MỤc lục chương một: CÁc khái niệm chung về sinh thái họC


Vai trò và nhiệm vụ của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường



tải về 3.98 Mb.
trang21/24
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích3.98 Mb.
#39208
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

5.1.4. Vai trò và nhiệm vụ của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường


Sự sống luôn luôn phát triển, tiến hóa trong môi trường của nó. Giữa sinh vật và môi trường sống có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời như chính bản thân sự sống. Không có sự sống ngoài môi trường và cũng không có sự sống trong môi trường mà nó không thể thích ứng. Hiện nay, sự chủ động điều chỉnh để phù hợp một cách tối ưu giữa phát triển và môi trường sống là vấn đề lớn trên phạm vi quốc tế và trong mỗi quốc gia. Nền văn minh hiện tại, bên cạnh những thành quả và kỳ tích đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho môi trường sống của chính bản thân con người. Đặc biệt trong những thập kỷ vừa qua, tài nguyên thiên nhiên bị phung phí, loại tài nguyên không tự phục hồi được bị cạn kiệt đáng lo ngại, tài nguyên có thể phục hồi được bị tàn phá do sử dụng quá mức cho phép, cân bằng sinh thái bị vi phạm. Bổn phận của con người là phải lập lại một cân bằng sinh thái mới, phải thống nhất giữa phát triển và môi trường để xây dựng một sinh quyển ngày càng tốt đẹp và thịnh vượng.

5.1.4.1. Quan hệ giữa phát triển và môi trường


Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người. Phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trường và phát triên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó môi trường vừa là địa bàn vừa là đối tượng phát triển.

Trong phạm vi quốc gia hay toàn thế giới luôn song song tồn tại hai hệ thống. Hệ thống kinh tế xã hội và hệ thống môi trường, trong đó hệ thống môi trương thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế đồng thời tiếp nhận toàn bộ chất thải từ hệ thống kinh tế. Chất thải này có thể ở hẳn lại trong môi trường thiên nhiên hoặc qua chế biến được tái sử dụng trong hệ thống kinh tế.

Hoạt động sản xuất tạo ra các chất phế thải không thể sử dụng lại được trong hệ thống kinh tế là hoạt động gây tổn hại đến môi trường. Lãng phí tài nguyên không tái tạo và sử dụng tài nguyên tái tạo một cách quá mức làm cho nó mất khả năng tái tạo hoặc phải hồi phục sau một thời gian quá dài, sinh ra những chất độc hại đối với con người và môi trường sống cũng là hoạt động gây tổn hại đến môi trường. Các hoạt động phát triển luôn luôn có 2 mặt (lợi và hại). Tài nguyên thiên nhiên cũng có 2 mặt, nó vừa là nguồn tài nguyên và phúc lợi đối với con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn thiên tai, thảm họa đối với sản xuất và đời sống của con người nếu như con người quản lý và sử dụng nó không hợp lý.

Ở những nước phát triển, nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ quá mức gây hiện tượng ô nhiễm do thừa thãi. Ngược lại ở những nước đang phát triển thì hiện tượng ô nhiễm do nghèo đói gây nên. Do thiếu lương thực, nước uống, nhà ở, thuốc chữa bệnh, vệ sinh kém, mù chữ, bất lực trước thiên tai… là nguồn gốc cơ bản của vấn đề môi trường.

Việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên quá mức và thiếu cân nhắc sẽ dẫn tới sự phát triển kinh tế không bền vững. Người ta đã chứng minh rằng cho đến năm 1997 nền kinh tế thế giới đã phát triển gấp 6 lần so với năm 1950 và bắt đầu vượt quá giới hạn khả năng cung cấp của trái đất. Chỉ cần kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3%/năm thì tổng sản lượng sẽ tăng từ 29 ngàn tỷ USD (năm 1997) lên tới 57 ngàn tỷ USD (năm 2020), gần gấp đôi. Dự báo sẽ gấp đôi một lần nữa vào năm 2050 (khoảng 138 ngàn tỷ USD), vượt xa khả năng cung cấp của trái đất. Các nhà khoa học cho rằng, sự phát triển kinh tế thế giới như hiện nay là sự phát triển không bền vững về mặt sinh thái, cần phải xây dựng một tương lai bền vững bằng một nền kinh tế mới - kinh tế sinh thái.

5.1.4.2. Sự cấp thiết phải bảo vệ môi trường


Môi trường tự nhiên là nền tảng không thể thiếu được cho sự sống của con người, nó cung cấp vật chất và năng lượng để đảm bảo sự sống và sự phát triển của nhân loại. Trải qua thời gian dài lịch sử, con người đã lấy từ thiên nhiên các nguồn tài nguyên để phục vụ cho sự gia tăng dân số và nhu cầu vật chất ngày càng cao của xã hội, để sau khi sử dụng trả lại thiên nhiên dưới dạng các chất thải. Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, các quá trình công nghiệp và đô thị hóa nhanh chóng làm cho tác động của loài người đến môi trường đạt cường độ và qui mô quá lớn. Với xu hướng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, những hoạt động phá hại môi trường rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống của con người. Môi trường đang có nguy cơ phá hủy cân bằng tự nhiên về vật chất và năng lượng, đe dọa sự sinh tồn sau này của xã hội.

+ Sự phát triển nhanh thêm nhiều vùng khai thác khoáng sản đi đôi với những bãi thải khổng lồ làm nảy sinh nhiều vấn đề (mất đất, ô nhiễm đất trồng trọt, ảnh hưởng nguồn nước...). Mức độ ô nhiễm không thể chấp nhận được ở các chất thải.

+ Hiện tượng trái đất nóng dần lên. Trái đất nóng dần lên là do hiệu ứng nhà kính, trong đó khí CO2 là thủ phạm số 1 gây nên. Theo kết quả phân tích của Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard (NewYork), cơ quan hàng không và vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ (NASA), cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), Trung tâm Hadley thuộc nha khí tượng Anh quốc, từ những năm 1860, 1880 tới nay, các nhà khoa học ở Đại học Massachusett đã đưa ra kết luận: những năm 1990 là thập kỷ nóng nhất của thiên niên kỷ vừa qua, trong đó năm 1998 là năm có nhiệt độ cao nhất trong thế kỷ 20. Từ những năm đầu của thế kỷ 21, nhiệt độ trái đất vẫn tiếp tục tăng, con người đã chứng kiến nhiệt độ tăng cao vào những năm 2007, 2009, 2011 và tiếp tục phải gánh chịu hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu vào những năm tiếp theo.

+ Bão lụt cũng xảy ra dồn dập do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Người ta nhận thấy rằng, xu thế nóng lên khoảng 0,60C từ cuối năm 1800 tới nay là phù hợp với những dự đoán bằng mô hình hóa để nghiên cứu tác động tổng hợp các loại khí có hiệu ứng nhà kính, tác động của mặt trời và các loại khí sunfat. Từ đó một nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã dự đoán nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng lên 1,9-2,90C vào các năm 1990 - 2100, tương ứng nước biển sẽ dâng cao 46-58 cm. Nếu vậy sẽ dẫn tới những thay đổi lớn về mưa bão và các trạng thái cực đoan khác của thời tiết.

+ Tai biến liên quan đến mực nước biển: Mực nước biển dâng cao là do sự nóng lên toàn cầu làm tan băng ở 2 cực của trái đất (dâng cao chấn tĩnh), do lực tạo triều, vận động kiến tạo của đáy biển… Theo cục bảo vệ môi trường (EPA) của Hoa Kỳ, mực nước đại dương sẽ dâng cao so với năm 1985 như sau: 13-55cm (năm 2025); 23-117 cm (năm 2050) và 56-345 cm vào năm 2100. Ở Đông Nam Á, mực nước biển tăng lên 3-15 cm (năm 2010) và sẽ tăng lên 15-90 cm (năm 2070). Theo Nguyễn Ngọc Thụy (1995) ở ven biển Đồng bằng sông Cửu Long xu thế dâng cao mực nước biển trong nửa thế kỷ qua là 2-3 mm/năm, năm 2010 dâng cao 12-18 cm so với năm 1990. Vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng tốc độ dâng cao mực nước biển vào khoảng 2,2 mm/năm. Hiện tượng này càng trở nên nguy hiểm khi ven biển của cả 2 đồng bằng lớn nhất nước ta đang có xu hướng sụt lún kiến tạo. Nếu nước biển dâng cao 1m thì 1.570.000 ha đất của đồng bằng Nam bộ và nhiều diện tích khác của nhiều vùng đất thấp ở Quảng Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng sẽ ngập chìm dưới nước. Ngoài ra nước biển dâng cao sẽ làm ngập úng đô thị, làng mạc, cường hóa, xói lở, nhiễm mặn và nhiều sự cố môi trường khác. Sự ô nhiễm quá mức báo động các vùng nước mặt tự nhiên do chất thải công nghiệp, nông nghiệp hiện đại.

+ Hiện tượng mưa axít: Đã xảy ra ở những nước có nền công nghiệp phát triển và các nước lân cận. Ở Việt Nam mặc dù nền công nghiệp chưa phát triển, song đã có dấu hiệu của mưa axít với độ pH đo được là 5,5.

+ Hiện tượng thủng tầng ozon: Đã từng gây nhiều kinh hoàng cho giới khoa học, vì tầng ozon đang che chở cho mọi sự sống trên trái đất, chống lại các tia cực tím có hại. Nguyên nhân của hiện tượng này là do loài người đã chế tạo và sử dụng chất clo-florua-cacbon (CFC) trong một số ngành công nghiệp. Khi hợp chất CFC được phát ra và đi lên không trung sẽ tạo ra chất “clo tự do” có tác dụng phá hoại tầng ozon, “clo tự do” ở tầng bình lưu đạt tới mức độ cao nhất trong các năm 1990 là 4 phần tỷ trên thể tích (ppmv).

+ Hiện tượng El Nino: Là hiện tượng thiên nhiên đã xảy ra nhiều lần từ xa xưa, nhưng hiện nay mới được tìm hiểu về bản chất vật lý trên qui mô toàn cầu. Một trong những biểu hiện chính của El Nino là nhiệt độ nước biển tăng lên vài độ Celsius so với trung bình trên một vùng biển rộng lớn ở vùng cận xích đạo trung tâm Thái Bình Dương, kéo theo các thay đổi trên qui mô toàn cầu và đó là nguyên nhân của nhiều thiên tai bất thường trên thế giới. Hiện tượng El Nino vào những năm 1997 và 1998 của thế kỷ 20, năm 2009 và 2010 của thế kỷ 21 được đánh giá là lớn nhất. Nhiều thảm họa liên quan đến El Nino như hạn hán, ngập lụt và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế-xã hội, nhiều nước trên thế giới đã chịu ảnh hưởng của hiện tượng này trong thời gian trên.

+ Thiếu nước ngọt, mực nước ngầm hạ thấp

+ Diện tích đất nông nghiệp/đầu người hạ thấp

+ Lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học: Vấn đề sử dụng phân bón và thuốc hóa học ngày càng tăng trong sản xuất nông nghiệp.

+ Dân số tăng lên quá nhanh, quá trình đô thị hóa, điều kiện ăn, ở và sinh sống của con người… cùng với những nhu cầu nhiều mặt ngày càng tăng như việc nghỉ ngơi dưới những vành đai xanh xung quanh thành phố…

Trước tình hình đó, môi trường đang trở thành vấn đề thời sự trên trái đất, loài người đang đứng trước vấn đề phải bảo vệ tự nhiên, chống lại sự giảm sút dần khả năng duy trì sự sống của trái đất, chống lại sự tấn công ngày càng tăng của chính con người. Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường là biện pháp có hiệu quả để phát triển kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Không ngừng cải tạo và nâng cao điều kiện thuận lợi cho lao động, nghỉ ngơi và nâng cao sức khỏe của con người.

- Việc bảo vệ và cải thiện môi trường cần được thực hiện đồng bộ, có sự kiểm soát của Nhà nước và liên quốc gia bằng pháp luật đối với tất cả các dạng ô nhiễm môi trường, nhằm bảo vệ tối ưu các tài nguyên thiên nhiên, khôi phục, giữ gìn và cải thiện môi trường, xây dựng các khu nghỉ ngơi, khu bảo vệ. Phổ biến, tuyên truyền tư tưởng và biện pháp khoa học bảo vệ và làm giàu tự nhiên, bảo vệ môi trường. Ngày nay, toàn nhân loại đang đứng trước sự giảm sút ngày càng trầm trọng những điều kiện sinh thái xung quanh mình. Phải chứng kiến sự tăng cường các quá trình thiên nhiên có tính chất hủy hoại (mưa axit ngày càng phổ biến, nạn lũ lụt, hạn hán, tầng áo giáp ozon của khí quyển bị bào mòn và thủng, nhiệt độ trái đất nóng lên…). Vì vậy, cần đấu tranh có xu hướng chống lại sự thiệt hại trên bằng cách:

+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên, dự báo, xóa bỏ, ngăn ngừa những hiện tượng thiên nhiên có tính chất hủy hoại, bảo vệ một cách hữu hiệu và cải thiện môi trường là vấn đề quan trọng đặc biệt.

+ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên phải được coi là tài sản công cộng số 1 của nhân loại, đòi hỏi sự chú ý, chăm sóc lớn nhất, quy hoạch có hệ thống, có kế hoạch để đảm bảo tương lai cho con người.

- Đối với việc ổn định khí hậu cần phải:

+ Tham gia và vận động các nước tham gia thực hiện các thỏa thuận London (1990) và Copenhagen (1997) về việc chấm dứt sản xuất có chất thải CFC (các chất hủy hoại tầng ozon) cũng như nghị định thư Kyoto về giảm phát thải các khí nhà kính, giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tích cực nghiên cứu việc sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh được như thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…

+ Có chính sách thích hợp để bảo vệ rừng, cây rừng vừa hấp thụ khí CO2 trong không khí, vừa cơ địa để bảo vệ đa dạng sinh học.

+ Ổn định dân số để có điều kiện cải thiện đời sống, phát triển kinh tế tiến tới làm giầu trong dân, giảm phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính.



+ Bảo vệ các hệ thống đầm phá, các cụm cát, các rừng ngập mặn dọc bờ biển.


tải về 3.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương