MỤc lụC 1 Triệu chứng bệnh 4



tải về 0.49 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.49 Mb.
#27255
  1   2   3   4


MỤC LỤC


2.1.3. Triệu chứng bệnh 4

2.1.5. Quy luật và các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh, phát triển bệnh 7

a. Quy luật phát sinh, phát triển 7



BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(Chuyên đề 1.6)
Nội dung 1: Điều tra, thu thập số liệu, xây dựng các tập đoàn giống lúa bản địa của Việt Nam (tập trung các giống có chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học)

Chuyên đề 1.6: Điều tra, thu thập số liệu, xây dựng tập đoàn giống lúa có khả năng kháng bạc lá
I. MỞ ĐẦU

Lúa gạo là nguồn cung cấp lương thực chính của hơn 1/3 dân số thế giới và là cây lương thực số một tại Việt Nam (Trương Đích, 2000). Lúa được trồng rộng rãi ở khắp nơi, đặc biệt là ở các nước châu Á. Việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất có: năng suất cao, phẩm chất tốt và chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện bất thuân khác của môi trường là việc làm thường xuyên của các nhà khoa học và chọn tạo giống.

Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra, là một trong những bệnh nhiệt đới điển hình gây hại đối với nhiều vùng trồng lúa khác nhau trên thế giới. Đối với miền Bắc nước ta, bệnh gây hại ở cả vụ xuân lẫn vụ mùa và hại trên nhiều giống khác nhau, đặc biệt đối với vụ mùa và trên các giống lúa lai nhập nội từ Trung Quốc. Để phòng trừ người ta sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, như áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, bón phân sớm, cân đối, vệ sinh đồng ruộng, mật độ gieo trồng hợp lý và dùng giống kháng bệnh, trong đó chọn tạo giống kháng bệnh có ý nghĩa kinh tế nhiều mặt, không gây ô nhiễm môi trường và tạo được nông sản sạch.

Muốn chọn tạo giống chống bệnh bạc lá lúa thành công và bền vững thì trước hết phải có nguồn gen kháng phong phú. Tập đoàn các giống lúa địa phương thường mang nhiều đặc tính quý về các khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại, trong đó khả năng kháng bệnh được các nhà chọn giống đặc biệt quan tâm. Đây chính là nguồn cung cấp gen kháng bệnh phong phú và rất có ý nghĩa cho công tác chọn tạo giống chống bệnh. Để khai thác và sử dụng nguồn gen này thì việc xác định khả năng kháng của từng giống lúa là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, việc xác định chính xác các giống lúa có chứa gen kháng bệnh hay không lại là một việc làm rất khó khăn. Phương pháp truyền thống là tiến hành lây nhiễm nhân tạo khi lúa làm đòng, sử dụng các dòng đẳng gen và phổ chống nhiễm, sau 18 – 20 ngày sẽ cho kết quả. Phương pháp này cũng thành công song còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường nên độ chính xác chưa cao. Để khẳng định chính xác khả năng mang gen kháng của các giống lúa nghiên cứu thì sử dụng phương pháp dùng chỉ thị phân tử là một hướng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Hiệu quả của phương pháp này là rất nhanh chóng. Hiện nay có rất nhiều các các chỉ thị phân tử liên kết với gen kháng bệnh đã được xác định trình tự ADN, việc thiết kế các đoạn mồi đơn giản. Vì vậy, áp dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống kháng bệnh có ý nghĩa lớn cả về kinh tế và tính hiệu quả của phương pháp. Để làm được điều này, trước hết việc điều tra các giống lúa mang gen kháng bệnh bạc lá là là một bước khởi đầu quan trọng cho quá trình chọn tạo ra các giống lúa mới kháng bệnh. Chính vì vậy mà chúng tôi thực hiện chuyên đề “ Điều tra và thu thập tập đoàn giống lúa địa phương kháng bệnh bạc lá của Việt Nam“ với mục đích chọn ra các giống lúa kháng bệnh bạc lá địa phương, làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá, năng suất cao và ổn định.



Mục tiêu của chuyên đề :

Điều tra, thu thập số liệu, xây dựng các tập đoàn giống lúa địa phương kháng bệnh bạc lá của Việt Nam để xác định khả năng kháng bệnh và cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho công tác chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá.

II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH BẠC LÁ Ở CÂY LÚA

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỆNH BẠC LÁ LÚA ((Xanthomonas oryzae. pv.oryzae)

2.1.1. Lịch sử phát hiện bệnh

Bệnh bạc lá lúa được phát hiện đầu tiên ở Fukuoka - Nhật Bản vào năm 1884. Ban đầu người ta lầm tưởng nguyên nhân gây nên triệu chứng bệnh là do acid đất (Bokura, 1911). Nhưng không lâu sau đó, người ta đã công nhận nguyên nhân của nó là do vi khuẩn gây nên và theo Ishiyama, 1922 thuộc loại Bacillus oryzae. Vi khuẩn này sau đó được Tagami, Mizukami, 1962 và Mizukami, Wakimoto, 1969 đặt tên là Pseudomonas oryzae, cuối cùng Ezuka, 1974 đã xác định là do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây nên.

Bệnh bạc lá lúa trở nên phổ biến ở tất cả các vùng trồng lúa trên khắp thế giới vào cuối thập kỉ 60 đến đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, đặc biệt trên các nước trồng lúa ở Châu Á như: Ấn Độ (1990), Philippin (1957), Indonexia (1950), Trung Quốc (1957). có xu hướng tăng trở lại và gây hại cả ở vụ xuân. Hiện nay, bệnh đã gây hại phổ biến ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới. Ở nước ta, bệnh này đã gây hại từ lâu trên các giống lúa mùa cũ, nhưng đặc biệt từ năm 1965 – 1966 tới nay có năm bệnh phá hại một cách nghiêm trọng ở các vùng đồng bằng trên các giống lúa mới nhập nội có năng suất cao ở vụ xuân và nhất là trong vụ mùa. Theo số liệu thống kê của cục Bảo vệ thực vật, từ năm 1999- 2003 diện tích lúa bị hại do bệnh bạc lá gây ra trong cả nước là 108.691,4 ha (miền Bắc là 86.429,2 ha; miền Nam là 22.262,2 ha), trong đó diện tích bị hại nặng nhất là 156, 76 ha và diện tích mất trắng là 80 ha.

2. 1.2. Tác hại do bệnh bạc lá lúa gây ra

Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xoo được tìm thấy ở tất cả các vùng trồng lúa trên thế giới. Hàng năm, theo thống kê năng suất lúa toàn thế giới giảm từ 10-20% do các bệnh vi khuẩn, trong đó 50% là do bệnh bạc lá gây nên (Mew và cs., 1982).

Ở Việt Nam bệnh đã được phát hiện từ lâu trên các giống lúa mùa cũ (Hà Bích Thu và cs., 2002). Hiện nay, bệnh gây hại trên cả lúa lai và lúa thuần, đặc biệt gây hại nặng trên các giống lúa lai nhập nội từ Trung Quốc. Tác hại của bệnh nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào giống lúa, thời điểm cây bị nhiễm bệnh và mức độ nhiễm nặng hay nhẹ. Tác hại của bệnh chủ yếu là làm cho lá đòng sớm tàn khô xác, giảm quang hợp, tăng lượng hạt lép, dẫn đến giảm năng suất lúa. Theo nghiên cứu Mew, 1987 năng suất giảm chủ yếu do sự thay đổi về số nhánh, số hạt chắc trên bông và khối lượng 1000 hạt.


Каталог: phenotype -> upload -> article
article -> MỤc lục báo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 7)
article -> MỤc lụC ĐẶt vấN ĐỀ
article -> Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Linh LỜi cảM ƠN
article -> BÁo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 5)
article -> 1. 1 Vài nét sơ lược về cây lú
article -> ĐẶt vấN ĐỀ 2 I. TỔng quan nghiên cứU 3
article -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền tậP ĐOÀn giống lúa có khả NĂng chịu hạn bằng chỉ thị phân tử ssr
article -> Đặc biệt, nhu cầu về các giống lúa có chất lượng cao ngày càng gia tăng trong những thập kỷ gần đây, do yêu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng
article -> Xanthomonas oryzea pv oryze, đ
article -> ChuyêN ĐỀ 1 Tách chiết adn với số lượng cực lớn, chất lượng cao của 30 giống lúa

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương