Mục lục 1 Chương 1 2 VẬt liệu dẫN ĐIỆN 2 Hợp kim có điện dẫn suất thấp. (Điện trở cao) 11 5 Các kim loại khác 13



tải về 0.62 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.62 Mb.
#24309
  1   2   3   4   5   6   7   8

Trường Trung cấp nghề số 11/BQP Giáo trình Vật liệu điện

Mục lục


Mục lục 1

Chương 1 2

VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN 2

1.4. Hợp kim có điện dẫn suất thấp. (Điện trở cao) 11

1.5 Các kim loại khác 13

1.5.1 Won fram 13

1.5.2 Mô líp đen 13

1.5.3 Niken 14

1.5.4 Chì 15

1.5.5 Thiếc 15

1.5.6 Kẽm 16

1.5.7 Bạch kim (Platin - Pt) 16

1.5.8 Thuỷ ngân 16

1.6 Ứng dụng của hợp kim trong kỹ thuật điện 17

1.6.1 Hợp kim dùng làm điện trở 17

1.6.2 Hợp kim dùng làm tiếp điểm điện 20

1.7 Dây dẫn, dây cáp 24

1.7.1 Cơ sở phân loại cáp 24

2.5.3 Cách điện của khí cụ điện 53

Chương 3 63

VẬT LIỆU SẮT TỪ 63

3.1. Khái quát 63


Chương 1

VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN





    1. Khái niệm, phân loại và đặc tính cơ bản của vật liệu dẫn điện

  1. Khái niệm vật liệu dẫn điện

Vật liệu dẫn điện là một vật chất mà ở trạng thái bình thường có các điện tích tự do (ngay ở điều kiện thường ). Khi đặt chúng trong điện trường các điện tích tự do chuyển động theo một hướng nhất định của điện trường tạo thành dòng điện lúc đó ta nói rằng vật liệu có tính dẫn điện.

Vật liệu có thể tồn tại ở các thể rắn, lỏng và trong một số điều kiện phù hợp có thể là chất khí.

Ở dạng chất rắn, vật dẫn điện có kim loại và hợp kim của chúng, trong một số trường hợp là những chất không phải là kim loại; chất lỏng dẫn điện và kim loại ở trạng thái chảy lỏng và những chất điện phân.

Khí là hơi có thể trở nên dẫn điện ở cường độ điện trường lớn, chúng tạo nên ion hóa do va chạm hay sự ion hóa quang.



  1. Phân loại

Nhóm 1:

Vật liệu dẫn điện có tính dẫn điện tử hay vật dẫn loại 1 (vật dẫn kim loại)

Phần lớn thuộc về kim loại, hợp kim, một số ít là phi kim loại, thường tồn tại ở thể rắn,trường hợp đặc biệt ở thể lỏng là thủy ngân.

- Đặc trưng của nhóm vật liệu dẫn điện là: Mọi sự hoạt động của các điện tích không làm thay đổi thực thể tạo nên vật dẫn đó.



  • Có hai loại vật liệu dẫn điện có tính dẫn điện tử.

Loại 1: Có điện trở suất nhỏ gồm các vật liệu như đồng, nhôm, vàng, bạc. Khi sử dụng thường là hợp kim.

Ứng dụng: Dùng làm dây dẫn, dây điện từ trong máy điện, khí cụ điện và một số dụng cụ đo lường.

Loại 2: Có điện trở suất cao ví dụ như: Hợp kim Manganin, Constantan.

Ứng dụng: Dùng làm biến trở, điện trở mẫu, dùng trong các loại bóng đèn.

Nhóm 2: Vật liệu dẫn điện có tính dẫn ion hay vật dẫn loại 2 (vật dẫn điện phân) Phần lớn chúng tồn tại dưới dạng dung dịch như axit, kiềm, muối…

Đặc trưng của nhóm là: Khi dòng điện chạy qua vật dẫn làm thay đổi hoặc biến đổi hóa học trong nó.



  1. Đặc tính cơ bản của vật liệu dẫn điện

  • Điện trở (R)

Khái niệm: Là quan hệ giữa hiệu điện thế không đổi đặt ở hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện một chiều tạo nên trong dây dẫn. Hoặc là quan hệ giữa điện áp không đổi trên hai đầu vật dẫn và cường độ dòng điện chảy trong vật dẫn

Biểu thức: R = ρ.l/s Đơn vị: Ω, KΩ, MΩ.

Trong đó: ρ: Điện trở suất phụ thuộc vào từng loại vật liệu tạo nên vật dẫn

l, s: Chiều dài và tiết diện dây dẫn.



  • Điện dẫn (G)

Khái niệm: Là đại lượng nghịch đảo của điện trở.

Biểu thức: G = 1/R Đơn vị: 1/Ω = Ω-1 hoặc Siemen (S)



  • Điện trở suất (ρ)

Khái niệm: Điện trở suất là điện trở của dây dẫn có chiều dài là một đơn vị chiều dài và tiết diện là một đơn vị điện tích.

Nếu S tính bằng mm2 , l tính bằng m thì ρ = Ω.mm2/m hoặc Ω.cm, và µΩ.cm với quan hệ là

1 Ω.cm = 10-2 Ω.m = 104 Ω.mm2/m = 106 µΩ.cm


  • Hệ số thay đổi của điện trở suất theo nhiệt độ (α)

Phần lớn các vật dẫn khi nhiệt độ trong nó tăng thì điện trở suất cũng tăng, một số ít các vật dẫn khác lại có tính chất ngược lại (Cacbon và dung dịch điện phân).

Cách tính hệ số như sau: Đối với khoảng chênh lệch nhiệt độ (t2 –t1) thì hệ số α trung bình sẽ là: α = ρt2 – ρt1/ [ρt1(t2 – t1)] . Khi nóng chảy, điện trở suất của kim loại thay đổi, thông thường tăng lên trừ Ăngtimoan, Bitmut lại bị giảm.

Ở nhiệt độ không tuyệt đối (00K) ρ của kim loại tinh khiết bị giảm đột ngột, đó là hiện tượng siêu dẫn.

Trước đây hiện tượng siêu dẫn không được sử dụng trong thực tế vì: Với một giá trị nào đó của cường độ từ trường nó đã phá hoại hiện tượng siêu dẫn (với kim loại thuần nhất thì cường độ từ trường không lớn). Người ta sử dụng hợp kim có nhiệt độ tương đối cao khi chuyển sang siêu dẫn và giữ được trạng thái siêu dẫn và từ trường mạnh vá cho dòng điện lớn đi qua.

Nb3Sn : Triniobi – Thiếc : có nhiệt độ siêu dẫn 18,2 0 K

V3Ga: Tri vanadi – Gali: có nhiệt độ siêu dẫn 16,80 K

Nb – Ti :Niobi – Titan: có nhiệt độ siêu dẫn gần 100K

Nb – Zn: Niobi – Ziriconi: có nhiệt độ siêu dẫn gần 100K

Điện trở suất và hệ số thay đổi điện trở suất theo nhiệt độ của một số kim loại.

Kim loại

Điện trở suất ở 200c Ω.mm2/m

Hệ số thay đổi điện trở suất theo nhiệt độ (1/độ)

Kim loại

Điện trở suất ở 200C Ω.mm2/m

Hệ số thay đổi điện trở suất theo nhiệt độ (1/độ)

Bạc

0.016-0.0165

0.0034-0.00429

Kẽm

0.0535-0.063

0.0035-0.00419

Đồng

0.0168-0.0182

0.00392-0.00445

Niken

0.0614-0.138

0.0044-0.00692

Vàng

0.022-0.024

0.0035-0.00398

Thép

0.0918-1.150

0.0045-0.00657

Nhôm

0.0262-0.040

0.0040-0.0049

Platin

0.0866-0.116

0.00247-0.00398

Manhê

0.0446-0.046

0.0039-0.0046

Thiếc

0.113-0.143

0.0042-0.00465

Môlipđen

0.0476-0.057

0.0033-0.00512

Chì

0.205-0.222

0.0038-0.00428

Wonfram

0.0530-0.0612

0.004-0.0052

Thủy ngân

0.952-0.959

0.0009-0.00099


  • Hệ số thay đổi điện trở suất theo áp suất

Khi kéo hoặc nén đàn hồi, điện trở suất của kim loại biến đổi theo: ρ = ρ0(1kσ)

Trong đó dấu “+” ứng với biến dạng do kéo, dấu “ –” ứng với biến dạng do nén.

σ: Ứng suất cơ khí của mẫu, đơn vị kg/mm2

K: Hệ số, với nhôm K = 3.815.10-6, thiếc K= -9.79.10-6, Mg có K= -3.9. 10-6

Điện dẫn suất : γ là đại lượng nghịch đảo của điện trở suất.


  • Ảnh hưởng của từ trường và ánh sáng với điện trở suất

Điện trở suất của kim loại cũng biến đổi tương tự khi đặt trong một môi trường từ và ρ của một số vật liệu cũng biến đổi dưới ảnh hưởng của ánh sáng.

  • Hiệu điện thế tiếp xúc và suất nhiệt điện động.

Khi tiếp giáp 2 kim loại khác nhau với nhau, giữa chúng sẽ sinh ra hiệu điện thế, đây là cơ sở để xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

Nguyên nhân: Do có sự khác nhau về công suất điện tử và số lượng điện tự do. Điện thế tiếp xúc này có thể từ vài phần mười đến vài vôn.

Người ta thường gọi 2 kim loại có sức nhiệt điện động lớn và quan hệ đường thẳng với nhiệt độ để làm nhiệt ngẫu. cặp nhiệt để do nhiệt độ như : Platinorodi –Platin đo đến 16000C.


    1. Kim loại và hợp kim

      1. Khái niệm:

+ Kim loại chiếm 79 nguyên tố trong hơn 100 nguyên tố. Trong vỏ trái đất thì kim loại chiếm nhiều nhất là Nhôm (7%), sắt chiếm 5%.

Trong công nghiệp các kim loại nguyên chất ít được dùng vì nó rất dẻo mặt khác độ cứng và độ bền của nó thấp. Nhiều kim loại có độ dẫn điện cao nhưng ở nhiệt độ cao thì độ dẫn điện lại giảm. Điện trở nhỏ biến đổi theo nhiệt độ, hệ số giãn nở nhiệt rất lớn khi có sự thay đổi nhiệt độ.

+ Hợp kim là sản phẩm nấu chảy của hai hay nhiều nguyên tố mà nguyên tố chủ yếu là kim loại và hợp kim có tính chất của kim loại.

Hợp kim được chế tạo chủ yếu bằng cách nấu chảy, hoặc điện phân, thiêu kết…



      1. Cấu tạo kim loại hợp kim

(Xem sách Vật Liệu Kỹ Thuật Điện – Tg: Nguyễn Xuân Phú – NXB Khoa hoc và kỹ thuật - Trang 13 - 18)

      1. Tính chất chung.

  1. Tính chất lý học.

  • Vẻ sáng mặt ngoài. Sự phản chiếu ánh sáng ở mặt ngoài gọi là màu của kim loại.

Ví dụ: Đồng màu đỏ, thiếc màu trắng bạc, kẽm màu xám, ngoài ra còn có màu của lớp oxit khi bị oxi hóa chúng tạo thành màu sắc khác nhau khi ở nhiệt độ khác nhau…

  • Người ta chia kim loại thành : + Kim loại đen gồm Sắt và hợp kim của sắt

+ Kim loại màu gồm tất cả các kim loại còn lại.

  • Tính nóng chảy:

Kim loại có tính chảy loãng khi đốt nóng và đông đặc khi làm nguội.

Nhiệt độ ứng với kim loại chuyển từ thể đặc sang thể lỏng hoàn toàn gọi là điểm nóng chảy. Nó có ý nghĩa quan trọng trong công nghệ đúc kim loại. Điểm nóng chảy của hợp kim khác với điểm nóng chảy của từng kim loại tạo nên nó.



  • Tính dẫn nhiệt:

Là tính truyền nhiệt của kim loại khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh. Các vật có tính dẫn nhiệt kém muốn đốt nóng hoàn toàn phải có thời gian dài và khi làm nguội nhanh có thể gây nứt vỡ.

  • Tính giãn nở nhiệt:

Khi đốt nóng các kim loại nở ra và khi lạnh nó co lại (cần chú ý từng trường hợp cụ thể)

  • Tính nhiễm từ:

  • Chỉ có một số kim loại có tính nhiễm từ (tức là nó bị từ hóa sau khi đặt trong từ trường)

Ví dụ: Sắt và hợp kim của sắt còn lại các kim loại khác hầu như không có tính này.

  • Tính nhiễm từ của sắt phụ thuộc vào thành phần và vào tổ chức bên trong của kim loại.

Do vậy nó không cố định với mỗi loại vật liệu.

Ví dụ: Ở nhiệt độ 7680C sắt có tính nhiễm từ và khi nhiệt độ lớn hơn thì không có khả năng đó nữa.



  1. Tính chất hóa học.

Tính chất hóa học là biểu thị khả năng của kim loại và hợp kim chống lại tác dụng hóa học của các môi trường có hoạt tính khác nhau.

+ Tính chống ăn mòn: Khả năng chống lại sự ăn mòn của không khí , oxy, nước khi ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao.

+ Tính chịu axit: Là khả năng chống lại tác dụng của các môi trường axit.


  1. Tính chất cơ học (cơ tính)

Là khả năng chống lại tác dụng của lực bên ngoài lên kim loại (độ đàn hồi, độ bền, độ dẻo, độ cứng, chịu mỏi)

  1. Tính công nghệ

Là khả năng mà kim loại có thể thực hiện được các phương pháp công nghệ để sản xuất các sản phẩm. Nó bao gồm tính cắt gọt, tính rèn, tính hàn, tính nhiệt luyện..

    1. Kim loại và hợp kim có điện dẫn suất cao

STT

Vật liệu

Đặc điểm

Ứng dụng

1

Bạc

ρ ở 200C = (0.0160.0165)Ω.mm2/m

- Bạc tinh khiết bị ăn mòn và dính chặt. Nó được tìm thấy dưới dạng mỏ hay tự nhiên (quặng kim loại có tới 98% bạc) hoặc trong các mỏ chì, kẽm, đồng hoặc có thể thấy trong nước biển với 0.001mg/1lit.

- Có màu trắng và chiếu sáng. Ở nhiệt độ cao không bị oxi hóa. Tác dụng với Ozon tạo ra Ag2O, còn Sulfua và Hyđro Sulfurơ làm bạc ngả màu đen. Phản ứng với Clo và lưu huỳnh.

- Bay hơi ở t0 = 140016000C

- Dễ vuốt giãn, mềm dễ uốn cong, có thể gia công theo quy trình lót, dát mỏng, rèn và kéo sợi


- Làm dây dẫn ở tần số cao, quấn dây trong máy thu thanh, làm dây chảy trong cấu chì, làm khung cho tụ điện…

- Dùng quấn các cuộn dây trong kỹ thuật vô tuyến.

- Hợp kim với Niken hay Mangan dùng làm dây dẫn trong các máy đo.

- Hợp kim bạc-palađi, bạc-vàng làm tiếp điểm điện với dòng nhỏ trong thông tin viễn thông .

- Chế tạo các chi tiết nhỏ như đinh tán, đinh vít, các đầu cực.

- Dùng sản xuất các màn ở các bóng Catốt và của các tế bào quang điện.



2

Đồng và hợp kim đồng

Ở 200C ρ= 0.01680.0182Ω.mm2/m

  • Đồng sau khi gia công có 4 loại:

+ Đồng cứng (MT) là đồng không ủ nhiệt

+ Đồng mềm (MM) là đồng đem ủ nhiệt.

+ Đồng hơi cứng

+ Nửa cứng.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở suất

- Đồng chuẩn hóa có ρ = 0.0172 Ω.mm2/m

+ Ảnh hưởng của tạp chất: Với bạc, cađimi làm γ giảm ít, còn sắt, silic làm γ giảm nhiều

+ Ảnh hưởng của gia công cơ khí: Khi rát, kéo nguội làm γ giảm. Đường kính dây < 1mm thì γ giảm đồng thời khi giảm đường kính.

+ Ảnh hưởng của xử lý nhiệt: Sự thay đổi γ tùy theo độ nung nóng trở lại.

Ví dụ: Để có đồng mềm dùng làm dây quấn và cáp thì nung trở lại t0 khoảng 400-5000C

- Là kim loại có màu đỏ nhạt sáng rực, sức bền cơ khí tương đối lớn. Dễ dát, dễ vuốt giãn gia công dễ dàng khi nóng và khi lạnh (rèn, kéo sợi, rát mỏng) có sức bền lớn khi và đập và ăn mòn, sức đề kháng cao khi thời tiết xấu, có khả năng tạo thành hợp kim tốt với các kim loại khác có giá trị như: Đồng thanh, đồng thau, có khả năng gắn và hàn dễ dàng.

- Khi gia công t0> 9000C làm giảm tính chất cơ học.



- Đồng cứng dùng để chế tạo những dây dẫn không cách điện của các đường dây truyền tải trên không, thanh góp cho những thiết bị phân phối, hoặc cho cổ góp máy điện

- Đồng mềm được sử dụng chế tạo dây dẫn cách điện của cáp điện và dây quấn máy điện.

- Hợp kim đồng thanh (đồng với thiếc, kẽm hoặc chì dùng làm các chi tiết vòng trượt, giá đỡ chổi than, lò xo dẫn điện, ổ cắm điện…)

- Hợp kim đồng thau (đồng với kẽm)

Nếu kẽm = 39% hợp kim dẻo dùng làm các chi tiết đặc biệt phức tạp bằng cách dập, vuốt. Nếu kẽm > 39% dùng đúc các chi tiết định hình.

Các loại đồng hơi cứng, nửa cứng dùng trong các khí cụ điện



3

Vàng

- ρ = 0.022-0.024 Ωmm2/m, Ở 200C là kim loại màu vàng đăc trưng sáng rực, màu này không bị mất đi trong không khí và axit.

- Không bị ôxy hóa ở nhiệt độ cao, hòa tan trong dung dịch axit Clohidric

- Nung nóng đến trạng thái nóng thì dễ bị bay hơi.


- Dùng trong kỹ thuật điện như gia công các hợp kim làm tiếp điểm.

- Dùng làm điện trở trong điện kế, trong các dụng cụ tĩnh điện.



4

Nhôm và hợp kim nhôm

- ρ = 0.024-0.026Ωmm2/m, ở 200C bằng 1.7 ρ của đồng.

- Trọng lượng riêng < đồng 3.3 lần, điện trở nhôm > đồng 1,68 lần.

- Tính nóng chảy thấp, tính dẻo cao tương đối bền khi bị ôxy hóa.

- Nhôm nguyên chất bền vững trong nước biển. Bị phá hủy nhanh trong H2SO4 (Axit Sunfuric) loãng và dung dịch kiềm.

- Lớp ôxit nhôm có tính ổn định cao chống ăn mòn trong môi trường Amoniac (NH) và một số chất khí khác.

- Hợp chất nhôm với tạp chất tạo thành thể rắn thì giảm tính dẫn điện.

- Hợp chất nhôm với tạp chất tạo thành khác thể rắn thì không dùng dẫn điện.


- Nhôm nguyên chất dùng làm dây dẫn, dây cáp, thanh góp, ống nối, dây quấn máy điện, lá nhôm làm tụ,…

- Hợp kim nhôm có ρ cao dùng đúc rôto lồng sóc động cơ không đồng bộ có mô-men khởi động lớn, động cơ nhiều tốc độ, làm dây dẫn (đi trần trên không, ruột cáp).


5



Sắt

- ρ=(0.0918 1,15)Ω mm2/m ở 200C. Điện trở suất lớn gấp 7-8 lần của đồng.

- Sắt tinh khiết có màu trắng bạc, không khí khô không tác dụng.

- Dây dẫn bằng sắt không han gỉ không chịu sự ăn mòn điện hóa.

- Ở dòng điện xoay chiều điện trở tăng so với dòng một chiều.

- Có khả năng chịu được điện áp cao.

- Trọng lượng riêng tương đối lớn (7,86kg/dm3).




- Làm dây dẫn đi trên không nhưng cấm sử dụng nhỏ hơn tiết diện tính toán.

- Được dùng ở lưới điện có khoảng cách cột lớn.

- Làm vật liệu dẫn điện với dạng thanh dẫn, đường ray tải điện, tàu điện ngầm, lõi dây nhôm…

- Khi sử dụng để khắc phục hiện tượng han gỉ người ta thường mạ kẽm.

- Làm dây chống sét.


Каталог: uploads -> files -> Anh -> Tai Lieu -> Dien
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
Tai Lieu -> THÔng tư Quy định tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn cơ bản bộ binh; mức tiền ăn quân binh chủng, bệnh nhân điều trị, học viên Lào, Campuchia; ăn thêm ngày lễ
Dien -> BÀI 01: VẠch dấu mục tiêu của bài
Tai Lieu -> BỘ quốc phòng cục tài chíNH
Tai Lieu -> BỘ quốc phòng số: 217/2013/tt-bqp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai Lieu -> CỤc chính trị CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai Lieu -> LIÊn cục tài chính nhà trưỜng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai Lieu -> ĐẢng ủy quân sự trung ưƠng đẢng cộng sản việt nam
Tai Lieu -> I. TỔng quan về an toàn thông tin một số khái niệm

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương