MỤc lục chương Cơ sở lý luận và các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng công trình giao thông: 7


Chương 1. Cơ sở lý luận và các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng công trình giao thông



tải về 0.82 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.82 Mb.
#21576
1   2   3   4   5   6   7   8

Chương 1. Cơ sở lý luận và các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng công trình giao thông:

1.1. Cơ sở lý luận.

1.1.1. Tổng quan về dự án đầu tư.

1.1.1.1. Khái niệm.


a, Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án.

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị thi công, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất bao gồm dưới mặt đất, trên mặt đất, dưới mặt nước, trên mặt nước được xây dựng theo thiết kế.

Như vậy sản phẩm xây dựng mang các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sau:

- Sản phẩm xây dựng được liên kết định vị với đất, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ.

- Sản phẩm xây dựng mang tính chất độc nhất và cả biệt cao: không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, đặc biệt là về vị trí.

- Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên (môi trường tự nhiên: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn....).

- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, chi phí xây dựng lớn, kỹ thuật phức tạp, thời gian xây dựng và khai thác dài.

- Sản phẩm xây dựng thường được xây dựng theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư.

- Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành nghề kinh tế - kỹ thuật trong suốt quá trình từ khi hình thành ý tưởng đến khi đưa vào khai thác sử dụng.

- Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế - xã hội, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, quốc phòng.

Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận và là các hoạt động cho tương lai. Hoạt động đầu tư xây dựng công trình là hoạt động bỏ vốn để thực hiện xây dựng mới hay cải tạo công trình nhằm phục vụ những mục đích của con người trong khoảng thời gian xác định.

Do tính chất của công trình xây dựng đã nêu trên nên hoạt động đầu tư xây dựng công trình có tính chất ổn định tam thời, mang tính chất lưu động cao, chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường đâu tư (gồm: môi trường tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội...). Dẫn đến những rủi ro bất ngờ không lường trước được do đó cần phải lập kế hoạch thực hiện đầu tư dựa trên những phân tích các yếu tố có thế xã ra bằng việc thu thập các thông tin liên quan nhằm giảm thiếu những rủi ro và đạt hiệu quả đầu tư cao nhất. Kế hoạch này được tạm gọi là dự án.

Do đặc thù đa dạng và cá biệt của công trình xây dựng nên không thể áp đặt những kế hoạch của công trình này vào công trình khác. Vì vậy nhất thiết phải đầu tư theo dự án.

Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO, trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (tiêu chuẩn Việt Nam ISO 900:2000) thì dự án được định nghĩa như sau: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.



b, Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình (theo luật xây dựng)

Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn nhất định.


1.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản và phân loại dự án đầu tư.


a, Đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư :

- Dự án có mục đích mục tiêu rõ ràng: Mỗi dự án là một hoặc một tập hợp nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt được một kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó. Dự án đến lượt mình cũng là một hệ thống phức tạp nên có thể được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để quản lý và thực hiện nhưng cuối cùng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và chất lượng.

- Dự án co chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Nghĩa là dự án cũng trãi qua các giai đoạn hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc.

- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quán lý dự án.

Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hưu quan như chủ đầu tư, người thụ hưởng dự án, nhà thầu, các nhà tư vẫn, các cơ quan quản lý Nhà nước… Tuỳ theo tính chất dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau. Ngoài ra, giữa các bộ phận quản lý chứa năng và nhóm quản lý dự án thường phát sinh các công việc yêu cầu sự phối hợp thực hiện nhưng mức độ tham gia của các bộ phận là không giống nhau. Vị mục tiêu của dựn án, các nhà quản lý dự án cần duy trì mối quan hệ với các bọ phận quản lý khác.

- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo.

Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, sản phẩm của dự án không phải là sản phẩm hang loạt mà có tính khác biệt ở một khía cạnh nào đó. Kể cả một quả trình sản xuất liên tục cũng có thể được thực hiện theo dự án…. Sản phẩm của những dự án này dù được sản xuất hàng loạt nhưng vẫn có điểm khác biệt ( về đơn đặt hàng, về chất lượng sản phẩm…). Có thế nói, sản phẩm hoặc dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn với những nhiêum vụ không lặp lại.

- Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực.

Giữa các dự án luôn luôn có quan hệ chia nhau các nguồn lực khan hiếm của một hệ thống (một cá nhân, một doanh nghiệp, một quôc gia…) mà chúng phục vụ. Các nguồn lực đó có thể là tiền vốn, nhân lực, thiết bị….

- Dự án luôn có tính bất định và rủi ro.

Một dự án bất kỳ nào cũng có thời điểm bắt đầu và kết thúc khác nhau, đôi khi là một khoảng cách khá lớn về thời gian. Mặt khác, việc thực hiện dự án luôn luôn đòi hỏi việc tiêu tốn các nguồn lực. Hai vẫn đề trên là nguyên nhân của những bất định và rủi ro của dự án.

b, Phân loại dự án:

Dự án có thể phân lại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là bảng phân loại dự án


Bảng (1.1): Phân loại dự án đầu tư.


TT

Chỉ tiêu phân loại

Các loại dự án

1

Theo cấp độ dự án

Dự án thông thường, chương trình, hệ thống

2

Theo quy mô dụ án

Nhóm A, nhóm B, nhóm C

3

Theo lĩnh vực

Xã hội, kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, hỗn hợp

4

Theo loại hình

Giáo dục đào tạo, nghiên cứu và phát triển, đổi mới, đầu tư, tổng hợp

5

Theo thời hạn

Ngắn hạn (1-2 năm), trung hạn (3-5 năm), dài hạn (trên 5 năm)

6

Theo khu vực

Quốc tế, quôc gia, vùng, miền, liên ngành, địa phương

7

Theo chủ đầu tư

Là Nhà nước, là doanh nghiệp, là cả thể riêng lẻ

8

Theo đối tượng đầu tư

Dự án đầu tư tài chính, dự án đầu tư đối tượng vật chất cụ thể

9

Theo nguồn vốn

Vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng, vốn tự huy động của doanh nghiệp Nhà nước, vốn liên doanh với nước ngoài, vón góp của dân, vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh, vốn FDI…..

1.1.1.3. Vai trò và yêu cầu đối với dự án đầu tư.


a, Vai trò của dự án đầu tư.

Dự án đầu tư có vai trò quan trọng sau:

- Là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư.

- Là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ cho vay vốn.

- Cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án.

- Văn kện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư.

- Căn cứ quan trọng nhất để theo dõi đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng và vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình.

- Dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) có tác dụng tích cực để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các bên có liên quan đến thực hiện dự án.

- Dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) là căn cứ để xem xét, xử lý hài hoà mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước Việt Nam. Và đây là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh.

- Dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) còn là căn cứ quan trọng để xấy dựng hợp đồng liên doanh, soạn thảo điều luật của doanh nghiệp liên doanh.

Với vai trò quan trọng như vậy không thể coi việc xây dựng một dự án đầu tư là việc làm chiếu lệ để tìm đối tác, xin cấp vốn, vay vốn, xin giấy phép mà phải coi đây là một công việc nghiên cứu nghiêm túc bởi nó xác định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ của chính bản thân đơn vị lập dự án trước Nhà nước và nhân dân.

b, Yêu cầu đối với dự án đầu tư.

Một dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Tính khoa học và hệ thống: Đòi hỏi những người soạn thảo phải có một quá trình nghiên cứu thật tỉ mỉ và kỹ càng, tính toán cẩn thận chính xác từng nội dung cụ thể của dự án. Đặc biệt có những nộii dung rất phức tạp như phân tích tài chính, phân tích kỹ thuật…đồng thời rất cần sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư giúp đỡ.

- Tính pháp lý: Các dự án đầu tư có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước. Do đó, trong quá trình soạn thảo các văn bản dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước và các văn bản quy chế liên quan đến hoạt động đầu tư.

- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Đối với các dự án quốc tế còn phải tuân thủ những quy định chung mang tính quốc tế.

- Tính hiện thực (tính thực tiễn): Để đảm bảo tính thực tiễn các dự án phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động đầu tư. Việc chuẩn bị kỹ càng, có khoa học sẽ giúp thực hiện dự án có hiệu quả cao nhất và giảm tới mức tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư.


1.1.1.4. Các giai đoạn của một dự án đầu tư.


a, Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư

Chu kỳ của một dự án đầu tư bao gồm các giai đoạn, các bước mà một dự án phải trải qua. Các giai đoạng mà một dự án đầu tư phải trải qua được tính từ khi chủ đầu tư có ý đồ về dự án đầu tư đến khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư khai thác vận hành dự án cho đến khi dự án chấm dứt hoạt động. Có thể mô tả chu kỳ dự án dạng sơ đồ sau:





Hình (1.1): Sơ đồ chu kỳ dự án đầu tư

Như Vậy sau khi có ý đồ đầu tư, chủ đầu tư tiến hành chuẩn bị đầu tư để đến quyết định đầu tư, sau khi có quyết định đầu tư, tiến hành giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành khai thác kết quả đầu tư. Đến khi dự án đầu tư kết thúc thời hạn hoạt động hoặc không còn khả năng khai thác thì quá trình lặp lại từ đầu nếu chủ đầu tư còn muốn đầu tư. Tuỳ theo quy mô và tình chất của dự án mà các giai đoạn xảy ra dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp. Song quá trình này xảy ra đối với tất cả các dự án. Nội dung các giai đoạn này không giống nhau nhưng bổ sung cho nhau.



b, Nội dung các giai đoạn của dự án đầu tư:

Nội dung các giai đoạn của dự án đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng các công trình giao thông vận tải được thể hiện trong bảng sau:



Bảng(1.2): Các giai đoạn của dự án đầu tư

Chuẩn bị đầu tư

Nghiên cứu cơ hội đầu tư để hình thành dự án

Điều tra khảo sát và dự kiến chọn địa điểm xây dựng

Lập và thẩm định dự án đầu tư

Quyết đinh đầu tư làm công việc chuẩn bị triển khai dự án

Thực hiện dự án

Đàm phán ký kết hợp đồng

Thiết kế và thẩm định thiết kế

Thi công xây dựng, giám sát thi công

Kết thúc xây dựng, bàn giao sử dụng

Khai thác vận hành dự án

Khai thác vận hành công trình đến khi dự án chấm dứt hoạt động

Các công việc được tiến hành theo tuần tự nhất định nhưng chúng liên quan chặt chẻ với nhau, không biệt lập nhau mà đan xen gối đầu cho nhau.

Trong ba giai đoạn thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư là tiền đề và mang tính quyết định cho thành bại của hai giai đoạn sau và toàn bộ công trình đầu tư.

Chẳng hạn: Đối với công trình xây dựng cầu, nếu ở giai đoạn lập dự án đầu tư khi chọn địa điểm xây dựng công trình không đúng dẫn đến là tăng nhu cầu đầu tư hoặc dẫn đến việc tổ chức tuyến vận tải sau này không hợp lý làm giảm hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

Trên thực tế không ít các công trình cảng song ở một số thành phố đã được xây dựng do khi chọn điạ điểm xây dựng không hợp lý, sau một thời gian khai thác đã gây ùn tắc giao thông trong nội thành, ảnh hưởng đến môi trường nên phải có kế hoạch di dời đến vị trí khác gây lãng phí đất đai và chi phí khai thác, làm ảnh hướng đến kết quả khai thác. Một số công trình cầu, đường khác do khâu thu thập và dự báo khối lượng vận tải ở giai đoạn lập dự án đầu tư không đáng tin cậy nên khi dự án hoàn thành hoặc có rất ít phương tiện lưu thông hoặc chỉ sau thời gian ngắn lại xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Đối với dự án sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm cũng vậy, nếu chọn địa điểm xây dựng đặt ở gần khu dân cư đến lúc đưa dự án vào khai thác mới phát hiện phải xử lý ô nhiểm môi trường quá tốn kém làm chi phí đầu tư vượt quá nhiều so với dự kiến đầu tư ban đầu. Nếu không có nguồn vốn bổ sung phải ngừng hoạt động hoặc ít ra nó cũng làm tăng giá thành sản phẩm làm giảm hiệu quả của dự án. Tổng chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư thường chiếm khoản từ 0,5 đến 10% tổng vốn đầu tư của dự án. Vì vậy, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt số vốn đầu tư còn lại ở giai đoạn triển khai thực hiện đầu tư đồng thời dự án cũng phát huy hiệu quả ở giai đoạn vận hạnh khai thác, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi.

Trong giai đoạn hai các bước công việc cũng không kém phần quan trọng, nó quyết định đến tình trạng kỹ thuật, tuổi thọ của dự án và chất lượng khai thác của dự án. Mặt khác ở giai đoạn này, khoảng 90% - 95% số vốn đầu tư được thực hiện nên thời gian triển khai triển khai thực hiện dự án là vấn đề cần được quan tâm đúng mức vì trong thời gian này vốn đầu tư bỏ ra không sinh lợi. Thời gian triển khai càng lớn thì thời gian ứ đọng vốn càng nhiều gây tổn thất càng lớn.

Giai đoạn ba: Khai thác vận hành kết quả đầu tư nhằm đạt được mục đích đầu tư. Giai đoạn này có tính quyết định về hiệu quả của dự án. Nếu tổ chức khai thác tốt sẻ phát huy hết năng lực của dự án. Như vậy làm tốt công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức khai thác vận hành để phát huy hiệu quả của dự án đầu tư.

1.1.1.5. Trình tự, nội dung của quá trình lập dự án đầu tư.


a, Các giai đoạn của quá trình lập dự án đầu tư

Quá trình lập dự án đầu tư trải qua ba giai đoạn nghiên cứu khác nhau theo hướng ngày càng chi tiết hơn và mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao hơn, những kết luật rút ra ở các giai đoạn ngày càng chuẩn xác hơn đối với mọi khía cạnh của dư án.

Tuỳ theo quy mô của dự án đầu tư mà việc nghiên cứu lập dự án phải tiến hành theo các giai đoạn với các nội dung khác nhau. Nhưng trình tự chung để tiến hành lập dự án gồm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu cơ hội đầu tư để xác định sự cần thiết phải đầu tư và hình thành dự án (giai đoạn áp dụng đối với tất cả các dự án).

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu lập dự án tiền khả thi (đối với các dự án nhóm A, B hoặc đặc biệt quan trọng).

- Giai đoạn 3: Nghiên cứu lập dự án khả thi (đối với tất cả các dự thuộc nhóm A, B, C).

Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn nhỏ, yêu cầu kỹ thuật giản đơn thì chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư (gọi là báo cáo đầu tư) thay cho dự án khá thi.

Đối với dự án có quy mô vốn lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chi phí điều tra, khảo sát thu thập số liệu và nghiên cứu lập dự án rất tốn kém. Vì vậy để tiết kiệm chi phí người chia quá trình thành 2 giai đoạn: điều tra sơ bộ và nghiên cứu lập dự án tiền khả thi; điều tra chi tiết và lập dự án khả thi. Nếu kết quả dự án tiền khả thi đi đến kết luận cần thiết phải đầu tư thì mới tiến hành nghiên cứu lập dự án khả thi sẽ dừng lại. Làm như vậy với mục đích để tiết kiệm thời gian và chi phí lập dự án.

Như vậy, đối với các dự án nhóm A, và một số dự án nhóm B có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, sau bước nghiên cứu cơ hội đầu tư thì phải tiến hành nghiên cứu lập dự án tiền khả thi. Lập dự án khả thi chỉ được tiến hành sau khi có dự án tiền khả thi được duyệt.

Đối với các dự án nhóm C và các dự án nhóm B còn lại, không phải nghiên cứu tiền khả thi mà tiến hành lập dự án khả thi.

Đối với các dự án quy mô nhỏ (với quy mô vốn nhỏ hơn 3 tỷ đồng), yêu cầu kỹ thuật đơn giản, xử lý nền móng không phức tap như cầu, đương nông thôn…. có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, cũng với mục đích trên nên để đơn giản hoá người ta chỉ tiến hành nghiên cứu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư (gọi tắt là bảo cáo đầu tư) thay cho dự án khả thi.

Như vậy, lập dự án đầu tư là công việc cần thiết và bắt buộc đối với tất cả các công trình đầu tư. Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo NĐ.52/CP ngày 08/07/1999 quy định: Tất cả các công trình đầu tư xây dựng, trước khi đi vào thiết kế kỹ thuật phải có dự án khả thi hoặc báo cáo kỹ thuật đầu tư (đối với đối với công trình quy mô nhỏ) được duyệt.



b, Nghiên cứu cơ hội đầu tư:

Nghiên cứu cơ hội đầu tư là việc chủ đầu tư nghiên cứu nhằm xác định những khả năng, những lĩnh vực mà chủ đầu tư có thể tham gia vào hoạt động để đạt được mục đích đầu tư. Mục đích đầu tư của bước nghiên cứu này là xác định một số cách nhanh chóng nhưng ít tốn kém về các cơ hội đầu tư. Nội dung nghiên cứu là xem xét các nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành đầu tư, các kết quả và hiệu qủa đạt được nếu tiến hành đầu tư. Cơ hội đầu tư chịu sự phụ thuộc của các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong tác động vào quá trình đầu tư.

Các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình đầu tư bao gồm: Các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội có thuận lợi cho việc đầu tư hay không, khả năng cung cấp các nhu cầu về nguồn lực cho đầu tư, tình hình giá cả. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mà dự án đầu tư sẽ cung cấp cho xã hội. Đối với các công trình giao thông vận tải thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ở đây là nhu cầu đi lại nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách mà công trình xây dựng cần đáp ứng để phục vụ cho nhu cầu phát tiển kinh tế xã hội và nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng.

Các yếu tố bên trong là khả năng về mặt kỹ thuật, tài chính hiện có, khả năng về tổ chức và quản lý dự án và khả năng huy động các nguồn lực của chủ đầu tư cho việc hình thành, thực hiện và khai thác dự án. Khi nghiên cứu cơ hội đầu tư, cần phải quan tâm đúng mức đến các vấn đề này.

Nghiên cứu cơ hội đầu tư là một trong những bước quan trọng trong việc hình thành dự án một cách có hiệu quả phù hợp với nhu cầu của xã hội trong thời điểm hiện tại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong tương lai. Có 2 cấp độ nghiên cứu cơ hội đầu tư.

Cơ hội đầu tư chung: Là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ nghành vùng hoặc cả nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung giúp cho ta thấy được những bộ phận hoạt động kinh tế xã hội cần và có thế đầu tư trong quá trình của thời kỳ phát triển kinh tế nhằm phát hiện những lĩnh vực, những bộ phận hoạt động kinh tế xã hội mà chủ đầu tư có thế tham gia vào đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, vùng của đất nước từ đó hình thành dự án sơ bộ.

Tuỳ theo địa hình của mỗi vùng mà hình thành nên những tiềm năng cụ thể để hình thành dự án sơ bộ. Các ngành chức năng sẽ cùng nhau lựa chọn những dự án tối ưu nhất để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tưng vùng, của từng đất nước hoặc chiến lược kinh doanh hứa hẹn một hiệu quả kinh tế khả quan.



Cơ hội đầu tư cụ thể: Là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm phát triển những khâu, những giải pháp kinh tế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của ngành, vùng đất nước.

Căn cứ để phát hiện những cơ hội đầu tư:

- Các danh sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước ở thời kỳ hiện tại và tương lai.

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, của vùng, của đất nước.

- Hiện trạng kinh tế phát triển kinh tế của đất nước.

- Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới.

- Tiềm năng thị trường trong nước và quốc tế.

- Khả năng về kỹ thuật, nhân lực, tài chính hiện có và khai thác dự án.



Ưu điểm của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư: Xác định nhanh chóng, ít tốn kém, dễ thấy triển vọng về kết quả của dự án, từ đó xem xét và đi đến quyết định có triển khai nghiên cứu tiếp hay không.

Kết quả của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư cho ta thấy được những lĩnh vực có nhiều triển vọng cho việc đầu tư trong điều kiện hạn chế nguồn lực và khả năng của chủ đầu tư để làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu tiếp theo.



c, Nghiên cứu lập dự án tiền khả thi.

Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn với quy mô đầu tư lớn, phức tạp về kỹ thuật và thời gian thu hồi vốn lầu, có nhiều yếu tố quyết định. Trong bước nay, cần đi nghiên cứu sầu hơn các khía cạnh khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy chưa chắc chắn, tiếp tục sang lọc, lựa chọn cơ hội đầu tư hoặc để khẳng định lại cơ hội đầu tư đã lựa chọn có đám boả tính khả thi hay không.

Nội dung cơ bản của nghiên cứu tiền khả thi:

c1, Căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư:

Các căn cứ đầu tư bao gồm các cắn cứ pháp lý, các căn cứ kinh tế, kỹ thuật để đầu tư.

-Các căn cứ pháp lý gồm:

Các tài liệu quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, mục tiêu phát triển, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn của ngành.

Các thông tư, văn bản pháp lý và các chủ trương của các cấp chính quyền có liên quan đến yêu cầu dự án đầu tư.

- Các căn cứ kinh tế, kỹ thuật bao gồm:

Căn cứ vào nhu cầu thị trường về tiêu thụ sản phẩm mà dự án dự kiến sản xuất ra. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông vận tải, nhu cầu thị trường ở đây là nhu cầu đi lại, nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách trong tương lai mà công trình xây dựng cần đáp ứng để phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của cộng đồng.

Căn cứ vào hiện trạng kỹ thuật của công trình và nhu cầu phục vụ của công trình trong tương lai.

Căn cứ vào khả năng của xã hội đối với sản phẩm mà dự án dự kiến sản xuất ra. Đối với công trình xây dựng giao thông phải căn cứ vào hiện trạng và khả năng phát triển khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của hệ thống giao thông trong khu vực của dự án, nhu cầu vận chuyển trong tương lai mà dự án cần đáp ứng. Trên cơ sở nhu cầu thị trường và khả năng đầu tư, sơ bộ dự kiến lợi ích kinh tế xã hội mà dự án có thể đem lại.

Dựa trên sự phân tích hai nhóm căn cứ cơ bản nêu trên để đi đến kết luận về sự cần thiết phải đầu tư.



c2, Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.

Trên cơ sở mục tiêu của dự án, dựa và kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đối với các dự án xây dựng công trình giao thông cần điều tra nhu cầu đi lại, nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách giai đoạn hiện tại và tương lai), dựa vào tiêu chuẩn, cấp hạng kỹ thuật để xây dựng các phương án về quy mô, cấp hạng kỹ thuật của công trình. Sơ bộ phân tích các phương án sản phẩm và dịch vụ tương ứng với quy mô đầu tư.

- Tính toán đề xuất quy mô đầu tư.

- Đề xuất các phương án về hình thức đầu tư (cải tạo hoặc xây dựng mới).



c3, Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu sử dụng đất xây dựng:

Phân tích, đề nghị khu vực địa điểm xây dựng và kiến nghị địa điểm cụ thể.

Cần có 2 phương án trở lên để so sánh lựa chọn. Mỗi phương án cần phân tích trên các mặt sau:

- Các mặt kỹ thuật của phương án địa điểm: Cac yêu cầu về mặt bằng, các đánh giá tổng quát về các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành xây dựng và các yếu tố ảnh hưởng tới các chi phí trong qua trình khai thác. Mỗi quan hệ trong quy hoạch phát triển tổng thể của ngành và vùng lãnh thổ.

- Các mặt xã hội của phương án địa điểm: Những đặc điểm của chính sách liên quan đến đầu tư phát triển khu vực. Hiên trạng địa điểm, Những thuận lợi khó khăn trong việc dùng đất đai, mặt bằng. Những vẫn đề về phong tục tập quản liên quan đến việc quyết định địa điểm

c4, Các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ.

c5, Phân tích lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.

c6, Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư nhu cầu nguồn lực để triển khai thực hiện dự án, phương án huy động các nguồn vốn đầu tư, khả năng thu hồi vốn và khả năng trả nợ, dự kiến thu lãi.

c7, Tính toán sơ bộ về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội của dự án.

c8, Sơ bộ phân tích về tác động xã hội, môi trường và yêu cầu xứ lý.

c9, Kết luận và kiến nghị.

d, Nghiên cứu lập dự án khả thi:

Nghiên cứu khả thi được tiến hành đối với tất cả các dự án, trừ một số dự án có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật đơn giản chỉ lập báo cáo đầu tư.

Về mặt hình thức dự án nghiên cứu khả thi là một tập hồ sơ trình bày một cách chi tiết và có hệ thống về tính vững chắc thực hiện của hoạt động đầu tư theo kía cạnh của thị trường kỹ thuật, tài chính, tổ chưc quản lý, kinh tế xã hội.

Nghiên cứu khả thi dưa vào kết quả nghiên cứu của cơ hội đầu tư hoặc nghiên cứu tiền khả thi đã được chấp nhận (đối với dự án cần phải lập dự án tiên khả thi).

Dự án khả thi phản ảnh đầy đủ các yếu tố đầu ra, đầu vào, các yếu tố thuận lợi khó khăn của dự án cũng như yếu tố vật chất.

Dựa trên sự xem xét các số liệu đã tính toán cụ thể, chi tiết, các đề án kinh tế kỹ thuật, các lịch biểu và tiến độ thực hiện dự án nhằm đi đến kết luận xác đáng về mọi vấn đề cơ bản của dự án trrước khi dưa ra quyết định đầu tư.

Ý nghĩa tác dụng của nghiên cứu dự án khả thi:

Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu cơ sở để chủ đầu tư so sánh và lựa chọn phương án đầu tư để gửi lên cở quan thẩm định đầu tư do nhà nước cấp vốn đầu tư và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét và quyết định.

- Đối với nhà nước: Dự án khả thi là đối tượng để Nhà nước thẩm tra, giám sát phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư. Nếu dự án do nhà nước cấp vốn đầu tư thì chỉ sau khi phê duyệt dự án khả thi thì mới đưa vào chính thức kế hoạch để dự trù vốn và tiến hành các bước sau.

- Đối với ngân hàng: Dự án khả thi được duyết làm cơ sở cho ngân hàng lập kế hoạch cấp phát vốn đầu tư. Chỉ sau khi dự án khả thi được phê duyệt Ngân hàng mới có thể cấp vốn hoặc tài trợ vốn.

- Đối với nhà đầu tư: Dự án khả thi là căn cứ để nhà đầu tư xin giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng và các khoản ưu đãi….

Dự án khả thi được duyệt là cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư triển khai các công việc tiếp theo để triển khai thực hiện dự án.



Những nội dung của nghiên cứu dự án khả thi:

d1, Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.

Để chứng tỏ sự cần thiết phải đầu tư, cần nêu rõ những căn cứ cơ bản sau đây.

- Căn cứ pháp lý:

Nguồn gốc và các tài liệu sử dụng

Tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, của địa phương.

Quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành.

Dự án tiền khả thi được duyệt (đối với các dự án có bước nghiên cứu tiền khả thi)

Các thông tư văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan đến yêu cầu lập dự án đầu tư.

Đối với các dự án phát triển các công trình giao thông vân tải các căn cứ pháp lý là tài liệu về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, quy hoạch và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng GTVT của quốc gia và địa phương, quy hoạch xây dựng, quy hoạch các ngành sản xuất, quy hoạch sử dụng đất đai……

- Căn cứ kinh tế, kỹ thuật:

Các căn cứ về nhu cầu thị trường:

Căn cứ vào kết qủa điều tra kinh tế kỹ thuật và dự báo về khả năng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mà dự án đầu tư dự kiến sản xuất ta trong giai đoạng hiện tại và tương lai.

Các số liệu điều tra dự báo cần xác định được: Khả năng sản xuất hoặc cung cấp và nhu cầu sản phẩm cho thị trường, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường từ đó cân đối giữa khả năng sản xuất hoặc cung ứng với nhu cầu tiêu thụ ta xác định được nhu cầu thị trường cần cung cấp loại sản phẩm mà dự án dự kiến sản xuât ra.

Đối với các dự án phát triển GTVT thì nhu cầu thị trường chính là nhu cầu đi lại, nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân trong thời kỳ hiện tại và tương lai. Phải xác định được nhu cầu căn bản của dự án đầu tư trong giao thông vận tải.

Căn cứ về khả năng phát triển kinh tế, khả năng phát triển sản xuất trong tương lai.

Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật công trình (đối với công trình năn cấp cải tạo), hệ thống GTVT trong khu vực.



d2, Lựa chọn quy mô dầu tư, hình thức đầu tư

Xác định quy mô đầu tư, công suất hoặc khối lượng sản phẩm hành năm mà dự án dự kiến sản xuất ra. Đối với công trình giao thông vận tải, lưu lượng xe thông qua ngày đêm (hoặc năm)…

Hình thức đầu tư ở đây chính là hình thư3cs đầu tư cây dựng mới, dầu tư cải tạo nâng cấp công ảtình hiện có.

Cần đua ra tất cả các phương páhp án vê quy mô đầu tư va fhình thức đẩu tư rồi từ đó so sánh lưcạ chọn phương án phợp lý



d3, Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng (đối với dự án có sản xuất)

Các giải pháp bố trí dây chuyền sản xuất.

Tính toán các yếu tố đầu vào nguyên vật liệu, lắp đặt, sử dụng máy móc, các thiết bị nhập ngoại vật liệu phụ.

Tình hình cung ứng.

Yêu cầu vê nguyên liệu.

Chương trình cung cấp nguyên liệu:

Nguyên vật liệu nội địa, nguyên vật liệu nhập ngoại, phương thức cung ứng mua theo hợ đồng vận tải. Đối với vật liệu nhập ngoại phải xác định nguồn cung câp, hình thức nhập, điều kiện giao hàng, giá cả, phần tích các thuận lợi, hạn chế các ảnh hưởng bất lợi tìm giải pháp khắc phục.

Lịch cung cấp.

Các giải pháp đảm bảo kết cấu hạ tầng: điện nước, giao thông, kho bãi , thông tin, lán tri tạm, đường tạm, cầu tạm ...

d4, Các phương án vị trí, địa điểm xây dựng công tình

Cần nghiên cứu chi tiết để đưa ra tất cả các phương án có thể về địa điểm xây dựng công trình, không được bỏ sót phương an. Tuỳ thuộc vào mục đích phục vụ của dự án, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của khu vực nghiên cứ để phương án địa điểm đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, về mặt kinh tế và yêu cầu xã hội của dự án.

Khi nghiên cứu lựa chọn phương án địa điểm xây dựng án công trình, cần đặc biệt quan tâm đến quy hoạc phát triển hệ thống giao thông, quy hoách xây dựng, quy hoặc sử dụng đất đai trong khu vực.

Đối với công trình xây dựng giao thông như cầu, đường, nhà ga, bến xe, cảng sông, cảng biển,,, phương án địa điểm chính là vị trí xây dựng công trình trong tương lại nên cần chú ý đến mối quan hệ của dự án đối với hệ thống giao thông thống nhất trong khu vực. Đối với dự án về xây dựng đường bộ, đường sắt, phương án vị trí địa điểm chính là các phương án về hướng tuyến, xác định các địa điểm không chế mà tuyến đường trong tương lai cần phải đi qua.

Đối với các công trình đầu tư nếu đã có bước nghiên cứu tiền khả thi thì chỉ cần chọn điạ điểm cụ thể. Cần đưa ra ít nhất hai phương án về địa điểm để so sánh và lựa chọn. Nhưng các phương án này phải thu thập số liệu điều tra cơ bản, tài liệu khảo sát đủ độ tin cậy. Mỗi phương án cần phân tích các điều kiện cơ bản sau:

Điều kiện tự nhiên: Khí tượng, thuỷ văn, nguồn nước, địa chất, địa hình, hiện trạng đất đai và tài nguyên (có báo cáo tài nguyên) môi trường sinh thái.

Điều kiện xã hội và kỹ thuật: Tình hình phân bố dân cư, phong tục tập quản, hệ thống giao thông, điều kiện cơ sở hạ tầng, điện nước thông tin, cơ sở y tế, giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế.

Các đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch vùng.

Quy hoạch về sử dụng đất.

Các kết luận về điều kiện cơ bản, các bản vẻ, bản đồ khu vực và địa điểm theo tỷ lệ kèm theo.

Phân tích kinh tế về địa điểm:

Hiện trạng mặt bằng và phương án giải phóng mặt bằng.

Các chi phí về địa điểm liên quan đến đầu tư khảo sát ban đầu, đền bù, san lấp mặt bằng, thuê đất đường điện nước thi công, lán trại....tận dụng cơ sở hạ tầng...

Các chi phí liên quan đến chương trình cung cấp các yếu tố đầu vào

Phân tích các lợi ích và ảnh hưởng tới xã hội:

Những ảnh hưởng của dự án đến đời sống dân cư đặc biệt khi có thiên tai địch hoạ hoặc do chất lượng công trình không đảm bảo.

Những ảnh hưởng của dự án đối với an ninh quốc phòng, sinh hoạt văn hoá xã hội, phong tục tập quản.

Những ảnh hưởng của dự án đầu tư đối với những vẫn đề tài nguyên như ảnh hưởng đến việc khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ cảnh quan môi trường, sinh thái, văn hoá, du lịch văn hoá lịch sử.

Những biện pháp xử lý.

Kết quả của bước này là so sánh lựa chọn được phương án vị trí, địa điểm xây dựng công trình hợp lý nhất về mặt kinh tế và kỹ thuật. Trường hợp có nhiều phương án cạnh tranh cần phải sử dụng chúng để phân tích ở các bước tiếp theo.



d5, Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.

Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ là nội dụng chủ yếu và quan trọng trong toàn bộ nội dung của dự án. Cần đưa ra tất cả các giải pháp kiến trúc, giải pháp kỹ thuật, kết cấu của công trình tương lai để so sánh lựa chọn ra phương án hợp lý nhất. Các phương án về kiến trúc xây dựng là các phương án về hình dáng, không gian kiến trúc, cac giải pháp tổng thể về mặt bằng, phổi cảnh. Các phương án về kiến trúc của hạng mục công trình chủ yếu.

Các giải pháp về kỹ thuật kết cấu là các giải pháp về cấu tạo chi tiết từng bộ phận công trình và toàn bộ công trình.

Đối với công trình cầu: Các giải pháp kỹ thuật kết cấu là các giải pháp về chiền rộng cầu, chiều dài cầu, số nhịp, chiều dài mỗi nhịp, chiều cao cầu, kết cấu móng mố, trụ cầu, kích thức các bộ phận của mố cầu, trụ cầu, loại dầm và kích thước dầm cầu, kết cấu mặt cầu, đường vào cầu, các bộ phận đảm bảo an toàn giao thông....

Đối với đường: Cấp hạng đường, hình dạng nền đường, lề đương, kết cấu mặt đường, kích thước và kết cấu giải phân cách, vỉa hè (nếu có)....

Đối với dự án sản xuất kinh doanh: (nhà máy, phân xưởng sản xuất...) các giải pháp kỹ thuật công nghệ bao gồm:

Các giải pháp về mặt bằng, không gian kiến trúc, vị trí khu làm việc, khu sản xuất, kho chứa, khu vực cung cấp điện, nước..., các giải pháp về kỹ thuật, kết cấu, kích thước, công trình nhà làm việc, nhà xưởng, giải pháp bố trí hệ thống dây chuyền sản xuất....

Các phương án công nghệ chính, quá trình sản xuất có thể chấp nhận. Mô tả phân tích đánh giá mức độ hiện đại, tính thích hợp kinh tế, các ưu việt và hạn chế của công nghệ lựa chọn (thông qua việc so sánh một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như quy cách, chất lượng, năng suất lao động, giá thành, vệ sinh công nghiệp, điều kiện ứng dụng..).

Nội dung chuyển giao công nghệ và sự cần thiết phải chuyển giao, giá cả, phương thức thanh toán, các điều kiện tiếp nhận chuyển giao, cam kết.

Các giải pháp về công trình phụ trợ.

Lựa chọn quy mô và phương án cung cấp nước, thoát nước cho sản xuất.

Phương án giải quyết thông tin.

Phương án vận chuyển bên ngoài (từng phương án cần mô tả cơ sở tính toán và lựa chọn, có sơ đồ kèm theo).

Chi phí đầu tư hỗ trợ.

Các phương án về thiết bị:

Các phương án về thiết bị cần nêu được các nội dung sau:

+, Danh mục thiết bị, chia ra thiết bị sản xuất chính, thiết bị phục vụ, thiết bị hỗ trợ, phương tiện vận chuyển, phụ tùng thay thế, dụng cụ thiết bị văn phòng.

+, Mô tả tính năng, thông số kỹ thuật, những đặc tính kỹ thuật chủ yếu, điều kiện bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế, phương án lắp đặt, vận hành, đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật.

+, Phân tích phương án mua sắm công nghệ thiết bị của phương án chọn, các hồ sơ chào hàng so sánh, đánh giá về trình độ công nghệ, chất lượng thiết bị.

+, Xác định tổ chi phí mua sắm thiết bị và chi phí duy trì.

Các giải pháp chống ô nhiễm bảo vệ môi trường sinh thái, điều kiện thực hiện và chi phí.

Các giải pháp xử lý chất thải: Loại chất thải, chất lượng, số lượng phế thải, các phương tiện xứ lý, chi phí xứ lý.

Kết quả bước này là lựa chọn được phương án hợp lý nhất.

Nếu có nhiều phương án kỹ thuật cạnh tranh, cần phải sử dụng để tiếp tục phân tích ở các bước tiếp theo.



d6, Phân tích phương án xây dựng và tổ chức thi công xây lắp.

Các giải pháp xây dựng:

Các phương án về tổ chức thi công từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

Các phương án bố trí mặt bằng thi công và phương án lựa chọn (có bản vẽ kèm theo).

Các giải pháp xây dựng hạng mục công trình bảo vệ môi trường xử lý ô nhiễm.

Lựa chọn giải pháp thi công hạng mục công trình và toàn bộ công trình trên cơ sở phân tích so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của từng phương án.

Các phương án về tổng tiến độ thi công xây lắp (có sơ đồ kèm theo) phân tích so sánh và kết luận phương án hợp lý được lựa chọn.

Xác định nhu cầu nguồn lực (yêu cầu máy móc thiết bị thi công, nhân lực, nhu cầu vật tư...) và phương án cung cấp.

Các biện pháp phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động.

d7, Các giải pháp về tổ chức khai thác và sử dụng lao động

Đưa ra phương án tổ chức, các bộ phận sản xuất, bộ phận tiêu thụ sản phẩm, xác định nhu cầu nguồn lực và thời kỳ huy động các nguồn lực cho sản xuẩt.

Xác định các chi phí cho từng phương án bố trí sản xuất.

So sánh lựa chọn phương án sản xuất.

Đối với dự án xây dựng công trình giao thông vận tải, cần phân tích các giải pháp về tổ chức vận tải, giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, giải pháp tổ chức quản lý, duy tu, sửa chữa nhằm duy trì khả năng khai thác của công trình.

d8, Phân tích kinh tế tài chính

Phân tích kinh tế xã hội:

Phân tích kinh tế xã hội của dự án bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Xác định tổng vốn đầu tư cần thiết cho dự án:

Trên cơ sở phương án kỹ thuật, phương án tổ chức thi công xây lắp, phương án tổ chức sản xuất (tổ chức khai thác) ta có thể xác định được tổng mức đầu tư cho từng phương án.

Tổng mức đầu tư bao gồm toàn bộ những chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn chuẩn bị xây dựng và xây dựng để tạo nên thực thể công trình đủ điều kiện đi vào khai thác, chi phí cho giai đoạn khai thác vận hành, vốn lưu động để đảm bảo huy động dự án vào hoạt động sản xuất theo đúng mục tiêu đề ra.

+, Chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư: điều tra khảo sát, lập và thẩm định dự án đầu tư.

+, Chi phí giai đoạn thực hiện bao gồm:

Chi phí ban đầu về đất đai ( đền bù, giải phóng mặt bằng, quyền sử dụng đất)

Chi phí khảo sát thiết kế, lập và thẩm định thiết kế và tổng dự toán.

Chi phí đấu thầu, hoàn tất thủ tục đầu tư (cấp giấy phép xây dựng, giảm định, kiểm định thiết bị…)

Chi phí xây dựng các công trình tạm, đường điện, nước, thi công, lán trại tạm.. phục vụ thi công.

Chi phí xấy dựng: Là toàn bộ các chi phí cần thiết để xây dựng hoặc cải tạo công trình xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị hoàn chỉnh (theo hồ sơ thiết kế) đủ điều kiện đi vào khai thác, kể cả chi phí xây dựng hạ tầng như: cấp điện, cấp thoát nước, đường sá, tường rào, xử lý chất thái.

Chi phí quản lý giảm sát thực hiện đầu tư.

Chi phí sản xuất thử và nghiệm thu bàn giao.

Chi phí huy động vốn: Các khoản vay đầu tư đối với sử dụng vốn vay...

+, Chi phí cho giai đoạn khai thác vận hành gồm:

Chi phí duy tu bảo dưỡng, chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn.

Chi phí bảo hiểm, chi phí dự phòng.

Vốn lưu động ban đầu cho một chu kỳ sản xuất (đối với dự án sản xuất).

Xác định nguồn vốn và các phương án về vốn:

+, Nguồn vốn đầu tư cho các dự án thường gồm các loại sau:

Vốn tự có của doanh nghiệp.

Vốn ngân sách.

Vốn vay ( ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, vốn vay trong nước, nước ngoài....) thời hạn và điều kiện vay trả lãi, các căn cứ, cơ sở, biện pháp bảo đảm nguồn vốn.

Hình thức huy động vốn: Bằng tiền Viên Nam, ngoại tệ, bằng hiện vật, tài sản (thiết bị, nguyên vật liệu, nhà xưởng...).

Tiến độ thực hiện chi phí vốn (huy động theo chương trình đầu tư).

Xác định các lợi ích kinh tế mà dự án đem lại:

Ở đây cần xác định đầy đủ lợi ích mà dự án mang lại. Khi xác định lợi ích của dự án cần phân biệt lợi ích ở đây được so sánh trong 2 trường hợp: có dự án và không có dự án. Lợi ích kinh tế của dự án có nhiều loại, khi phân tích cần xác định đầy đủ các loại lợi ích, phân biệt rõ các loại lợi ích mà các chủ thể được hưởng.

Những lợi ích bao gồm: lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp, đem lại cho chủ đầu tư, lợi ích mà xã hội được hưởng: lợi ích của người sử dụng, lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài, lợi ích trong ngành, lợi ích ngoài ngành... Cần lưu ý rằng, các lợi ích có lợi ích có thể lượng hoá được (lợi ích tính được bằng tiền) và lợi ích không thể lượng hoá được bằng tiền (lợi ích về văn hoá, xã hội...). Để đơn giản tính toán, trong phần này người ta chỉ xác định các loại lợi ích chủ yếu có thể lượng hoá được.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông vận tải, người ta thường xác định nhưng lợi ích kinh tế xã hội như: Lợi ích do giảm chi phí duy tu sửa chữa, do giảm chi phí khai thác vận hành công trình, lợi ích do giảm thời gian vận chuyển, giảm tai nạn giao thông, lợi ích do có dự án mà năng lực vận chuyển của công trình tăng lên.

Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án:

Để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư trong giao thông vận tải, người ta thường sử dụng những chỉ tiêu chủ yếu như: NPV, Thv, IRR.....

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án:

Dựa vào kết quả các chỉ tiêu trên và các mặt lợi ích khác để đánh giá, từ đó đi đến kết luận: Dự án có khả thi hay không về mặt kinh tế xã hội.

Phân tích tài chính của dự án

Đối với các dự án xây dựng công trình giao thông vận tải đánh giá về kinh tế xã hội là chủ yếu. Chỉ tiến hành phân tích tài chính trong một số trường hợp:

Dự án đầu tư có sử dụng vốn vay và có thu phí hoàn vốn.

Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn của tư nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội, hoặc nguồn vốn BOT,....được phép thu phí hoàn vốn đầu tư.

Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhưng được phép thu phí (được cấp có thẩm quyền cho phép) để bù đắp một phần vốn đầu tư.

Nội dung phân tích tài chính trong lập dự án đầu tư bao gồm:

Xác định các khoản chi, khoản thu tài chính của dự án.

Xác định nguồn tài chính và các điều kiện đối với từng loại nguồn tài chính.

Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (NPV, Thv, IRR,..)

Kiểm tra mức độ an toàn về mặt tài chính của dự án (tính toán độ nhạy, mức độ rủi ro tài chính..)

Kết luận tính khả thi của dự án về mặt tài chính



d9, Phân tích xã hội môi trường, các khía cạnh khác của dự án

Phân tích sự ảnh hưởng tốt, xấu của dự án đến đời sống xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường pháp luật v.v..... và đề ra biện pháp khắc phục.



d10, Biện pháp tổ chức triển khai thực hiện

d11, Kết luận, kiến nghị.

e, Lập báo các kinh tế kỹ thuật về đầu tư

Đối với công trình đầu tư quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật giản đơn (có thiết kế mẫu, xử lý nền móng không phức tạp....) thì phải lập Báo các kinhh tế kỹ thuật về đầu tư thay thế cho dự án khả thi.

Báo cáo kinh tế kỹ thuật về đầu tư được gọi tắt là “ Báo cáo đầu tư” được áp dụng đối với các dự án có mức vốn đầu tư dưới 3 tỷ đồng, các dự án xây dựng, sửa chữa, bảo trì sử dụng vốn sự nghiệp và các dự án của các ngành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật được Bộ quản lý ngành phê duyệt trên cơ sở phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng hoặc kế hoạch trung hạn và dài hạn.

Nội dung báo cáo đầu tư:

- Căn cứ pháp lý và sự cần thiết đầu tư:

Ghi rõ các căn cứ pháp lý như các quyết định của cấp trên, kế hoạch đã được phê duyệt.

Giải trình tóm tắt lý do cần phải đầu tư công trình.

- Tên dự án và hình thức đầu tư.

Hình thức đầu tư cần được ghi rõ là xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hay duy trì.

- Chủ đầu tư:

(Ghi rõ cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân là chủ đầu tư)

- Điạ điểm và mặt bằng

Ghi rõ tên xã (hoặc đường phố, phường) thuộc huyện (quận).

Đối với các dự án có kiến trúc xây dựng như trường học, trạm xá, nhà văn hoá... cần ghi rõ phần diện tích mặt bằng được phép sử dụng. Đối với các dự án xấy dựng đường giao thông nông thôn cần ghi rõ vị trí địa điểm (điểm đầu, điểm cuối của đoạn đường, Nếu là cầu, cổng nhỏ nằm trên đường giao thông nông thôn thì cần mô tả vị trí cầu cống trên đoạn đường nào...

- Khối lượng công việc: Khối lượng công việc đầu tư được ghi theo đơn vị thích hợp và được tính trên cơ sở định mức đơn giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.

- Vốn đầu tư và nguồn vốn

+, Tổng số vốn đầu tư

+, Nguồn vốn

Ngân sách cấp, trong đó phân rõ: vốn ngân sách Trung ương (nếu có nguồn tài trợ của nước ngoài cũng cần ghi rõ), vốn ngân sách địa phương.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.

Các nguồn vốn khác (nguồn vốn huy động từ các chủ phương tiện, của tổ chức kinh tế, xã hội, của nhân dân đóng góp...).

- Thời gian khởi công và hoàn thành.

Đối với các dự án sản xuất kinh doanh, ngoài những nội dung nên trên, cần bổ sung:

+, Sản phẩm, (dịch vụ) và quy mô công suất.

+, Thiết bị (ghi rõ giá trị và nguồn gốc cung cấp).

+, Nguồn cung cấp nguyên vật liệu.

+, Khả năng trả nợ ( nếu có vốn vay) và thời hạn hoàn vốn.

+, Biện pháp bảo vệ môi trường (nếu dự án có tác động xấu tới môi trường).

Đối với các dự án có quy mô đầu tư dưới 100 triệu đồng, tuỳ theo yêu cầu của dự án, không nhất thiết phải nêu chi tiết các mục kể trên.

1.1.2. Dự toán xây dựng công trình.

1.1.2.1. Khái niệm dự toán xây dựng công trình.


Dự toán xây dựng công trình của dự án (gọi tắt là dự toán công trình) là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựng được lập cho từng công trình, hạng mục công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Đối vơi dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác đinh tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán của các công trình thuộc dự án.

Thực chất dự toán công trình (hoặc tổng dự toán) là giới hạn tối đa về vốn sử dụng cho công trình, là cơ sở để lập kế hoạch vốn đầu tư và quản lý sử dụng vốn đầu tư, là căn cứ để xác định giá xét thầu trong trường hợp đấu thầu và lựa chọn thầu xây dựng.

Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình.


1.1.2.2. Các thành phần chi phí của dự toán công trình.


a, Các thành phần chi phí của dự toán xây dựng công trình.

Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẻ thi công.

Dự toán công trình bao gồm:

Chi phí xây dựng (GXD): Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

Chi phí thiết bị (GTB): Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị kể cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có).

Chi phí quản lý dự án (GQLDA): Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án.

Chi phí tư vấn xây dựng (GTV): Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vẫn thẩm tra và các chi phí tư vấn khác.

Chi phí khác (GK).

Chi phí dự phòng (GDP).

b, Cơ sở để lập dự toán công trình.

- Khối lượng xây lắp tính toán theo khối lượng công trình căn cứ vào các thông số tiêu chuẩn kết cấu trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình.

- Đơn giá xây dựng công trình.

- Định mức tỷ lệ cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó.


1.1.2.3. Phương pháp xác định dự toán công trình.


Dự toán công trình được xác định theo công thức

GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP



a, Xác định chi phí xây dựng GXD:

Chi phí xây dựng GXD được cầu thành từ hai thành phần cơ bản:

GXD = GXDCPT + GXDLT

Trong đó:

GXDCPT: Chi phí xây dựng công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công các công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức:

Trong đó:

- : Chi phí xây dựng thước thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng mục công trình.

- : Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng.

GXDLT: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, được xác định theo công thức.

γ: là tỷ lệ quy đinh.

Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể được xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc định mức tỷ lệ.

b, Xác định chi phí thiết bị.

Chi phí thiết bị được xác định theo công thức sau:

GTB = GMSTB + GDT + GLD

Trong đó:

GMSTB: Chi phí mua sắm thiết bị.

GDT: Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có).

GLD: Chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có).

- Chi phí mua sắm thiết bị.

Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo trọng lượng, số lượng, chủng loại từng loại thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng theo công thức:

Trong đó:

- Qi: Trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i.

- : Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với từng loại thiết bị nhóm thiết bị thứ i.

- Mi: Giá trị cho một tấn hoặc một cái (một nhóm) thiết bị thứ i, được tính theo công thức: M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T

G: Giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo.

Cvc: Chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị ) từ nơi mua hay tư cảng Việt Nam đến công trình.

Clk: Chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một cái thiết bị một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu.

Cbq: Chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường.

- T: Thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị).

Đối với những thiết bị chưa xác định được giá trị có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá nhưng thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện.

Đối với các thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí cho các loại thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chúng loại thiết bị phi tiêu chuẩn và các khoản chi phí có liên quan như đã nói ở trên hoặc căn cứ vào hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn.

Trường hợp thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị là giá trúng thầu gồm các chi phí theo những nội dung như đã nói ở trên và các khoản chi phí khác nếu có được ghi trong hợp đồng.

- Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ C­CN:

Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toán thuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.



- Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh GLD:

Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có) bao gồm chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí trực tiếp khác), chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng. Chi phí này được lập dự toán như chi phí xây dựng.



c, Xác đinh chi phí quản lý dự án GQLDA:

Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức sau:

GQLDA = T*(GXDtt + GTBtt)

trong đó:

- T: Định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án, thường là 5% - 10% tổng mức đầu tư.

- GXDtt: Chi phí xây dựng trước thuế.

- GTBtt: Chi phí thiết bị trước thuế.

d, Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng GTV:

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau:



Trong đó:

- Ci: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ.

- Dj: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán.

-: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ.

- : Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy đinh hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán.



e, Chi phí khác GK:

Chi phí khác được tính theo công thức sau:



Trong đó:

- Ci: Chi phí khác thư i tính theo định mức tỷ lệ.

- Dj: Chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán.

- : Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối vơi khoản mục chi phí khác thư i tính theo định mức tỷ lệ.

- : Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán.

Trường hợp dự án sử dụng vốn ODA thì ngoài các chi phí trên, nếu còn có các chi phí khác có liên quan thì được bổ sung những chi phí này. Trường hợp các công trình của dự án thuế tư vấn nước ngoài thực hiện thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo thông lệ phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn cho công trình hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết để ghi vào dự toán.

f, Xác định chi phí dự phòng GDP:

Chi phí dự phòng được tính cho 2 trường hợp.



- Trường hợp thời gian xây dựng ≤ 2 năm:

Chi phí dự phòng được tính bằng tỷ lệ phần trăm tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được tính theo công thức:

GDP = TDP*(GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK)

Trong đó TDP là định mức tỷ lệ (%) cho chi phí dự phòng.



- Trương hợp thời gian xây dựng > 2 năm.

Trong trường hợp này chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm được tính theo công thức sau:

GDP = GDP1 + GDP2

Trong đó:

GDP1: Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính theo công thức.

GDP = TDP*(GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK)

GDP2: Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xấy dựng của từng loại công trình xây dựng, khu vực và độ dài thời gian xây dựng.


1.1.3. Sơ lược về điểm trung chuyển.

1.1.3.1. Khái niệm điểm trung chuyển:


a, Vị trí của điểm trung chuyển trong hệ thống giao thông vận tải đô thị:

Hệ thống giao thông vận tải đô thị là tập hợp hệ thống giao thông và hệ thống vận tải nhằm đảm bảo sự liên hệ giao lưu các khu vực khác nhau trong đô thị. Giao thông vận tải giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của thành phố hiện đại, chức năng của nó là đảm bảo sự liên hệ thường xuyên và thống nhất giữa các khu vực chức năng chủ yếu của đô thị với nhau như: Khu dân cư, khu hành chính, khu công nghiệp, khu thương mại và khu vui chơi giải trí …..





Hình (1.2): Sơ đồ vị trí điểm trung chuyển trong hệ thống giao thông vận tải đô thị.

b, Khái niệm điểm trung chuyển:

Điểm trung chuyển là nơi dùng để chuyển tải hàng hoá và hành khách trong cùng một phương thức vận tải hoặc giữa các phương thức vận tải trong quá trình vận tải đa phương thức. Trung các đô thị điểm trung chuyển vận tải hành khách nội đô có ý nghĩ rất quan trọng trong hệ thống giao thông tĩnh.


1.1.3.2. Cơ cấu điểm trung chuyển.


Các điểm trung chuyển của vận tải xe buýt được bố trí gần các đầu mối giao thông của nhiều phương thức vận tải. Trong thực tế người ta thường bố trí các điểm trung chuyển giữa xe buýt với các phương thức vận tải khác như: Troleybus, Metro, Tramway và vận tải liên tỉnh, cũng có thể bố trí điểm trung chuyển tại nơi có nhiều tuyến xe buýt đi qua.

Về quy mô điểm trung chuyển thường có các dịch vụ phục vụ hành khách, dịch vụ phục vụ phương tiện và dịch vụ phục vụ lái xe. Tính toán điểm trung chuyển trung bình thường phục vụ cho khoảng 4 – 5 tuyến buýt hoặc giữa các tuyến buýt với các phương thức vận tải khác có diện tích từ khoảng 200 – 300 m2.

Thông tin các điểm trung chuyển gồm: Lộ trình các tuyến, khoảng cách chạy xe của từng tuyến, giá vé và các điểm bán vé và các quy định trong trường hợp đặc biệt (ngày lễ, đối tượng ưu tiên…).

Điểm trung chuyển có vị trí quan trọng đối với vận tải hành khách công cộng, đối với toàn bộ mạng lưới nếu điểm trung chuyển được bố trí ở vị trí hợp lý sẽ có tác dụng làm giảm tải cho toàn bộ hệ thống đặc biệt vào giờ cao điểm tránh tình trạng các phương tiện phải nối đuôi nhau gây tắc nghẽn giao thông, bên cạnh đó tác dụng thiết lập và hoàn thiện các tuyến vận tải. Đối với hành khách, việc bố trí hợp lý các điểm trung chuyển sẽ tạo điều kiện thực hiện các chuyến đi giảm thời gian chờ đợi và thời gian chuyển tuyển.

Mục tiêu của việc xây dựng điểm trung chuyển cho xe buýt đó là:

Cải thiện chất lượng vận hành, tao sự liên thông cho các tuyến xe buýt, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho hành khách tiếp cận xe buýt tại điểm trung chuyển.

Nâng cao năng lực hoạt động của xe buýt và tổ chức hợp lý các tuyến xe buýt tại các điểm trung chuyển.

Sử dụng không gian hợp lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông.

Tổ chức cho xe buýt vận hành trong không gian nhất định, tách dòng xe buýt tránh tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm khi xe buýt dừng đón, trả khách.

1.1.3.3. Phân loại điểm trung chuyển.


Có cách phân loại điểm trung chuyển sau:

a, Phân loại theo đối tượng phục vụ:

- Điểm trung chuyển hành hóa: Nơi chuyển tải hàng hóa từ phương tiện này sang phương tiện khác của cùng 1 phương thức vận tải hoặc phương tiện của phương thức vận tải khách. Ví dụ như bãi container, cảng hàng hóa.

- Điểm trung chuyển hành khách: Nơi chuyển tải hành khách từ phương tiện này sang phương tiện khác của cùng 1 loại phương thức vận tải hoặc phương tiện của phương thức khác. Ví dụ: điểm trung chuyển Cầu giấy, điểm trung chuyển Long Biên.

- Điểm trung chuyển kết hợp giữa hàng hóa và hành khách: Phục vụ cho cả đôi tượng hàng hóa và hành khách.



b, phân loại theo phương thức vận tải:

- Điểm trung chuyển 1 phương thức: là điểm trung chuyển phục vụ cho 1 loại phương thức nhất định. Ví dụ điểm trung chuyển Cầu Giấy chỉ phục vụ cho xe buýt.

- Điểm trung chuyển đa phương thức: Phục vụ cho 2 phương thức trở lên.

c, Loại theo khu vực xây dựng:

- Điểm trung chuyển nội đô.

- Điểm trung chuyển kết nối ngoại thành và nội đô.

- Điểm trung chuyển ngoại thành.



d, Phân loại theo quy mô kiến trúc:

- Điểm trung chuyển đầy đủ: Điểm trung chuyển có đầy đủ các khu chức năng như khu thương mại, dịch vụ và thông tin khách hàng, bãi đỗ xe, xưởng sửa chữa phương tiện và cung cấp nhiên liệu, quản lý hàng hóa (đối với điểm trung chuyển có dịch vụ hàng hóa).

- Điểm trung chuyển nhỏ: Chỉ phục vụ luân chuyển hàng hóa hoặc hành khách, khu đỗ xe, xưởng sử chữa và cung cấp nhiên liệu.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam

tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương