Mục Lục § Kim Hà Nguyên Tác Tiếng Anh: “Get Us Out Of Here!”


Chương 24: Tang Lễ Và Mộ Phần



tải về 1.28 Mb.
trang17/21
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.28 Mb.
#39524
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

Chương 24: Tang Lễ Và Mộ Phần


§ Kim Hà

Hỏi: Các linh hồn có nói gì với bà về phần tang lễ không?

Có. Các linh hồn muốn xác họ lưu ở nhà một lúc mà không muốn đưa xác họ ra nhà quàn ngay, bởi khi ở nhà quàn một mình thì không có ai cầu nguyện cho. Họ cần những lời cầu nguyện khi họ còn được ở nhà họ. Họ rất cần những lời cầu nguyện mà nếu bị đưa đi vội vã quá thì lời cầu nguyện không sốt sắng. Rồi họ nhìn đám tang của họ, như tôi đã nói vào ngày hôm qua. Họ có thể biết ai thành tâm cầu nguyện cho họ và ai đến đó chỉ là để cho người khác thấy. Họ nghe những gì mà chúng ta nói về họ. Nước mắt không giúp gì cho họ. Nước mắt cần thiết cho tiến trình chữa lành của người sống, không phải cho người chết. Các tang lễ cần phải cử hành đơn giản và làm với tình yêu.



Hỏi: Họ không thích điều gì về các tang lễ ngày nay của chúng ta?

-Họ không thích nghe những lời nói sai lạc về họ, ngay cả khi sự thật không có gì hấp dẫn cả. Các điếu văn phải cần thành thật nếu như ước muốn của chúng ta là giúp họ trên cuộc hành trình của họ. Gia đình nên nhận thức và xưng các tội của linh hồn ấy và mang các tội ấy đến qua lời cầu nguyện với Chúa Giêsu. Các linh hồn không thích các tang lễ trọng thể.

Họ không thích hoả thiêu, họ cũng không thích thân xác của họ bị bán hay tặng cho các nhà khoa học hay cho các nhà thương. Rẩy tro ra khỏi máy bay hay vứt tro ra đại dương là các trò cười mà không tốt cho ai cả. Hỏa thiêu và vứt tro đi làm cho các linh hồn đau buồn vì như thế, người sống sẽ dễ dàng quên họ thay vì đến bên mộ phần để tưởng nhớ, cầu nguỵện cho họ và bày tỏ những cử chỉ thương yêu họ. Giáo hội chỉ cho hỏa thiêu để khỏi có sự phạm thánh xẩy ra. Việc hỏa thiêu có thể là một quyết định chính trị, chứ không phải là một quyết định thánh thiện.

Các linh hồn không thích những gì mà thiếu sự cầu nguyện hay những gì bầy tỏ ánh sáng giả tạo. Nhớ đến họ trước Nhan Thánh Chúa Giêsu thì hãy cầu nguyện, cứu họ và làm việc thiện để chỉ cho họ trước Nhan Chúa.

Tôi nhớ lại có một linh hồn đến với tôi vào ban ngày. Một buổi trưa nọ, khi tôi đang đi bộ về nhà trong khu rừng vắng thì tôi thấy một bà cụ già lão. Tư tưởng đầu tiên đến trong đầu tôi là:

”Trời ơi, sao mà bà ấy già quá vậy?”

Bà ta lang thang đến với tôi với dáng vẻ buồn bã và lạc lối. Tôi chào bà và hỏi tại sao bà lại ở trong rừng vắng này một mình trong lúc đã quá trễ như thế này. Bà trả lời tôi:

“ Không có ai săn sóc cho tôi. Không ai cho tôi nhà ở, và tôi phải ngủ ngoài đường.”

Tôi bèn nghĩ:

“Những miếng đá cẩm thạch của bà bị hư rồi.”

Tôi đắn đo chừng vài giây rồi nói với bà ấy rằng tôi sẵn sàng mời bà về nhà tôi, dù biết rằng bà có làm cho tôi phiền hà thì bà cũng sẽ không ở lâu. Tôi nói với bà:

“Thưa bà, tôi sẽ đưa bà về nhà tôi, nhưng nhà của tôi nhỏ lắm. Đó là tất cả những gì mà tôi có, nhưng dù sao tôi còn có một mái nhà, và tôi sẽ cho bà ăn.”

Ngay lúc ấy, bà tỏ vẻ vui mừng và nói:

“Đây là tất cả những gì tôi cần.” Và bà biến mất.

Sau đó, tôi được biết rằng trong đời bà, bà đã đuổi người nghèo đi mà không giúp đỡ, cho nên bà ta phải ở Luyện ngục cho đến ngày có người chịu cho bà bước vào nhà của họ. Bạn thấy không? Bằng cách ấy, tôi đã đền bồi cho tội lỗi của bà và tội ấy đã được đáp đền. Sự dâng hiến của tôi nhằm đền bù cho sự cẩu thả của bà. Việc đền tội luôn rất cần thiết và nếu chúng ta không tự ý đền tội thì Chúa sẽ sắp đặt việc đền tội cho chúng ta.

Hỏi: Các linh hồn có đề cập gì về những điều sai sót trong việc làm của các nhà quàn ở phương Tây không?

-Cách tốt đẹp nhất khi chọn những nhà quàn là hãy chọn nhà quàn nào mà có nhiều người tích cực cầu nguyện trong mộtt giáo hội Ki Tô giáo. Như vậy sẽ bảo đảm là không có một điều gì không thánh thiện sẽ xẩy ra đối với thân xác còn lại của người thân yêu.



Hỏi: Các linh hồn có nói về sự bảo quản các mộ phần sau khi tang lễ hoàn tất không?

-Đây là điều quan trọng. Chúng ta phải bảo quản với sự khiêm cung và yêu thương. Chúng ta cần rẩy nước phép trên ngôi mộ thường xuyên. Trên mộ phần cần có các đèn nến đã được làm phép và hãy thắp nến sáng mọi lúc. Các linh hồn cần và yêu thích mộ phần được rẩy nước phép và thắp đèn nến hàng ngày. Hãy đến thăm các mộ phần vì những cuộc viếng thăm này giúp cho các linh hồn và chúng ta rất nhiều hơn điều chúng ta nghĩ.

Ngày nay có những nghĩa địa để các bảng tên hay bảng đá trên mặt đất để người làm vườn có thể cắt cỏ dễ dàng hơn. Đây là một việc lười biếng và một thái độ thiếu tình yêu của gia đình, và những linh hồn này phải đau khổ lâu dài hơn là nếu có gia đình đến thăm và chăm sóc nơi yên nghỉ của các linh hồn.

Mọi cử chỉ nhỏ nhoi cũng đều giúp cho các linh hồn và giúp chúng ta nữa, bởi vì các đẳng linh hồn sẽ nhanh chóng bước vào trợ giúp chúng ta khi ta cần sự bảo vệ hay giúp đỡ. Ngay khi chúng ta chọn để rửa cửa sổ cho các linh hồn vì tình yêu cho họ thì họ sẽ làm nhiều điều tốt cho chúng ta!



Hỏi: Chúng ta nên săn sóc mộ phần đến bao giờ?

Tôi nghĩ chúng ta nên săn sóc mộ phần cho đến ít nhất là 3 thế hệ. Tôi nói như vậy vì Thánh Kinh day rằng tội lỗi của các cha ông đổ xuống cho con cháu đến ba đời hay bốn đời. Vì vậy lời cầu nguyện của chúng ta nên đi qua các thế hệ và không phải chỉ dành cho những ai mà ta thực sự biết. Thật là tốt lành nếu các trẻ nhỏ được hướng dẫn để bầy tỏ sự kính trọng và chú ý đến các ông bà nội ngoại và các ông bà cố nội và ngoại. Những điều hiếu thảo này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mọi người vì sẽ chỉ cho họ lối đi và sự hiệp nhất.

Tôi nghĩ thật là bất tiện khi xã hội tân tiến ngày nay di chuyển thường xuyên để kiếm tiền, cơ hội hay một căn nhà lớn hơn. Làm sao mà chúng ta biết được tất cả mọi người được hướng dẫn để trở lại truyền thống cũ? Satan phá vỡ các gia đình từ mọi phía, trong một thế hệ hay giữa các thế hệ?

Kim Hà, 21/1/06


Chương 25: Hôn Nhân, Gia Đình Và Trẻ Thơ


§ Kim Hà

Hỏi: Trong một cuộc hôn nhân mà người vợ đau khổ triền miên trong tay của người chồng hay là ngược lại, nếu một người ra đi thì có được không?

-Có thể được, nhưng tốt hơn là chúng ta đừng bỏ đi. Họ nên dâng mọi sự khốn khó ấy lên Chúa. Nhưng ta phải biết đâu là giới hạn. Nếu có sự hành hạ thể xác thì chúng ta phải xét lại. Chúa chọn các Thánh Tử Đạo, nhưng chúng ta không chọn các Thánh Tử Đạo.



Hỏi: Điều gì trong Vuơng quốc thiêng liêng xẩy ra giữa một cặp có hôn phối trong Giáo Hội, và một cặp không có hôn phối trong Giáo hội hay một cặp không có hôn phối gì cả?

-Ơn lành của Chúa, lời tuyên hứa trong hôn phối, Lời Thề hứa trước Chúa, Thánh lễ Hôn phối và sự yểm trợ của các thành viên trong gia đình là những ơn lành che chở đầy quyền năng. Nếu hôn nhân nào mà thiếu các ơn lành này thì yếu hẳn đi, không có sức mạnh và hiệp nhất. Khi kêu cầu ơn lành của Chúa và Giáo hội của Ngài, mọi sự sẽ mạnh mẽ gấp ngàn lần và hạnh phúc sung mãn hơn là không có sự trợ giúp của Chúa và Giáo hội.

Các sự kiện xẩy ra tương tự như những gì tôi thấy khi các linh hồn đến thăm tôi. Các người còn sống có thể gọi đây là sự phân thân hai nơi. Cũng có trường hợp mà một Thiên thần hiện ra với một người phối ngẫu để đem cho người kia một thông điệp. Anh hay chị ấy sẽ nhìn hoặc thấy, hoặc nhìn và nghe người kia. Họ nhận được những lời có tính cách bảo vệ hay hướng dẫn. Điều này thường và phải được nhìn như một món quà mà Chúa ban cho một đôi vợ chồng thánh thiện. Nhưng món quà này không xẩy ra cho những ai sống chung trong tội lỗi. Họ sẽ không được sự bảo vệ của Thiên Đàng. Tôi khẩn thiết lưu ý họ và xin họ hãy mau chóng từ bỏ sự chung sống trong tội lỗi và trở về để Chúa bảo vệ hôn nhân của họ.

Đây là điều thường xẩy ra, một người vợ hay chồng đã chết thường đến gần để giúp đỡ người chồng hay vợ còn sống để người này bước qua tiến trình sự chết. Thật là một niềm vui lớn lao cho cả hai vợ chồng để cảm nghiệm! Sự thật thì sự ban tặng và tình yêu thánh thiện không bao giờ chết cả. Tuy nhiên chỉ c khi nào Chúa chúc lành cho cuộc hôn nhân và Ngài luôn ở bên cạnh họ trong khi họ cầu nguyện và trong mọi hành động của tình yêu vô vụ lợi.



Hỏi: Các linh hồn có nói gì về ly dị không?

-Họ nói rằng ly dị là một tội trọng nhất trong các tội lỗi chống lại chính Chúa. Cuộc ly dị nào cũng làm cho mọi người đau lòng nhiều, và dĩ nhiên, các trẻ thơ vô tội đau khổ nhất. Cuộc ly dị cũng giống như các cuộc sát nhân về tâm linh, tình cảm và tinh thần mà người ta phạm đến món quà lớn nhất mà Chúa ban cho nhân loại, đó là khả năng tham dự vào sự sáng tạo đời sống và hoa quả, tức là con cái. Không có một trẻ thơ nào trong các cuộc ly dị sẽ có thể trưởng thành trong sự sung mãn mà Chúa đã có kế hoạch cho họ. Trong thế kỷ này, hàng triệu lần hơn bao giờ hết, Satan đang phá vỡ các gia đình và các cung lòng của phụ nữ. Hắn dùng thuốc độc và cắt ra từng mảnh sợi chỉ thánh thiện mà Chúa ban cho các gia đình. Hắn cho nọc dộc và cắt các trẻ sơ sinh ra từng mảnh. Những trẻ này là do Chúa ban cho các gia đình.

Các linh hồn nói rằng việc đền tội cho hai tội tầy trời này sắp xẩy ra và làm cho trái đất tan nát. Ở Hoa Kỳ, nơi có hơn 50% cuộc hôn nhân tan vỡ, Chúa sẽ sớm có chương trình sắp xếp để có sự thay đổi nhanh chóng. Ngài sẽ đến với người khiêm nhường, vô tội, người cầu nguyện nhiều và yêu thương. Ngài sẽ trừng phạt những kẻ khác vì những sỉ nhục chống lại tình yêu. Các kỹ nghệ, tổ chức, các luật sư, các tà giáo, các bác sĩ, các nhà tâm lý gia…những ai nói dối, làm cho người khác bối rối, âm mưu, lợi dụng, xuyên tạc sự thật, để tiếp tục làm cho cuộc chiến tiếp diễn thì họ sẽ sớm bị cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống như chưa bao giờ họ cảm nghiệm như vậy! Chúa ban lòng thương xót cho những ai biết họ đang làm gì! Và chúng ta phải có nhiệm vụ loan báo cho những ai không biết về những gì họ đang làm.

Hỏi: Các linh hồn có nói gì với bà về các cuộc tiêu hôn trong Giáo hội không?

-Có, các linh hồn cho tôi biết rằng Giáo hội ngày nay ban quá nhiều cuộc tiêu hôn. Những vấn đề này cần phải được xét nghiệm thận trọng. Tôi sợ rằng những ai có nhiều quen biết và biết cách thức tiêu hôn thì dễ dàng đạt mục đích và điều này đi ngược lại Thánh Ý Chúa. Dĩ nhiên có những trường hợp mà các sự giới hạn tình cảm hay các tình trạng khác ở vào thời gian làm cho cuộc hôn nhân vô hiệu hoá từ lúc đầu. Đây là những vấn đề nghiêm trọng và cần phải giải quyết với tình yêu vàsự chu đáo.



Hỏi: Các linh hồn liên lạc với gia đình của họ ra sao?

-Họ có thể xin thân nhân làm các điều tốt để đền bù cho những việc làm xấu xa của họ khi còn sống. Nếu người sống chịu làm theo lời người chết dậy bảo thì đó là cách tích cực để giúp đỡ người chết và giúp họ sớm được giải thoát. Các linh hồn có thể cảnh cáo thân nhân họ tránh làm điều này hay điều kia. Các linh hồn bảo vệ và hướng dẫn thân nhân, cùng bầy tỏ tình yêu và sự an toàn bằng nhiều cách.



Hỏi: Có những điều gì mà các linh hồn không bao giờ nói đến với gia đình họ không?

-Họ sẽ không bao giờ nói hay làm những gì tiêu cực hay xét đoán. Điều họ nói hay làm đều là những điều tốt và tích cực, giúp ích, bảo vệ và chữa lành.



Hỏi: Vậy gia đình có bao giờ được các thân nhân đã chết về thăm, dù rằng họ đã bị mất linh hồn và đang ở Hỏa ngục, nhưng họ không tấn công hay làm khổ thân nhân của mình không?

-Có. Dĩ nhiên họ không nói là gia đình cần phải làm gì cho họ, bởi vì gia đình không còn có thể làm gì giúp họ nữa. Mọi ân huệ không còn giúp gì cho họ. Các linh hồn này chỉ nhắc nhở gia đình biết về tình trạng của họ ở Hỏa ngục và sự hiện hữu của Hỏa ngục.



Hỏi: Các linh hồn có nói gì về các phong trào phụ nữ không?

-Không, nhưng họ nói rằng các phụ nữ không nên ở chung quanh bàn thờ. Trong thế giới trần tục, phụ nữ có thể cạnh tranh với phái nam để đòi bình đẳng. Phụ nữ có thể có nghề nghiệp riêng nhưng họ phải lo cho gia đình mà không thể bỏ bê gia đình. Ngày nay các phụ nữ và phái nam đều phạm nhiều tội trọng. Nếu con cái hay người phối ngẫu bị bỏ bê, thì người phối ngẫu còn lại sẽ bị thống khổ vô cùng ở đời sau. Vì bỏ bê gia đình là một tội nghiêm trọng.



Hỏi: Các linh hồn có nói gì về các xã hội Âu Tây khi họ đối xử tệ bạc với ông bà của họ không? Tôi muốn nói đến ngày nay, người già vào các viện dưỡng lão nơi mà họ bị đối xử thiếu tình người. Có khi họ bị cho uống thuốc quá liều khiên cho họ chết sớm.

-Không, nhưng đây là tội lớn lao. Các ông bà thường dậy con cháu hãy cầu nguyện. Sự khác biệt giữa các thế hệ rất đẹp đẽ, vì các ông bà nội ngoại thường chia sẻ sự khôn ngoan mà họ tích lũy qua kinh nghiệm sống. Nếu xua đuổi ông bà cha mẹ già ra khỏi nhà là việc làm của Satan.



Hỏi: Nếu bà mẹ không cho con bú sữa của mình thì có phải là tội không?

-Nếu bà mẹ mạnh khỏe và có khả năng cho con bú sữa mẹ mà lại không muốn làm như vậy vì lý do sợ mệt, thì đó là một tội. Nếu không bồng con của mình thì sẽ tạo sự khó khăn trong tình cảm mẹ con, và do đó cũng là một tội.



Hỏi: Vậy điều nào tốt hơn? Chịu sống nghèo nàn với nhiều con cái hay muốn sống giàu có với chỉ có một hay hai người con?

-Chúng ta không bao giờ nên can thiệp vào chương trình của Chúa khi Ngài ban số con cái cho chúng ta. Ngài sẽ luôn cung cấp dư đầy cho những kẻ ở trong chương trình của Ngài. Tôi biết rõ là có nhiều người nghèo nhưng hạnh phúc hơn là những người giàu hạnh phúc. Những người giàu có nhiều gánh nặng bởi ảnh hưởng tội lỗi của tổ tiên họ để lại. Nhiều người giàu đến với tôi để xin giúp đỡ hơn là các người nghèo. Không phải vì người nghèo không thể đến được, vì cũng có một số người nghèo đến với tôi.



Hỏi: Đa số các chính quyền thế giới, chẳng hạn như cuộc hội thảo ở thủ đô Cairo, Ai Cập có đề cập đến sự nguy hiểm và đe dọa của vấn đề thặng dư dân số. Bà nghĩ gì về việc này?

-Đây là một sự ích kỷ và vần đề này bị hướng dẫn sai lạc. Ngày nay, trên trái đất này có chừng 6 tỷ dân số, và có chừng một phần ba đang sống trong tình trạng đói nghèo, nhưng đó là vị sự tham lam của thiểu số người giàu. Có những thống kê chứng minh rằng thế giới có thể nuôi 50 tỷ người hay hơn thế nữa, nếu các năng lực và thực phẩm được phân chia đồng đều. Sự tham lam của người phương Tây làm cho Chúa giận dữ nhiều, và Ngài sẽ can thiệp sớm thôi. Tôi biết Ngài sẽ làm điều ấy.

Con cái của ai tiêu thụ 90 lần nhiều hơn con cái của người Ấn Độ? Và ai là người lo lắng nhiều về việc thặng dư dân số? Câu trả lời là: Người phương Tây và các nhà băng của họ. Sự tham lam và sự hướng dẫn dư luận sai lạc tạo ra sự lo sợ vô căn cứ hung quanh sự kiện thặng dư dân số, đó chỉ là một sự láo khoét lớn.

Hỏi: Khi em bé đến tuổi nào thì người mẹ có thể để con mình cho những người không phải là thân nhân chăm sóc lâu dài?

-Điều này còn tùy thuộc theo từng trường hợp, nhưng theo luật lệ thì có thể kể là một tội khi người mẹ giao con dưới bốn tuổi của mình cho người khác chăm sóc. Những vết thương lòng xẩy ra trước lứa tuổi ấy rất khó chữa lành bởi vì vết thương sẽ nằm sâu trong tiềm thức của người con ấy.



Hỏi: Các linh hồn có nói gì về hình phạt thể xác mà cha mẹ dùng để trừng phạt con của mình không?

-Có. Họ có nói đến điều ấy. Tôi cũng đã bị môt tờ tạp chí tấn công vài năm về trước. Báo ấy nói rằng tôi ủng hộ cho việc đánh đập con cái. Đó là lời nói dối. Các linh hồn nói rằng đôi khi đánh trên mông đít hay tát tai đứa trẻ là điều cần thiết và tốt, nếu ta có một đứa con cứng đầu và không vâng lời. Một cái tát không có hại và sẽ được quên ngay, nhưng hậu quả của sự cứng đầu sẽ nằm sâu rong tiềm thức rất lâu. Dĩ nhiên, việc trừng phạt con cái chỉ nên ít thôi, nhưhg nếu cha mẹ không dậy dỗ con và để cho đứa con mình lớn lên rồi mới trừng phạt thì e rằng đã quá trễ rồi. Lúc đó, bạn sẽ bị đau khổ trong tay các con của bạn. Một đứa trẻ lớn hơn sẽ nhớ trong tiềm thức rằng cái tát là điều mà cha mẹ cần làm để sửa sai con cái.

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đã học hỏi rằng hoa qủa của sự chịu đựng quá đáng như thế nào. Việc đánh đập con cái quá độ là một tội lớn chống lại tình yêu, nhưng nếu ta cẩn thận trong việc thi hành kỷ luật, thì đó lại là điều cần thiết mà Chúa cho phép cha mẹ thi hành đối với các con, ở từng lứa tuổi và trong một thời điểm nào đó trong đời con trẻ.

Hỏi: Vậy tội hành hạ thể xác con trẻ có nặng nề hơn tội hành hạ một người lớn không?

-Có, chắn chắc như vậy. Các tội phạm đến một trẻ, nếu không sửa đổi nhanh chóng và cẩn thận thì sau này đứa trẻ xem như là một chuyện bình thường và chấp nhận được. Vì thế vai trò của cha mẹ đầy quyền năng và được cắm rễ sâu đậm. Một cuộc ly dị hay một sự bạo hành, một sự dối trá hay sự phản bội, một lời lăng mạ hay điều gì khác cũng sẽ dễ dàng tạo thành chuỗi phản ứng trong thế hệ con cháu. Thật ra, vai trò của cha mẹ rất khó khăn và nghiêm trọng hơn điều mà xã hội hiện đại ý thức được. Người cha mẹ thường dễ dàng giao phó trách nhiệm của mình cho các nhà chuyên môn, mà những người ấy lại không có ơn Chúa ban cho để thương yêu giới trẻ như cha mẹ chúng thương yêu thương con của họ, cho dù đôi khi họ có mắc phạm lỗi lầm đi nữa.



Hỏi: Các trẻ em có trí óc bất bình thường có phải đền tội ở Luyện ngục không?

-Có. Dĩ nhiên sự đền tội củahọ nhẹ hơn các trẻ mạnh khỏe khác. Điều này tùy thuộc theo những gì mà đứa trẻ hiểu.



Hỏi: Những tội trọng nào mà các trẻ nhỏ thường hay phạm, ở lứa tổi từ 6 đến 12?

-Tội không vâng lời và hỗn hào đối với cha mẹ là hai tội trọng nhất.



Hỏi: Ngày nay nhiều cha mẹ nói rằng các bậc cha mẹ Ki Tô giáo thường tỏ lộ uy quyền với con cái. Bà trả lời với họ như thế nào?

-Không một cha mẹ nào nên tỏ uy quyền quá đáng với con cái, vì nếu họ làm như vậy, các con sẽ không vâng lời, không yêu thương và yểm trợ cha mẹ nữa. Cũng có rất nhiều người tỏ uy quyền với con cái mà họ không phải là người Ki Tô Giáo. Cho nên lời nhận xét trên đây không có giá trị. Các cha mẹ Ki Tô Giáo cần phải tỏ uy quyền và thi hành kỷ luật ngay từ khi con cái còn nhỏ. Sau đó, các cha mẹ biết về chân lý của Chúa thì nên dậy dỗ chân lý của Chúa cho con mình với tình yêu. Nếu lối giảng dậy của cha mẹ mang tính cách tiêu cực như: Con không được làm điều này, con không được làm điều kia, như vậy không tốt. Các cha mẹ nên nhấn mạnh những gì mà con cái cần làm, những gì tích cực, và ủng hộ con ngay với những chứng cớ mà chúng hiểu. Nói cho các con biết rằng sự tốt lành sẽ đến, nếu chúng làm điều tích cực. Cha mẹ nên bắt chước như Lòng Thương xót Chúa để đối xử với con cái và luôn tỏ ra thương xót và tử tế đối với con của mình.



Hỏi: Chúng ta biết bổn phận chúng ta đối với gia đình, nếu không thì xã hội không có cơ hội, nhưng tại sao chúng ta phải có bổn phận giúp đỡ những người ngoài gia đình?

-Từ ngữ gia đình là những thân nhân. Chúng ta có mối liên hệ với tất cả mọi người, dù cho khoa học có nói cách khác đi nữa.Chúng ta có một gia đình và CHỈ có một gia đình mà thôi.

Các linh hồn có nói rằng nếu ai không làm mọi cách để đem lại phúc lợi cho kẻ khác thì không xứng đáng sống. Khi chúng ta đi tìm công lý của Chúa, tôi nghĩ mọi sự sẽ rõ ràng hơn là khi ta nhìn vào trong đơn vị gia đình như ta thường định nghĩa. Chúng ta có bổn phận giúp đỡ ông bà cố của ta cũng như các thế hệ cháu chắt của ta. Đối với ông bà cố, chúng ta phải cầu nguyện và tiếp tục làm việc thiện, và đối với cháu chắt, chúng ta phải sắp xếp mộ tđời sống bình an, đầy hoa trái, mạnh khoẻ và vui tươi trong đức tin.

Hỏi: Bà nghĩ gì khi các bậc cha mẹ Người Ki Tô Giáo nói và hành động rằng họ cho phép con cái của họ được phép chọn tôn giáo thích hợp với chúng khi mà chúng trưởng thành?

-Đó là lúc họ cho phép Satan trong thế giới trần tục hướng dẫn con cái họ đi ra khỏi chân lý tuyệt đối về Thiên Chúa đầy tình yêu của chúng ta. Có cha mẹ đầy tình thương nào lại cho phép con chọn môt thực phẩm bổ dưỡng và chữa lành và một thực phẩm làm cho con cái mình yếu nhược, bị đầu độc và bị chết? Có cha mẹ nào lại để cho con cái đi mà không có tình yêu và sự nồng ấm? Các cha mẹ nói và làm như vậy là vì họ không bao giờ cầu nguyện, nhận thức hay dưỡng nuôi sự thiện của mình. Nếu họ làm như thế thì Chúa sẽ bị loại bỏ và Chúa sẽ đau buồn vô cùng nếu điều ấy xẩy ra.



Hỏi: Bà nói rằng có các linh hồn trẻ thơ ở Luyện ngục, các em ấy có hiện ra với bà không?

-Có, các trẻ thơ có hiện về với tôi. Có cả những trẻ chỉ có 4 tuổi mà cũng ở Luyện ngục. Bạn cũng biết, trẻ thơ có lương tâm tốt hơn đa số người lớn. Ngay khi mà trẻ biết phân biệt điều xấu và điều tốt, các em ấy chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Người ta thường nói rằng đây là tuổi lý luận, nhưng điều ấy không đúng, đó là tuổi của lương tâm.

Đây là điều quan trọng, khi một trẻ thơ đau nặng và sắp chết, nếu trẻ ấy muốn mời linh mục đến để được xưng tội thì cha mẹ phải tôn trọng và làm theo ý muốn của đứa bé ấy. Tôi biết rằng có cha mẹ không chú ý đến lời yêu cầu chính đáng đó. Nếu không mời linh mục đến để giải tội thì người lớn trong nhà phải chịu trách nhiệm mà còn phạm một tội nghiêm trọng. Tôi biết một trẻ mới có 4 tuổi rưỡi mà đòi xưng tội, bởi vì bé biết mình đã phạm tội.

Hỏi: Bà có một tình yêu đặc biệt và lòng chăm sóc cho trẻ thơ ngày nay. Tôi nói như vậy vì tôi nghe rằng bà dậy học cho các trẻ nhỏ ở trong làng của bà, phải không ạ?

-Vâng, bây giờ tôi có rất nhiều trẻ thơ ở chung quanh tôi trong một thời gian dài. Tôi dậy giáo lý cho các cháu.



Hỏi: Các linh hồn có nói gì về điều nên làm và không nên làm trong các trường học không?

-Họ nói rằng không nên dậy trẻ về Giáo Dục Sinh Lý trong trường. Đây là câu hỏi mà cha mẹ phải đối diện khi con cái bắt đầu thắc mắc và hỏi. Việc giáo dục sinh lý này nên để cho cha mẹ hướng dẫn và chăm lo, bởi vì trẻ nhỏ học tình yêu vĩnh cửu là từ cha mẹ. Ngày nay, quyền ấy được giao cho những cơ quan trần tục. Những người này không nói đến vấn đề linh thiêng mà tình yêu và tình dục là những thành phần quan trọng. Các thầy cô giáo trần tục nên tránh xa khỏi sự thánh thiện của đơn vị gia đình.

Trong đề tài này, ngày nay TV cũng đem lại sự độc hại. Các chương trình truyền hình mô tả tình yêu như một cách thức để tiêu thụ và liệng bỏ. Đây là một sự méo mó và là một tội trọng vì chống lại tình yêu chân chính. Nếu còn tiếp tục làm như vậy tức là ta chống lại Thiên Chúa.

Hỏi: Trong số các linh hồn hiện về với bà, có các linh hồn nào mà khi còn ở trên trần gian, họ đã thực hành những chuyện dâm ô xác thịt ghê gớm không?

-Có, và họ phải đau đớn khủng khiếp ở Luyện ngục.



Hỏi: Các bậc cha mẹ phải làm gì để tạo thành lương tâm cho các con họ?

-Hãy làm gương tốt, đó là điều quan trọng. Hãy cầu nguyện thật nhiều cho các con và với các con. Hãy chúc lành thường xuyên cho các con. Điều này rất tốt. Cho các con một nền học vấn tốt trước khi chúng đi học ở trường. Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy đem các trẻ thơ đến với Ngài và đừng ngăn cản chúng đến vơi Ngài.



Hỏi: Bà nói rằng có một số linh hồn trẻ nhỏ đến với bà. Xin bà vui lòng cho tôi biết về một hay hai trường hợp nào đó.

-Môt em gái 11 tuổi đến với tôi và nói rằng em ấy làm tắt một cây nến ở nghĩa địa và lấy một số đèn sáp ấy để về chơi ở nhà. Em ấy biết rằng mình không nên làm chuyện đó, nhưng cứ làm. Do đó, em phải ở Luyện ngục một thời gian. Tôi được yêu cầu thắp sáng hai cây nến và làm những điều khác để em gái ấy được giải thoát.

Rồi có một em gái khác trẻ hơn đến với tôi. Em ấy có người chị em song sinh. Cả hai em đều được quà Giáng sinh là búp bê có xe đẩy. Mẹ các em dặn cả hai hãy giữ gìn đồ chơi. Nhưng em gái ấy làm hư món đồ chơi của mình, em sợ mẹ biết nên đã lén lút đổi tráo món dồ chơi hư của mình cho người chị em song sinh để lấy con búp bê không hư của người ấy. Vì thế em phải đền tội ở Luyện ngục, và tôi đã cầu nguyện để giúp em được giải thoát.

Thêm một trường hợp khác để chúng ta hiểu rõ hơn về việc đền bồi, chứ không chỉ là chuyện trẻ em vào Luyện ngục. Có hai gia đình sống gần nhau. Môt gia đình giàu có và một gia đình nghèo khổ. Một ngày kia, em gái con nhà giàu muốn tặng tất cả những quần áo đẹp và đồ chơi của mình cho người bạn gái hàng xóm vốn là con nhà nghèo. Mẹ của em gái lấy làm lạ và hỏi con gái:

“Con gái ơi, tại sao con lại muốn cho hết đồ tốt như vậy?”

Cô bé trả lời rằng:

“Mẹ ơi, con luôn có thể đến chơi với bạn của con!”

Bà mẹ nói:

“Vậy thì bạn con cũng luôn có thể qua nhà mình chơi mà!”

Nhưng cô bé cứ tiếp tục nài nỉ:

“Không, không, con phải làm như vậy, con phải làm chuyện ấy!”

Cha mẹ của cô bé cố gắng thuyết phục để con thay đổi ý định nhưng cô bé nhất định làm theo ý mình. Cuối cùng cha mẹ cô nói:

“Được rồi, nếu con muốn thì cứ làm theo ý con, nhưng đừng hy vọng ba mẹ sẽ mua lại những đồ ấy cho con nữa nhé! Bởi vì ba mẹ sẽ không mua gì cho con đâu!”

“Vâng, con sẽ không đòi đâu!”

Thế rồi cô bé đem hết đồ chơi và quần áo đẹp của mình qua cho bạn hàng xóm.

Hai ngày sau, cô bé chạy ra cửa mà không nhìn kỹ nên cô bị xe đụng chết. Cha mẹ cô bé đau khổ quá sức nên họ đến tìm tôi và hỏi tại sao chuyện này lại xẩy ra. Tôi đồng ý hỏi các linh hồn về chuyện ấy. Khi câu trả lời đến, tôi được biết như sau:

“Sự đau khổ mà cha mẹ cô bé phải chịu qua sự chết của con gái là để bảo đảm rằng một trong các con trai của họ không bị sa vào Hỏa ngục.”

Như vậy đây là sư đền bồi đi trước thời gian mà Chúa đã thấy trước là sẽ xẩy ra. Chúa là một Thiên Chúa yêu thương, bởi vì hai đứa trẻ sẽ sớm về với Ngài, chứ không phải là chỉ có một đứa trẻ.



Hỏi: Nói về cô bé ăn cắp sáp trong nghĩa địa, tôi nhận thấy bà được yêu cầu để thắp hai cây đèn nến cho những cây nến bị tắt. Đây có phải là bằng chứng về sự đền bồi không?

-Vâng, đúng như thế!



Hỏi: Trước đây, bà nói rằng trẻ nhỏ gần với Chúa vì họ ngây thơ và vô tội. Như vậy trẻ nhỏ có nhận được các ân sủng đặc biệt khi họ ăn ở tốt, theo gương sáng của cha mẹ họ không?

-Vâng, có và thường xuyên như vậy. Tôi biết có các trẻ thơ muốn đi dự lễ mỗi ngày và các trẻ tự động muốn lắng nghe các câu chuyện từ Thánh Kinh. Đó là những ân sủng đặc biệt. Có nhiều trẻ bị xem như mê tín lúc đầu, nhưng cha mẹ không bao giờ can thiệp và phải để cho sự liên lạc giữa Chúa và các trẻ thơ được phát triển như trong Thánh Ý Chúa đã định cho các trẻ ấy. Tôi cũng biết có những trẻ muốn quỳ trên đá sỏi và cầu nguyện thật lâu. Cha mẹ của các trẻ này sẽ phải chịu thống khổ nhiều nếu như họ cố gắng bắt con mình chấm dứt thói quen tốt lành này. Chúa nói chuyện với trẻ thơ rất rõ ràng bởi vì linh hồn trẻ thơ trong sạch hơn, vô tội hơn người lớn chúng ta.



Hỏi: Xin bà kể cho tôi nghe một kinh nghiệm trong thời thơ ấu làm cho bà cảm thấy hạnh phúc vô cùng, hay một kinh nghiện nào có ảnh hưởng nhiều đến dời sống của bà.

-Đây là những giây phút hạnh phúc nhất trong thời thơ ấu của tôi, khi tôi được 15 tuổi. Đó là khoảng năm 1930.

Một trong những người anh của tôi và tôi cùng làm việc trong một trang trại ở vùng Bavaria. Khi chúng tôi xin việc ở đó, ông chủ trang trại hứa với chúng tôi rằng ông sẽ cho phép chúng tôi đi lễ ngày Chúa nhật, nhưng ông ta không giữ lời hứa. Anh tôi có thể đi lễ nhưng tôi thì không. Đó là vì mỗi sáng Chúa nhật thì bà chủ trở nên bịnh một cách lạ lùng và bà bắt tôi phải ở nhà săn sóc cho bà, chứ không cho tôi đi lễ với anh của tôi. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống sắp đến, và tôi lo ngại không biết bà ấy có cho tôi đi lễ hay không. Đêm thứ bẩy thì bà ta còn mạnh khỏe nên tôi hy vọng là bà có thể cho tôi đi dự Thánh lễ hôm sau. Nhưng đến 9 giờ sáng ngày Chúa nhật thì bà lại trở bịnh với cơn đau đầu kỳ lạ. Bà bảo tôi rằng tôi phải ở nhà với bà vì tôi không thể đi khi bà ta đang bịnh. Tôi đau khổ quá. Đến 1 giờ trưa thì cơn đau đầu rời khỏi bà ta và bà cho phép tôi đi lễ. Tôi bèn chạy ra ngoài và chui vào một khu nhà bỏ hoang, nơi đó có một băng ghế và có cảnh dẹp bình an. Ở đó, tôi khóc trong tuyệt vọng vì phải mất cơ hội đi dự Thánh lễ lần nữa. Đó lại là Thánh lễ đặc biệt đối với tôi! Bỗng dưng tôi được bao quanh bởi một đám mây có đầy chim bồ câu trắng. Đàn chim bay chầm chậm chung quanh tôi và ở trên đám cỏ. Chim ở khắp nơi, trên cỏ, trên đùi tôi, trên các nẻo đường chung quanh tôi.

Hỏi: Bà nói đám mây a? Có bao nhiêu chim bồ câu? Khoảng 50 hay 100 con chim?

-Ồ, ít nhất là 100 con chim! Nhìn thấy cảnh đẹp như thế, làm sao tôi có thể đếm được, nhưng thật sự chim ở khắp mọi nơi. Chúng đậu quanh tôi chừng 1 tiếng đồng hồ. Nước mắt tôi lúc ấy trở thành nước mắt mừng vui. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tưởng chừng như tất cả những gì quanh tôi đều biến mất. Rồi đàn chim bay đi. Tôi có kể cho anh tôi nghe về chuyện này chứ không kể cho ai khác hay biết. Những tuần sau đó, anh tôi hỏi các người hàng xóm xem họ có thấy đàn chim bồ cầu trắng ở trong vùng này không thì họ nói không. Tôi nghĩ rằng không có một kỷ niệm nào của tuổi thơ mà đẹp đẽ hơn và cảm động hơn cảm nghiệm ấy. Thật là một vẻ đẹp tinh tuyền!



Hỏi: Chao ôi! Tôi thấy điều ấy làm cho bà cảm động sâu xa, nhưng xin cho phép tôi tiếp tục. Có nhiều hiện tượng Đức Mẹ Maria hiện ra với các trẻ thơ, như vậy có thật không?

-Vâng. Các trẻ thơ luôn mở rộng cho sự hiện diện của Thiên Chúa và Vương quốc của Ngài. Sự vô tội, khiêm nhường, đáng tin, sự nhậy cảm và tín thác cho phép họ cảm nghiệm mọi sự khác biệt và rõ ràng hơn người lớn. Chúng ta phải bảo vệ sự thanh sạch của họ và cho phép họ hãy cứ là trẻ thơ càng lâu càng tốt. Thế giới ngày nay ném họ vào xã hội đầy sự lợi dụng, kiêu căng, và đầy tích cách trần tục sớm quá, thì vẻ đẹp của họ bị hủy hoại và không bao giờ lấy lại được nữa.

Tôi biết nhiều trẻ thơ thấy Thiên thần, và tôi không bao giờ nghi ngờ chút nào. Chúa ban rất nhiều ơn cho các người nhỏ bé trong chúng ta. Đó cũng là lý do mà Đức Mẹ Maria ở Medjugorje bắt đầu các thông điệp của Mẹ tại đó với câu: “ Các con thân mến.” Mẹ muốn chúng ta hãy tỏ ra nhỏ bé trong tâm hồn để Chúa có thể ban cho ta thêm nhiều hồng ân và quà tặng.



tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương