MỤc lụC 1 Đặt vấn đề 2



tải về 104.99 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích104.99 Kb.
#14587



MỤC LỤC



1 Đặt vấn đề 2

1.1 Đặc điểm tình hình tiêu chuẩn hoá 2

1.2 Lý do, mục đích rà soát các tiêu chuẩn 4

Lý do 4


1.2.1 Mục đích 4

1.3 Sở cứ 4

1.3.1 Tiêu chí rà soát tiêu chuẩn : 4

1.3.2 Tài liệu tham chiếu chính 4

1.3.3 Phương pháp rà soát: 4

2 Kết quả rà soát tiêu chuẩn TCN 68- 204: 5



THUYẾT MINH RÀ SOÁT TIÊU CHUẨN

1Đặt vấn đề

1.1Đặc điểm tình hình tiêu chuẩn hoá


- Tình hình sử dụng và phát triển thiết bị thông tin và an toàn tải hàng hải

Trong xu thế phát triển chung , ngành giao thông hằng hải đang trong đà phát triển mạnh. Số lượng tàu thuyền vận tải hàng hải tăng nhanh. Công nghiệp đóng tàu nước ta đang lớn mạnh. Nhiều công ty đóng tàu cỡ lớn, cỡ trung bình và nhỏ đã xuất hiện trên khắp đất nước. Các trang thiết bị đi kèm với tàu thuyền vận tải hằng hải cũng yêu cầu ngày một cao. Các thiết bị thông tin và cứu nạn hàng hải trong nước rất đa dạng về chủng loại, phương thức sử dụng.

Các thiết bị thông tin và an toàn hàng hải là loại thiết bị bắt buộc phải trang bị trên các tàu biển nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các phương tiện tàu thuyền và sinh mạng con người trên tàu. Hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ các phương tiện truyền dẫn, thông tin các thiết bị thông tin và an toàn hàng hải rất đa dạng, từ các thiết bị thông tin hàng hải hiện đại sử dụng thông tin vệ tinh, định vị toàn cầu trang bị cho các tàu lớn hiện đại đến các thiết bị truyền thống thông thường sử dụng các phương thức truyền dẫn LF, MF và HF trang bị trên các tàu nhỏ hoạt động xa bờ. Đặc biệt một số lượng lớn tàu cỡ vừa và nhỏ chưa đủ khả năng trang bị thiết bị hiện đại vẫn đang sử dụng các thiết bị thông tin an toàn truyền thống như các thiết bị thông tin thoại, điện báo in trực tiếp… phục vụ cho công tác thông tin khí tượng, tìm kiếm, cứu nạn. Các thiết bị này thuộc nhóm thiết bị thông tin đầu cuối di động trên tàu và chúng phải thoả mãn các yêu cầu của hệ thống an toàn và cứu nạn toàn cầu GMDSS.

Các thiết bị này cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui ước về an toàn, cứu nạn và viễn thông của ngành hàng hải quốc tế cũng như trong nước. Việt nam đã tham gia hiệp ước SOLAS 1974, các tiêu chuẩn thiết bị an toàn, cứu nạn và viễn thông áp dụng trong nước cần phải lựa chọn phù hợp, có khả năng hội nhập với các tiêu chuẩn chung quốc tế về hàng hải.

- Tình hình tiêu chuẩn hoá

+ Trong nước: Bộ Thông tin và truyền thông (trước đây là Bộ Bưu chính viễn thông) đã đưa ra bộ tiêu chuẩn về các thiết bị viễn thông, an toàn và cứu nạn hằng hải khá đầy đủ. Về lĩnh vực thiết bị ra đa và thông tin đầu cuối hàng hải có các tiêu chuẩn sau:

* Thiết bị điện báo in trực tiếp băng hẹp thu thông tin khí tượng và hàng hải Yêu cầu kỹ thuật, mã số TCN 68- 203: 2001

* Thiết bị radiotelex sử dụng cho các nghiệp vụ MF/HF hàng hải - Yêu cầu kỹ thuật, mã số TCN 68- 204: 2001

* Bộ phát đáp ra đa tìm kiếm và cứu nạn - Yêu cầu kỹ thuật, mã số TCN 68- 205: 2001

Thời gian vừa qua các tiêu chuẩn này đã được áp dụng nhiều và hiệu quả trong việc quản lý và chứng nhận hợp qui cho các trang thiết bị ngành hằng hải.

Các tiêu chuẩn trên bao hàm các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với thiết bị điện báo băng hẹp in trực tiếp, modem điện báo vô tuyến và bộ phát đáp ra đa dùng trên các tàu biển để truyền thông tin khí tượng, hàng hải cũng như trong mục đích an toàn và cứu nạn hàng hải.

Các tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở tham chiếu, chấp nhận áp dụng nguyên vẹn một số tiêu chuẩn về thiết bị hàng hải của ETSI, ITU và các thể lệ của IMO qui định cho hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải.

+ Quốc tế: Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như IMO, ITU, ETSI… đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn về thiết bị thông tin và an toàn cứu nạn hằng hải. Các tổ chức này cũng thường xuyên cập nhật, bổ xung các tiêu chuẩn thiết bị nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển và hội nhập của ngành hằng hải quốc tế. Tổ chức tiêu chuẩn ETSI, IEC đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho các thiết bị thông tin , an toàn và cứu nạn hằng hải.

Công ước SOLAS ban hành năm 1974 qui định các yêu cầu về an toàn sinh mạng trên biển và vào năm 1980 các quốc gia thành viên tham gia công ước SOLAS bắt buộc áp dụng. Các tiêu chuẩn về hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải quốc tế GMDSS đã được áp dụng rộng rãi trên lĩnh vực giao thông vận tải hàng hải của nhiều quốc gia.

IMO là tổ chức hàng hải quốc tế được thành lập năm 1958 bao gồm nhiều uỷ ban kỹ thuật, trong đó uỷ ban về an toàn hàng hải là quan trọng nhất, chuyên về các lĩnh vực an toàn hàng hải, thông tin vô tuyến và tìm kiếm cứu nạn v.v. Năm 1979 tổ chức này đã đưa ra nghị quyết về hệ thống an toàn và cứu nạn toàn cầu (GMDSS- Global Maritime Distress and Safety System). Hệ thống GMDSS bao gồm các dịch vụ vô tuyến mặt đất và vệ tinh đảm bảo thông tin an toàn và tìm kiếm cứu nạn giữa tàu- tàu và tàu-bờ. Năm 1988, IMO đã sửa đổi bổ xung hiệp ước an toàn sinh mạng trên biển SOLAS (Safety of Life at Sea) yêu cầu các tàu biển trang bị thiết bị GMDSS. Đến năm 1999, IMO yêu cầu bắt buộc các tàu phải trang bị thiết bị GMDSS.

Hệ thống GMDSS phải tuân thủ các thể lệ vô tuyến của ITU R, các yêu cầu tính năng thiết bị liên quan của IMO và các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị chi tiết của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc vùng như ETSI, IEC..

Một số thiết bị thuộc hệ thống GMDSS gồm: thiết bị điện báo in trực tiếp băng hẹp (NAVTEX), radiotelex; phao vô tuyến chỉ vị trí cấp cứu; bộ phát đáp ra đa; thiết bị thông tin vô tuyến gọi chọn số; v.v.

Các tổ chức tiêu chuẩn ETSI, IEC đã xây dựng các tiêu chuẩn thiết bị thông tin, an toàn tìm kiếm cứu nạn hàng hải tuân thủ theo các quyết định của IMO cũng như các thể lệ, khuyến nghị của ITU R.

Một số quốc gia cũng đưa ra các tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực trên, như Hồng công , Úc, Canada, ..như HKTA 1257, HKTA 1281....AMSA... Các tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở chấp nhận áp dụng nguyên vẹn các tiêu chuẩn của IEC hoặc ETSI. Trong đó có một số các thay đổi nhỏ về mặt tần số theo qui hoặch tần số vô tuyến điện quốc gia hoặc tham chiếu trực tiếp đến các tiêu chuẩn, khuyến nghị của IEC, ITU hoặc ETSI.

Các tiêu chuẩn thiết bị thông tin và cứu nạn hàng hải Việt nam được xây dựng trên cơ sở tham chiếu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.

Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ITU vả tổ chức hàng hải quốc tế IMO chỉ đưa ra các yêu cầu tính năng thiết bị và thể lệ vô tuyến về phân bổ tần số, công suất, nghiệp vụ chung, không đưa ra yêu cầu kỹ thuật chi tiết.

Các tổ chức tiêu chuẩn IEC, ETSI đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cụ thể và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ITU và IMO. Các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia trong khu vực thường chấp thuận áp dụng nguyên vẹn các tiêu chuẩn liên quan của IEC và ETSI . Vì vậy để rà soát các tiêu chuẩn thiết bị về lĩnh vực thông tin và an toàn hàng hải cần chọn các tài liệu tham chiếu là các tiêu chuẩn tương ứng của IEC hoặc ETSI.


1.2Lý do, mục đích rà soát các tiêu chuẩn

Lý do


- Các tiêu chuẩn thiết bị thông tin hàng hải đã ban hành khá lâu, chưa được bổ xung cập nhật theo các tiêu chuẩn chung mới. Vì vậy các tiêu chuẩn này cần được rà soát bổ xung phục vụ cho công tác quản lý, hợp chuẩn thiết bị hiện tại.

- Việc cập nhật, sửa đổi nội dung thường xuyên cho các tiêu chuẩn là cần thiết để phù hợp cho hiện trạng sử dụng thiết bị cũng như các thay đổi của thể lệ, qui định, tiêu chuẩn quốc tế.

- Trong xu thế hội nhập hiện nay đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chuẩn thiết bị phù hợp theo chuẩn mới: Tiêu chuẩn Việt nam/ Qui chuẩn kỹ thuật.

1.2.1Mục đích


Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn/ qui chuẩn kỹ thuật thiết bị thông tin hàng hải đầy đủ, cập nhật mới nhằm phục vụ cho công tác quản lý, đánh giá, hợp chuẩn thiết bị dùng cho mạng thông tin hàng hải Việt nam.

1.3 Sở cứ

1.3.1 Tiêu chí rà soát tiêu chuẩn :


Soát xét phạm vi ứng dụng, nội dung các yêu cầu kỹ thuật trong các tiêu chuẩn được rà soát đáp ứng tính chính xác, đầy đủ, cập nhật và tính phù hợp với thực tiễn sử dụng cũng như mục tiêu quản lý thiết bị thông tin hàng hải.

1.3.2 Tài liệu tham chiếu chính


Các tài liệu tham chiếu, tham khảo dùng trong các tiêu chuẩn được rà soát liên quan đến các qui định, thể lệ và tiêu chuẩn quốc tế về thiết bị thông tin an toàn hàng hải. Các tài liệu này được các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế thường xuyên cập nhật để áp dụng chung cho ngành hàng hải quốc tế.

1.3.3 Phương pháp rà soát:


- Thực tế khai thác trong và ngoài nước,

- Phạm vi áp dụng đảm bảo phù hợp với thực tiễn và các qui định, chính sách hiện tại;

- Tính cập nhật và phù hợp của tài liệu tham chiếu

Rà soát các tài liệu tham chiếu về thiết bị thông tin hàng hải của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế mới cập nhật; lựa chọn các tiêu chuẩn phù hợp với mạng thông tin hàng hải Việt nam hiện tại để làm tài liệu đối chiếu.

- Kiểm tra tính chính xác về nội dung,

Rà soát tiêu chuẩn : soát xét nội dung, phạm vi áp dụng, loại bỏ các qui định không phù hợp với mục tiêu quản lý và hiện trạng mạng thông tin hàng hải.

- Soát xét bố cục,văn phạm, dịch thuật trong các tiêu chuẩn cần rà soát.

- Đề xuất hướng sửa đổi;

Thực hiện sửa đổi, bổ xung, cập nhật nội dung tiêu chuẩn cũ hoặc thay thế bằng tiêu chuẩn mới phù hợp hơn đáp ứng yêu cầu quản lý thiết bị và hiện trạng mạng thông tin hàng hải.

- Chuyển dạng QCKT hoặc TCVN: xác định tính chất áp dụng của tiêu chuẩn

Trên cơ sở phân tích tính cần thiết, khả năng áp dụng của tiêu chuẩn đề xuất chuyển đổi dạng các tiêu chuẩn rà soát thành qui chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn Việt nam. Thực hiện chuyển định dạng qui chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn Việt nam theo qui định cho các tiêu chuẩn rà soát.

2Kết quả rà soát tiêu chuẩn TCN 68- 204:


Thiết bị radiotelex sử dụng cho các nghiệp vụ MF/HF hàng hải - Yêu cầu kỹ thuật, mã số TCN 68- 204: 2001

2.1
Tài liệu tham chiếu:

Tiêu chuẩn TCN 68- 204: 2001 soạn thảo dựa trên tiêu chuẩn thiết bị của ETSI về thiết bị radiotelex sử dụng cho nghiệp vụ hàng hải băng tần MF/HF: EN 300 067 11/1990. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu đối với các thiết bị đầu cuối radiotelex dùng cho các nghiệp vụ thông tin, an toàn và cứu nạn hàng hải như điện báo băng hẹp in trực tiếp, gọi chọn số v.v, hoạt động trên các băng tần MF/HF.

Tiêu chuẩn này thoả mãn các yêu cầu về phân bố tần số hoạt động và dịch vụ của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ITU về thiết bị thông tin hàng hải, cũng như các thể lệ về thiết bị an toàn và cứu nạn của tổ chức hàng hải quốc tế IMO.

Về nội dung tiêu chuẩn ETS 300 067 đề cập đến các yêu cầu chung, các điều kiện đo kiểm đối với thiết bị radiotelex dùng trong các dịch vụ thông tin MF/HF hàng hải.

Các yêu cầu kỹ thuật bao gồm các yêu cầu phần phát, phần thu vô tuyến, các yêu cầu phần điều chế và giải điều chế của modem radiotelex; Các yêu cầu về trạm và nhiễu liên quan.

Về cấu trúc các yêu cầu kỹ thuật cụ thể trong tiêu chuẩn được phân thành hai nhóm chính: Các yêu cầu áp dụng cho loại thiết bị điện báo vô tuyến dạng tích hợp và các yêu cầu cho loại thiết bị dạng tổ hợp. Trong đó đó dạng tổ hợp bao gồm 2 phần chính: thiết bị thu phát vô tuyến và modem telex.



2.2 Nội dung rà soát

Về nội dung Tiêu chuẩn TCN 68- 204 : 2001 :Thiết bị radiotelex sử dụng nghiệp vụ hàng hải MF/HF hàng hải chấp nhận áp dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn ETSI EN 300 067, ban hành tháng 11/ 1990 .

Nội dung tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu đối với thiết bị radiotelex hoạt động trên băng tần MF/HF. Tiêu chuẩn đựoc áp dụng cho các loại thiết bị radiotelex khác nhau: dạng thiết bị tích hợp máy phát hoặc máy thu với modem telex và dạng thiết bị tổ hợp máy thu phát vô tuyến riêng kết hợp với các loại modem telex.

Nội dung tiêu chuẩn gồm các phần chính sau:



  • Yêu cầu chung và các điều kiện đo kiểm,

  • Yêu cầu kỹ thuật máy thu, máy phát vô tuyến đối với thiết bị radiotelex dạng tích hợp,

  • Yêu cầu kỹ thuật đối với các loại modem telex điều chế và giải điều chế

  • Yêu cầu máy thu, máy phát vô tuyến đối với thiết bị radiotelex dạng tổ hợp,

  • Yêu cầu về trạm và nhiễu.

  • Để đánh giá yêu cầu kỹ thuật cụ thể, trong tiêu chuẩn đưa ra các phương pháp đo tương ứng.

Về cấu trúc tiêu chuẩn áp dụng nguyên vẹn cấu trúc tiêu chuẩn ETSI EN 300 067 11/1990, trong đó bao gồm các phần sau:

  1. Phạm vi áp dụng

  2. Các yêu cầu chung

  3. Các điều kiện đo kiểm, cấu trúc bản tin điện báo

  4. Yêu cầu kỹ thuật máy phát vô tuyến trong trường hợp thiết bị radiotelex dạng tích hợp với modem telex

  5. Yêu cầu kỹ thuật máy thu vô tuyến trong trường hợp thiết bị radiotelex dạng tích hợp với modem telex

  6. Yêu cầu kỹ thuật modem telex phần điều chế

  7. Yêu cầu kỹ thuật modem telex phần giải điều chế

  8. Yêu cầu kỹ thuật máy phát vô tuyến trong trường hợp thiết bị radiotelex dạng dùng tổ hợp với modem telex

  9. Yêu cầu kỹ thuật máy thu vô tuyến trong trường hợp thiết bị radiotelex dạng dùng tổ hợp với modem telex

  10. Yêu cầu trạm radiotelex

  11. Nhiễu

  12. Thủ tục vận hành

Tài liệu tham khảo

Trong từng yêu cầu kỹ thuật cụ thể, có phương pháp đo kiểm tương ứng nhằm mục đích xác định chính xác các yêu cầu và thuận lợi cho người sử dụng.

Sau đây là kết quả rà soát chi tiết các nội dung yêu cầu kỹ thuật, phạm vi áp dụng và cấu trúc văn bản của tiêu chuẩn TCN 68 204. Sở cứ để đánh giá các nội dung này được tham chiếu đến tiêu chuẩn tương đương, cập nhật mới EN 300 067 11/1990 như đã lựa chọn ở trên.


Phạm vi áp dụng


Tài liệu tham chiếu

Mục rà soát

Hướng sửa đổi

ETS

300 067 11/1990



- Ph¹m vi ¸p dông cho c¸c thiÕt bÞ radiotelex ®¶m b¶o phï hîp

- Trong môc ph¹m vi ¸p dông söa c©u: ThiÕt bÞ radiotelex hµng h¶i ph¶i sö dông hÖ thèng ph¸t hiÖn lçi vµ söa sai dïng ®iÖn b¸o in trùc tiÕp trong nghiÖp vô l­u ®éng hµng h¶i

- Sửa nội dung: ThiÕt bÞ radiotelex hµng h¶i cã thÓ chøa thiÕt bÞ tÝch hîp hoÆc mét tæ hîp thiÕt bÞ thu ph¸t l­u ®éng vµ thiÕt bÞ NBDP ngo¹i vi


- Gi÷ nguyªn ph¹m vi ¸p dông
- Söa thµnh: ThiÕt bÞ radiotelex hµng h¶i ph¶i sö dông hÖ thèng ph¸t hiÖn vµ söa lçi dïng cho th«ng tin ®iÖn b¸o in trùc tiÕp trong nghiÖp vô l­u ®éng hµng h¶i

- Söa thµnh : ThiÕt bÞ radiotelex hµng h¶i cã thÓ lµ thiÕt bÞ tÝch hîp hoÆc tæ hîp thiÕt bÞ thu ph¸t l­u ®éng vµ thiÕt bÞ NBDP ngo¹i vi






Tiªu chuÈn sö dông tham chiÕu cña CCIR, CCIT, nay đã đổi thành ITU-R , ITU-T

Sửa thành : ITU-R , ITU-T


Chữ viết tắt


Tài liệu tham chiếu

Mục rà soát

Hướng sửa đổi

ETS

300 067 11/1990



Không có mục chữ viết tắt

Bổ xung thêm vào phần chữ viết tắt


Tài liệu tham chiếu



Tài liệu tham chiếu

Mục rà soát

Hướng sửa đổi

ETS

300 067 11/1990



Tiêu chuẩn ETS 300 067 công bố tháng 11/1990 đến nay không thay đổi nội dung.

Năm 1996 được chuyển dạng thành PDF



Không thay đổi

Các chỉ tiêu kỹ thuật


Tài liệu

tham chiếu

Mục rà soát

Hướng sửa đổi

300 067

Trong mục 9.11.2 câu: Đưa tín hiệu đo kiểm không điều chế có tần số yêu cầu đến đầu máy thu qua một chuyn mch suy hao đơn bước 30 db.

Đưa tín hiệu đo kiểm không điều chế có tần số yêu cầu đến đầu vào máy thu qua b suy hao biến đổi tng nc 30db.

300 067

Trong mục 9.11.2 câu :

+ §iÒu chØnh møc emf cña tÝn hiÖu ®Çu sao cho tØ sè (S+N+D)/ (N+D) hay (S+N+D)/N b»ng 20 dB vµ møc tÝn hiÖu dÇu ra ®­îc ®iÒu chØnh thÊp h¬n møc c«ng suÊt ®Çu ra tiªu chuÈn lµ 10 dB.



Sửa thành: Điều chỉnh mức tín hiệu đầu vào (tính theo emf) sao cho tỷ số (S+N+D)/(N+D) hay (S+N+D)/N bằng 20dB và mức đầu ra thấp hơn mức công suất ra âm tần tiêu chuẩn 10dB.

300 067

Trong mục 5.4.2 câu: “ Tín hiệu khởi phát (A. triger) của bộ suy hao được lấy ra từ máy phát đo kiểm ARQ hoặc tín hiệu RF của máy thu.” / “The trigger signal for the switched attenuator may be derived from the ARQ test generator or the transmitter's RF signal.”

Sửa thành: “ Tín hiệu khởi phát đưa tới bộ suy hao biến đổi được lấy ra từ máy phát đo kiểm ARQ hoặc từ tín hiệu RF máy phát.”




Mục 6.4.7: Kích hoạt máy phát kết hợp không phải mục con nằm trong mục

6.4 Đầu ra âm tần



Sửa mục 6.4.7 thành mục 6.5 ( Theo đúng như trong ENS 300 067)




Dải tần công tác:

So sánh với qui hoặch tần số quốc gia 6/2006 về cơ bản là phù hợp, tuy nhiên cần bỏ bớt một số dải con trong đó để phù hợp với các qui định qui hoặch Việt Nam



Cụ thể các dải tần sửa đổi phù hợp với qui hoặch tần số quốc gia 2006 có trong bảng Tần số công tác của thiết bị radiotelex

Văn bản, dịch thuật


Tài liệu tham chiếu

Mục rà soát

Hướng sửa đổi

ETS

300 067 11/1990



Trong mục 3.2 có đoạn “… mức tới hạn như đã đặc tả ở mục 3.3.2 và 3.5.2 .”

Sửa thành: “… mức tới hạn như trong mục 3.3.2 và 3.5.2 .”




Trong mục: 11.2 sửa đoạn Ph¸t x¹ t¹p truyÒn dÉn

thành Ph¸t x¹ t¹p dÉn




Trong mục 5.4.2 sửa câu:

+ Mét tÝn hiÖu ®o kiÓm RF ®iÒu chÕ víi tÝn hiÖu ®o kiÓm 1 ®­îc ®­a vµo ®Çu vµo m¸y thu;

+ Mét m¸y ph¸t RF ®­îc nèi víi m¸y thu qua mét bé suy hao cã c«ng t¾c;


Sửa thành:

+ TÝn hiÖu ®o kiÓm RF ®· ®iÒu chÕ víi tÝn hiÖu ®o kiÓm 1 ®­îc ®­a vµo ®Çu vµo m¸y thu;

+ M¸y ph¸t RF nèi víi m¸y thu qua bé suy hao biÕn ®æi;





Trong mục 6.4.4.2 câu:

“§iÖn ¸p mét chiÒu t¹o ra bëi di tÇn hoÆc bëi tÝn hiÖu ®o kiÓm tiªu chuÈn thø hai ph¶i ®­îc triÖt b»ng thiÕt bÞ phèi hîp xoay chiÒu sao cho ®iÖn ¸p nµy kh«ng ¶nh h­ëng ®Õn kÕt qu¶ ®o”.




sửa thành:

“§iÖn ¸p DC t¹o ra bëi di tÇn hoÆc bëi tÝn hiÖu ®o kiÓm 2 ph¶i ®­îc chÆn l¹i b»ng bé ghÐp AC sao cho ®iÖn ¸p nµy kh«ng ¶nh h­ëng ®Õn kÕt qu¶ ®o”.







      1. Hướng sửa đổi bổ xung

- Nội dung tiêu chuẩn vẫn tuân thủ áp dụng tiêu chuẩn của ETSI EN 300 067 11/1990

- Sửa lại một số lỗi dịch thuật theo đúng tiêu chuẩn EN 300 067 11/1990

- Bỏ bớt một số mục liên quan đến vận hành bảo dưỡng thiết bị: mục 4.3: Lưu ý vận hành; 4.4 : Hướng dẫn vận hành bảo dưỡng và 14: Thủ tục vận hành. Các mục này không cần thiết cho mục tiêu quản lý và hợp chuẩn thiết bị.

- Thay đổi lại cấu trúc tiêu chuẩn mhư sau:

+ Bổ xung mục (định nghĩa và chữ viết tắt) và mục (Tham chiếu chính)

+ Dồn mục (Yêu cầu đo kiểm) vào mục (Yêu cầu chung)

+ Dồn các mục : Yêu cầu kỹ thuật thiết bị radiotelex tích hợp - phần phát; Yêu cầu kỹ thuật thiết bị radiotelex tích hợp - phần thu; Yêu cầu kỹ thuật thiết bị radiotelex tổ hợp - Phần phát; Yêu cầu kỹ thuật thiết bị radiotelex tổ hợp - phần phát; Yêu cầu kỹ thuật thiết bị Modem telex - phần điều chế; Yêu cầu kỹ thuật thiết bị Modem telex - phần giải điều chế; yêu cầu kỹ thuật trạm và nhiễu vào 1 mục: Yêu cầu kỹ thuật.

Toàn bộ phần tiêu chuẩn sẽ bao gồm 5 phần chính:



  1. Phạm vi áp dụng

  2. Định nghĩa và chữ viết tắt

  3. Tài liệu tham chiếu chính

  4. Yêu cầu chung

  5. Yêu cầu kỹ thuật

- Bổ xung bảng đối chiếu mục lục của tiêu chuẩn với mục lục của tài liệu tham chiếu chính.

- Tần số hoạt động của các thiết bị radiotelex theo tiêu chuẩn EN 300 067 11/1990 được bỏ bớt một số dải để phù hợp với Qui hoặch tần số vô tuyến điện quốc gia 6/2006. cụ thể như sau:

Bảng phân bổ tần số công tác cho các thiết bị radiotelex dùng cho các nghiệp vụ thông tin hàng hải phù hợp với Việt nam như sau:

+ Tõ 415 kHz ®Õn 526,5 kHz;

+ Trong dải từ 1.605 kHz ®Õn 28 MHz bao gồm các dải sau:


Tấn số (Khz)

Lưu động hàng hải VN

2065-2107

x

2170 -2173,5

x

2173,5 – 2190,5

cứu nạn và gọi

2190,5 - 2194

x

4000- 4438

x

6200- 6525

x

8110- 8815

x

12.230- 13.200

x

13.360- 17.400

x

18.780- 18.900

x

19.680- 19.800

x

22.000- 22.855

x

25.070- 25.210

x

26.100- 26.175

x


- Đề xuất chuyển đổi khuôn dạng;

Các thiết bị an toàn hàng hải thuộc loại thiết bị bắt buộc sử dụng cho các phương tiện tầu thuyền. Thiết bị radiotelex dùng để truyền các thông tin hàng hải và khí tượng thuộc hệ thống NAVTEX hiện đang được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện hàng hải hoạt động ven bờ. Đây là các thiết bị bắt buộc phải lắp đặt trên tàu, nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện và sinh mạng trên tàu. Các yêu cầu kỹ thuật đưa ra đối với các thiết bị này là tối thiểu và thiết yếu, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Trong các tiêu chuẩn thiết bị an toàn hàng hải, các yêu cầu kỹ thuật về thiết bị radiotelex đã được các quốc gia tham gia công ước SOLAS chấp thuận tuân thủ. Việt nam đã tham gia là thành viên của hiệp ước SOLAS. Các yêu cầu này là cụ thể rõ ràng cho từng loại thiết bị, áp dụng trên toàn cầu. Thiết bị radiotelex dùng cho nghiệp vụ hàng hải cũng là thiết bị thông tin vô tuyến điện đầu cuối. Vì vậy tiêu chuẩn Thiết bị điện báo băng hẹp in trực tiếp dùng cho nghiệp vụ hàng hải thuộc loại bắt buộc áp dụng.

Để phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; đáp ứng mục tiêu quản lý thiết bị và tính chất bắt buộc áp dụng của tiêu chuẩn, nhóm chủ trì đề xuất chuyển tiêu chuẩn Thiết bị radiotelex sử dụng cho các nghiệp vụ MF/HF hàng hải thành khuôn dạng Qui chuẩn kỹ thuật.



      1. Chuyển đổi khuôn dạng tiêu chuẩn thiết bị thành Qui chuẩn kỹ thuật

Hình thức và bố cục của tiêu chuẩn TCN 68- 204: 2001 được thay đổi phù hợp theo khuôn dạng của Qui chuẩn kỹ thuật.

3 Kết luận

Sau khi thực hiện rà soát tiêu chuẩn thiết bị thông tin an toàn hàng hải , nhóm chủ trì đưa ra kết luận như sau:

- Tiêu chuẩn TCN 68-204: 2001 đã được ban hành khá lâu, chưa được cập nhật thường xuyên. Các thiết bị an toàn hàng hải luôn được cải tiến, phát triển và ứng dụng ngày càng nhiều trong ngành hàng hải. Các tiêu chuẩn và thể lệ về thiết bị an toàn hàng hải thường xuyên cập nhật để phù hợp với thực tế sử dụng và hội nhập hoá giữa các quốc gia tham gia hàng hải quốc tế. Các tiêu chuẩn thiết bị an toàn hàng hải Việt Nam cũng cần được rà soát và sửa đổi phù hợp với các qui ước chung của quốc tế.

- Đối với tiêu chuẩn TCN 68-204: 2001: Do tiêu chuẩn của ETSI EN 300 067 11/1990 đên nay chưa thay đổi nên tài liệu tham chiếu và nội dung tiêu chuẩn TCN 68-204: 2001 được giữ như hiện tại. Riêng dải tần số công tác cần có sự điều chỉnh: bỏ bớt một số dải tần nhỏ trong dải 1.605 kHz đến 28 MHz để phù hợp với qui hoặch tần số vô tuyến điện quốc gia Việt nam 6/2006. Bỏ bớt một số yêu cầu liên quan tới vận hành bảo dưỡng thiết bị, giữ lại các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu phục vụ cho mục tiêu quản lý và hợp chuẩn thiết bị. Nhóm chủ trì đề xuất chuyển đổi tiêu chuẩn TCN 68-203: 2001 thành Qui chuẩn kỹ thuật: Thiết bị radiotelex sử dụng cho các nghiệp vụ MF/HF hàng hải. Thay đổi bố cục tiêu chuẩn để phù hợp với yêu cầu khuôn mẫu chung về qui chuẩn kỹ thuật theo hướng dẫn của vụ Khoa học công nghệ.

- Khuôn dạng các qui chuẩn kỹ thuật trên được xây dựng phù hợp với các qui định chung về Qui chuẩn kỹ thuật của Vụ Khoa học công nghệ bộ Thông tin và truyền thông.

- Kết quả đã đưa ra dự thảo Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia






Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 104.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương