MỤc lụC 1 Chương I: Các vấn đề về quản trị 3



tải về 261.42 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích261.42 Kb.
#37856
  1   2   3   4

§Ò tài môn học

MỤC LỤC


MỤC LỤC 1

Chương I: Các vấn đề về quản trị 3

1. Khái niệm về quản trị 3

2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động quản trị 4

3. Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề 4

3.1. Quản trị là một khoa học 4

3.2. Quản trị là một nghệ thuật 4



Chương II: Nhà quản trị 6

I. Nhà quản trị 6

1. Thế nào là nhà quản trị 6

2. Các cấp quản trị 6

2.1. Quản trị viên cao cấp (Top managers) 6

2.2. Quản trị viên cấp giữa hay cấp trung gian (Middle Managers) 6

2.3. Các quản trị viên cấp cơ sở (Fist- Line Managers) 7

3. Vai trò và kỹ năng của các nhà quản trị 7

3.1. Vai trò của nhà quản trị 7

3.1.1. Vai trò quan hệ với con người 7

3.1.2. Vai trò thông tin 7

3.1.3. Vai trò quyết định 8

3.2.1. Kỹ năng kỹ thuật (technichcal skills): hoặc chuyên môn nghiệp vụ. 9

3.1.2. Kỹ năng nhân sự (Human skills): 9

3.1.3. Kỹ năng nhận thức hay tư duy (Conceptual skills): 9



II. Các phẩm chất cần thiết của một nhà quản trị giỏi 10

1. Khả năng nhận thức và tư duy 10

2. ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn và sự quyết tâm 12

3. Đạo đức và ý thức trách nhiệm 15

4. Sức khỏe 16

6. Biết tuyển dụng nhân tài 17



Chương III: Chân dung các nhà quản trị tài ba 21

I. Ford và vương quốc ô tô của ông 21

II. Warren Buffett và công ty Berkshire hathaway 22

III. Andrew carnegie - ông vua sắt thép 23

Tính cách: quyết đoán và tinh tế 23

Chính sách sử dụng nhân tài 25

LờI KếT 27

Tài liệu tham khảo 28



LỜI MỞ ĐẦU
Gần 60 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nhìn lại lịch sử nhân loại, tôi bỗng giật mình khi nhìn thấy Đức, Nhật, ý, các nước bại trận trong cuộc chiến khốc liệt đó nay đã trở thành các cường quốc về kinh tế. Nền kinh tế của Tây Đức thịnh vượng hơn nền kinh tế của Anh, Pháp, mức sống của họ hiện cao nhất ở Tây âu. Nhật còn thịnh vượng hơn nữa: khắp thế giới, ngay cả ở Mỹ, đều mua máy chụp ảnh, ô tô của Nhật, xe honda, xe Suzuki tràn ngập thị trường Việt nam, kỹ nghệ đóng tàu của họ đứng vào bậc nhất thế giới. Không một chính phủ nào dám coi thường các dân tộc bại trận đó, họ đã vượt được nhiều dân tộc đã thắng họ 60 năm trước. Vì sao vậy? Câu trả lời rất đơn giản: thế giới ngày nay đã không còn là thiên hạ của các nhà quân sự nữa mà là thiên hạ của những nhà quản trị, những nhà kinh doanh. Chiến tranh giờ đã thay bằng cạnh tranh, chiến trường đã thay bằng thị trường. Chính vì vậy mà ngày nay, tài nguyên thiên nhiên đã không còn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế nữa mà thay vào đó là tài nguyên con người.

Nhìn lại tình cảnh nước ta mà thấy đau lòng. Toàn thắng trong hai cuộc chiến tranh chống hai cường quốc quân sự lớn là Mỹ và Pháp, ai cũng nghĩ tương lai sẽ thuộc về chúng ta, nhưng mọi người đã lầm. Gần 30 năm sau chiến tranh, so với một số nước trong khu vực, chúng ta đã kém xa họ về nhiều mặt chứ chưa nói đến các cường quốc kinh tế trên thế giới, dù rằng đất nước ta có “rừng vàng biển bạc”, có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hiện nay trong 5 giai đoạn phát triển của một xã hội, đất nước ta mới đang ở giai đoạn thứ hai, cứ như vậy không biết mấy kiếp nữa chúng ta mới theo kịp Nhật Bản.

Cho nên, tôi cho rằng, muốn cho nền kinh tế quốc gia phát triển, phải khuyến khích, đào tạo một lớp thanh niên tin ở sự tiến bộ, tin ở khả năng của mình, có óc mạo hiểm, kiên nhẫn chiến đấu, cương quyết làm việc, tức một hạng nhà kinh doanh theo tinh thần Âu- Mỹ, chứ không phải theo tinh thần hưởng thụ của rất nhiều thanh niên nước ta hiện nay.

Đề tài: các phẩm chất cần thiết của nhà quản trị giỏi

Viết bài này, tôi mong muốn các thanh niên Việt Nam hãy cố gắng rèn luyện hơn nữa, để trở thành những nhà kinh doanh giỏi, những nhà quản trị giỏi, để cứu lấy đất nước của chúng ta. Tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà tôi đã sử dụng và tham khảo cho bài viết của mình, xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ đã có những đóng góp quý báu để tôi có thể hoàn thành bài viết tốt hơn.



Chương I: Các vấn đề về quản trị

1. Khái niệm về quản trị


Quản trị là thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa khác nhau tuỳ từng tác giả nghiên cứu. Chẳng hạn, James H.Donnelly, James L.Gibson trong giáo trình “Quản trị học căn bản” đã cho rằng “Quản trị là một quá trình do một hoặc nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp những hoạt động của những người khác để đạt đựơc những kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được.

Lý thuyết hành vi lại định nghĩa “Quản trị là hoàn thành công việc thông qua con người”.

Có người lại cho quản trị là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động.1

Nói một cách tổng quát, quản trị là hoạt động cần thiết phải thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.



2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động quản trị


Để tồn tại và phát triển con người không thể hành động riêng lẻ mà cần phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Chính vì vậy mà từ hàng ngàn năm trước đây đã có những nỗ lực có tổ chức dưới sự trông coi của những người hoạch định, tổ chức, điều khiển và giám sát để chúng ta có được những công trình vĩ đại cho đến ngày nay như Vạn lý trường thành, Kim tự tháp...Nghĩa là hoạt động quản trị đã xuất hiện rất lâu trước khi nó chính thức trở thành một môn khoa học.

Quản trị giúp cho các thành viên của nó thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình, giúp tổ chức thực hiện được sứ mệnh của mình. Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi con người trong tổ chức. Cứ thử tưởng tượng xem nếu một doanh nghiệp có hàng chục ngàn công nhân, có trụ sở và chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, nếu không có các hoạt động quản trị thì làm sao các công nhân viên có thể hướng tới mục tiêu của tổ chức, lúc đó tổ chức như một đội quân ô hợp, và sớm muộn sẽ đi đến phá sản.

Quản trị giúp cho tổ chức đối phó được với các cơ hội và thách thức từ môi trường.Trong thực tế không có một tổ chức nào mà lại hoạt động mà không có môi trường. Quản trị tốt giúp cho tổ chức thích nghi được với môi trường, nắm bắt tốt hơn các cơ hội và giảm bớt các tiêu cực do môi trường đem lại.

Chính vì các vai trò hết sức to lớn của hoạt động quản trị mà đã có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về nó và đã biến nó trở thành một môn khoa học thực thụ. Có thể nói một cách chắc chắn rằng quản trị học có vai trò to lớn trong những sự thay đổi và phát triển cực kỳ nhanh chóng của thế giới hiện đại ngày nay và nước Mỹ có thể tự hào rằng một trong những đóng góp quý báu của họ cho nền văn hoá nhân loại chính là nền khoa học quản trị hiện đại.



3. Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề

3.1. Quản trị là một khoa học


Tính khoa học của quản trị tổ chức trước hết đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm vững những quy luật liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức, đó là các quy luật về kinh tế, các quy luật tâm lý xã hội.

Mặt khác nó cũng đòi hỏi các nhà quản trị phải biết vận dụng các phương pháp đo lường hiện đại, những thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại.

Những tác phẩm xuất sắc như “Principles and Methods of Scientific Management” của Fredrich. W.Taylor (Mỹ) hay “Industrial and General Administration” của Henry Fayol (Pháp) là một bước phát triển quan trọng của khoa học quản trị hiện đại. Ngày nay khoa học quản trị đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một môn khoa học độc lập. Trong quá trình phát triển của mình, quản trị học đã kết hợp với nhiều môn khoa học khác, sử dụng những luận điểm và những thành tựu của chúng để giải quyết nhiều vấn đề của lý luận và thực tiễn quản trị.

3.2. Quản trị là một nghệ thuật


Một nhà quản trị nổi tiếng đã nói rằng: “Một vị tướng tài thì không cần biết kỹ thuật điều khiển tên lửa như thế nào, kỹ thuật lái máy bay ra sao và làm thế nào để xe tăng vượt qua được chướng ngại vật, nhưng phải biết khi nào thì dùng pháo và loại pháo cỡ nào sẽ mang lại hiệu quả mong muốn. Khi nào thì dùng máy bay, khi nào dùng xe tăng. Sự phối hợp của chúng như thế nào và có thể mang lại những hiệu quả gì? Phải làm gì để có thể sử dụng tốt nhất các loại vũ khí đó? Người làm tướng phải nắm chắc những kiến thức loại này và phải luôn sáng tạo. Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh cũng vậy”.

Như vậy có thể nhận thấy tính nghệ thuật của quản trị xuất phát từ tính đa dạng phong phú, muôn hình muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trong quá trình quản trị vì dù đã có khoa học về quản trị nhưng không phải mọi hiện tượng đều mang tính quy luật và không phải mọi quy luật có liên quan đến quá trình quản trị đều đã được nhận thức thành lý luận.

Không nên quan niệm nghệ thuật quản trị như người ta thường hay nghĩ đó là cha truyền con nối. Cũng không được phủ nhận mặt khoa học của quản trị. Sẽ là sai lầm khi cho rằng người lãnh đạo là một loại nghệ sĩ có tài năng bẩm sinh không ai có thể học được cách lãnh đạo. Cũng không ai có thể dạy được việc đó nếu người học không có năng khiếu. Thực ra khoa học và nghệ thuật trong quản trị luôn luôn song hành với nhau, mà người quản trị luôn phải vận dụng khéo léo những kinh nghiệm trong thực tiễn để giải quyết rất nhiều những tình huống cụ thể phát sinh trong sản xuất kinh doanh như nghệ thuật sử dụng con người ( đặt đúng chỗ, đúng khả năng), nghệ thuật mua hàng (làm sao mua được nguyên vật liệu tốt, rẻ, nhanh), nghệ thuật bán hàng, “câu khách”...và trong thực tế người ta nghiên cứu nghệ thuật quản trị không chỉ từ những kinh nghiệm thành công mà cả những kinh nghiệm thất bại.

3.3. Quản trị là một nghề

Đặc điểm này được hiểu theo nghĩa có thể đi học nghề để tham gia các hoạt động quản trị nhưng có thành công hay không, có giỏi nghề hay không lại còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố của nghề (học ở đâu?, ai dạy cho?, cách học nghề ra sao? chương trình học thế nào?, người dạy có thực tâm truyền hết nghề hay không? Năng khiếu nghề nghiệp, ý chí làm giàu, lương tâm nghề nghiệp của người học nghề ra sao? các tiền đề tối thiểu về vật chất ban đầu cho sự hành nghề có bao nhiêu?).

Như vậy, muốn quá trình quản trị có kết quả thì trước tiên nhà quản trị tương lai phải được phát hiện năng lực, được đào tạo về nghề nghiệp, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm một cách chu đáo để phát hiện, nhận thức một cách chuẩn xác và đầy đủ các quy luật khách quan, đồng thời có phương pháp nghệ thuật thích hợp nhằm tuân thủ đúng các đòi hỏi của các quy luật đó.




tải về 261.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương