MỤc lụC 1 danh mục bảng biểU 4


Kịch bản xảy ra sự cố đối với khí Clo tại Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Lào Cai



tải về 5.84 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích5.84 Mb.
#39335
1   2   3   4   5   6   7   8

2. Kịch bản xảy ra sự cố đối với khí Clo tại Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Lào Cai

2.1. Thông tin chung


Danh mục hóa chất nguy hiểm tại công ty

STT

Các loại bình chứa

Khối lượng Clo thực

(kg)

Khối lượng vỏ bình

(kg)

Hình dáng

Chiều dài

(m)

Đường kính

(cm)

Nhiệt độ bảo quản

Áp suất

1

40

40

55

Hình trụ đứng

Chiều cao 1,4

30

Nhiệt độ thường

15 bar

2

400

400

250

Hình trụ nằm ngang

1,7

60

Nhiệt độ thường

15 bar

3

800

800

680

Hình trụ nằm ngang

2

90

Nhiệt độ thường

15 bar




Hình 3.5: Vị trí địa lý công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Lào Cai

2.2. Các kịch bản rò rỉ đối với loại bình chứa 40 kg


Kết quả tính toán dựa trên phần mềm Aloha cho thấy: với các thông số của thùng chứa và trong điều kiện bảo quản hiện tại của Công ty, nếu xảy ra sự cố rò rỉ tại các bình chứa loại 40 kg Clo sẽ phát thải ra môi trường ở dạng hỗn hợp hai pha: pha khí và pha aerosol, kết quả chi tiết được tổng hợp trong Bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4: Kết quả tính toán vùng ảnh hưởng bởi độc tính của clo, trường hợp rò rỉ tại bình chứa loại 40 kg



Đường kính lỗ hổng

Tốc độ rò rỉ lớn nhất

Thời gian phát thải

Khoảng cách đám mây khí độc (bán kính vùng đỏ )

Khoảng cách đám mây khí độc (bán kính vùng màu cam)

0.2 cm

5.74 kg/phút

7 phút

243 m

805 m

0.5 cm

34.4 kg/phút

2 phút

602 m

1600 m

1 cm

667 g/s

1 phút

649 m

1600 m

2.3. Các kịch bản rò rỉ đối với loại bình chứa 400 kg


Kết quả tính toán dựa trên phần mềm Aloha cho thấy: với các thông số của thùng chứa và trong điều kiện bảo quản hiện tại của Công ty, nếu xảy ra sự cố rò rỉ tại các bình chứa loại 400 kg Clo sẽ phát thải ra môi trường ở dạng hỗn hợp hai pha: pha khí và pha aerosol, kết quả chi tiết được tổng hợp trong Bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5: Kết quả tính toán vùng ảnh hưởng bởi độc tính của clo, trường hợp rò rỉ tại bình chứa loại 400 kg



Đường kính lỗ hổng

Tốc độ rò rỉ lớn nhất

Thời gian phát thải

Khoảng cách đám mây khí độc (bán kính vùng đỏ )

Khoảng cách đám mây khí độc (bán kính vùng màu cam)

0.3 cm

12.9 kg/phút

33 phút

370 m

1200 m

0.5 cm

35.9 kg/phút

12 phút

632 m

2100 m

1 cm

142 kg/phút

3 phút

1300 m

3500 m

2.4. Các kịch bản rò rỉ đối với loại bình chứa 800 kg


Kết quả tính toán dựa trên phần mềm Aloha cho thấy: với các thông số của thùng chứa và trong điều kiện bảo quản hiện tại của Công ty, nếu xảy ra sự cố rò rỉ tại các bình chứa loại 800 kg Clo sẽ phát thải ra môi trường ở dạng hỗn hợp hai pha: pha khí và pha aerosol, kết quả chi tiết được tổng hợp trong Bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Kết quả tính toán vùng ảnh hưởng bởi độc tính của clo, trường hợp rò rỉ tại bình chứa loại 800 kg



Đường kính lỗ hổng

Tốc độ rò rỉ lớn nhất

Thời gian phát thải

Khoảng cách đám mây khí độc (bán kính vùng đỏ )

Khoảng cách đám mây khí độc (bán kính vùng màu cam)

0.35 cm

17.6 kg/phút

49 phút

435 m

1500 m

0.5 cm

35.9 kg/phút

24 phút

632 m

2100 m

1 cm

144 kg/phút

6 phút

1300 m

4000 m

2.5. Xác định vùng ảnh hưởng xung quanh cơ sở khi xảy ra sự phát thải khí Clo



Hình 3.6: Vùng ảnh hưởng bởi khí Clo trường hợp đường kính rò rỉ 0.3cm tại bình chứa 400 kg, thời gian rò rỉ 33 phút


Group 99
Hình 3.7: Vùng ảnh hưởng bởi khí Clo trường hợp đường kính rò rỉ 0.35cm tại bình chứa 800 kg, thời gian rò rỉ 49 phút

2.6. Phương án ứng phó


Kết quả tính toán trên cho thấy rò rỉ khí clo hầu hết là những sự cố nghiêm trọng, ngay cả khi rò rỉ với diện tích nhỏ và chỉ một thùng chứa clo loại nhỏ nhất của Công ty bị phát thải thì vùng bị ảnh hưởng bởi khí độc (vùng có nồng độ lớn hơn nồng độ AEGL 2) cũng khá lớn vì vậy khi phát hiện sự cố rò rỉ clo cần nghĩ ngay đến phương án ứng phó với sự cố cấp 2 trở lên. Phương án ứng phó như sau:

  • Lực lượng ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở cần thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công như trong bản Kế hoạch đã được phê duyệt của cơ sở.

  • Công an xã, chính quyền địa phương:

Sơ tán dân cư khỏi khu vực ảnh hưởng của khí độc đến tập chung tại các địa điểm công cộng: trường học, cơ quan nơi chắc chắn không bị ảnh hưởng bới khí độc, đồng thời chặn các tuyến đường nhỏ

  • Cảnh sát giao thông:

Chặn các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, không cho người không có nhiệm vụ di chuyển về khu vực xảy ra sự cố.

  • Công an phòng cháy chữa cháy:

- Sử dụng trang phục bảo hộ cá nhân đảm bảo không bị phơi nhiễm khí clo đạt các tiêu chuẩn về an toàn (xem mục III)

- Sau khi ứng cứu xong yêu cầu kiểm tra lại hiện trường và điều tra nguyên nhân xảy ra cháy.



  • Lưu ý đối với lực lượng PCCC

  • Clo là chất không dễ cháy, nhưng nó giúp tăng cường quá trình đốt cháy các chất khác.

  • Clo phản ứng dữ dội với nhiều hợp chất hữu cơ, amoniac, hydrogen, và các mảnh nhỏ kim loại, gây cháy nổ nguy hiểm.

  • Là tác nhân có thể đốt cháy các chất dễ cháy (gỗ, giấy, dầu, quần áo, vv).

  • Đám cháy sẽ sinh ra khí kích ứng, ăn mòn, và / hoặc độc hại.

  • Đối với các đám cháy nhỏ, chỉ sử dụng nước ; không sử dụng hóa chất khô, carbon dioxide, hoặc Halon ™.Khoanh vùng đám cháy và đợi cho đám cháy kết thúc. Nếu bắt buộc phải dập lửa , nên phun nước hoặc sương mù. Không nên để nước vào trong thùng chứa. Di chuyển các thùng chứa khỏi khu vực cháy nếu có thể làm mà chắc chắn không gặp rủi ro. Tránh để nước vào trong thùng chứa. Các thùng chứa hư hỏng cần chỉ được xử lý khi có chuyên gia.

  • Đối với các thùng chứa nằm trong khu vực có đám cháy, dập lửa từ một khoảng cách lớn nhất có thể hoặc sử dụng vòi phun được điều khiển tự động. Lưu ý hiện tượng đóng băng có thể xuất hiện tại nguồn rò rỉ.

  • Nước thải từ việc chữa cháy có thể gây ô nhiễm. Vì vậy nên kiểm soát và xử lý nước thải sau sự cố.

  • Quân đội: xử lý khí độc, cứu người theo chỉ đạo của chỉ huy, tiêu tẩy hiện trường, lập điểm làm sạch người, thiết bị ra khỏi vùng đỏ.

- Lực lượng trinh sát (là các cán bộ đã qua đào tạo chuyên môn về hóa chất – nếu chưa có lực lượng này, đơn vị cần có kế hoạch nâng cao năng lực về ứng phó sự cố hóa chất) khoanh vùng khu nhiễm độc: ít nhất 2 xe trinh sát phóng xạ hóa học, được trang bị khí tài cá nhân đầy đủ, sử dụng các loại máy phát hiện và xác định nồng độ hơi, hóa chất độc công nghiệp. Trên cơ sở dự đoán, khu vực có nguy cơ nhiễm độc do lan truyền, do BCH TKCN cung cấp, lực lượng hóa học chuyên môn có nhiệm vụ xác định cụ thể vùng nhiễm độc thực tế để làm cơ sở cho quá trình ứng phó và xây dựng phương án khắc phục hậu quả. Phương án trinh sát cụ thể như sau:

+ Phát hiện khoanh vùng nhiễm độc, xác định đến đâu cắm cờ đến đó và ghi lên phiếu thời gian, nồng độ nhiễm.

+ Xác định mức độ nhiễm độc nguy hiểm tại các điểm quan trọng (khu đông dân, khu tập trung các lực lượng tham gia, vị trí chỉ huy…)

Nhiệm vụ trinh sát hóa học được thực hiện liên tục trong suốt quá trình ứng phó, nhằm xác định vùng nhiễm độc nguy hiểm thực tế với các mức độ nguy hiểm khác nhau; các khu vực an toàn… đồng thời trinh sát kiểm tra nhiễm độc cho người ứng cứu, giúp người chỉ huy nắm chắc tình hình nhiễm độc trên địa bàn, để có các quyết định ứng phó kịp thời chính xác.

- Xác định phạm vi ảnh hưởng, tính chất nguy hiểm của hóa chất, dự báo các tình huống diến biến có thể xảy ra, hỗ trợ kỹ thuật, đầu mối liên lạc


  • Lực lượng Y tế: kiểm tra sức khỏe toàn bộ người đia ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng, đặt điểm sơ cứu hiện trường. Nêu trang thiết bị tối thiểu ppe, chỉ điểm.

  • Lưu ý đối với lực lượng y tế

  • Các con đường phơi nhiễm chính khi tiếp xúc với clo

  • Hô hấp

Phơi nhiễm do hít thở phải clo là con đường phơi nhiễm phổ biến nhất. Mùi và đặc tính kích ứng của clo rất dễ nhận biết đối với hầu hết các cá nhân chỉ với nồng độ 0.32 ppm, nồng độ này còn nhỏ hơn cả nồng độ giói hạn cho phép tiếp xúc theo OSHA (PEL) là 1 ppm. Tuy nhiên, tiếp xúc ở mức độ thấp trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương khứu giác và không nhận thấy các ảnh hưởng kích ứng của clo. Clo nặng hơn không khí và có thể gây ngạt thở nếu thông gió kém, hoặc các khu vực trũng thấp.

  • Tiếp xúc với da hoặc mắt

Tiếp xúc trực tiếp với clo lỏng hoặc hơi ngưng tụ gây bỏng hóa chất nghiêm trọng, dẫn đến hoại tử.

  • Tiêu hóa (nuốt phải)

Nuốt phải là không thể xảy ra vì clo là chất khí ở nhiệt độ phòng. Các dung dịch có thể sinh ra khí clo (ví dụ dung dịch sodium hypochlorite) có thể gây ra chấn thươngdo ăn mòn nếu nuốt phải.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe

Khí clo có nguy cơ gây kích ứng và ăn mòn da, mắt và đường hô hấp.

Tiếp xúc với clo có thể gây bỏng mắt, mũi và cổ họng; ho cũng như co thắt, phù nề đường thở và phổi.



  • Phơi nhiễm cấp tính

Các ảnh hưởng độc hại của clo chủ yếu do tính chất ăn mòn của nó. Cơ chế hoạt động của clo là do khả năng oxy hóa mạnh trong đó clo tách hydro từ nước trong mô ẩm, làm giải phóng oxy và hydro clorua gây ra các tổn thương mô lớn. Ngoài ra, clo có thể được chuyển đổi thành axit hypochlorous có thể thâm nhập vào các tế bào và phản ứng với các protein tế bào để tạo thành dẫn xuất N-chloro phá hủy cấu trúc tế bào. Các triệu chứng có thể được rõ ràng ngay lập tức hoặc trì hoãn trong một vài giờ.

  • Đối với hệ hô hấp

Chlorine là tan mạnh trong nước và do đó chủ yếu ảnh hưởng đến các đường hô hấp trên. Tiếp xúc với nồng độ thấp của clo (1-10 ppm) có nguy cơ kích ứng mắt và mũi, đau họng, và ho. Hít thở phải nồng độ cao của khí clo (> 15 ppm) có thể nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp với đường thở co thắt và tích tụ chất dịch trong phổi (phù phổi). Bệnh nhân có thể bắt đầu ngay lập tức thở nhanh, da có màu xanh, thở khò khè, ho ra máu.. Ở những bệnh nhân có triệu chứng, tổn thương phổi có thể xuất hiện trong vài giờ. Nồng độ gây chết thấp nhất cho một tiếp xúc 30 phút đã được ước tính là 430 ppm. Tiếp xúc với clo có thể dẫn đến phản ứng hội chứng rối loạn chức năng đường hô hấp (RADS), một loại chất kích thích gây ra chất hóa học của bệnh hen suyễn.

Trẻ em có thể bị tổn thương nhiều hơn do các tác nhân ăn mòn hơn người lớn vì kích thước đường thở của chúng nhỏ hơn. Trẻ em cũng có thể bị tổn thương nhiều hơn khi tiếp xúc với khí do tăng lưu thông khí /kg và khả năng thoát ra khỏi khu vực nhiễm độc kém hơn…



  • Đối với hệ tim mạch

Ban đầu nhịp tim nhanh và tăng huyết áp sau đó là tụt huyết áp có thể xảy ra. Khi tiếp xúc ở nồng độ cao, trụy tim mạch có thể xảy ra do thiếu oxy.

  • Đối với da

Clo kích ứng da và có thể gây đau rát, viêm và mụn. Tiếp xúc với clo hóa lỏng có thể dẫn đến chấn thương tê cóng.

  • Đối với mắt

Ở nồng độ thấp trong không khí có thể gây ra sự khó chịu bỏng rát, nháy mắt hoặc đóng mở không tự nhiên của mí mắt, đỏ mắt, viêm kết mạc, và chảy nước mắt. Bỏng giác mạc có thể xảy ra ở nồng độ cao.

  • Tài nguyên môi trường: giám sát nộng độ hóa chất tại vành đai cách ly. Báo cáo ngay cho trưởng ban khi nồng độ đạt 80% AEGL2=> sơ tán 20% theo hướng gió (chấm điểm vị trí cần đo).

Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 5.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương