MỤc lục các từ viết tắT



tải về 4.83 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2017
Kích4.83 Mb.
#34880
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13


MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNTT : Công nghệ thông tin

CNTT - TT : Công nghệ thông tin và truyền thông

CSDL : Cơ sở dữ liệu.

KQNC : Kết quả nghiên cứu.

KH&CN : Khoa học và công nghệ.

NASATI : National Agency on Science and Technology Information.

Techmart : Chợ Công nghệ và Thiết bị.

VinaREN : Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam

(Vietnam Research and Education Network).



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây nhân loại chúng ta đang được chứng kiến những thay đổi vô cùng lớn lao, vô cùng bất ngờ do sự phát triển của khoa học và công nghệ mang lại. Nếu như trước đây, trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp thì lao động và tiền vốn được coi là chìa khoá của mọi sự thành công thì ngày nay, trong nền kinh tế tri thức, vai trò đó lại thuộc về thông tin và tri thức. Thông tin và tri thức nói chung và thông tin KH&CN nói riêng đang giữ vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, tạo nên những ưu thế mới về chính trị, kinh tế cho mỗi quốc gia. Hay nói như lời của Ngài Goh Chok Jong - nguyên Thủ tướng đảo quốc Singapo trong bức thông điệp gửi tới toàn dân trong ngày Quốc khánh thì: "Tương lai sẽ thuộc về quốc gia nào mà ở đó người dân biết sử dụng có hiệu quả tri thức, thông tin và công nghệ. Đây chính là các nhân tố chủ yếu chứ không phải là tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế thắng lợi" [5].

Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ Internet đã đem lại những khả năng to lớn trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả thông tin và tri thức. Sự ra đời của những loại hình tài liệu điện tử, sự chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan thông tin - thư viện với nhau đã tạo cơ hội vô cùng to lớn cho việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin.

Nhận thức được vai trò quan trọng của thông tin nói chung và thông tin, truyền thông, KH&CN nói riêng như là tiềm năng thứ ba - tiềm năng đặc biệt quan trọng có vai trò vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của mọi hoạt động xã hội của con người. Nhà nước ta đã rất quan tâm đầu tư cho sự phát triển của hoạt động thông tin KH&CN. Hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam đã được hình thành và triển khai vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Cho đến nay trên cả nước đã hình thành và phát triển được mạng lưới với hơn 500 cơ quan thông tin KH&CN hoạt động ở Trung ương và địa phương [3].

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự gia nhập của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) đã mở ra những cơ hội cũng như đặt ra những thách thức vô cùng to lớn cho tất cả các ngành nghề kinh tế nói chung và hoạt động thông tin - thư viện nói riêng. Giờ đây, hoạt động thông tin - thư viện đang hướng đến cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng cường các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện có thu đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin ngày một cao của khách hàng.

Nắm bắt được xu thế phát triển và nhu cầu của người dùng tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia với vai trò là cơ quan đầu ngành về thông tin KH&CN của đất nước, đã chú trọng quan tâm và đầu tư cho hoạt động thông tin KH&CN. Cục đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ được đông đảo bạn đọc ủng hộ và tin dùng. Đặc biệt từ năm 2008, nhằm thiết thực phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo, Cục thông tin KH&CN đã đưa "Dịch vụ bạn đọc đặc biệt" vào phục vụ trên qui mô toàn quốc và được đông đảo người dùng tin đánh giá cao.

"Dịch vụ bạn đọc đặc biệt" đã đưa vào phục vụ trong một thời gian, đã nhận được sự hoan nghênh, ủng hộ của người dùng tin, tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập. Vì vây, em đã chọn đề tài: "Tìm hiểu thực trạng Dịch vụ bạn đọc đặc biệt tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia" làm đề tài khóa luận cho mình.



2. Tình hình nghiên cứu

Dịch vụ bạn đọc đặc biệt là một dịch vụ của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia mới được triển khai từ năm 2008 đến nay. Cho đến nay, chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu về dịch vụ này, ngoài "Báo cáo phân tích, đánh giá Dịch vụ bạn đọc đặc biệt sau một năm phục vụ" của tác giả Đinh Thanh Nga. Với lý do đó em đã chọn đề tài: "Tìm hiểu thực trạng Dịch vụ bạn đọc đặc biệt tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia" làm đề tài khóa luận cho mình.



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng Dịch vụ bạn đọc đặc biệt tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ bạn đọc đặc biệt tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp khảo sát thực tế;

- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, thống kê;

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

5. Mục đích nghiên cứu

Khóa luận được nghiên cứu và hoàn thành với mục đích: Đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia để đề xuất những giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng Dịch vụ bạn đọc đặc biệt tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.



6. Đóng góp của Khóa luận

Khóa luận giới thiệu Dịch vụ bạn đọc đặc biệt tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Khóa Luận đưa ra một số nhận xét, đánh giá về Dịch vụ bạn đọc đặc biệt của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng Dịch vụ bạn đặc biệt tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

7. Kết cấu của Khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Khóa luận bao gồm 3 phần chính sau:



Chương 1: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Chương 2: Dịch vụ bạn đọc đặc biệt tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Chương 3: Đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ bạn đọc đặc biệt của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

CHƯƠNG 1

CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan trực thuộc Bộ KH&CN. Cục được thành lập theo Nghị định 28/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN. Tháng 12/2009, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký quyết định số 2880/QĐ-BKHCN thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trên cơ sở Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia.

Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia được thành lập ngày 24/9/1990 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Thông tin - Tư liệu KH&CN Quốc gia theo Quyết định số 487/TCCB của Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và Nhà nước (nay là Bộ KH&CN). Trung tâm Thông tin - Tư liệu được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị được thành lập trước đó là: Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (thành lập năm 1960) và Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (thành lập năm 1972).

Việc thành lập Trung tâm Thông tin - Tư liệu KH&CN Quốc gia nhằm tích hợp 2 hoạt động thông tin và thư viện vào một thể thống nhất để nâng cao chất lượng phục vụ thông tin KH&CN cho người dùng tin một cách tốt nhất.

Ngày 20/06/2003 theo Quyết định số 1056/QĐ-BKHCN của Bộ KH&CN, Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN Quốc gia đổi tên thành Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia.

Để tăng cường công tác thông tin KH&CN, trong Nghị định số 28/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN, Chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN "Quy định và hướng dẫn hoạt động thông tin, truyền thông, thư viện và thống kê KH&CN và phát triển thị trường công nghệ, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thông tin và thống kê, tổ chức các Chợ Công nghệ và Thiết bị, các Trung tâm giao dịch công nghệ và thiết bị, triển lãm KH&CN, xây dựng CSDL về nhân lực và thành tựu KH&CN, đầu tư phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến, kết nối với khu vực và quốc tế".

Mặc dù, Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia được thành lập từ năm 1990 nhưng Trung tâm vẫn chỉ là một đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực KH&CN, không có chức năng quản lý Nhà nước về thông tin, thư viện, thống kê KH&CN. Để triển khai thực hiện Nghị định 28/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2009. Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 2880/QĐ-BKHCN về việc thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trực thuộc Bộ KH&CN trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia.

Sự ra đời của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là một bước phát triển quan trọng trong sự nghiệp phát triển KH&CN ở Việt Nam. Sự ra đời của Cục giúp gắn kết các nội dung, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành KH&CN nói chung và hoạt động thông tin, thư viện, thống kê KH&CN nói riêng [12, 1].

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia

Xuất phát từ yêu cầu phát triển hoạt động thông tin, thư viện và thống kê KH&CN ngày 17/12/2009, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký ban hành Quyết định số 2880/QĐ-BKHCN về việc thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Tháng 1/2010, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký ban hành quyết định số 116/QĐ-BKHCN ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Theo điều lệ này, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có chức năng “tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về thông tin, thư viện, thống kê KH&CN”[3]. Bộ trưởng cũng giao cho Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục trình Bộ trưởng phê duyệt”.

Tên giao dịch quốc tế của Cục là: National Agency for Science and Technology Information, viết tắt là: NASATI.

Cục có các nhiệm vụ sau:

(1) Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ KH&CN:

- Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart), phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến.

- Dự thảo chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hằng năm, đề án, xây dựng cơ sở hạ tầng cho thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart), trung tâm giao dịch, trung tâm công nghệ và đầu tư phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến.

(2) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chiến lược, chính sách quy hoạch, kế hoạch đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.

(3) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN.

(4) Ban hành văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ thuộc lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển Chợ Công nghệ và Thiết bị và phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến.

(5) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dưới đây trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển Chợ Công nghệ và Thiết bị, các mạng thông tin KH&CN tiên tiến:

- Nghiên cứu khoa học & phát triển công nghệ, ứng dụng CNTT vào các thành tựu KH&CN tiên tiến;

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Đăng ký lưu giữ và sử dụng thông tin kết quả các nhiệm vụ KH&CN; quản lý và cấp mã số chuẩn quốc tế cho các xuất bản phẩm kế tiếp (ISSN);

- Hoạt động hợp tác quốc tế.

(6) Phối hợp thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển Chợ Công nghệ và thiết bị theo quy định của pháp luật.

(7) Tổ chức và phát triển Thư viện KH&CN Quốc gia; chủ trì bổ sung phát triển nguồn tin KH&CN cho cả nước; Tổ chức và phát triển Liên hiệp thư viện Việt Nam (Vietnam Library Consortium).

(8) Tổ chức và thực hiện xử lý phân tích và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, phục vụ hoạt động quản lý, nghiên cứu đào tạo, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi; Cập nhật và phát triển cổng điện tử về thông tin KH&CN Việt Nam, xây dựng CSDL về nhân lực, thành tựu KH&CN, thống kê KH&CN; Xuất bản sách KH&CN, tạp chí Thông tin và tư liệu và các ấn phẩm thông tin KH&CN khác.

(9) Tổ chức và phát triển dịch vụ giao dịch thông tin công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam; Tổ chức tham gia triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế; cung cấp thông tin công nghệ phục vụ các doanh nghiệp.

(10) Tổ chức và thực hiện công tác thống kê KH&CN.

(11) Tổ chức, vận hành và phát triển Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VINAREN).

(12) Tổ chức hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN và tổ chức các sự kiện KH&CN.

(13) Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN.

(14) Quản lý về tổ chức, cán bộ, tài sản và hồ sơ tài liệu của Cục theo sự phân cấp và quy định của Bộ.

(15) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao [9].

1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Cục Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia

Hiện nay, Cục Thông tin KH&CN có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao về chuyên môn nghiệp vụ với trên 160 cán bộ, trong đó 72% cán bộ có trình độ từ Đại học trở lên, có 7 tiến sỹ (chiếm 4,37%), trên 20 thạc sỹ (chiếm 13%), nhiều cán bộ đã được đào tạo tại nước ngoài như: Liên Xô, Đức, Pháp, Úc...

Bộ máy lãnh đạo của Cục bao gồm: Cục trưởng và một số Cục phó.

Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ KH&CN bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ KH&CN và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.



Các Phó Cc trưởng do B trưởng B KH&CN b nhim theo đề ngh ca Cc trưởng và có trách nhim trong vic giúp Cc trưởng trong vic lãnh đạo chung ca Cc, chu trách nhim trước Cc trưởng v phn công tác được phân công, được quyn quyết định nhng vn đề thuc phm vi được giao.

Khi Cục trưởng vắng mặt, 1 Cục phó được uỷ quyền lãnh đạo và điều hành hoạt động của Cục.

Trong cơ cấu tổ chức của Cục có 2 loại đơn vị:

- Các tổ chức quản lý nhà nước.

- Các đơn vị sự nghiệp.

- Các tổ chức giúp Cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

+ Phòng Quản lý thông tin và thống kê

+ Phòng Hợp tác quốc tế

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính

+ Văn phòng.

- Các tổ chức sự nghiệp thuộc Cục:

+ Thư viện khoa học công nghệ Quốc gia

+Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin

+ Trung tâm Thông tin phát triển

+ Trung tâm Thống kê khoa học và công nghệ.

+ Trung tâm Giao dịch thông tin công nghệ Việt Nam.

+ Trung tâm Quản lý Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam

+ Trung tâm Tin học và Đào tạo.

+ Tạp chí Thông tin và Tư liệu [9].

1.4. Nguồn lực thông tin của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan đứng đầu cả nước về nguồn lực thông tin KH&CN.



1.4.1. Vốn tài liệu truyền thống:

- Sách: trên 400.000 đầu tên sách thuộc nhiều lĩnh vực KH&CN;

- Tạp chí: Hơn 6.600 đầu tên tạp chí trên giấy;

- Tài liệu xám: Hiện nay Cục đang lưu giữ hơn 10.000 báo cáo KQNC của các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh/ thành phố và cấp cơ sở được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Với diện bao quát đề tài ở mọi lĩnh vực: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật; các lĩnh vực khoa học nổi bật như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, y tế, kinh tế, giáo dục, nhà nước pháp luật, bảo vệ môi trường, toán học, tin học, kỹ thuật điện, điện tử, chế tạo máy... với mức độ cập nhật 600 biểu ghi/năm;

- Hơn 7 triệu bản mô tả sáng chế trên vi phiếu;

- Kho tài liệu tra cứu quý:

Trước kia, nguồn tài liệu nhập về chủ yếu là tài liệu tiếng Nga thì hiện nay, chủ yếu nguồn tài liệu bằng tiếng Anh (chiếm 58%), 33% là tài liệu tiếng Nga, 9% là tiếng Việt [2].

1.4.2. Nguồn tin điện tử:

* Nguồn tin điện tử trong nước bao gồm:

- CSDL tài liệu KH&CN Việt Nam (STD):

STD là CSDL có quy mô lớn nhất Việt Nam với trên 120.000 biểu ghi về các tài liệu KH&CN đăng tải trên khoảng 300 tạp chí KH&CN của Việt Nam và hàng nghìn kỷ yếu hội thảo khoa học, công nghệ và các ngành kinh tế kỹ thuật: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế - kỹ thuật công nghiệp, khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, y tế và y dược học, khoa học xã hội và nhân văn.

- CSDL KQNC-Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Hiện nay trên CSDL trực tuyến có khoảng hơn 9.000 biểu ghi thư mục (từ năm 1975 đến nay), mức độ cập nhật khoảng 600 biểu ghi/năm. Hiện nay, Cục đã số hoá hầu hết các báo cáo này để có thể cung cấp bản sao điện tử của báo cáo theo yêu cầu. Hiện tại, trên trực tuyến chỉ tra cứu được thư mục các báo cáo này.

- Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam trên mạng: Ngoài một số CSDL phục vụ nghiên cứu, học tập, Cục đã xây dựng được một loạt các CSDL phục vụ công tác phát triển thị trường công nghệ. Techmart là hình thức tổ chức thông tin công nghệ giới thiệu với người dùng tin các sản phẩm và dịch vụ công nghệ, nơi người cung và cầu trao đổi với nhau về nhu cầu và khả năng thỏa mãn nhu cầu công nghệ của nhau, là nơi lưu thông các nguồn thông tin KH&CN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm đối tác, bạn hàng cũng như thực hiện các giao dịch mua bán một cách nhanh chóng giảm chi phí tìm kiếm, quảng cáo, giao dịch. Hầu hết các CSDL được đăng tải trực tuyến trên Website Chợ Công nghệ và thiết bị Việt Nam trên mạng (http://www.techmatrvietnam.vn).

Các CSDL trên website này bao gồm:

+ CSDL về công nghệ và thiết bị chào bán;

+ CSDL về công nghệ và thiết bị tìm mua;

+ CSDL về giải pháp phần mềm;

+ CSDL tổ chức KH&CN, doanh nghiệp.

Trên Techmart đang chào bán hơn 7000 công nghệ và thiết bị trong và ngoài nước.

* Nguồn tin điện tử trực tuyến nước ngoài, bao gồm:

- Science Direct: http://www.Science Direct.com.

Đây là CSDL tạo chí khoa học của NXB Elsevier, cung cấp khả năng truy cập tới hơn 2.180 tạp chí điện tử hàng đầu thế giới về KH&CN do chính NXB này phát hành từ năm 1995 đến nay với hơn 9,1 triệu bài báo KH&CN toàn văn về mọi lĩnh vực KH&CN.

Ngoài ra, Cục còn mua quyền truy cập đến các tạp chí lưu trữ (Backfiles) thuộc 10 lĩnh vực sau:

+ Khoa học nông nghiệp và sinh học

+ Hoá sinh, Di truyền và sinh học phân tử

+ Kỹ thuật hoá học

+ Khoa học máy tính

+ Năng lượng

+ Kỹ thuật và công nghệ

+ Khoa học môi trường

+ Vật lý hạt nhân năng lượng cao và thiên văn học

+ Khoa học vật liệu

+ Hoá học tổng hợp

- CSDL chỉ dẫn trích dẫn ISI - Web of Knowledge: Là công cụ cho phép tìm kiếm và đánh giá chất lượng các công trình khoa học trên cơ sở trích dẫn khoa học từ 8.600 tên tạp chí nổi tiếng thế giới, trong đó có 6.100 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, 1.790 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.

- Springer Link: Đây là một dịch vụ của NXB khoa học nổi tiếng Springer. Tại đây, người dùng tin có thể truy cập tới hơn 2.000 tạp chí, hơn 23.000 tên sách KH&CN với hơn 4 triệu biểu ghi thư mục thuộc các lĩnh vực như khoa học sự sống, y học và y tế, kỹ thuật, hoá học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính,vv..

- Ebrary - Sách điện tử: CSDL này cung cấp khoảng 35.000 tên sách điện tử thuộc nhiều lĩnh vực khoa học như: kinh doanh, tiếp thị, kinh tế, công nghệ thông tin và máy tính, giáo dục...

- Proquest Central: Là một hệ thống CSDL toàn văn tổng hợp lớn nhất hiện nay, bao quát hơn 160 chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau.

- Nhiều tạp chí điện tử của một số hội khoa học trên thế giới như: Tạp chí của Hội Hoá học Hoa Kỳ (ACS), Thư viện điện tử của Hội Kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ (ASME), Thư viện điện tử của Hội Kỹ sư Hoa Kỳ (ASCE), Tạp chí điện tử của Hội vật lý Hoa Kỳ (APS Journals), Các tạp chí của Viện Vật lý Hoa Kỳ (AIP).

- Ngoài ra Cục cũng đã xây dựng được nguồn tin điện tử không trực tuyến, bao gồm: Nguồn tin điện tử nước ngoài trên CD-ROM như: Chemical Abstract với 14 triệu biểu ghi, Thư viện điện tử IEEE với hơn 1 triệu biểu ghi, PASCAL với hơn 6 triệu biểu ghi, FRANCIS, CSDL về Khoa học xã hội và nhân văn do Viện Thông tin KH&CN Quốc gia Pháp xây dựng. [6].



1.4.3. Mng VISTA

Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vietnam Information for Science and Technology Advance -VISTA) là mạng diện rộng do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia xây dựng, quản lý và phát triển. VISTA là ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) và ICP (nhà cung cấp nội dung thông tin lên Internet) về khoa học và công nghệ.

VISTA cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau như:

- Các dịch vụ thư viện thông qua Website Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (www.clst.ac.vn);

- Khai thác các CSDL của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (sách, tạp chí, mục lục liên hợp tạp chí, tài liệu khoa học thế giới, tài liệu khoa học và công nghệ Việt Nam), tìm kiếm thông tin trên các Website Thư viện điện tử trên Internet có sử dụng chuẩn Z39.50 thông qua Website (www.clst.ac.vn);

- Khai thác các thông tin trong chợ ảo về công nghệ và thiết bị Việt Nam (công nghệ chào bán, công nghệ tìm mua, dịch vụ khoa học và công nghệ, văn bản pháp quy về khoa học và công nghệ; các chuyên gia tư vấn chuyển giao công nghệ …) thông qua website ( www.techmartvietnam.com.vn);

- Khai thác các CSDL toàn văn của Việt Nam (bao gồm các bản tin điện tử do Cục biên soạn, các báo, tạp chí khoa học và công nghệ của Bộ KH&CN, các tài liệu KH&CN được xuất bản ở Việt Nam) trong mục lục Cơ sở dữ liệu và Sản phẩm và Dịch vụ trên mạng VISTA.

- Các văn bản pháp quy về KH&CN, các tiêu chuẩn do Việt Nam công bố, các nhãn hiệu hàng hoá đăng ký tại Việt Nam được giới thiệu trên mục KHCN và Doanh nghiệp.

- Các thông tin về Báo cáo kết quả đề tà nghiên cứu, các đề tài đang tiến hành, Tổ chức KH&CN, cán bộ nghiên cứu và thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học đã và sẽ được giới thiệu trong chuyên mục Nghiên cứu và phát triển (RnD), CSDL và KHCN Doanh nghiệp.

- Cung cấp các dịch vụ Internet (World Wide Web, Truyền tệp, Thư điện tử, Dịch vụ Web hosting …)

- Quảng cáo trên mạng VISTA;[4]

Bên cạnh đó còn có những nguồn tin điện tử không trực tuyến do Cục xây dựng: Thư viện điện tử về công nghệ nông thôn với hơn 75.000 tài liệu toàn văn, CSDL báo cáo kết quả nghiên cứu với hơn 8.000 báo cáo kết quả các đề tài nghiên cứu các cấp (trong đó chủ yếu là cấp nhà nước và cấp Bộ) lưu giữ tại Kho báo cáo kết quả của Cục.



1.5. Đặc điểm người dùng tin và đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Người dùng tin là một phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động của một cơ quan thông tin thư viện nào. Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thoả mãn nhu cầu của mình.

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống của mình. Trong hoạt động thông tin thư viện, người dùng tin chính là những khách hàng của hoạt động thông tin thư viện. Họ chính là người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin thư viện để giải quyết các công việc trong hoạt động thực tế của mình.Những ý kiến đánh giá, phản hồi của họ trong quá trình sử dụng thông tin sẽ là cơ sở giúp cơ quan thông tin - thư viện điều chỉnh, định hướng hoạt động của mình cho phù hợp để có thể đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác nhu cầu thông tin của người dùng tin. Không có người dùng tin và nhu cầu tin sẽ không tồn tại hoạt động thông tin - thư viện [6].

Hiện tại, thành phần người dùng tin tại Cục rất phong phú và đa dạng về thành phần, trình độ học vấn, bao gồm: các cán bộ công tác tạo Cục và các đối tượng khác. Ngoài đối tượng phục vụ là các cán bộ nghiên cứu giảng dạy, cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo sư, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học, kỹ sư, bác sỹ thuộc các cơ quan Trung ương, cơ quan khoa học, các trường đại học, cao đẳng, các vụ, viện trong cả nước, Cục còn mở rộng đối tượng phục vụ tới sinh viên năm thứ 2 và bạn đọc từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước như: Các công ty tư nhân, công ty liên doanh với nước ngoài.

Người dùng tin của Cục có thể chia thành các nhóm chính sau:

- Nhóm 1: Người dùng tin là các cán bộ nghiên cứu giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, các viện, các trung tâm thông tin nghiên cứu và phát triển.

Với đặc điểm và tính chất công việc luôn đòi hỏi sự sáng tạo, tìm tòi, phát hiện ra các vấn đề mới, các đề tài mới. Do vậy: Họ cần những thông tin chuyên sâu về một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Ngoài ra, họ cần những thông tin mang tính liên ngành. Thông tin cung cấp cho họ phải đầy đủ, ngắn gọn và chính xác. Họ có nhu cầu sử dụng những thông tin có giá trị gia tăng cao và được phân tích, xử lý. Loại hình tài liệu của đối tượng này rất phong phú và đa dạng. Họ có thể sử dụng mọi loại hình tài liệu cả truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, ưu thế của tài liệu điện tử lớn hơn. Tính thời gian của thông tin: Họ cần những thông tin mới, kịp thời bởi đó là điều kiện quan trọng cho phép có kết quả nghiên cứu mới. Thông tin kịp thời giúp họ nắm bắt chính xác hiện trạng của đối tượng nghiên cứu, tránh được sự trùng lặp gây lãng phí đáng tiếc.

- Nhóm 2: Người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Nhóm đối tượng này có rất ít thời gian đến Cục khai thác thông tin. Do vậy, nội dung và loại hình thông tin cung cấp cho nhóm đối tượng này cũng có những đặc thù riêng so với nhóm đối tượng khác. Người dùng tin là cán bộ lãnh đạo,quản lý có nhu cầu thông tin cao và bền vững, thông tin vừa rộng vừa sâu, thông tin ở nhiều lĩnh vực bổ sung cho nhau. Do quỹ thời gian có hạn, nhưng khối lượng công việc lớn nên các tài liệu cung cấp thường là những sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng thông tin tri thức cao như: tổng luận, các chiến lược phát triển KH&CN...những thông tin đã được xử lý, đánh giá, bao gói nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho quá trình thông tin ra quyết định của họ.

- Nhóm 3: Người dùng tin là những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh như: các nhà doanh nghiệp, kỹ sư, nhà kinh doanh...

Nhóm đối tượng này cần có thông tin rất phong phú và đa dạng ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ cần chủ yếu là các thông tin dữ kiện cụ thể, không đòi hỏi sự tổng hợp, phân tích. Thông tin phải cung cấp kịp thời, cập nhật càng mới càng tốt và phải dễ sử dụng, dễ hiểu.

- Nhóm 4: Sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng

Nhóm người dùng tin này cần những thông tin phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu khoa học tại nhà trường. Đây là nhóm người dùng tin sử dụng tài liệu nhiều nhất tại Cục. Với nguồn tài liệu phong phú, đa dạng về nội dung cũng như hình thức Cục đã và đang đáp ứng tương đối tốt nhu cầu thông tin của nhóm đối tượng người dùng tin này. Nhóm người dùng tin này thường là các sinh viên của các trường đại học, cao đẳng khối khoa học kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học quản lý và một số khối ngành khác. Nhu cầu thông tin của họ thường là những tài liệu chuyên sâu về chuyên ngành mà họ quan tâm bên cạnh đó họ còn có nhu cầu sử dụng các tài liệu thuộc các lĩnh vực khác. Thông tin đòi hỏi phải mang tính cập nhật và nhiều người quan tâm.

Với đặc điểm đối tượng người dùng tin và đặc điểm nhu cầu tin phong phú và đa dạng tại Cục thì đã đặt ra cho Cục những yêu cầu phải tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng mới và càng cao của người dùng tin [11,8].




CHƯƠNG 2

DỊCH VỤ BẠN ĐỌC ĐẶC BIỆT TẠI CỤC THÔNG TIN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
2.1. Dịch vụ bạn đọc đặc biệt tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Trong thời đại KH&CN phát triển từng ngày thì các dịch vụ cung cấp thông tin hiện đại sẽ ngày càng phát triển, càng được phổ biến rộng rãi và được đông đảo người dùng tin sử dụng bởi nó có thể cung cấp một cách đầy đủ, nhanh nhất nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin. Tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia công tác đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ cũng được ban lãnh đạo của Cục rất quan tâm. Năm 2008, nhằm thiết thực phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã đưa Dịch vụ bạn đọc đặc biệt vào phục vụ trên quy mô toàn quốc.

Dịch vụ bạn đọc đặc biệt là loại hình dịch vụ thư viện mà Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cung cấp cho một số bạn đọc nhất định của mình nhằm đáp ứng yêu cầu đọc và sử dụng tài liệu điện tử theo phương thức trực tuyến. Dịch vụ bạn đọc đặc biệt được cung cấp theo thời hạn 1 năm trên cơ sở đóng góp cho phí tổ chức và đảm bảo thực hiện dịch vụ. Phí đăng ký sử dụng và khai thác Dịch vụ bạn đọc đặc biệt năm 2009 là 300.000 VNĐ/năm/bạn đọc.

Bạn đọc đăng ký tham gia Dịch vụ bạn đọc đặc biệt tại:

Phòng đọc sách thư viện, 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

ĐT: 04. 3934 9928.

Email: thutt@vista.gov.vn. ; bandoc@vista.gov.vn

Để đăng ký tham gia Dịch vụ bạn đọc đặc biệt bạn đọc cần phải làm đơn đề nghị được tham gia Dịch vụ bạn đọc đặc biệt theo mẫu đơn của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Sau khi nhận được đơn đề nghị đăng ký sử dụng Dịch vụ bạn đọc đặc biệt thì các cán bộ Phòng đọc sách sẽ tiến hành các thủ tục cấp quyền truy cập cho bạn đọc. Mỗi bạn đọc sẽ được cung cấp một tên và mật khẩu riêng để có thể truy cập vào Cơ sở dữ liệu của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

Sau thời hạn 1 năm, nếu bạn đọc có nhu cầu sử dụng tiếp Dịch vụ thì bạn đọc phải đến Cục Thông tin KH&CN Quốc gia để gia hạn thời gian sử dụng dịch vụ.

Khi tham gia sử dụng "Dịch vụ bạn đọc đặc biệt", người dùng tin sẽ được cung cấp truy cập trực tuyến (remote access) qua mạng Internet đến một số nguồn tin điện tử trước đây chỉ cho phép truy cập tại chỗ qua mạng cục bộ của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

"Dịch vụ bạn đọc đặc biệt" đã đem đến cho người dùng tin rất nhiều lợi ích quan trọng như: Người dùng tin có thể khai thác nguồn tin điện tử, được phép truy cập không phụ thuộc thời gian (24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần). Bạn đọc có thể truy cập tới nguồn tin điện tử mà không cần phải đến thư viện của Cục. Bạn đọc có thể truy cập nguồn tin được phép từ bất cứ máy tính nào có kết nối mạng Internet. Có thể tải được tệp tin toàn văn từ những bài báo, từ các CSDL có cung cấp toàn văn như: CSDL tài liệu KH&CN Việt Nam, các tạp chí điện tử của Science Direct, Springer...); Người dùng tin không phải thanh toán cho phí bổ sung thời gian hoặc số lần truy cập nguồn tin (trừ chi phí kết nối Internet theo quy định riêng của nhà cung cấp dịch vụ Internet).

Một số nguồn tin điện tử truy cập qua website: http://db.vista.gov.vn

- STD - Tài liệu KH&CN Việt Nam: CSDL thư mục toàn văn về tài liệu KH&CN Việt Nam do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xây dựng và cập nhật từ năm 1987. Đây là cơ sở dữ liệu có quy mô lớn nhất Việt Nam về tài liệu KH&CN thuộc mọi lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học nông nghiệp, khoa học y dược, khoa học xã hội và nhân văn...) hiện có khoảng 120.000 biểu ghi trong đó có 45.000 biểu ghi có đính kèm tài liệu gốc dạng pdf và được cập nhật hàng tuần, tốc độ gia tăng hằng năm là khoảng 11.000 biểu ghi.

- KQNC - Báo cáo kết quả nghiên cứu: KQNC là CSDL thư mục lớn nhất Việt Nam về các báo cáo kết quả của các đề tài nghiên cứu KH&CN các cấp có đăng ký và giao nộp tại Kho Báo cáo kết quả nghiên cứu của Cục. Đây là cơ sở dữ liệu quý và mớn nhất Việt Nam về hơn 10.000 báo cáo biểu ghi thư mục các đề tài nghiên cứu KH&CN từ năm 1975 đến nay, bao gồm các báo cáo đề tài từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước bao quát mọi lĩnh vực khoa học. Sử dụng cơ sở dữ liệu này bạn đọc có thể biết các thông tin chi tiết về chủ nhiệm và các cán bộ tham gia đề tài nghiên cứu cơ quan chủ trì và tóm tắt các kết quả chủ yếu của đề tài. Tốc độ gia tăng hằng năm là 600 biểu ghi.

- Bản tin điện tử của NASATI: Người dùng tin có thể truy cập và khai thác các đề mục các bài viết trong các bản tin điện tử do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xây dựng. Những bản tin có thể truy cập bao gồm: Bản tin Nông thôn đổi mới; Tổng luận Khoa học-Công nghệ-Kinh tế; Ấn phẩm Khoa học - Công nghệ - Môi trường; Bản tin Môi trường và phát triển bền vững, Vietnam Infoterra Newletter (tiếng Anh), Tạp chí Thông tin – Tư liệu.

- CSDL thư mục của NASATI: Bạn đọc có thể truy cập vào một số cơ sở dữ liệu thư mục do NASATI xây dựng như: Mục lục trực tuyến (OPAC) về sách của Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương;Mục lục liên hợp tạp chí ở Việt Nam; Cơ sở dữ liệu các đề tài nghiên cứu đang tiến hành, tên tạp chí ở Thư viện Khoa học kỹ thuật Trung ương…

- Science Direct: Bạn đọc có thể tìn và truy cập toàn văn của 2.184 tạp chí điện tử KH&CN hàng đầu thế giới của NXB Elsevier từ năm 1995 đến nay. Bạn đọc có thể truy cập nhiều bài báo, tạp chí điện tử trước khi có bản in trên giấy từ 2 đến 3 tháng. Người dùng tin có thể đọc toàn văn ở dạng tệp PDF hoặc tải về máy tính cá nhân.

CSDL Science Dierect bao quát nhiều lĩnh vực khoa học bao gồm: Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khao học xã hội, y học, dược học, khoa học nông nghiệp và sinh học.

Bên cạnh việc mua quyền truy cập hiện tại cho hơn 2.100 tạp chí của Science Direct từ năm 1995 đến nay, thì trong năm 2009 Cục đã mua quyền truy cập hồi cố vĩnh viễn với một số gói chọn lọc tạp chí lưu trữ hồi cố của những tạp chí do Elsevier xuất bản. Với phương thức truy cập hồi cố, bạn đọc sẽ có quyền truy cập không hạn chế thời gian đến các bài báo của những tạp chí đã mua từ năm 1994 trở về trước thuộc các lĩnh vực chủ yếu như: khoa học nông nghiệp và sinh học, hóa sinh, di truyền và sinh học phân tử, kỹ thuật hóa học, khoa học máy tính, kỹ thuật và công nghệ...

- ISI - Web of Science: Đây là CSDL đặc biệt phục vụ cho công tác tìm tin, đánh giá tác động của các công trình nghiên cứu, năng lực nghiên cứu của quốc gia, tập thể, cá nhân nhà khoa học. CSDL còn hỗ trợ các công tác phân tích xác định hướng nghiên cứu KH&CN.

Cục đã tiến hành mua quyền truy cập của 2 CSDL, đó là:

+ Science Citation Index Expanded: bao quát trên 6.650 tạp chí thuộc 150 ngành khoa học, cung cấp khả năng truy nhập hồi cố từ năm 1900 đến nay với mức độ cập nhật là 19.000 biểu ghi/tuần. Mỗi tuần CSDL được cập nhật thêm khoảng 423.000 tài liệu trích dẫn. Từ năm 1991 trở lại đây, 70% biểu ghi có tóm tắt của tác giả.

+ CSDL Social Science Citation Index: bao quát trên 1.950 tạp chí thuộc hơn 50 ngành khoa học, ngoài ra còn bao quát một số bài chọn lọc từ 3.300 tạp chí của các nhà xuất bản có uy tín. CSDL được cập nhật trung bình 2.900 biểu ghi và bổ sung khoảng 60.000 tài liệu tham khảo. Từ năm 1992, 60% biểu ghi thư mục của CSDL có tóm tắt bằng tiếng Anh.

Đặc biệt ISI Web of Knowledge còn cung cấp những công cụ phân tích kết quả nghiên cứu năng lực của đất nươc, tổ chức nghiên cứu và cá hân thông qua số lượng bài báo đăng tải trong những tạp chí được đánh giá là có chỉ số tác động cao.

- Springerlink: Bộ sưu tập tạp chí điện tử của NXB Springer, bao gồm tạp chí thuộc các lĩnh vực toán học, vật lý, thiên văn, hoá học, sinh học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính, xây dựng... Người dùng tin có thể truy cập vào hơn 1200 đầu tên tạp chí KH&CN mà Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã mua quyền truy cập. Các tạp chí lại được sắp xếp theo chuyên đề rất dễ dàng cho việc tra cứu.

- ACS: CSDL bao gồm 30 tên tạp chí của hội hoá học Hoa Kỳ, trong đó có những tạp chí rất uy tín như: Chemical Review; Jounal of Amrican chemical society; Analytical Chemistry...; 750.000 bài báo toàn văn do ACS xuất bản từ 130 năm nay; bản tin hàng tuần về doanh nghiệp và công nghệ hoá học.

- ASME: CSDL của hội kỹ sư cơ khí Hoa kỳ bao gồm 24 tạp chí hàng đầu thế giới về cơ khí và các lĩnh vực liên quan, cung cấp hàng trăm nghìn bài tạp chí khoa học; kỷ yếu hội nghị ASME từ năm 2002 đến nay; Sách điện tử ASME từ năm 1999 đến nay.

- Ebrary - Sách điện tử: cung cấp khả năng đọc toàn văn của trên 35.000 tên sách điện tử thuộc tất cả các lĩnh vực như: kinh doanh, tiếp thị, kinh tế, công nghệ thông tin và máy tính, giáo dục, kỹ thuật và công nghệ... người đọc có thể truy cập, tìm và sao chép một phần tài liệu.

- Proquest Central: là hệ thống CSDL toàn văn tổng hợp của 160 chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau. Người dùng tin có thể truy cập thông tin của trên 11.250 tạp chí; 479 báo toàn văn; một số tài liệu không thuộc xuất bản phẩm định kỳ...

- AIP: tài liệu của Viện Vật lý Hoa Kỳ. Tại đây người đọc có thể truy cập tới nhiều tạp chí hàng đầu thế giới do Viện phối hợp xuất bản về nhiều lĩnh vực như: Vật lý ứng dụng, vật lý hoá học, vật lý hạt nhân, điện tử học, địa vật lý, khoa học vật liệu, khoa học chân không và âm học.

Ngay khi Dịch vụ ra đời, Cục đã tiến hành rất nhiều hoạt động để có thể đưa dịch vụ đến tay người dùng tin một cách nhanh nhất. Cục đã gửi thông báo tới các trường Đại học, Cao đẳng thông báo về Dịch vụ này. Cục đã tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về dịch vụ như: giới thiệu nguồn cơ sở dữ liệu mà bạn đọc có thể truy cập được, kinh phí mà bạn đọc phải trả, đối tượng có thể sử dụng dịch vụ này …Cục còn cử cán bộ trực tiếp đến các cơ sở đăng ký sử dụng dịch vụ để hướng dẫn, hỗ trợ cài đặt các phần mềm chuyên dụng để có thể khai thác được một cách tốt nhất nguồn tin này. Mở các lớp đào tạo, hướng dẫn người dung tin về các kỹ năng cơ bản tìm kiếm, khai thác có hiệu quả nguồn tin của Cục.



2.2. Thực trạng dịch vụ bạn đọc đặc biệt

2.2.1. Người dùng tin sử dụng dịch vụ bạn đọc đặc biệt

Các đối tượng mà "Dịch vụ bạn đặc biệt" của Cục Thông tin KH&CN hướng tới đó là:

Bạn đọc chính thức của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Cán bộ nghiên cứu có trình độ từ Thạc sỹ trở lên hoặc đang là học viên cao học, nghiên cứu sinh.

Giảng viên trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Hiện nay, những đơn vị có nhiều người tham gia dịch vụ bạn đọc đặc biệt là:

Trường Đại học Dân lập Hải Phòng

Cao đẳng Hoá chất Phú Thọ

Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Sư phạm Hà Nội

Đại học Thái Nguyên

Học viện Kỹ thuật quân sự

Học viện Quân y

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Trung tâm KH&CN Việt Nam

Trung tâm học liệu Huế

Trung tâm học liệu Đà Nẵng

Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

Đại học sư phạm Đà Nẵng

Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng

Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

Đại học Khoa học tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Chợ Rẫy

Trung tâm học liệu Cần Thơ

Đại học An Giang.

Hiện nay, Cục đã cấp được 1.500 quyền truy cập từ xa cho bạn đọc.



2.2.2.Hạ tầng cơ sở triển khai Dịch vụ bạn đọc đặc biệt.

Để giúp người dùng tin có thể truy cập tới nguồn tin điện tử từ xa, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã chọn giải pháp kỹ thuật sử dụng phần mềm EZProxy cho Dịch vụ bạn đọc đặc biệt. Nguyên tắc cơ bản của giải pháp này là người dùng tin truy cập vào địa chỉ của Máy chủ đại diện (Proxy server) có cìa đặt phần mềm EZProxy. Sau khi được kiểm tra về quyền truy cập, người đọc sẽ được kết nối vào máy chủ đại diện. Từ Proxy server này, nếu bạn đọc truy cập đến nguồn tin được khai báo trước, họ sẽ được hệ thống quản lý truy cập. Đối với hệ thống cung cấp của nhà cung cấp nguồn tin, người đọc sẽ được nhận biết rằng máy tính mà họ sử dụng sẽ có địa chỉ IP mạng là địa chỉ của máy chủ đại diện của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Như vậy họ được hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ sẽ cho rằng người đọc truy cập hợp lệ do sử dụng máy có IP thuộc mạng của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Cục đã xây dựng một website riêng để bạn đọc có thể truy cập tìm kiếm và sử dụng tài liệu tại địa chỉ: http:// db.vista.gov.vn [14].

Giao diện của website:





Hình 1: Giao diện trang chủ của Dịch vụ bạn đọc đặc biệt

Từ địa chỉ trang Web này bạn đọc sẽ truy nhập được vào các CSDL cũng như nó sẽ tạo các đường link tới các trang web khác mà Dịch vụ đã đăng ký mua bản quyền truy nhập trên cơ sở tên và mật khẩu mà bạn đọc đã được cung cấp. Như: Cơ sở dữ liệu kết quả nghiên cứu:







tải về 4.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương