Mục lụC 1 chưƠng I. Giới thiệu chung 2



tải về 1.34 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2022
Kích1.34 Mb.
#51867
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
Tài liệu HDVH Hệ thống XLNT trường mầm non Sao Sáng

Bể điều hòa (B2)

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải, tránh hiện tượng sốc tải và giảm tải đột ngột, ảnh hưởng đến các công trình phía sau.
Tại bể điều hòa, cung cấp không khí liên tục từ 2 máy thổi khí (MTK1/2), mục đích để xáo trộn dòng nước thải, ngăn quá trình phân hủy kỵ khí gây mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Sau đó nước thải từ bể điều hòa sẽ được 2 bơm (P1/2) lắp đặt chìm bên trong bể, bơm luân phiên lên bể khử Nito.

  1. Bể khử Nito (B3)

Trong môi trường thiếu khí, quá trình khử Nitơ diễn ra, các vi khuẩn khử nitrate Denitrificans (kỵ khí tùy tiện) sẽ tách Oxy của nitrate (NO3-) và nitrite (NO2-) để OXH chất hữu cơ, N2 được tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.
Để quá trình khử nitrat diễn ra thuận lợi, bể được cung cấp không khí cường độ thấp từ 2 máy thổi khí (MTK1/2) với chế độ ổn định tạo môi trường thiếu khí cho vi sinh vật thiếu khí sinh trưởng và phát triển.

  1. Bể bùn hoạt tính (B4)

Bể bùn hoạt tính xử lý chất bẩn hữu cơ có trong nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí dính bám vào các giá thể lơ lửng trong bể. Hai máy thổi khí (MTK1/2) cung cấp oxi liên tục giúp các vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải thành CO2, H2O và một phần tạo thành tế bào vi sinh (sinh khối). Sau một thời gian hoạt động, các vi sinh già, chết sẽ bong tróc ra khỏi giá thể và theo dòng nước thải chảy sang bể lắng 2 (B5). Một lượng nhỏ vi sinh vật còn bám trên các giá thể sẽ tiếp tục sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành một quần xã sinh vật mới.
Trong bể bùn hoạt tính còn diễn ra quá trình Nitrit hóa (Nitrosomonas) và Nitrat hóa (Nitrobacter). Nước thải sau bể bùn hoạt tính sẽ được các bơm (P3/4) tuần hoàn lại bể khử Nito (B3) nhằm đảm bảo quá trình xử lý nitơ triệt để.

  1. Bể lắng 2 (B5)

Tại bể lắng, sau một thời gian bông bùn sẽ được lắng xuống đáy bể nhờ quá trình lắng trọng lực, phần nước trong bên trên bể chảy tràn vào máng răng cưa và chảy qua bể khử trùng (B6). Tại bể lắng có lắp đặt bơm bùn (P5) để bơm phần bùn tuần hoàn về bể khử Nito (B3) nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vật trong bể. Một phần bùn dư được bơm về bể tiêu bùn (B7).


  1. tải về 1.34 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương