Mục Lục § Kim Hà Nguyên Tác Tiếng Anh: “Get Us Out Of Here!”



tải về 1.28 Mb.
trang10/21
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.28 Mb.
#39524
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21

Chương 13: Nhà Thờ


§ Kim Hà

Hỏi: Khi các linh hồn cảnh cáo bà về tình trạng hiện tại của Giáo hội thì họ có nói gì về các nhà thờ không?

-Có. Những gì liên quan đến các nhà thờ hiện đại đều làm cho họ phiền lòng rất nhiều. Nhà thờ chỉ để cầu nguyện và là nơi gặp gỡ Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria. Các linh hồn nói rằng họ không muốn thấy các dụng cụ tối tân, hay các bức thảm êm ái, hay những gì làm cho ngôi nhà thờ trở thành nơi thoải mái như một phòng khách sang trọng. Ngôi nhà thờ là nơi để cho bạn và Chúa Giêsu đến gặp riêng với nhau. Những sự trang hoàng lộng lẫy quá thì cần phải loại trừ, bởi vì sẽ gây sự chia trí. Các linh hồn còn nhắc đến những tác phẩm nghệ thuật hiện đại làm cho họ kinh hãi. Đa số các tác phẩm nghệ thuật này rất xấu xí, mà nhiều khi còn làm sai lạc lịch sử. Đức Mẹ Maria cần phải được tôn trọng nhiều hơn.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất là Nhà Tạm Thánh Thể cần phải ở ngay trung tâm của Cung Thánh, không phải ở bên cạnh hay ở trong một phòng khác. Nếu Chúa Giêsu không là trung tâm của mọi sự thì Ngài sẽ ra đi ,và lúc ấy nhà thờ chỉ còn là một căn nhà. Hãy tin tôi, mỗi lần có ai nhìn vào Nhà Tạm với tình yêu thì Chúa Giêsu sẽ nâng họ lên Thiên Đàng.

Các linh mục nên trở lại với tòa giảng. Nếu đem các linh mục xuống cùng mức độ với các giáo dân thì đó là một trò phỉnh gạt của Satan. Nếu các linh mục đứng trên tòa giảng thì sẽ tạo được thêm sự kính trọng.

Trong nhà thờ không nên có những chức năng xã hội mà chỉ có những chức năng thánh thiện. Xin hãy đưa các thánh trở về, ít ra là Thánh Giuse, Thánh Tổng Lãnh Thiên thần Micae, và vị Thánh mà nhà thờ ấy mang tên của Ngài. Tôi cũng đã nói đến các hàng rào gần cung Thánh để giáo dân quỳ rước Lễ. Có nhiều điều thiếu sót như nói ở trên và có những sự thoải mái mới được đưa vào nhà thờ trong các thập niên gần đây. Những điều này sẽ làm chúng ta xa cách Chúa Giêsu, và điều ấy sẽ làm Satan mừng rỡ. Tôi thấy có nhà thờ mời giáo dân uống cà phê, có chó mèo ngồi trên đùi của các giáo dân đang dự lễ, và có máy truyền hình được gắn trong nhà thờ. Tôi cũng đã thấy có những nhà thờ không có nước phép ở trước mỗi cửa ra vào, cũng không có bục quỳ. Nếu cứ tiếp tục như vậy là đi ngược lại với Thánh Ý của Chúa Giêsu.

Hỏi: Như vậy các linh hồn không vui với các nhà thờ hiện đại, phải không?

-Không, tôi cũng thấy nhiều nhà thờ hiện đại rất tốt, chẳng hạn như ở Lienz, Tyrol là nhà thờ mới nhưng có tinh thần cầu nguyện và có sự sắp đặt chỉnh tề. Cho nên những sự xấu xa, không cầu nguyện và không hoàn chỉnh không có nghĩa là hiện đại, nhưng hiện đại trong nhiều trường hợp cũng có nghĩa là xấu, không có tinh thần cầu nguyện và không hoàn chỉnh.



Hỏi: Những chức năng thánh thiện nào mà các nhà thờ hiện đại có thể quên không?

-Vâng, Họ thiếu nhiều … Các linh hồn nhớ các cuộc rước giống như các cuộc hành hương nhỏ. Rước kiệu Đức Mẹ hay rước kiệu các Thánh là một phần của cuộc sống tâm linh ở vào thời trước. Chúng ta diễn hành với các đội thể thao hay lực lượng chính trị, vậy thì tại sao chúng ta không rước kiệu Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các Thánh? Những điều này đem Chúa Giêsu và các Thánh của Ngài đến với thế giới như điều cần phải làm, chứ không phải là đem thế giới vào nhà của Chúa Giêsu như đang xẩy ra bây giờ.

Có nhiều nơi trên thế giới mà các linh mục không còn đến từng nhà để chúc lành mỗi năm một lần như xưa nữa. Điều này làm giảm đức tin, tình mến và lòng kinh trọng mà lẽ ra mối liên hệ ấy cần phải có giữa các linh mục và giáo dân. Nếu không có sự chúc lành của linh mục thì Satan và bè lũ ma quỷ rất dễ dàng xâm nhập nhà cửa của các giáo dân.

Sự mất mát các chức năng thánh thiện ấy làm cho Satan mừng rỡ. Lại thêm các việc sùng kính và đền tạ vào các ngày Thứ Bảy đầu tháng cũng bị lãng quên ở nhiều nơi trên thế giới. Những việc sùng kính này cần phải được đem trở lại nhà thờ. Các linh mục cần phải làm sống lại các phong trào sùng kính Thánh Tâm Chúa và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Maria. Chúng ta cần các linh mục, và các linh mục cần chúng ta nhắc nhở cho các ngài về trách nhiệm thiêng liêng của họ.



Hỏi: Xin bà cho chúng tôi biết về cách cử hành Thánh lễ ở nhà thờ của bà tại vùng Sonntag. Vậy các linh hồn có vui khi nhìn thấy mọi sự diễn tiến ở nơi đây không?

-Vâng, họ rất thỏa mãn với lối cử hành Thánh lễ ở đây. Hàng rào nơi cung Thánh để giáo dân quỳkhi rước lễ vẫn còn, và mọi người rước lễ bằng lưỡi. Không bao giờ có các phụ nữ ở quanh bàn thờ, ngay cả khi đọc các bài Thánh Thư hay bài đọc. Chỉ có các em trai giúp lễ mà thôi. Chúa Giêsu nơi nhà Tạm đặt ngay chính giữa nhà thờ. Đức Mẹ Maria và các Thánh được tôn vinh nơi các bức ảnh và hình tượng. Việc giải tội đều có hàng tuần, và bà con thường xuyên đến tòa giải tội. Nhà thờ của tôi cũng luôn có chầu Thánh Thể và lần chuỗi Mân côi.

Các trẻ em đứng phía trước trong khi cử hành Thánh lễ. Các em sẽ ra về sau khi người lớn ra về. Như vậy nhà thờ sẽ có trật tự và im lặng, và để tránh tình trạng các trẻ nhỏ chạy nhảy hay nấp giữa đôi chân của người lớn.

Chương 14: Giải Tội


§ Kim Hà

Hỏi: Các linh hồn có nói gì với bà về Bí Tích Hòa giải không?

-Ồ, có chứ, họ thường nói về Bí tich Giải tội. Họ rất buồn vì Bí tích này bị quên lãng và coi thường. Đây là món quà lớn của Chúa, và chỉ có Satan là muốn huỷ hoại Bí tích này thôi. Và tôi sợ rằng hắn đã phá hoại nhiều rồi.

Việc xưng tội là một điều đem lại niềm vui chứ không phải là điều mà ai cũng sợ hãi như Satan muốn. Xin đừng lo âu, không có tội gì của bạn mà vị linh mục tốt lành chưa nghe qua. Một vị linh mục tốt lành hiểu rõ vì ngài đã học hỏi và cảm nghiệm về những người tội lỗi hơn bạn. Khi bạn xưng thú tội lỗi thì Chúa Giêsu rất vui lòng và tất cả các Thánh trên Thiên Đàng vui mừng khi chúng ta đem các thương tích và sự yếu hèn của mình đến với Chúa Giêsu.

Các linh hồn nói cho tôi biết rằng 60% các sự tuyệt vọng trên thế giới sẽ không hiện hữu nếu mọi người biết lợi dụng món quà quý báu này. Các bác sỹ, nhà thuốc, hay các cơ quan chữa trị sẽ mất khách nếu ai cũng đến xưng tội thường xuyên. Thiên Chúa chúng ta có thể cứu rỗi và chữa lành mọi người và mọi sự theo ý Ngài, nếu ai cũng biết kêu cầu Ngài. Đức Mẹ Maria đã phán ở Medjugorje, Nam Tư rằng nếu mỗi tháng ai cũng đi xưng tội thì người Phương Tây sẽ được chữa lành.

Tuy nhiên, Bí tích Hòa giải thường bị hiểu lầm. Đa số có thể phân biệt sự xấu và sự tốt. Nhưng vấn đề trở nên thách đố hơn khi phân biệt giữa sự tốt và sự tốt hơn. Bí tích Hòa giải không phải để chúng ta xưng tội là mình đã cướp nhà băng, nhưng Bí tích này là để chúng ta tìm con đường tốt hơn và tốt hơn nữa trong đôi mắt của Chúa. Trong tháng vừa qua, lẽ ra tôi phải làm những gì để sống thánh thiện hơn? Đó là điều mà chúng ta phải tự vấn lương tâm mình. Tôi thách thức mọi người nếu họ dám nói rằng trong tháng vừa qua, tôi đã làm mọi sự tốt lành như Chúa Giêsu lẽra đã làm.

Sư khiêm nhường đem lại cho chúng ta ơn lành lớn lao. Chúa Giêsu ban ơn lành vĩ đại cho các tâm hồn nhỏ bé. Bí tích Hòa giải thường xuyên nhắc nhở chúng ta hãy sống cách nhỏ bé để Ngài có thể ban cho chúng ta tràn đầy ơn Thánh.



Hỏi: Bà trả lời như thế nào với những ai nói một cách chân thành rằng họ không cần nói mọi sự cho một người khác, nhưng họ có thể gặp thẳng Chúa và nói cho Ngài nghe?

-Nếu điều này là sự thật thì các nhà tâm thần học và tâm lý học đã không khói chí khi có một công việc thích thú. Cả hai người thông minh nhất và đơn sơ nhất cùng tìm đến một vị linh mục, và cả hai đều ngạc nhiên giống nhau trước hoa quả, trước ơn sủng tuôn trào từ cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và tự do với Chúa Giêsu. Mỗi một con người đều có cùng nhu cầu để xưng thú tội lỗi và mặc cảm phạm tội. Các cuộc chữa trị hay họp nhóm kéo dài lê thê, tình tiết khúc mắc với các chi phí tốn kém sẽ trở nên không cần thiết nếu như người ta chỉ cần đến với Chúa Giêsu. Hơn nữa, các ân sủng lớn lao không đến từ các bác sỹ hay các giáo dân trần gian, nhưng ân sủng đến từ Chúa Giêsu và CHỈ đến từ Chúa Giêsu mà thôi! Vậy mà người ta tự để cho kẻ khác lừa bịp mình cách dễ dàng.

Bạn có nghĩ rằng Đấng ban sự sống cho ta, thì Ngài cũng có đủ năng quyền ban cho ta mọi sự hơn là những câu chuyện “ làm thế nào để ứng phó với sự khó khăn” của đa số các tâm lý gia không? Chúa chúc lành cho họ! Đa số các tâm lý gia không dám nói đến bộ mặt thật của tội lỗi, vậy làm sao họ có thể nói đến bộ mặt thật của sự tha thứ? Họ phải sống với công việc lập đi lập lại, còn nếu chúng ta không chịu đi xưng tội thì chúng ta sẽ bảo đảm cho họ rằng họ sẽ mua thêm xe mới. Họ thành công trên tội lỗi của chúng ta, trong khi Chúa Giêsu chết cho chúng ta để chiến thắng và xoá bỏ tội lỗi mãi mãi.

Hỏi: Vậy có kẻ cãi rằng Chúa Giêsu không bao giờ giảng dậy là chúng ta phải đi vào tòa giải tội đểxưng thú tội lỗi, bà nghĩ sao?

-Nếu đó là sự thật thì tôi đề nghị họ hãy xưng thú tội lỗi với vị linh mục thật to và ở giữa mọi người. Điểm chính là phải xưng tội thật to tiếng. Chúa Giêsu phán là hãy sám hội ăn năn và khi ta làm điều ấy thì Chúa lấy tội lỗi của ta đi ngay, và chỉ lúc đó thì Satan không còn biết tội của ta nữa. Hắn không còn bám sát với tội lỗi của ta hoặc tấn công người ấy qua việc người ấy làm giảm thiểu mối dây liên hệ giữa Chúa và người ấy.



Hỏi: Nhưng trong Toà giải tội có vị linh mục chứ đâu phải có Chúa Giêsu?

-Bạn có chắc như thế không? Một bà ngoại người Ý muốn đem cháu trai 8 tuổi của mình đến xưng tội lần đầu tiên với Padre Pio. Bà rất vui mừng khi đến thăm nhà thờ của cha Padre Pio. Cháu trai của bà vào Tòa giải tội và đi ra cách vui vẻ. Bà ngoại đã biết cha Padre Piô như thế nào rồi. Ngài thấp, gù, sói đầu, có đôi mắt màu đen, và tuổi khoảng chừng 65. Tuy nhiên, bà cũng cứ hỏi cháu trai:

“Nè, cháu ơi, cha giải tội hình dáng như thế nào?”

Đứa cháu yên lặng rồi điềm tĩnh trả lời bà:

“Thưa bà, cha cao lớn, có đôi mắt màu hạt dẻ, có tóc dài và trẻ chừng ba mươi tuổi.”

Hỏi: Bà nói đùa đấy à?

-Không, mọi sự như vậy thường xẩy ra khi người ta cầu nguyện nhiều và sống thánh thiện.



Hỏi: Tôi xin đưa ra một giả thuyết và hỏi bà về điều này. Chúng ta có hai gia đình. Cả hai đều sống thoải mái và mạnh khoẻ. Một gia đình đi xưng tội thường xuyên, trong khi gia đình kia không đi xưng tội. Vậy các con cháu của hai gia đình có gì khác biệt không? Và nếu có thì như thế nào?

-Gia đình thứ nhất có căn bản tốt đẹp và sẽ đến gần Chúa Giêsu hơn qua các thế hệ trong gia đình, trong khi gia đình thứ hai sẽ mang nhiều gánh nặng mà lẽ ra họ không phải mang, nếu như cha mẹ họ chịu đi xưng tội thường xuyên. Những gánh nặng này bao gồm có bịnh tật và sự yếu kém mà lẽ ra có thể tránh được. Thái đo quân bình và thường xuyên sám hối của gia đình thứ nhất sẽ tỏ ra qua sức mạnh và niềm vui của các con cháu họ, trong khi các con cháu của gia đình kia dễ dàng bi Satan tấn công mọi mặt.



Hỏi: Vậy bà nói rằng những ai luôn nhớ đến tình trạng tội lỗi của mình thì cuối cùng sẽ mạnh khỏe hơn những ai không nhớ tội lỗi của mình?

-Ồ, đúng như vậy. Khi ta khiêm nhường đến với Bí tích Hòa giải, lời cầu nguyện và tình yêu vĩnh viễn của Chúa thì họ sẽ có sức mạnh và sự quân bình tăng trưởng mà kết quả là sự mạnh khoẻ. Họ sẽ mạnh khỏe về nhiều mặt: tình cảm, tinh thần và thể chất. Và rồi sự mạnh khỏe ấy di truyền đến các thế hệ sau.



Hỏi: Vậy nếu chúng ta thương yêu, cầu nguyện và đi xưng tội thường xuyên thì bảo đảm rằng đại gia đình chúng ta sẽ có sức khỏe tốt hơn, kể cả các con, các cháu và các chắt?

-Vâng, đúng như thế. Sức khỏe ấy tốt hơn nhiều so với thuốc men, vì thuốc men nhằm chữa trị các bịnh tật. Nếu như các bác sỹ tốt thời nay tập trung thời giờ và năng lực để phòng ngừa, như những gì mà Mười Điều Răn của Chúa đòi hỏi, thì có lẽ thế giới chỉ có một số ít bịnh tật thôi. Thuốc phòng ngừa không làm chúng ta tốn tiền, và chúng ta nhận thức được rõ rệt hơn tình yêu Thiên Chúa dành cho ta thật là bao la. Đây không phải là trò chơi của Chúa. Ngài có tràn đầy niềm vui khi chúng ta có đầy tràn sự bình an và niềm vui của bình an. Ngài chỉ muốn chúng ta hạnh phúc, tự do và khỏe mạnh!



Hỏi: Xin bà giải thích vai trò của sự ăn năn tội và lòng hối cải vào giờ chết?

-Nếu chúng ta xưng tội thật tình, với lòng ăn năn tội và với sự thành thật, thì mọi tội lỗi và mặc cảm phạm tội sẽ được Chúa lấy đi, nhưng còn sự đền trả tội lỗi thì ta phải thi hành. Lúc ấy người đó chưa được tha tội, phải cần sự tha tội hoàn toàn, thì linh hồn mới được giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc.

Nếu một bà mẹ có nhiều con nhỏ mà phải chết, bà ta cần phải từ bỏ mọi sự đến mức độ mà bà ta có thể thật lòng nói:

“Lạy Chúa, con xin dâng mọi sự lên Chúa, xin chỉ để Ý Chúa được thực hiện.”

Điều này rất là khó khăn. Tự do qua việc phải trả đến đồng xu cuối cùng, như Chúa Giêsu nói. Đó là giữa Chúa và ta, giữa ta và những người khác, với sự đền tội hơn nữa, và một sự tự do hoàn toàn khỏi mọi ràng buộc, nếu những thứ ấy không phải là Chúa.

Hỏi: Nếu muốn tự do khỏi mọi tội lỗi, cần có diễn tiến ba chân. Như vậy đúng không?

-Đúng. Trước hết là việc đền tội giữa ta và Chúa, sau đó là đền bù giữa chúng ta và người mà chúng ta làm cho họ đau đớn, hay tự ta làm ta đau đớn, và cuối cùng là sự đền trả trong hình thức cầu nguyện và làm việc thiện. Tội lỗi không chỉ là tẩy xóa đi mất mà còn là được bồi thường.



Hỏi: Người không phải là Công giáo hay không phải là Ki Tô giáo có nên đi xưng tội không?

-Ồ, có. Các linh mục tốt lành làm những gì mà Chúa Giêsu muốn họ làm, tức là không bao giờ xua đuổi ai cả. Nếu có ai bị một vị linh mục đuổi đi thì tôi khuyên người ấy hãy nhìn xa hơn và cầu nguyện cho vị linh mục đó. Cho dù người đang sám hối là ai, người ấy được nuôi dậy như thế nào, hay người ấy từ nơi đâu mà đến, chỉ cần người ấy cảm thấy hối hận vì những điều xấu xa mà mình đã làm. Chắc chắn sớm muộn gì thì người đó cũng tìm được một vị linh mục theo Ý của Chúa Giêsu. Tôi có thể hứa như thế. Cho dù người không là Công giáo thì không thể nhận lãnh Bí tích Hòa giải được, nhưng khi đi xưng tội như thế thì linh hồn người ấy sẽ được nhiều sự tốt lành. Tôi có thể hứa rằng nếu một người không phải là Công giáo mà đi xưng tội thì Chúa ban rất nhiều ân sủng lớn lao cho linh hồn ấy.




tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương