MỤc lục chương Cơ sở lý luận và các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng công trình giao thông: 7


Hiện trạng giao thông thành phố Hà Nội và khu vực nghiên cứu



tải về 0.82 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.82 Mb.
#21576
1   2   3   4   5   6   7   8

2.2. Hiện trạng giao thông thành phố Hà Nội và khu vực nghiên cứu.

2.2.1. Hiện trạng giao thông thành phố Hà Nội.

2.2.1.1. Hiện trạng giao thông nói chung.


a, Cơ sở hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội.

- Mạng lưới quốc lộ hướng tâm

Hà Nội là thành phố có mạng lưới đường dạng vòng tròn xuyên tâm với các đường hướng tâm hướng vào trung tâm thành phố và các đường vành đai hỗ trợ. Mạng lưới đường như vậy cùng với đường nhỏ hẹp là nguyên nhân gây nên ách tắc giao thông vào giờ cao điểm. Mạng lưới đường quốc lộ hướng vào trung tâm Hà Nội gồm:

Quốc lộ 1A phía Bắc: Nối Hà Nội với cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn).

Quốc lộ 1A phía Nam: Tuyến đường xuyên suốt chiều dài cả nước từ Bắc vào Nam.

Quốc lộ 5: Là tuyến đường nối Hà Nội với Hải Phòng.

Quốc lộ 6: Tuyến đường này nối Hà Nội với các tỉnh phía Tây và Tây Nam.

Quốc lộ 2 và 3: Quốc lộ 2 nối với đường Bắc Thăng Long – Nội Bài,

Quốc lộ 32: Đây là tuyến bắt đầu từ thị xã Sơn Tây đi thẳng vào trung tâm Hà Nội.

Cao tốc Láng – Hòa Lạc: với chủ trương tạo cơ sở cho việc triển khai xây dựng chuỗi đô thị đối trọng Miếu Mông – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây. Nhà nước đã quyết định xây dựng tuyến đường cao tốc Láng – Hòa Lạc với chiều dài hơn 30 km đảm bảo mối liên hệ trực tiếp giữa trung tâm Hà Nội và chuỗi đô thị này.

- Giao thông đối nội, giao thông đối ngoại.


  • Giao thông đối nội:

Mật độ mạng lưới thấp và phân bố không đều. Mật độ bình quân ở khu vực nội thành là 0.87km/km2 chỉ bằng 35-40% so với mức trung bình trên thế giới.

Đường Giải Phóng đoạn từ Văn Điển - Kim Liên mặt cắt ngang đã được mở rộng tới 38,5 – 42m với 4 – 6 làn xe mới.

Đường Nguyễn Trãi mặt cắt ngang 50 – 60m với 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và có đường dành riêng cho xe buýt.

Đường 32 đoạn Cầu Giấy đến Thăng Long có mặt cắt ngang rộng 33m với 6 làn xe.

Đường Nguyễn Văn Cừ với mặt cắt ngang chỉ đảm bảo cho 4 làn xe chạy liên tục và có 2 làn xe thô sơ rộng 5.5m.

Cùng với sự mở rộng của các đường đô thị hướng tâm đã mở rộng và xây dựng một số đường cấp thành phố trong khu vực nội thành nhằm tăng khả năng thông qua trên các trục giao thông chính.

Tuyến đường Liễu Giai – Ngọc Khánh có mặt cắt ngang rộng 50m với 6 làn xe chạy.

Tuyến đường Trần Khắc Chân – Đại Cồ Việt – Kim Liên có mặt cắt ngang rộng 50 – 54m với 4 làn xe cơ giới và 4 làn xe thô sơ.

Tuyến đường Yên Phụ đi Nhật Tân có mặt cắt ngang đảm bảo cho 4 đến 6 làn xe chạy.

Tuyến đường Kim Mã – Cầu Giấy có mặt cắt ngang rộng 33m với 6 làn xe chạy.

Tuyến đường Thái Hà – HTK có mặt cắt ngang rộng tới 80m với 4 làn xe chạy.

Tuyến đường Hoàng Quốc Việt có mặt cắt ngang rộng 50m với 6 làn xe cơ giới và dự trữ cho đường sắt đô thị.



  • Giao thông đối ngoại.

Đây là các tuyến đường vành đai được xây dựng nhằm giải tỏa, điều phối các luồng xe quá cảnh qua khu vực Hà Nội cũng như mạng lưới giao thông đối ngoại. Quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được chính phủ phê duyệt năm 1998 định hướng cho giao thông Hà Nội có 4 tuyến đường vành đai:

Vành đai 1: Nguyễn Khoái – Trần Khắc Chân – Đại Cồ Việt – Kim Liên – La Thành – Ô chợ Dừa – Giảng Vừ – Ngọc Khỏnh – Liễu Giai – Hoàng Hoa Thám.

Vành đai 2: Minh Khai – Ngó Tư Vọng – Ngó Tư Sở - đường Láng – Cầu Giấy – Bưởi – Lạc Long Quân – Nhật Tân và vượt sông Hồng từ vị trí xã Phỳ Thượng sang xã Vĩnh Ngọc qua Đông Hội, Đồng Trứ, Quốc lộ 5 tiếp tục vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai.

Vành đai 3: Bắc Thăng Long-Nội Bài – Mai Dịch – Phạm Hùng – Thanh Xuân – Pháp Vân

Sài Đồng – Cầu Đuống (mới) – Ninh Hiệp – Việt Hùng nối với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.

Vành đai 4: Bắt đầu từ phía Nam thị xã Phúc Yên qua xã Mê Linh và vượt xã Đại mạch sang xã Thượng Cát đi song song phía ngoài đường 70 và giao với đường 32 tại xóm Kim Chung và giao với đường Láng – Hòa Lạc (Km 8 + 500), qua ga Hà Đông, Ngọc Hồi và vượt sông Hồng tại Vạn Phúc sang xã Thắng Lợi (Cầu Mễ Sở) và giao với quốc lộ 5 tại Như Quỳnh và đi thẳng nối tiếp vào đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh



- Hiện trạng nút giao thông trong đô thị.

Hệ thống giao thông Hà Nội có nhiều giao cắt, chỉ tính trong nội thành có khoảng 600 nút giao cắt đồng mức và rất ít các nút giao thông khác mức. Nắp đặt được 108 nút đèn tín hiệu giao thông mới. Chính tình trạng nút giao thông là đồng mức nên tạo rất nhiều giao cắt và dẫn đến xung đột và gây ra tai nạn và ùn tắc giao thông thường xuyên. Các nút giao thông đã cải tạo và lắp đèn mới như là:

Nút Daewoo với hệ thống đèn 3 pha đã khắc phục được hiện tượng ùn tắc giao thông, giảm được tai nạn giao thông tại đây.

Nút Nam Chương Dương: Đây là một nút giao khác mức tương đối hiện đại và cơ bản khắc phục được hiện tượng ùn tắc giao thông.

Nút ngã tư Vọng: Đây cũng là giao cắt khác mức, các xung đột tại nút đã được hạn chế tối đa, đã cơ bản khắc phục được tình hình ùn tắc giao thông và hoạt động có hiệu quả hơn .

Một số nút khác cũng đã có đèn tín hiệu 3 pha như: Nút Tôn Thất Tùng-Chùa Bộc, Phố Huế- Đại Cồ Việt ,Cát Linh. Các nút còn lại là đèn hai pha.

Phần lớn hệ thống đèn tín hiệu điều khiển hiện nay mới chỉ có 2 pha nên trong nhiều trường hợp làm cho dòng phương tiện càng trở nên phức tạp hơn. Nút giao thông tại khách sạn Daewoo đã được nâng cấp thành nút điều khiển 3 pha làm tăng khả năng thông qua của nút.

- Hiện trạng các bến xe, bải đỗ xe.


  • Bến xe.

Bến xe phía Tây (Mỹ Đình): Phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách từ tả ngạn sông Hồng đi các tỉnh phía Tây- Bắc và ngược lại. Có diện tích 30.000m2 thuộc địa bàn xã Mỹ Đình - Hà Nội. Lượt xe trung bình là 280 xe/ngày, lượng HK bình quân là 2350 HK/ngày.

Bến xe phía bắc (Gia Lâm): Có diện tích là 11468,5m2 thuộc quận Long Biên - HN. Lượt xe trung bình trong ngày là 300 xe/ngày, lượng HK trung bình là 855 HK/ngày.

Bến xe phía Nam (Giáp Bát): Có diện tích 36000 m2 thuộc địa bàn phường Giáp Bát- Hoàng Mai -Hà Nội. Bến xe phía Nam đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Hà Nội đi các tỉnh: Thái Bình, Nam Định,các tỉnh phía Nam Hà Nội cho đến các tỉnh đồng bằng Nam bộ. Số lượng khách bình quân 390 xe/ngày, lượng hành khách bình quân là 6440 HK/ngày.

Trạm Thanh Xuân (bến đi Sơn La): Có diện tích 400m2, phục vụ hành khách đi Sơn La và một số tỉnh phía Bắc. Năng lực thông qua của bến là 60 xe/ngày. Tổng lượt khách ra vào bến khoảng 200 HK/ngày.

Bến xe Lương Yên: Được xây dựng nhằm giải tỏa cho bến xe Gia Lâm ở mạn phía Bắc của thành phố với diện tích 10200m2.

Ngoài ra còn có các bến xe nhỏ khác như: Bến xe Nước Ngầm, bến xe Hà Đông,...



  • Hệ thống các điểm đỗ xe trong thành phố

Toàn thành phố có 189 điểm trông xe thì có 31 điểm không có giấy phép. Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội – sở GTCC đang quản lý 126 điểm đỗ xe công cộng với diện tích khoảng 55000m2. Có 3000 vị trí đỗ xe với diện tích bình quân một vị trí đỗ là 15,5 m2. Công ty cũng đang giám sát 33 điểm đỗ xe Taxi với tổng sức chứa 327 xe.

Ngoài ra còn có một số điểm đỗ xe do các cơ quan tự xây dựng và quản lý và các điểm đỗ xe trên đường, hè phố.





Hình (2.1): Cơ cấu bãi đỗ xe theo loại hình phương tiện hiện nay tại Hà Nội

Diện tích đỗ xe của thành phố Hà Nội mới đạt 160 nghìn m2, chiếm 0,22% diện tích thành phố, chỉ đảm bảo được 10% nhu cầu đỗ xe. Các điểm đỗ xe công cộng ở Hà Nội:

Bến xe Nam Thăng Long: Đây là điểm đầu cuối được thiết kế chuẩn dành riêng cho xe buýt công cộng, là điểm đầu cuối của 4 tuyến xe buýt.

Bến xe Hà Đông: đây là điểm trung chuyển lớn giữa vận tải liên tỉnh phía Đông và vận tải nội đô. Đây là điểm đầu cuối của 5 tuyến xe buýt.

Điểm đỗ xe Kim Ngưu: Đây là điểm đầu cuối của 3 tuyến xe buýt, diện tích tương đối rộng đáp ứng được nhu cầu trong giao đoạn hiện nay.

Điểm đỗ xe Trần Khánh Dư: Đây là điểm trung chuyển tạm thời của 6 tuyến xe buýt do vị trí không thuận lợi .

Điểm đỗ xe Long Biên: Đây là điểm trung chuyển lớn nhất của mạng lưới xe buýt Hà Nội. Hiện nay là điểm đầu cuối của 8 tuyến xe buýt và có 8 tuyến thông qua.

Điểm đỗ xe Nguyễn Công Trứ: Đây là điểm đỗ xe buýt mới được quy hoạch. Tuy nhiên mới là điểm đầu cuối của tuyến xe buýt số 23.

Điểm đỗ xe Nội Bài: Điểm đỗ xe này nằm ở khuôn viên của sân bay Nội Bài, thuận lợi cho hành khách từ sân bay đi vào nội thành.

Điểm đỗ xe Ga Hà Nội: Đây là điểm trung chuyển quan trọng phục vụ hành khách từ Ga Hà Nội đi các nơi.

Bến xe Kim Mã: Có diện tích 3724m2. Trước đây, nó là một bến xe phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh. Nó nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội nên thường xuyên làm cản trở giao thông, gây ách tắc giao thông. Hiện nay bến xe Kim Mã chỉ là điểm đỗ dành riêng cho xe buýt.

b, Hành vi thàm gia giao thông của người dân.

Do thiếu hụt về cơ sở hạ tầng giao thông cộng với tình trạng đào xới lòng đường viả hè đã là giảm khả năng thông qua của các trục đường, gây tai nạn và ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.

Tình trạng đỗ xe ở lòng đường, vỉa hè bị lấn chiếm vừa làm giảm diện tích lòng đường vừa mất mĩ quan đô thị.

Cơ cấu phương tiện hỗn hợp với nhiều loại phương tiện với các tính năng khác nhau gây khó khăn trong việc tổ chức giao thông.

T
Hình (2.2): Biểu đồ cơ cấu phương tiện trên 9 trục đường chính Hà Nội
ình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trong thời gian gần đây diễn biến theo chiều hướng tốt: số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong 11 tháng 2008 là 920 vụ (giảm 8% so cùng kỳ năm trước) làm chết 693 người (giảm 3%) và làm bị thương 492 người (giảm 36%).

2.2.1.2. Hiện trạng giao điểm trung chuyển.


a, Hiện trạng cơ sở hạ tầng các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội.

- Điểm dừng, nhà chờ, pano:

Trên toàn mạng có 1029 điểm dừng, 190 nhà chờ và 26 pano.

Trong thời gian đầu, việc bố trí điểm dừng ưu tiên mục tiêu thuận lợi để thu hút khách hang. Nhưng trong điều kiện tăng trưởng rất nhanh về hành khách, mật độ giao thông cao và tần suất các tuyến xe buýt hiện nay đã bộc lộ những bất cập về vị trí các điểm dừng làm giảm hiệu quả khai thác phương tiện và khó khăn trong quá trình vận hành của lái xe, nhiều trường hợp là nguyên nhân của mất an toàn giao thông.

Các điểm dừng, nhà chờ hiện nay vẫn chưa xây dựng công trình tạo khả năng tiếp cận của người khuyết tật đối với xe buýt.



- Điểm đầu cuối, điểm trung chuyển.

Hiện có 31 điểm đầu cuối trên địa phận Hà Nội, trong đó có 12 điểm là có vị trí đỗ riêng, còn lại 19 điểm phải đỗ tạm trên lòng đường.

Trong các điểm đầu cuối có vị trí đỗ riêng, chỉ có một số tại các bến xe là được phân khu, quy hoạch hợp lý, còn lại hầu hết chỉ là có sân bãi đỗ không có công trình phụ trợ, tại các vị trí tận dụng các điểm tạm thời nên có thể bị thay đổi bất kỳ lúc nào, đây là bất cập lớn nhất cho hoạt động xe buýt. Các vị trí được sắp xếp thứ tự nơi đỗ và nơi đón khách an toàn như: Bến xe Giáp Bát, bến xe Gia Lâm, bế xe Hà Đông, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư, bãi đỗ xe Nam Thăng Long, bãi đỗ xe Gia Thuỵ, bãi đỗ xe Kim Ngưu,…

Các điểm trung chuyển trên thường được kết hợp với các điểm dừng nơi tập trung nhiều xe buýt đi qua, không có công trình phụ trợ. Tại một số điểm trung chuyển lớn, tần suất hoạt động của các tuyến buýt cao nhưng chỉ có điểm 1 dừng xe buýt nên xảy ra tình trạng các xe buýt phải chờ nối đuôi nhau vào điểm dừng gây ùn tắc giao thông.



Bảng (2.2): Các điểm trung chuyển của thành phố Hà Nội .

TT

Vị trí

Điểm đầu cuối các tuyến

Tổng số tuyến

1

Bến xe Giáp Bát

3,16,21,25,28,29,32,37

8

2

Điểm đỗ Long Biên

1,4,8,15,17,33,36

7

3

Điểm đỗ Trần Khánh Dư

2,7,10,19,20,35

6

4

Bến xe Hà Đông

1,19,17,37

4

5

Bến xe Kim Mã

7,12,13,18,20

5

6

Bên xe Nam Thăng Long

25,27,35,38

4

7

Bến xe Gia Lâm

3,22,34

3

8

Bãi xe Kim Ngưu

26,30,38

3

9

Bến xe Mỹ Đình

13,16,34

3

Các bến xe Giáp Bát, bến xe Hà Đông, bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình là các bến xe liên tỉnh có nhiệm vụ trung chuyển hành khách giữa vận tải liên tỉnh và vận tải nội đô. Tại bến xe có khu vực dành riêng cho hoạt động buýt nhưng do giới hạn về diện tích bến nên khu vực dành riêng cho vận tải buýt rất hạn chế.

Hiện nay đang triển khai dự án cải tạo và tổ chức giao thông điểm trung chuyển Long Biên và xây dựng mới bến xe Yên Nghĩa trên địa phận huyện Thường Tín.



b, Hành vi tham gia giao thông tại các điểm dừng điểm trung chuyển.

- Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ có trục đường

Nguyễn Trãi có đường dành riêng cho xe buýt còn lại các phương tiện buýt tham gia giao thông cùng với các phương tiện khác. Phương tiện buýt phải đi trên làn đường ôtô (làn đường cách xa vỉa hè nhất) nên khi vào đón trả khách tại các diểm dừng thì phải tạt vào làn đường gần vỉa hè do đó có tác động

tới dòng giao thông. Các tác động có thể nói tới ở đây là tăng xung đột tiềm ẩn, làm giảm vận tốc dòng xe.

-
Hình ( 2.3): Đoàn xe buýt trên đường Cầu Giấy
Hiện tượng vào bến không hiệu quả của xe buýt xảy ra nhiều trên các trục đường nhất là những giờ thấp điểm. Đó là trường hợp xe và bến mà không có khách lên cũng không có khách xuống. Hiện tượng này cần phải nghiên cứu để làm giảm thiếu thời gian chạy xe.

- Tại các giờ cao điểm vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng các phương tiện buýt đi nối hàng dài trên đường nguyên nhân chính là do tắc nghẽn giao thông.


2.2.1.3. Định hướng quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2020.


Tất cả các dự án về giao thông đều được thống kê trong: Dự án phát triển vận tải của thành phố Hà Nội vào năm 2020 được Thủ tưởng thông qua năm 1998. Thị phần về giao thông vận tải công cộng được dự báo vào những năm 2005 là 25%, năm 2010 là 30%, và năm 2020 là 50%.

Vào năm 2010, giao thông công cộng phải đáp ứng được 25 đến 30% nhu cầu đi lại của hành khách, trong đó hệ thống đường sắt nội đô từ 5% đến 10%. Con số này vào năn 2020 tương ứng là 50% đến 60% và 25% đến 30% đối với hệ thống đường sắt nội đô.

Nhằm thực hiện những mục tiêu trong quy hoạch phát triển cần có nhiều dự án được thực hiện.

- Hoàn thành hoặc xây dựng mới một mạng lưới đường sá giao thông có năng lực cao với ba đường vành đai.

- Xây dựng hệ thống cầu mới qua song Hồng.

- Xây dựng một mạng lưới Đường sắt đô thị gồm 8 tuyến.

Trong bối cảnh hiện nay, 8 tuyến đường sắt được dự kiến trong sơ đồ chung về giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2020. Hệ thống này sẽ bao gồm các đường xuyên tâm, đường vành đai đi và sử dụng các phương tiện vận tải đường sắt nhẹ. Khoảng cách trung bình giữa các bến thay đổi từ 800m đến 1000m. Năm 2004 Chính phủ đã quyết định ưu tiên thực hiện 3 tuyến đường sắt (trên đất, trên cao hoặc ngầm theo nguồn vốn đầu tư): Tuyến Nhổn - ga Hà Nội, tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, tuyến Hà Đông - ga Hà Nội.


Hình (2.5): Mạng lưới đướng sắt Hà Nội dự kiến năm 2020


- Tổ chức xung quanh những tuyến đó một mạng lưới xe buýt đô thị và liên đô cho phép liên vận giữa các phương thức giao thông khác.


2.2.2. Hiện trạng giao thông khu vực Ga Hà Nội.

2.2.2.1. Mặt bằng khu vực nghiên cứu.


- Khu vực trước cửa ga Hà Nội được bố trí như trong bản vẻ, với tổng diện tích sân 2720 m2 phân thành các khu vực: đỗ xe đạp, xe máy, đỗ tắc xi, đỗ xe chở hàng, khu vệ sinh công cộng.

-
Hình (2.6): Vạch sơn mờ trên đường Lê Duẩn
- Mặt đường và sân trong tình trạng tốt song vỉa hè thì bị lấn chiếm đển bày bán hàng hoá, các vạch sơn cho người đi bộ sang đường tại nút giao Lê Duẩn –

Trần Hưng Đạo bị mờ.

- Đường Lê Duẩn đoạn qua Ga được tổ chức 1 chiều, phía đối điện cổng Ga là đường Trần Hưng Đạo được tổ chức 2 chiều.

- Nhà và cửa hàng hai bên đường Lê Duẩn trước cổng Ga có kiến trúc lộn xộn, đa số các nhà được xây dựng từ lâu với không gian bó hẹp, chiều cao hạn chế tuổi thọ công trình giảm sút đặc biệt là khu ki ốt bán phục trang.

- Trên khu vực khảo sảt hiện có công trình toà nhà văn phòng thủ đô đang được xây dựng. Trên đường Trần Hưng Đạo được tổ chức đỗ xe bằng vạch sơn cách vỉa hè 2 mét.

-
Hình (2.7): Bán hàng rong trước ga Hà Nội


Trên trục đường Lê Duẩn khu vực ga Hà Nội có bố trí 2 điểm dừng tại số nhà 104 Lê Duẩn trước ga 200m theo chiều dòng giao thông và 124 Lê Duẩn sau ga 200m theo chiều dòng giao thông. Hai điểm dừng này chỉ bố trí biến báo, không có nhà chờ, không gian điểm dừng hẹp gây cản trở dòng giao thông khi xe vào bến đón trả khách.

2.2.2.2. Lưu lượng giao thông


a, Lưu lượng và cơ cấu phương tiện.

- Lưu lượng giao thông trên trục đường Lê Duẩn lớn và có sự khác biệt rõ giữ cao điểm sánh và cao điểm chiều. Do đường Lê Duẩn đoạn qua Ga Hà Nội được tổ chức 1 chiều nên vào giờ cao điểm chiều các phương tiện có xu hướng chọn đường Lê Duẩn để ra khỏi nội thành.



Bảng (2.3): Lưu lượng và cơ cấu phương tiện theo số lượng trên trục đường Lê Duẩn.

Lưu lượng giao thông trên trục đường Lê Duẩn

Thời điểm

Xe đạp

Xe máy

Xe con, taxi

Ôtô < 29 chỗ, tải nhỏ

Buýt,xe tải lớn

Tổng quy đổi PCU

Cao điểm sáng (7h-8h)

287

10826

875

343

105

5125

2.31%

87.05%

7.04%

2.76%

0.84%




Cao điểm chiều (15h-16h)

354

20676

2126

760

126

8356

1.47%

86,01%

8.84%

3.16%

0.52%




Hệ số quy đổi

0.2

0.3

1

2

2.5




- Tỷ lệ xe máy tham gia giao thông cao (trên 80%).



Hình (2.8):Biểu đồ cơ cấu phương tiện giờ cao điểm trên trục đường Lê Duẩn

- Các tuyến buýt đi quy khu vực ga Hà Nội.

Bảng (2.4): Các tuyến buýt đi qua khu vực ga Hà Nội.

TT

Tên tuyến

Số hiệu tuyến

Cự ly tuyến

Phương tiện và lượt xe

Mác xe

Sức chứa BQ

Xe KH

Xe VD

1

Long Biên -Hà Đông

1

13

Daewoo BS 105

80

13

10

2

Giáp Bát - Gia Lâm

3

15.3

Daewoo BS 105

80

14

11

3

Bờ Hồ - Cầu Giấy - Bờ Hồ

9

19.7

Daewoo BS090DL

60

15

12

4

Ga Hà Nội - ĐH NN I

11

18.7

Daewoo BS090DL

60

13

11

5

Giáp Bát - Nhổn

32

18.8

Mercedes

80

30

25

6

Nam Thăng Long - Mai Động

38

20.0

Daewoo BS090DL

60

12

10

7

Ga Hà Nội - Phú Thị

40

21.2

Renault

80

17

14

8

L.Yên - L.Biên - C. Giấy

43

18.1

Daewoo BS 090

60

14

12

9

T.K.Dư - Đông Ngạc

49

15.1

Thaco

60

15

12

10

T.K.Dư - Bxe Nước Ngầm

52

14.3

Daewoo BS090DL

60

12

10

Có tất cả 10 tuyến xe buýt đi qua trục đường Lê Duẫn đó là các tuyến 1, 3, 9, 11, 32, 38, 40, 43, 49 và 52. trong đó:

+ Tuyến 3, 49 đi từ đường Lý Thường Kiệt rẽ trái vào đường Lê Duẫn.

+ Tuyến 1, 32, 38 từ đường Nguyễn Thái Học rẽ phải đi vào đường Lê Duẫn, nhưng tuyến 38 đi thẳng đường Lê Duẫn đến ga Hà Nội thì rẽ sang đường Trần Hưng Đạo.

+ Tuyến 9, 40 từ đường Hai Bà Trưng rẽ trái đi vào đường Lê Duẫn.



+ Tuyến 11, 43, 52 đi từ đường Trần Hưng Đạo rẽ trái vào đường Lê Duẫn.



Hình (2.9): Sơ đồ hướng đi của các tuyến buýt qua khu vực ga Hà Nội

- Lượng hành khách sử dụng xe buýt tại điểm dừng 124 Lê Duẩn.

Bảng (2.5): Lượng hành khách sử dụng xe buýt tại điểm dừng 124 Lê Duẩn cao điểm.

Thời điểm

Số hiệu tuyến

Giãn cách trung bình (phút)

Số xe/giờ

Tổng số hành khách lên

Tổng số hành khách xuống

Cao điểm sáng

1

12

5

25

13

3

12

5

37

14

9

15

4

11

2

11

12

5

8

54

32

6

10

54

64

40

20

3

0

29

43

15

4

1

60

49

15

4

13

0

52

12

5

8

9

 

 

Tổng

45

157

245

Cao điểm chiều

1

9

7

89

22

3

10

6

44

14

9

15

4

44

9

11

9

7

36

82

32

6

11

107

92

40

9

7

40

55

43

20

3

9

25

49

15

4

6

8

52

20

3

8

14

 

 

Tổng

52

383

321

Tại điểm dừng 124 Lê Duẩn có 9 tuyến buýt vào đón trả khách, lượng hành khách lên và xuống xe khá đông, chênh lệch giữa cao điểm sáng và cao điểm chiều. Hành khách chủ yếu có nhu cầu chuyển tuyển nên lượng khách đứng chờ tại điểm dừng đông, trung bình có 30 người cao điểm sáng và 35 người cao điểm chiều.

Quan sát trong một giờ cao điểm có đến 7 lần có 2 hoặc 3 phương tiện buýt tới điểm dừng cùng lúc. Phương tiện buýt các tuyến tới bến cùng lúc thường là 32 - 09, 32 - 11, 03 - 01.



- Lượng hành khách sử dựng xe buýt tại điểm dừng 104 Lê Duẩn.

Bảng (2.6): Lượng hành khách sử dụng xe buýt tại điểm dừng 104 Lê Duẩn cao điểm.

Thời điểm

Số hiệu tuyến

Giãn cách trung bình (phút)

Số xe/giờ

Tổng số hành khách lên

Tổng số hành khách xuống

Cao điểm sáng

1

12

5

19

11

9

15

4

12

6

32

6

10

49

41

38

12

5

12

17

40

20

3

22

16







Tổng

27

114

91

Cao điểm chiều

1

9

7

25

9

9

15

4

4

3

32

6

11

67

43

38

15

4

14

12

40

9

7

28

31







Tổng

33

138

98

Tại điểm dừng 104 Lê Duẩn có 5 tuyến buýt vào đón trả khách, lượng hành khách lên xuống tại bến không nhiều, chênh lệch giữa cao điểm sáng và cao điểm chiều không lớn. Đa số hành khách chọn làm nơi chuyển tuyển nhưng lượng hành khách đứng đợi tại điểm dừng này ở mức bình thường, trung bình có 15 người cao điểm sáng và 20 người cao điểm chiều.

Q


Hình (2.10): Hai xe cùng vào điểm dừng 124 Lê Duẩn
uan sát trong 1 giờ cao điểm có 5 lần 2 phương tiện buýt đến điểm dừng cùng lúc, chủ yếu là phương tiện của các tuyến 32 - 40, 38 - 01, 32 - 09 cùng vào đón trả khách.

b, Hoạt động chạy tàu ga Hà Nội.

Bảng (2.7): Giờ tàu đi và đến ga Hà Nội.

TT

Tuyến

Giờ tàu chạy từ ga Hà Nội

Giờ tàu đến ga Hà Nội

1


Ga Hà Nội – Sài Gòn

19.00

4.10

23.00

4.30

12.45

20.00

15.45

8.10

10.05

3.30

2

Ga Hà Nội - Vinh

21.30

5.00

3

Ga Hà Nội – Đồng Đăng



18.30

8.10

13.45

10.55

5.25

19.30

4

Ga Hà Nội – Hải Phòng

6.00

20.35

15.10

11.25

5

Ga Hà Nội – Lào Cai

21.10

4.35

21.50

5.10

20.40

4.15

22.05

4.00

6.10

20.15

13.00

12.00

Nhìn vào biểu đồ trên ta nhận thấy có 2 khoảng thời gian tập trung nhiều chuyển tàu đi và đến ga Hà Nội đó là 4h - 5h và 20h - 22h. Đây là khoảng thời gian mà hệ thống xe buýt chưa hoạt động hoặc đã giãm tần suất.



Hình (2.11):Biểu đồ phân bố thời gian tàu đi và đến ga Hà Nội.

c, Vận tốc bình quân trong dòng giao thông.

Kết quả kháo sát vận tốc trên trục đường Lê Duẩn có sự chênh lệch vận tốc dòng phương tiện tại các thời điểm và vị trí như sau:



Bảng (2.8): Vận tốc trung bình dòng giao thông.

Vị trí khảo sát

Thời điểm (đơn vị Km/h)

Có xe buýt

Không có xe buýt

Cao điểm

Thấp điểm

Cao điểm

Thấp điểm

Gần điểm dừng

21

25

26

29.5

xa điểm dừng (>150m)

24.5

28

26

29.5




Cao điểm

Thấp điểm

Trên toàn trục

26

29.5

2.2.3. Điều tra nhu cầu đối với vận tải buýt khu vực ga Hà Nội dự báo cho năm tương lai.

2.2.3.1. Phương thức điều tra, dự báo.


a, Phương pháp điều tra:

- Lập bảng hỏi, thăm dò ý kiến.

Bảng hỏi được lập tương ứng với đối tượng cần thăm dò ý kiến.



  • Các câu hỏi cơ bản đối với khách tại phòng chờ nhà ga:

Bạn ở khu vực nào ở Hà Nội?

Bạn có thường xuyên đi tàu tại nhà ga Hà Nội không? (lần đầu tiên, dưới 2 lần/năm, từ 3 đến 6 lần/năm, trên 6 lần/năm)

Bạn mua vé ở ga bằng cách nào? (tới ga mua trước 1 thời gian, tới ga mua và đi luôn, mua qua mạng, dùng vé khứ hồi)

Bạn có người thân tiến bạn ra ga không? (không có, 1 - 2 người, trên 2 người)

Bạn thường tới ga bằng phương tiện gì? (xe buýt, taxi, xe ôm, xích lô, đi nhờ xe bạn)

Nhận xét của bạn về việc hoạt động buýt khu vựu ga Hà Nội? (điểm dừng xa ga, không có nhà chờ cho khách, thời gian xe buýt tới ga chưa phù hợp, nơi bạn ở đến ga khó đi bằng xe buýt, ý kiến khác).

Ý kiến đóng góp của bạn về bố trí khung cảnh trước ga?


  • Các câu hỏi cơ bản đối với hành khách đi tàu đến Hà Nội:

Bạn đến khu vực nào trên địa bàn Hà Nội?

Bạn có thường xuyên đi tàu tại nhà ga Hà Nội không? (lần đầu tiên, dưới 2 lần/năm, từ 3 đến 6 lần/năm, trên 6 lần/năm)

Bạn có người thân ra ga đón không? (không có, 1- 2 người, trên 2 người)

Bạn sử dụng phương tiện gì để đi từ Ga về nơi bạn ở? (xe buýt, taxi, xe ôm, xích lô, đi nhờ xe bạn).

Nhận xét của bạn về việc hoạt động buýt khu vựu ga Hà Nội? (điểm dừng xa ga, không có nhà chờ cho khách, thời gian xe buýt tới ga chưa phù hợp, nơi bạn ở đến ga khó đi bằng xe buýt, ý kiến khác).

Ý kiến đóng góp của bạn về bố trí khung cảnh trước ga?



- Vị trí và thời điểm thăm dò ý kiến.

Thời điềm phát phiếu thăm dò là trong 1 giờ hành chính. Tại vị trí là nhà chờ ga và cồng ga Hà Nội.



- Thiết lập bảng kết quá.

Từ các phiểu hỏi lập bảng ý kiến phân loại tỷ phần sử dụng phương thức đi lại.



b, Phương pháp dự báo:

- Công thức dự báo số chuyển đi cho năm tương lai.

N0: Số chuyến đi năm hiện tại.

Nt: Số chuyến đi tính cho năm thứ t.

α: Hệ số gia tăng chuyển đi (lấy bằng 1/2 tốc độ tăng GDP).


2.2.3.2. Kết quả điều tra.


- Tổng hợp kết quả điều tra với 300 phiếu hỏi cho hành khách tại nhà chờ ga như sau:

250 có người thân đưa đón (chiếm 83,3%), 325 người đưa đón, số người đưa đón bình quân tính cho 1 hành khách là 1,3. Trong số đó có 30 người đi xe buýt , 15 người đi taxi, 205 người đi nhờ xe người thân. Như vậy 250 người này phát sinh 30x(1+1,3) = 69 chuyến xe buýt,

15x(1+1,3) = 35 chuyến taxi và 205x(1+1,3) = 472 chuyến xe máy.

50 người đến ga một mình (chiếm 16.7%) thì có 20 người đi xe buýt, 10 người đi taxi và 20 đi xe ôm.

180 người đến ga mua vé trước 1 thời gian, 120 người gồm mua vé đi ngay, dùng vé khứ hồi, mua vẻ qua mạng. Như vậy phát sinh chuyến đi từ trước là 22 chuyến xe buýt, 11 chuyến taxi và 147 chuyến xe máy.

Vậy với 300 hành khách tại nhà chờ ga thì phát sinh 805 chuyến đi liên quan (gấp 2.68 lần) trong đó 111 chuyến xe buýt (chiếm 13.8%), 56 chuyến taxi (chiếm 7%) và 638 chuyến xe máy (chiếm 79,2%).



- Tổng hợp kết quả 300 phiếu điều tra đối với hành khách đi tàu đến ga Hà Nội.

262 người có người thân đón (chiếm 87.3%) 328 người đón, số người đón tính cho 1 hành khách là 1,25. Trong số đó có 35 người đi xe buýt , 18 người đi taxi, 209 người đi nhờ xe người thân. Như vậy 262 người này phát sinh 35x(1+1,25) = 79 chuyến xe buýt,

18x(1+1,25) = 41 chuyến taxi và 209x(1+1,25) = 470 chuyến xe máy.

38 người đến ga không có người đón, trong đó 18 người đi xe buýt, 10 người đi taxi và 10 người đi xe ôm.



Vậy với 300 người đi tàu tới ga Hà Nội thì phát sinh 628 chuyến đi liên quan (gấp 2.1 lần) trong đó có 97 chuyến xe buýt (chiếm 15.4%), 51 chuyến taxi (chiếm 8.1%) và 480 chuyến xe máy (chiếm 76.5%).

Bảng (2.9): Tổng hợp đánh giá phiếu điều tra.

Đối tượng

Số phiếu hỏi

phát sinh chuyến đi

Tỷ lệ sử dụng phương thức (%)

Số chuyến đi phát sinh

Hệ số (lần)

Buýt

Taxi

Xe máy

Hành khách đi

300

805

2.68

13.8

7

79.2

Hành khách đến

300

628

2.1

15.4

8.1

76.5

Áp dụng tính toán nhu cầu sử dụng xe buýt đối với hành khách đi và đên ga Hà Nội năm 2008.

Bảng (2.10): Phân bổ chuyển đi của hành khách tại ga Hà Nội

Đối tượng

Số hành khách đi và đến ga Hà Nội

Số chuyến đi phát sinh

Chuyến buýt

Chuyến taxi

Chuyến xe máy

Tất cả

Trong thời gian hoạt động của xe buýt (65%)

Hành khách đi

1424032

925621

2480664

453961

173646

1964686

Hành khách đến

1377093

895110

1879732

289479

152258

1437995

Tổng

2801125

1820731

4360396

743440

325905

3402681


2.2.3.3. Kết quả dự báo.


a, Dự báo nhu cầu vận tải buýt khu vực ga Hà Nội.

Bảng (2.11): Dự báo gia tăng nhu cầu vận tải buýt khu vực ga Hà Nội

Tăng trưởng nhu cầu vận tải buýt tại ga Hà Nội

Năm thứ

Năm niên lịch

Số chuyến đi/năm

Chú thích

Gia tăng thuần

Gia tăng do có dự án

Lượng gia tăng

0

2008

743440

743440

0

Gia tăng thuần hằng năm là 5.3%. Dự kiến dự án xây dựng năm 2010, gia tăng chuyển đi bằng 10% so với gia tăng thuần.

1

2009

782842

782842

0

2

2010

868023

954825

86802

3

2011

1013482

1114830

101348

4

2012

1246033

1370637

124603

5

2013

1613138

1774452

161314

6

2014

2199083

2418992

219908

7

2015

3156751

3472426

315675

b, Dự báo lượng hành khách chuuyển tuyến tại điểm dừng khu vực ga Hà Nội.

Lượng khách đứng chờ tại điểm dừng hiện tại trung bình giờ cao điểm là 65 người (cộng gộp cả 2 điểm dừng 104 và 124 Lê Duẩn) sử dụng hàm dự báo và mức gia tăng như trên ta có bảng gia tăng lượng khách chuyển tuyến tại khu vực ga Hà Nội như sau:



Bảng (2.12): Dự báo gia tăng lượng khách chuyến tuyến tại khu vực ga Hà Nội.

Lượng hành khách đứng chờ tại điểm dừng khu vực ga Hà Nội giờ cao điểm.

Năm thứ

Năm niên lịch

Số hành khách đứng chờ

ghi chú

Gia tăng thuần

gia tăng do có dự án

0

2008

65

65

Gia tăng thuần hằng năm là 5.3%. Dự kiến dự án xây dựng năm 2010, gia tăng chuyển đi bằng 10% so với gia tăng thuần.

1

2009

68

68

2

2010

76

83

3

2011

89

97

4

2012

109

120

5

2013

141

155

6

2014

192

211

7

2015

276

304

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam

tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương