MỤC ĐÍch chúa giáng sinh



tải về 67.3 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích67.3 Kb.
#38027
MỤC ĐÍCH CHÚA GIÁNG SINH

(Mathiơ 1:18-25)



Vả, sự giáng sinh của Đức Chúa Jêsus Christ đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm. Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao, mà phán rằng: Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh. Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội. Mọi việc đã xảy ra như vậy, để cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng: Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng taKhi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus.”
Mỗi năm, đến tháng Chạp là chúng ta (c/ta) thấy ở khắp nơi trên thế giới thiên hạ lại bắt đầu tưng bừng chuẩn bị cho ngày lễ Giáng Sinh (GS). Những khúc nhạc Nôen lại trổi lên và dấy vào lòng của mỗi người c/ta những niềm vui lâng lâng không kể siết được. Ở khắp nơi, ai nấy đã chưng diện và trang hoàng những cây thông có gắn đèn chớp đủ màu trông thật là vui mắt. Nhiều gia đình có lẽ đang chuẩn bị những bữa ăn gia đình đoàn tụ vui vẻ cho buổi tối đêm Nôen và trong những ngày nghỉ tới. C/ta thấy những tờ báo quảng cáo đã được gởi đến tận thùng thơ của mỗi nhà, hay trên TV với biết bao những món hàng đại hạ gía trông hoa mắt. Trong mỗi mùa GS, người ta khắp nơi sửa soạn nhiều cuộc vui chơi để trao đổi quà và chúc mừng GS cho nhau. Nhiều người có lẽ chỉ mong được đến ngày lễ này để được vài ngày nghỉ ngơi, xum họp gia đình, và xem những trận đấu “football” cho đã mắt. Nếu nói về phương diện thương mại thì mùa lễ GS cũng là "cơ hội để làm giàu" cho nhiều người. Thống kê cho biết, nội tiền làm những thiệp GS để bán có lợi tức đến 5 tỉ mỹ kim mỗi năm. Cùng một lúc, các nhà bưu điện thì rất bận bịu trong mùa này vì có cả triệu món hàng phải gởi đi trước ngày lễ GS.

Kính Chúc Quí Độc Giả một Mùa Giáng Sinh đầy Hạnh Phước

và một Năm Mới An Khang Thịnh Vượng!

I. Christ-mas
Nhưng câu hỏi đáng cho c/ta lắng lòng lại và suy nghĩ đó là "mục đích của lễ GS là gì?" Ý nghĩa của GS có phải chỉ là để ăn chơi, mua sắm, làm giàu hay hưởng thụ thôi không? Lễ GS theo tiếng Anh gọi là lễ Christ-mas, bao gồm có hai chữ “Christ” và chữ “mas.” Tên “Christ” chính là tên của Chúa Giê-su Christ. Theo sách Kinh Thánh trong Mathiơ 1:16 cho biết khi trinh nữ Mari sanh Đức Chúa Giêsu bởi quyền phép của Chúa Thánh Linh thì đặt tên Ngài là Christ. Còn chữ “mas” nghĩa là lễ. Như vậy lễ Christ-mas là lễ kỷ niệm về ngày Chúa Giê-su Christ đã một lần sanh ra đời cách c/ta nay hơn 2,000 năm và bắt đầu một kỷ nguyên “ân điển” mới cho nhân loại. Cho nên đơn giản mà nói thì Chúa Giê-su Christ chính là lý do và nguyên nhân chính của mùa lễ GS. Hay nói cách khác, nếu không có Chúa Christ thì chắc chắn ngày nay c/ta không có mừng lễ GS.
Để có một ngày lễ GS đầy ý nghĩa, c/ta nên suy gẫm tiếp những câu hỏi sau đây: Chúa Giêsu Christ là ai? Ngài có liên hệ gì đến tôi không? Và mục đích Ngài giáng thế ra đời để làm gì? Trong sách Kinh Thánh Mathiơ 1:21 có chép khi trinh nữ Mari sanh con mình cách đây hơn 2,000 năm thì có thiên sứ của Đức Chúa Trời (ĐCT) hiện ra và phán cùng nàng là phải đặt tên đứa con trai này là Giê-su vì chính con trai này sẽ cứu dân họ ra khỏi tội. Chữ “Giê-su” theo tiếng Anh là “Jesus” có nguyên nghĩa là "ĐCT hằng hữu là sự cứu rỗi" hay sự cứu rỗi đến từ nơi Ngài. Chúa Giê-su có thêm một danh xưng nữa trong sách Tin Lành Luca 2:11 có chép khi thiên sứ hiện ra cùng các kẻ mục đồng thì loan báo cho họ biết là tại thành Đavít, xứ Bếtlêhem, tối hôm đó đã sanh cho nhân loại một Đấng Cứu Thế tên là Christ, là Chúa. Chữ “Christo” theo nguyên nghĩa là chữ "Mêsi" mang ý nghĩa của Đấng được xức dầu, được bổ nhiệm và gởi đi. Như vậy, Giê-su Christ là ĐCT Ngôi Hai, là ĐCT toàn năng, Đấng hằng hữu và tự hữu, Đấng vô sở bất năng, vô sở bất tại, vô sở bất tri, chí thánh, chí cao, Đấng Sáng Tạo, Con ĐCT đã được sai đi giáng xuống trần thế tối tăm, mượn lòng của một trinh nữ, hóa thân thành người để thi hành công cuộc cứu rỗi nhân loại ra khỏi sự đoán xét của tội lỗi. Theo sách Kinh Thánh Philíp 2:6-8 cũng có chép: "Chúa Giê-su Christ vốn có hình ĐCT, song chẳng coi sự bình đẳng mình với ĐCT là sự nên nắm giữ, chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người." Danh từ “giống như loài người" có nghĩa là Ngài phải “hòa đồng” với con người. Mà muốn hòa đồng với loài người, Ngài phải được sanh ra từ trong tử cung của một người nữ, như mỗi người c/ta. Ngài phải được lớn lên có mắt, có mũi, có tay chân để di dộng như mỗi người c/ta, vì đó mà Chúa Giê-su biết đói, biết khát, biết khóc, biết đau khổ là thể nào, y như mỗi người c/ta; ngoại trừ có một điều Chúa Giê-su không giống c/ta đó là Ngài không hề phạm tội, nhưng sống thánh khiết trọn vẹn vì chính Ngài là ĐCT ở trong thân xác loài người.

II. Sự Giáng Sinh từ Nữ Đồng Trinh
Sự giáng sinh của Chúa Giê-su từ một trinh nữ là một sự mầu nhiệm, có một không hai, không hợp thức hóa với khoa học, và cũng không thể chứng minh trong các phòng thí nghiệm được. Theo lẽ tự nhiên, mỗi người c/ta ai nấy đều phải công nhận mình sanh ra bởi sự kết hợp của một người nam và một người nữ mà mình gọi hai người này là cha mẹ của mình. Theo thời đại khoa học tân tiến đi nữa thì một “test tube baby” cũng cần tinh trùng của người nam đặt vào trong tử cung và phối hợp với trứng của người nữ thì mới sanh ra bầu thai, có hình dạng của một đứa bé được thành hình. Nhưng sự Chúa Giê-su sanh ra từ một người nữ đồng trinh không đến từ một sự phối hợp nào cả. Chính Thiên Chúa đã mượn lòng trinh nữ Mari là người chưa hề ăn nghủ với một người nam nào hết, nhưng sự thọ thai Chúa Giê-su là bởi quyền năng của Chúa Thánh Linh. Sự mầu nhiệm của Chúa Giê-su sanh ra đời, trở nên giống như c/ta, đã sanh ra đời từ một nữ đồng trinh để chứng minh rằng tuy Chúa mặc lấy xác thịt "hoàn toàn giống như loài người," nhưng cùng một lúc Ngài mang trọn vẹn thần tánh thánh khiết vẹn toàn, vô tội của Đấng chí cao và chí thánh. Hay nói cách khác, Chúa Giê-su không mang dòng dõi tội lỗi của tổ phụ loài người. Sự giáng sinh mầu nhiệm này là một trong nhiều dấu chứng phân biệt chính Ngài là ĐCT, Đấng Sáng Tạo đã giáng xuống từ trên cao, còn tất cả mọi người khác trên đất đều là tội nhân, bởi vì hết thẩy đều từ dòng dõi của hai người tội nhân đầu tiên là Ađam và Êva mà đến.

III. Mục Đích của Giáng Sinh
Mục đích Chúa Giê-su sanh ra đời để làm gì? Muốn hiểu được mục đích tại sao Ngài sanh ra đời c/ta cần trở lại nguyên thủy, cách đây hơn 6,000 năm. Kinh Thánh cho thấy từ lúc ban đầu, sau khi ĐCT dựng nên muôn loài và trong tất cả mọi loài trên đất, ĐCT đã dựng nên một loài rất đặc biệt đó là "loài người." Đặc biệt ở chỗ là c/ta được dựng nên "giống hình ảnh và có sanh khí của Chúa." Vì thế con người có linh hồn mà phân biệt giữa c/ta với tất cả các loài thú vật hay cây cỏ khác. Mục đích Thiên Chúa dựng nên loài người là để thông công và tương giao với Chúa đời đời trong vườn của sự sống. Nhưng Kinh Thánh cũng cho c/ta biết là tổ phụ loài người là Ađam và Êva đã một lần phạm tội, thay vì tin vào lời của Thiên Chúa, lại đi nghe theo lời của con rắn là ma quỉ mà đi ăn trái của cây cấm. Hậu quả đó là con người đã đánh mất đi sự vinh hiển ban đầu và từ đó sanh ra một dòng dõi tội lỗi. Mỗi người c/ta từ dòng dõi đó mà sanh ra đều đã bị lây bịnh "tội lỗi" này, vì thế trong Kinh Thánh Rôma 3:23 khẳng định "Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của ĐCT" cũng như nhiều người hay thường nói câu “nhân vô thập toàn” là vậy. Ngày xưa, có một nhà triết gia người Pháp tên Diogène, giữa ban trưa nắng cháy, ông thắp một bó đuốc chạy vào chỗ đông người để tìm ra cho được một người công chính; nhưng ông đã thất vọng vì chẳng tìm thấy được ai cả, vì ai ai cũng giống như mình chỉ là những kẻ bất toàn, bất nghĩa, tội lỗi và xấu xa. Vì loài người phạm tội, mối tương giao giữa ĐCT thánh khiết và con người tội lỗi đã bị cắt đứt. Còn hơn nữa, theo lẽ công bình của ĐCT đó là ai có tội thì phải bị phạt. Và cái bản án của tội lỗi theo Kinh Thánh Rôma 6:23 đó là sự chết đời đời trong hồ lửa, cháy không bao giờ tắt, chỗ ghiến răng tối tăm đau khổ, và là nơi sâu bọ không hề chết.
Nhưng cùng một lúc ĐCT cũng là Đấng yêu thương. Ngay sau khi tổ phụ loài người phạm tội thì Chúa đã sẵm sẵn một chương trình cứu rỗi cho nhân loại ra khỏi bản án của tội lỗi. Phương cách cứu rỗi đó là chính Ngài phải vào đời, hóa thân thành Người, để đổ huyết, chuộc tội thay thế cho nhân loại, trả gía cho cái bản án đời đời, mà mỗi c/ta không đủ sức trả nổi. Thứ nhất, Thiên Chúa phải hóa thân đến cứu loài người là vì con người bất lực, không thể tự cứu mình được. Nhà triết gia Pascal đã một lần ví nhân loại giống như một đám đông người đang di động trong một căn phòng rộng lớn, tối tăm trong bốn bức tường không có lối thoát. Người có nhiều tội thì ở chính giữa phòng, còn người ít tội thì ở gần bốn bức tường, nhưng mọi người ai nấy đều đang quờ quạng trong bóng tối, bất lực đi tìm cánh cửa để thoát khỏi sự tối tăm. Loài người ai nấy đều ở trong bóng tối, không ai tự cứu mình hay có năng sức để cứu người khác được. C/ta cần ánh sáng và lối thoát đó là lúc Chúa Cứu Thế Giê-su giáng sinh, rọi ánh sáng vào nơi trần thế tối tăm, và mở cửa giải thoát c/ta. Con người c/ta là loài bất lực, không thể dùng con đường khổ tu, làm lành lánh dữ hay qua những công đức riêng của mình để tự nối lại được mối liên hệ với ĐCT được. Y như người đời có câu nói: "Cả đời làm lành, lành đâu chưa đủ; một ngày làm ác, thì sự ác có dư rồi" thì c/ta có thể làm gì để tự cứu mình được, có lẽ chỉ giúp mình có một chỗ tốt hơn ở trong hỏa ngục mà thôi? Vì thế, chính Chúa là Đấng tự có, hằng có, và có đời đời đã trở nên người, qua hình hài cứu Chúa Giê-su để cứu c/ta. Rõ ràng mục đích Chúa Giê-su sanh ra vào đời theo Kinh Thánh Luca 19:10"để tìm và cứu những kẻ bị hư mất." Giáng Sinh chính là thời điểm Chúa "đã đến, tìm và cứu kẻ bị hư mất" và để hàn gắn lại mối liên hệ giữa Trời và người. Cái giá mà ĐCT phải trả để chuộc c/ta lại theo lẽ công nghĩa đó chính là huyết của Con Ngài, vì Kinh Thánh trong Hêbêrơ 9:22 có chép rõ: "không đổ huyết thì không có sự tha thứ." Vì thế Thiên Chúa phải hóa thân thành người qua hình hài Cứu Chúa Giê-su, không phải để sống, nhưng để “phó sự sống mình,” chết đổ huyết trên cây thập tự, trả gía chuộc tội, và qua huyết đó loài người c/ta được hòa thuận lại với ĐCT.

IV. Sự Sống Lại và Trở Lại

Điều lạ lùng nữa đó là không phải Chúa chỉ giáng sinh để chết chuộc tội cho c/ta mà thôi, vì nếu Chúa chỉ đến và chết cho c/ta thì sự cứu rỗi đó có ích gì không, vì "chết là hết" và sự tin nhận Chúa cũng bằng thừa chăng? Nhưng Kinh Thánh chép chính Ngài đã sống lại sau ba ngày từ âm phủ, chiến thắng tử thần, và nay cầm chìa khóa của âm phủ và sự chết, để bảo đảm cho những ai bằng lòng tin Ngài, nhận huyết của Ngài chuộc tội cho mình thì có được sự sống lại và sự sống đời đời trong nước thiên đàng một ngày, chứ không ở trong địa ngục. Chưa hết, Kinh Thánh chép rõ Chúa Giê-su đã sống lại, sau khi hiện ra với các môn đồ thì thăng thiên về Trời, và cũng hứa sẽ "giáng thế" một lần nữa. Những dấu hiệu của sự trở lại lần thứ hai này đang được diễn tiến rõ ràng qua những biến cố xẩy ra xung quanh c/ta, y như những lời tiên tri đã nói trước trong Kinh Thánh. Chúa sẽ trở lại y như Ngài đã hứa; đó là điều chắc chắn đáng cho c/ta lấy hết lòng mà trông cậy và chờ đợi. Tinh thần đúng để mừng lễ GS không phải chỉ vui mừng vì Chúa đã cứu chuộc c/ta thôi, nhưng còn là vui mừng chờ đợi ngày Chúa tái lâm lần nữa. Có vài điểm về kỳ giáng thế lần thứ hai này mà đã được tiên đoán trước trong Thánh Kinh. Thứ nhất, lần giáng thế thứ hai này sẽ không âm thầm giống như ngày Christ-mas đầu tiên xẩy ra cách đây hơn 2,000 năm mà ít có người biết đến. Nhưng Kinh Thánh chép khi Chúa trở lại lần nữa thì với đại quyền, trong sự vinh hiển giữa những đám mây và "mọi mắt sẽ thấy Ngài.” Thứ hai, Chúa Giê-su giáng thế lần này sẽ không còn như là một vị cứu tinh nữa trong hình hài của một em bé thấp hèn nằm trong máng cỏ chuồn chiên hôi hám, nhưng Chúa sẽ trở lại như một vị Vua của muôn vua và Chúa của muôn chúa, mà nhóm lại con cái thuộc của Ngài từ khắp bốn phương trời là những ai đã bằng lòng ăn năn tội và tin theo Chúa. Thứ ba, khi Ngài trở lại lần nữa sẽ đến như một ông Quan Tòa lớn để phán xét theo lẽ công bình của Ngài cho những ai không có huyết của Chúa. Ngày Chúa Giê-su trở lại là lúc Ngài sẽ phân rẽ ra đâu là dê hoặc chiên, lúa hay cỏ dại, người thật lòng tin hay chỉ bề ngoài mà phán xét hay ban thưởng. Ngày Chúa Giê-su trở lại sẽ đến một cách bất ngờ, được so sánh như kẻ trộm trong ban đêm, đến lúc mình không thể ngờ vì sẽ không có trống hoặc kèn, hay loan báo tin tức trước trên TV hay Internet đâu. Ngày Chúa giáng thế lần nữa sẽ đến trong "nháy mắt, trong giây phút" liệu bạn có còn thì giờ để ăn năn thống hối nữa không? Mấy năm trước đây tôi có đánh mất một chiếc xe hơi. Đâu có ngờ ai lại đi lấy chiếc xe của mình đậu trước nhà thờ chỉ qua đêm? Nếu biết trước sẽ bị ăn cắp thì đâu có dại gì để xe ở đó, phải không? Nếu biết trước sẽ bị mất thì có lẽ tôi đã lo mua bảo hiểm hai chiều rồi? Sau khi bị mất rồi có ai chịu bán bảo hiểm cho mình nữa đâu? Ơn cứu rỗi Chúa ban cho không điều kiện, không đòi gía ngay hôm nay, nhưng c/ta phải nhớ một điều đó là cửa “ân điển” đó sẽ bị đóng lại một ngày bất thình lình mà không ai còn có cơ hội nữa đâu. Giống như sự kiện đã xẩy ra trong đời của ông Nôe khi người ta ăn, uống, ham chơi, cưới gả như thường, cho đến khi trận lụt đến mà không ai còn có cơ hội được vào tàu nữa. Cũng như sự kiện đã xẩy ra cho thành Sôđôm khi người ta đang sung sướng, ăn bánh dư dật, tự do đồng tính luyến ái, thì thình lình diêm sinh của Chúa trên Trời giáng xuống trừng phạt họ. Vào thời vua Alexandria đại đế cũng kể lại có lần vua bao vây ở ngoài một thành trì và ra lệnh cho đốt một cây đuốc lớn rồi tuyên bố rằng khi đuốc còn cháy thì thành đó còn cơ hội đầu hàng mà được thoát chết, nhưng khi đuốc hêt cháy thì vua sẽ ra lệnh tấn công tàn sát thành đó không chừa một ai. Bạn còn cơ hội để ăn năn và tin nhân Chúa hôm nay thì hãy làm ngay bây giờ, trước khi cửa Thiên Đàng sẽ đóng lại mà hết cơ hội sao?

V. Tiếp Nhận Chúa Giáng Sinh
Bước đầu tiên là bạn có bằng lòng thừa nhận mình là một tội nhân không và cần sự cứu rỗi từ nơi Chúa? Có câu chuyện về một vị hoàng tử nước Anh có lần vào khám đường hỏi thăm các tù nhân với ý định tha bổng một số. Đây là một cơ hội ngàn vàng để các tù nhân bày tỏ tâm tình và những sự cầu mong của mình. Người thì kể lễ đời sống thánh thiện của mình trong bao năm, nhưng chỉ vì một phút lỡ lầm thôi mà phải bị tù đầy cảm thấy quá là bất công. Người khác thì kêu rêu là mình bị oan, kẻ khác đổ lỗi cho quan tòa thiếu sáng suốt. Ai ai cũng có lý do để chứng minh rằng nơi này không phải là nơi dành cho mình. Trong khi đó, vị hoàng tử thấy có một người ngồi yên lặng, rủ mặt xuống đất. Vị hoàng tử hỏi: "Còn ngươi không có gi kêu cầu sao?” Người tù nhân ngước mặt lên và nói "Thưa hoàng tử! Tôi là người có tội và hình phạt tôi chịu đây thật xứng với việc tôi đã làm.” Vị hoàng tử nghe vậy bèn bảo kẻ cận vệ: "Hãy đem kẻ có tội này ra khỏi đám của những người thánh thiện kia." Và vị hoàng tử tuyên bố ban lệnh tha bổng cho người tù đó, vì chỉ có anh là người duy nhất trong bọn thừa nhận tội trạng của mình. ĐCT đã giáng thế trong Cứu Chúa Giêsu để tìm và cứu kẻ bị hư mất. Nếu bạn không thừa nhận mình là một kẻ hư mất thì bạn sẽ không bao giờ nhận được sự cứu rỗi. Ngược lại, lời Chúa hứa nếu bạn ăn năn tội mình, mà kêu cầu Chúa, hạ mình "rủ mặt xuống" thì bạn sẽ được sự cứu rỗi linh hồn, thoát khỏi sự chết và có sự sống đời đời.
Mục đích của đời sống bạn là gì? Một số người Việt qua Mỹ lâu rồi và ngày nay đã được khá giả, thành toại đạt được hầu hết tất cả mọi thứ ở trên thế gian này: bằng cấp, của cải, danh vọng, tiền tài... Tất cả những điều này đều là tốt cả, chỉ theo lẽ tự nhiên mà thôi, vì ai "có công mài sắt thì có ngày nên kim!" Nhưng rồi khi tử thần gọi tên bạn và tôi thì mục đích cuối cùng của c/ta là gì? Rồi Bạn sẽ phải ra đi và bỏ lại đằng sau lưng tất cả những thứ mình đã có, vì đây cũng là điều đương nhiên mà thôi. Nhưng câu hỏi là bạn sẽ đi về đâu? Linh hồn bạn sẽ ở đâu mãi và có “trạm nghỉ” nào thật cho nó không? Chúa Giê-su đã giáng thế, đã chết chuộc tội cho bạn và Ngài đã sống lại, thăng thiên lên trời và sửa soạn chỗ nghỉ đời đời cho linh hồn của c/ta. Ngay hôm nay, bạn chắc chắn có được trước chỗ nghỉ đó cho linh hồn mình nếu bạn bằng lòng ăn năn tội và tiếp nhận Chúa Giê-su làm Đấng cứu chuộc và Chúa của đời mình. Bạn có thể cầu nguyện với Chúa như sau, ngay trong giây phút này để tiếp nhận ơn cứu rỗi của Ngài: “Lạy Chúa yêu thương, con đã hiểu được vì tội lỗi con mà Chúa Giê-su đã giáng thế và chết trên cây thập tự giá. Nay con xin ăn năn và bằng lòng tiếp nhận Chúa vào tấm lòng của con. Nguyện xin Chúa biến đổi đời sống con từ nay, giúp con sống luôn làm sáng danh Ngài, cho đến khi Ngài trở lại. Amen.” Thành thật chúc bạn một mùa Giáng Sinh bình an và hạnh phước từ nơi Cứu Chúa Giê-su vì chính Ngài là ý nghĩa thật cho mọi mùa lễ Giáng Sinh!

Mục Sư Nguyễn Trọng Vinh



www.vietnamesehope.org

vinh.nguyen@c-ka.com



December 2009
Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 67.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương