MỤc lụC 1 danh mục bảng biểU 4


II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT NGUỒN NGUY CƠ



tải về 5.84 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích5.84 Mb.
#39335
1   2   3   4   5   6   7   8

II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT NGUỒN NGUY CƠ

1. Kế hoạch kiểm tra

1.1. Đối với hoạt động vận chuyển hóa chất


* Công an tỉnh thực hiện chuyên đề kiểm tra các xe chở hóa chất, LPG trên đường bao gồm các nội dung sau:

- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được các cơ quan có thẩm quyền cấp phù hợp với các hóa chất đang chuyên trở. Danh mục hàng nguy hiểm được quy định tại Phụ lục I Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ.

+ Các hàng nguy hiểm loại hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 phải có giấy phép của Công an Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh cấp.

+ Các hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 phải có giấy phép của Sở Khoa học và Công nghệ cấp.

+ Các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng phải có giấy phép của Sở Y tế.

+ Thuốc bảo vệ thực vật phải có giấy phép vận chuyển do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

+ Các hóa chất nguy hiểm khác phải có giấy phép do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.

- Kiểm tra việc bao gói, dãn nhãn hóa chất khi vận chuyển.

- Kiểm tra các Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm của người vận chuyển.

- Phương án ứng cứu khẩn cấp đối với hàng công nghiệp nguy hiểm có yêu cầu lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp.

Xử phạt nghiêm tất cả các trường hợp không đủ hồ sơ, điều kiện quy định đối với vận chuyển hàng nguy hiểm theo đúng quy định của pháp luật.

Thông báo với Sở Công Thương các cơ sở vận chuyển vi phạm, các chủ hàng và các Công ty mua hàng.

* Sở Công Thương thực hiện các việc sau:

- Chủ trì cùng với các cơ quan liên quan kiểm tra các cơ sở vi phạm theo thông báo của Công an theo đúng quy định pháp luật.

- Thông báo, hướng dẫn các cơ sở sử dụng hóa chất về các quy định liên quan đển vận chuyển hàng nguy hiểm.

- Tổ chức rà soát, thống kê, huấn luyện cho người vận chuyển của các đơn vị hoạt động vận chuyển hóa chất trong phạm vi quản lý theo quy định của Thông tư số 44/2012/TT-BCT.

- Hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở chỉ ký hợp đồng vận chuyển, mua hàng đối với các cơ sở có đầy đủ giấy phép vận chuyển theo đúng quy định của pháp luật.

1.2. Đối với các cơ sở LPG


Sở Công Thương thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng quy hoạch các cơ sở chiết nạp, kinh doanh, tồn chứa LPG trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra, xử lý các cơ sở vi phạm về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (Nghị định 107/2009/NĐ-CP), Quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng (Thông tư số 41/2011/TT-BCT) và các văn bản khác có liên quan; quy định về kiểm định các các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

- Yêu cầu, giám sát các cơ sở chưa đảm bảo khoảng cách an toàn về các giải pháp khắc phục (Trong thời gian chưa có Quy định vè khoảng cách an toàn đối với các cơ sở hóa chất nguy hiểm, tạm thời áp dụng theo TT 11_2013-BCT Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu).

- Thống kê, lập phương án xử lý các cơ sở không đủ điều kiện và chưa khắc phục được các tồn tại, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết.

- Hướng dẫn, nhắc nhở, giám sát các đơn vị LPG xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và các quy định khác về quản lý hoạt động LPG. Tổ chức thanh tra, kiểm tra xử phạt nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.


1.3. Đối với các cơ sở sử dụng Amoniac


Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau:

- Hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị huấn luyện an toàn hóa chất cho người lao động làm việc trực tiếp liên quan đến hóa chất.

- Kiểm tra điều kiện tồn chứa Amoniac, việc thực hiện quy định kiểm định hệ thống làm lạnh, bình chịu áp lực, quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm...

- Yêu cầu các đơn vị xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong đó xác định rõ khoảng phạm vi, đối tượng chịu ảnh hưởng trong trường hợp xảy ra sự cố rò rỉ Amoniac và phương án phối hợp ứng phó, khắc phục.


1.4. Với các cơ sở sử dụng, kinh doanh các loại hóa chất khác


Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau:

- Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cộng đồng doanh nghiệp trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất, đặc biệt là việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất theo quy định của Luật Hoá chất.

- Tổ chức huấn luyện Kỹ thuật an toàn hóa chất cho tất cả các đối tượng quản lý tại các doanh nghiệp đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức lớp cho các học viên là người lao động trực tiếp với hóa chất. Kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị đào tạo Kỹ thuật an toàn hóa chất cho tất cả các đối tượng theo quy định của Thông tư số 36/2014/TT-BCT.

- Tổ chức hướng dẫn, nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị xây dựng Kế hoạch, Biện pháp Phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo đúng quy định tại Thông tư số 20/2013/TT-BCT. Tổ chức đoàn kiểm tra và xử phạt nghiêm các đơn vị chưa thực hiện.

- Thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp về việc đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm đặc biệt là các quy định của TCVN 5507:2002.

- Thống kê toàn bộ các cơ sở không đảm bảo điều kiện, đặc biệt là các cơ sở có sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hạn chế sản xuất, kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và đề xuất phương án xử lý báo cáo UBND tỉnh.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, tăng cường công tác kiểm tra đối với các loại hàng hóa hóa chất lưu thông trên thị trường về nhãn mác, xuất xứ, điều kiện kinh doanh...



CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

I. Phân cấp các sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn tỉnh

1. Phân cấp sự cố hóa chất


Căn cứ vào phạm vi, mức độ nguy hiểm của các trường hợp sự cố hóa chất có thể xảy ra, phương án ứng phó được lập tương ứng với 3 cấp độ như sau:

Cấp 1 (cấp cơ sở)

Sự cố hóa chất xảy ra ở cơ sở, sự cố không lập tức gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản, môi trường, sản xuất và kinh tế. Các tình huống này có thể kiểm soát được bởi các biện pháp xử lý tại chỗ. Trong trường hợp này chủ cơ sở phải tổ chức chỉ huy lực lượng của đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở để triển khai thực hiện việc ứng cứu kịp thời. Đơn vị cơ sở chịu trách nhiệm huy động lực lượng và thực hiện các biện pháp xử lý nói trên.

Trường hợp sự cố hoá chất vượt quá khả năng của cơ sở, nguồn lực tại chỗ không đủ khả năng tự ứng cứu thì chủ cơ sở phải kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo UPSCHC cấp tỉnh. Chủ cơ sở xảy ra sự cố hóa chất chịu trách nhiệm chỉ huy hiện trường.

Cấp 2 (cấp khu vực)

Trường hợp sự cố hóa chất gây nên những nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường (cháy, nổ nhỏ, nhiễm độc hóa chất...). Để kiểm soát được các tình huống này, ngoài việc triển khai các biện pháp ứng cứu bằng lực lượng ứng cứu của các đơn vị cơ sở còn phải có sự phối hợp, hỗ trợ ứng cứu của các lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố theo các phương án đã thỏa thuận trước.

Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng cứu của cơ sở hoặc của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì Ban chỉ đạo UPSCHC cấp tỉnh tổ chức ứng cứu theo kế hoạch, đồng thời đề xuất huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các khu vực trong tỉnh và phối hợp các tỉnh tiếp giáp với tỉnh Lào Cai để ứng cứu

Cấp 3 (cấp quốc gia)

Trường hợp sự cố hóa chất gây nên mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với cuộc sống con người, môi trường hoặc có khả năng gây thiệt hại toàn bộ công trình (chết người, cháy lớn, nổ lớn...). Tình huống này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các tình huống, sự cố thấp hơn do không kiểm soát được và phát triển theo xu hướng ngày càng xấu đi nghiêm trọng. Khi mức độ nguy hiểm vượt quá khả năng ứng phó của Ban chỉ đạo UPSCHC cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh kịp thời báo cáo để Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, Chính phủ và các các cơ quan liên quan phối hợp tổ chức ứng phó.

Bảng 3.1. Phân cấp tình huống sự cố hóa chất



Straight Connector 13 Tình huống
Phân loại

Tình huống khác thường

Tình trạng khẩn cấp

Thảm họa

Cấp 1 (cơ sở)

Cấp 2 (khu vực)

Cấp 3 (quốc gia)











Đơn vị tác nghiệp

Chủ cơ sở tự xử lý

Ban chỉ đạo UPSCHC cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị và lực lượng sẵn có trong khu vực.

Ban chỉ đạo UPSCHC cấp tỉnh.

Chính phủ, các Bộ ban ngành, Uỷ ban Quc gia Tìm kiếm Cứu nạn

2. Phân cấp xung quanh các cơ sở hóa chất trên địa bàn tỉnh


Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của các hóa chất, vị trí địa lý của các doanh nghiệp xung quanh, có thể phân vùng mức độ nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:

- Sự cố cấp cơ sở: Có thể xảy ra ở bất kỳ đơn vị nào có hoạt động hóa chất như kinh doanh, vận chuyển, tồn trữ hay sử dụng hóa chất như: sự cố tràn, đổ, rò rỉ, rách, thủng bao, thùng chứa các loại hóa chất Natri hydroxit, axit clohydric, xăng, dầu… với khối lượng nhỏ.

- Sự cố cấp khu vực: Sự cố tràn dầu hệ thống các cảng ven sông như: Sự cố cháy, nổ bồn chứa hóa chất (xăng, dầu) trên đường vận chuyển, sự cố cháy, nổ tại các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu, của hàng kinh doanh gas…

- Sự cố cấp quốc gia: Sự cố cháy, nổ, tràn với quy mô lớn, có khả năng hủy hoại tài sản của doanh nghiệp, tính mạng con người, có khả năng ảnh hưởng đến các công trình, các kho chứa của các doanh nghiệp lân cận và gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường, các sự cố này xảy ra ở các điểm sau: sự cố cháy nổ bồn Amoniac tại Công ty Cổ phần DAP số 2-Vinacomin, nổ bồn chứa khí Clo tại công ty nước sạch Lào Cai, nổ kho chứa vật liệu nổ công nghiệp tại Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc, Tổng Công ty kinh tế Kỹ thuật Quốc phòng, cháy kho chứa lưu huỳnh tại công ty cổ phần Đức Giang.


3. Sơ đồ thông tin liên lạc


Bản Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố cấp tỉnh đề cập đến các sự cố lớn vượt quá khả năng ứng cứu của cơ sở hoặc của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sơ đồ thông tin liên lạc chung đối với các sự cố cấp 2, cấp 3 như sau:
Group 92

II. Cách phân vùng mức độ nguy hiểm xung quanh cơ sở hóa chất

1. Phân vùng theo giới hạn nồng độ tiếp xúc của con người (AEGL)


AEGL là các giá trị nồng độ của hóa chất trong không khí được nghiên cứu để giúp cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp đánh giá được tình trạng phơi nhiễm trong trường hợp xảy ra sự cố rò rỉ làm phát tán khí độc hay các sự cố nghiệm trọng khác.

Có 3 mức độ nồng độ AEGL được định nghĩa như sau:

AEGL-1: là nồng độ trong không khí của một chất mà tại nồng độ đó người tiếp xúc có thể cảm thấy khó chịu, kích thích, hoặc không có triệu chứng nhất định. Tuy nhiên, những tác động chỉ là tạm thời và hồi phục khi ngừng tiếp xúc.

AEGL-2: là nồng độ trong không khí của một chất mà tại nồng độ đó người tiếp xúc có thể phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài thậm chí không thể phục hổi ngay khi thoát ra khỏi khu vực đó.

AEGL-3: là nồng độ trong không khí của một chất mà tại nồng độ đó người tiếp xúc có thể bị dọa nghiêm trọng đến tính mạng hoặc tử vong.

2. Phân vùng theo nồng độ ngay lập tức nguy hiểm đến sức khỏe con người (IDLH)


IDLH là giá trị nồng độ hóa chất trong không khí mà người tiếp xúc có thể tử vong ngay lập tức hoặc phải chịu hậu quả vĩnh viễn.

Giá trị IDLH thường được sử dụng trong việc lựa chọn trang thiết bị bảo họ cá nhân cho công nhân hay nhân viên cứu hộ cứu nạn trong các tình huống cụ thể.


3. Phân vùng theo khả năng cháy, nổ và cường độ bức xạ nhiệt


Hai phương án để đánh giá ảnh hưởng của một sự cố đó là:

- Đánh giá ảnh hưởng sau khi sự cố đã xảy ra

- Tính toán mô phỏng bằng các công cụ hỗ trợ

Dựa trên kết quả đánh giá các tổ chức cá nhân có thể lập được kế hoạch ứng phó nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với con người và tài sản.

Hiện tại có nhiều phần mềm mô phỏng dựa trên các công cụ máy tính dễ sử dụng. Một số phần mềm này có thể mô phỏng kết quả của sự phơi nhiễm trong thời gian dài. Tuy nhiên việc lập kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp yêu cầu phải đánh giá được tình trạng phơi nhiễm tức thời nghĩa là phơi nhiễm một lần với nồng độ cao. Do vậy, hiện nay phần mềm phù hợp nhất để mô phỏng ảnh hưởng của sự cố hóa chất là phần mềm Aloha.

Các quy ước trong phần mềm Aloha:



  • Khả năng bắt cháy được chia thành hai vùng: Vùng kí hiệu màu đỏ có nồng độ hơi amoniac lớn hơn 60% nồng độ giới hạn nổ dưới (LEL) là vùng có khả năng xảy ra cháy nổ cao khi tiếp xúc với nguồn lửa . Vùng kí hiệu màu vàng là vùng ước tính nồng độ Amoniac có thể vượt quá 10% nồng độ giới hạn nổ dưới (LEL) và nhỏ hơn 60% nồng độ giới hạn nổ dưới.

  • Nguy cơ nổ chia làm 3 vùng: Vùng kí hiệu màu đỏ là vùng có áp suất nổ vượt quá áp suất khí quyển 8 psi( 0.562 at), vùng ký hiệu màu cam là vùng có áp suất nổ vượt quá áp suất khí quyển 3.5 psi( 0.246 at), vùng ký hiệu màu vàng là vùng có áp suất nổ vượt quá áp suất khí quyển 1 psi (0.0703 at).

  • Mức độ nguy hiểm do bức xạ nhiệt (cháy) chia thành ba cấp độ:

Vùng kí hiệu màu đỏ, ước tính phạm vi ảnh hưởng nặng nhất với cường độ bức xạ nhiệt lớn hơn 10 KW/m2, trong vùng này nếu không có trang bị bảo hộ phù hợp, con người sẽ chết trong vòng 60 giây.

Vùng kí hiệu màu cam, ước tính phạm vi có mức độ ảnh hưởng trung bình với cường độ bức xạ nhiệt từ 5 đến 10 KW/m2, trong vùng này nếu không có trang bị bảo hộ phù hợp, con người sẽ bị bỏng độ 2 trong vòng 60 giây.

Vùng kí hiệu màu vàng, ước tính phạm vi có mức độ ảnh hưởng nhẹ với cường độ bức xạ nhiệt từ 2 đến 5 KW/m2, trong vùng này nếu không có trang bị bảo hộ phù hợp, con người sẽ bị thương nhẹ trong vòng 60 giây.

III. Xây dựng kịch bản, phân vùng nguy hiểm và phương án ứng phó

1. Xây dựng kịch bản xảy ra sự cố đối với Amoniac tại Công ty DAP số 2

1.1. Mô tả chung


Vị trí địa lý công ty: Nhà máy DAP số 2 nằm trong khu công nghiệp Tằng Loỏng. Khoảng cách từ cụm công nghiệp Tằng Loỏng đến huyện Bảo Thắng là 18km, đến thành phố Lào Cai là 38 km. Khoảng cách đến cụm dân cưu gần nhất là 1 km.

1.2. Một số nguyên nhân dẫn đến sự cố


- Hỏng ống mềm

- Van an toàn hỏng

- Đồng hồ đo: áp suất, mức

- Bồn chứa không đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, phương pháp thử - Bình chịu áp lực theo TCVN 6154:1996 và Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa - Bình chịu áp lực theo TCVN 6155:1996

- Không đảm bảo yêu cầu về chế độ kiểm định kỹ thuật (lắp đặt, kiểm định kỹ thuật) theo Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Quyết Định số 67/2008/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008.

1.3. Xây dựng và dự báo các kịch bản rò rỉ khi nạp amoniac vào bình cầu


Trường hợp rò rỉ khi nạp amoniac từ xe bồn vào bình cầu

Tốc độ nạp: 24 tấn/h

Đường kính ống: 10 cm

Kết quả tính toán dựa trêm phần mềm Aloha đối với trường hợp diện tích rò rỉ bằng với tiết diện đường ống được tổng hợp trong Bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2: Kết quả tính toán vùng ảnh hưởng bởi độc tính của amoniac, trường hợp sự cố xảy ra khi nạp amoniac

Chiều dài ống nối

(m)


Tốc độ

Tổng lượng amoniac phát thải trong 1 h

Khoảng cách đám mây khí độc

20 m

521 kg/phút

~ 31 tấn

1170 m

50 m

387 kg/phút

~ 23 tấn

1000 m

100 m

297 kg/phút

~ 18 tấn

870 m

1.4. Các kịch bản rò rỉ tại bình cầu


Thể tích chứa tối đa mỗi bình cầu: 4590 m3

Đường kính bình cầu: 20.6 m

Kết quả tính toán dựa trêm phần mềm Aloha đối với các kịch bản rò rỉ như sau:

Bảng 3.3: Kết quả tính toán vùng ảnh hưởng bởi độc tính của amoniac, trường hợp sự cố xảy ra tại bình cầu



Đường kính lỗ hổng

Tốc độ rò rỉ

Tổng lượng phát thải trong 1 h

Khoảng cách đám mây khí độc (bán kính vùng đỏ)

Khoảng cách đám mây khí độc (bán kính vùng màu cam)

0.5 cm

28.8 kg/phút

~1.8 tấn

167 m

467 m

3 cm

1,040 kg/phút

~ 62 tấn

1000 m

3100 m

5 cm

2,880 kg/phút

~ 172 tấn

1700 m

5300 m

1.5. Kịch bản xấu nhất


Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là nổ bồn chứa amoniac. Mặc dù trong thực tế trường hợp này rất hiếm xảy ra do các nguyên nhân như: đánh bom trong chiến tranh, khủng bố, động đất.

Phần mềm Aloha cho phép mô phỏng ảnh hưởng của sự cố nổ bồn chứa amoniac. Tuy nhiên, với phiên bản hiện tại, kết quả chỉ mô phỏng vùng ảnh hưởng do bức xạ nhiệt, không tính đến vùng ảnh hưởng do khí độc và vùng nguy hiểm do các mảnh vỡ.




Hình 3.1: Đồ thị ước tính vùng nguy hiểm do bức xạ nhiệt trong trường hợp nổ bồn chứa Amoniac

Nếu mức amoniac trong bồn chứa tại thời điểm xảy ra sự cố nổ bồn là 85% thể tích bồn và toàn bộ amoniac bị cháy thì kết quả ứng dụng mô hình chỉ ra như sau:

- Xuất hiện quả cầu lửa với đường kính là 764 mét

- Vùng có nguy cơ chết do bức xạ nhiệt, thời gian tiếp xúc là 60 giây có bán kính là 940 mét.

- Vùng có nguy cơ bỏng độ 2, thời gian tiếp xúc là 60 giây có bán kính là 1400 mét.



- Vùng bị thương nhẹ khi tiếp xúc trong thời gian 60 giây có bán kính là 2200 mét.

1.6. Xác định vùng ảnh hưởng xung quanh cơ sở khi xảy ra sự phát thải Amoniac



Hình 3.2 : Bản đồ hành chính thị trấn Tằng Loỏng

Group 5
Hình 3.3 : Vùng có thể ảnh hưởng bởi khí độc trong trường hợp rò rỉ khi nạp amoniac từ xe bồn vào bình cầu, chiều dài ống nối là 20 m


Hình 3.4 : Vùng có thể ảnh hưởng bởi khí độc trong trường hợp rò rỉ tại bình cầu, đường kính rò rỉ 5cm

1.7. Phương án ứng phó


  • Lực lượng ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở cần thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công như trong bản Kế hoạch đã được phê duyệt của cơ sở.

  • Công an xã, chính quyền địa phương:

Sơ tán dân cư khỏi khu vực ảnh hưởng của khí độc đến tập chung tại các địa điểm công cộng: trường học, cơ quan nơi chắc chắn không bị ảnh hưởng bới khí độc, đồng thời chặn các tuyến đường nhỏ

  • Cảnh sát giao thông:

Chặn các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, không cho người không có nhiệm vụ di chuyển về khu vực xảy ra sự cố.

  • Công an phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ:

- Lực lượng công an PCCC của tỉnh được trang bị xe cứu hỏa và trang thiết bị chữa cháy có khí độc tổ chức dập khí, chữa cháy theo phương án của công an PCCC.

- Chịu trách nhiệm chỉ huy chữa cháy với sự tư vấn của chỉ huy chữa cháy tại cơ sở.

- Phân bổ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và các lực lượng chữa cháy hỗ trợ sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Sử dụng trang phục bảo hộ cá nhân đảm bảo không bị phơi nhiễm amoniac đạt các tiêu chuẩn về an toàn (xem mục III)

- Sau khi ứng cứu xong yêu cầu kiểm tra lại hiện trường và điều tra nguyên nhân xảy ra cháy.


  • Những lưu ý khi chữa cháy amoniac

  • Amoniac là chất dễ cháy.

  • Đám cháy sẽ sinh ra khí độc gây kích ứng, ăn mòn.

  • Không phun nước trực tiếp thẳng vào dung dịch amoniac. Vì amoniac tan mạnh trong nước tỏa ra lượng nhiệt lớn và tạo ra dung dịch amoni hydroxit có tính kiềm, ăn mòn mạnh.

  • Đối với các đám cháy nhỏ sử dụng hóa chất khô hoặc carbon dioxide.

  • Đối với đám cháy lớn sử dụng vòi phun nước, sương mù, hoặc bình bọt thông thường. Di chuyển các thùng chứa khỏi khu vực cháy nếu có thể làm mà chắc chắn không gặp rủi ro. Tránh để nước vào trong thùng chứa. Các thùng chứa hư hỏng cần chỉ được xử lý khi có chuyên gia.

  • Đối với các thùng chứa nằm trong khu vực có đám cháy, dập lửa từ một khoảng cách lớn nhất có thể hoặc sử dụng vòi phun được điều khiển tự động. Lưu ý hiện tượng đóng băng có thể xuất hiện tại nguồn rò rỉ.

  • Nước thải từ việc chữa cháy có thể gây ô nhiễm. Vì vậy nên kiểm soát và xử lý nước thải sau sự cố.

  • Quân đội: xử lý khí độc, cứu người theo chỉ đạo của chỉ huy, tiêu tẩy hiện trường, lập điểm làm sạch người, thiết bị ra khỏi vùng đỏ.

- Lực lượng trinh sát (là các cán bộ đã qua đào tạo chuyên môn về hóa chất – nếu chưa có lực lượng này, đơn vị cần có kế hoạch nâng cao năng lực về ứng phó sự cố hóa chất) khoanh vùng khu nhiễm độc: ít nhất 2 xe trinh sát phóng xạ hóa học, được trang bị khí tài cá nhân đầy đủ, sử dụng các loại máy phát hiện và xác định nồng độ hơi, hóa chất độc công nghiệp. Trên cơ sở dự đoán, khu vực có nguy cơ nhiễm độc do lan truyền, do BCH TKCN cung cấp, lực lượng hóa học chuyên môn có nhiệm vụ xác định cụ thể vùng nhiễm độc thực tế để làm cơ sở cho quá trình ứng phó và xây dựng phương án khắc phục hậu quả. Phương án trinh sát cụ thể như sau:

+ Phát hiện khoanh vùng nhiễm độc, xác định đến đâu cắm cờ đến đó và ghi lên phiếu thời gian, nồng độ nhiễm.

+ Xác định mức độ nhiễm độc nguy hiểm tại các điểm quan trọng (khu đông dân, khu tập trung các lực lượng tham gia, vị trí chỉ huy…)

Nhiệm vụ trinh sát hóa học được thực hiện liên tục trong suốt quá trình ứng phó, nhằm xác định vùng nhiễm độc nguy hiểm thực tế với các mức độ nguy hiểm khác nhau; các khu vực an toàn… đồng thời trinh sát kiểm tra nhiễm độc cho người ứng cứu, giúp người chỉ huy nắm chắc tình hình nhiễm độc trên địa bàn, để có các quyết định ứng phó kịp thời chính xác.



- Xác định phạm vi ảnh hưởng, tính chất nguy hiểm của hóa chất, dự báo các tình huống diến biến có thể xảy ra, hỗ trợ kỹ thuật, đầu mối liên lạc

  • Lực lượng Y tế: kiểm tra sức khỏe toàn bộ người ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng, đặt điểm sơ cứu hiện trường.

  • Lưu ý khi cấp cứu nạn nhân phơi nhiễm amoniac

Các con đường phơi nhiễm chính

  • Hô hấp

    • Hít thở phải Amoniac có nguy cơ bỏng mũi họng và khí quản, phù nề cuống phổi và phế nang, phá hủy đường hô hấp dẫn đến suy hô hấp hay tổn thương. Ngưỡng mùi Amoniac rất thấp có thể nhận biết được sự hiện diện của Amoniac ngay khi nồng độ rất nhỏ (ngưỡng mùi = 5 ppm; OSHA PEL = 50 ppm). Ở nồng độ nhỏ, Amoniac gây tổn thương khứu giác một cách từ nên rất khó phát hiện khi tiếp xúc kéo dài.

    • Trẻ em có khả năng chịu được cùng mức độ phơi nhiễm với người lớn, đôi khi có thể chịu được liều lớn hơn do tỷ lệ diện tích bề mắt phổi so với trọng lượng cơ thể của trẻ em lớn hơn. Ngoài ra, trẻ em có thể được tiếp xúc với nồng độ cao hơn so với người lớn trong cùng một vị trí do chúng thấp hơn vì amoniac nhẹ hơn không khí.
  • Tiếp xúc với da hoặc mắt

    • Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào thời gian phơi nhiễm và nồng độ của dạng khí hoặc lỏng. Ở dạng sương rất dễ gây kích ứng mắt và mũi ngay cả ở nồng độ 100ppm. Ở nồng độ cao hơn có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng. Tiếp xúc với dung dịch amoniac đặc (25%) có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng do ăn mòn bao gồm: bỏng da, tổn thương mắt, mù lòa. Dấu hiệu bị tổn thương mắt chỉ có thể nhận biết đầy đủ sau 1 tuần kể từ khi bị thương. Tiếp xúc với amoniac hóa lỏng có nguy cơ bị bỏng lạnh.

    • Trẻ em nhạy cảm với hóa chất độc phơi nhiễm qua da hơn người trưởng thành do tỷ lệ da trên trọng lượng cơ thể của trẻ em lớn hơn của người trưởng thành
  • Tiêu hóa

    • Mặc dù rất ít gặp, nhưng amoniac có thể gây tổn thương miệng, họng và dạ dày. Nuốt phải amoniac thường không dẫn đến ngộ độc toàn thân.

  • Tài nguyên môi trường: giám sát nộng độ hóa chất tại vành đai cách ly. Báo cáo ngay cho trưởng ban khi nồng độ đạt 80% AEGL2=> sơ tán 20% theo hướng gió (chấm điểm vị trí cần đo).

Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 5.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương