ nếu như nguồn dinh dưỡng và nước vẫn được duy trì. Những loài sống trên cây khó xác định địa bàn bằng "bước chân", chúng sử dụng tiếng kêu để đo đạc. Chẳng hạn, những con chim, con vượn sáng sáng đều dành một khoảng thời gian để hót, cốt là để "tuyên bố" với các cá thể xung quanh phạm vi lãnh thổ của mình. Chúng có thể phải "chiến đấu" để bảo vệ lãnh thổ với những con khác cùng loài, nhưng lại phớt lờ những loài khác xâm phạm đến, vì những con này không sử dụng cùng nguồn thức ăn với chúng.

Tổ chức xã hội có thể gồm những "gia đình", những "bộ tộc" ... tạo nên một xã hội lớn. Trong thiên nhiên cũng gặp những xã hội không phải của một loài như "xã hội" khỉ và hươu sao, chúng dựa vào nhau để sống một cách an toàn hơn nhờ vào đôi mắt tinh của khỉ và đôi tai thính của hươu. Những loài côn trùng sống thành xã hội xác lập nên những dạng xã hội phát triển rất cao và rất cổ như ong, mối, kiến. Trong kiểu sống này chẳng những con cái sống dựa vào cha mẹ mà sau này cha mẹ lại sống nhờ vào con cái. Trong xã hội ong, kiến, mối được phân chia đẳng cấp và chức năng cho mỗi thành viên rất chặt chẽ như một khuôn mẫu, đứng đầu là một "bà chúa" được mọi thành viên suy tôn, chăm sóc; "bà chúa" không chỉ chịu trách nhiệm sinh sản, duy trì nòi giống mà còn là "linh hồn" của toàn xã hội.

Chương ba

QUẦN THỂ, QUẦN XÃ SINH VẬT

Mục tiêu:


  • Nắm được thế nào là quần thể, quần xã, các đặc trưng cơ bản của nó.

  • Giải thích nguyên nhân, ý nghĩa của sự phân tầng và ứng dụng tính chất phân tầng trong sản xuất nông nghiệp.

  • Mô tả được chuỗi thức ăn, mạng lưới thức ăn và xu thế của diễn thế sinh thái.



tải về 3.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương