MÔ Đun 8: giáo dục sức khỏe giới thiệU



tải về 247.49 Kb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích247.49 Kb.
#39095
  1   2   3   4   5   6   7   8

MÔ - ĐUN 8: GIÁO DỤC SỨC KHỎE

GIỚI THIỆU


Các vấn đề về phát triển, môi trường và sức khỏe có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Điều này phản ánh mối liên kết phức tạp giữa các yếu tố xã hội, kinh tế, sinh thái trong việc quyết định mức sống và các khía cạnh phúc lợi xã hội khác ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Môi trường an toàn và dân số khỏe mạnh là những tiền đề quan trọng cho một tương lai bền vững.

Tuy nhiên, vào đầu thế kỈ 21, giáo dục trẻ em và thanh niên trên thế giới lại bị ảnh hưởng bởi các điều kiện và hành vi làm suy giảm sức mạnh thể chất và tinh thần vốn tạo khả năng học tập cho họ. Nghèo đói, suy dinh dưỡng, sốt rét, bại liệt và các lây nhiễm đường ruột, lạm dụng rượu và ma túy, bạo lực và chấn thương, mang thai ngoài ý muốn, HIV/AIDS và các lây nhiễm qua đường tình dục chỉ là một số các vấn đề về sức khỏe mà chúng ta phải đối mặt. Do đó, các nhà hoạch định chính sách giáo dục và các giáo viên cần phải thúc đẩy các hoạt động nâng cao sức khỏe để đạt được mục đích giáo dục. Các trường học không chỉ nơi học kiến thức mà đồng thời phải là nơi hỗ trợ cung cấp giáo dục sức khỏe và các dịch vụ y tế thiết yếu (dựa theo “Nâng cao các kết quả học tập thông qua nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng: Sử dụng phương pháp tiếp cận FRESH trong Kế hoạch hành động quốc gia vì mục tiêu giáo dục cho mọi người, UNESCO, 2001).

Mô - đun này sẽ giới thiệu chung về đặc điểm, tính chất tổng thể của sức khỏe và phong trào y tế công cộng mới. Đồng thời, mô - đun cũng cung cấp ví dụ về các phương pháp giáo dục sức khỏe, coi đây là một nội dung xuyên suốt chương trình giảng dạy thông qua việc tập trung vào giáo dục sức khỏe như một quá trình nhằm đạt mục tiêu con người khỏe mạnh, cộng đồng khỏe mạnh và môi trường tự nhiên trong lành.

MỤC ĐÍCH


  • Phân tích tính chất đa chiều của sức khỏe và quan điểm y tế công cộng mới;

  • Nhận thức tầm quan trọng để có cách nhìn bao quát và tích cực về sức khỏe cho một tương lai bền vững;

  • Đánh giá đúng tác động của lây nhiễm HIV/AIDS đối với phát triển kinh tế xã hội và các vai trò của người giáo viên liên quan đến vấn đề này;

  • So sánh các phương pháp tiếp cận giáo dục sức khỏe truyền thống với các phương pháp mới (phương pháp FRESH và trường học nâng cao sức khỏe); và

  • Xác định các sáng kiến thúc đẩy phương pháp giáo dục sức khoẻ mới (FRESH và trường học nâng cao sức khỏe)

CÁC HOẠT ĐỘNG


  1. Phong trào y tế công cộng mới

  2. Trang trại của Madlusuthe

  3. Một quan điểm tổng thể về sức khỏe

  4. Khởi động tiếp cận FRESH trong giáo dục sức khỏe

  5. Trường học nâng cao sức Khỏe

  6. Giáo dục phòng tránh HIV/AIDS

  7. Hoạt động tổng kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Chief of State School Officers (2006) Assessment Tools for School Health Education: Pre-Service and In-Service Edition, Health Education Assessment Project, Santa Cruz CA.

Davis, J. and Cooke, S. (2007) Educating for a healthy, sustainable world: An argument for integrating health promoting schools and sustainable schools, Health Promotion International, 22(4), pp. 346-53.

Joint Committee on National Health Education Standards (2006) National Health Education Standards: Achieving Health Literacy, American School Health Association, Kent, Ohio.

Meeks, L., Heit, P. and Page, R. (2005) Comprehensive School Health Education: Totally Awesome Strategies for Teaching Health, 5th edition, McGraw-Hill, New York.

Queensland Government (2006) Health Promoting Schools Toolbox, Department of Health, Brisbane.

Tones, K. and Green, J. (2008) Health Promotion: Planning and Strategies, Sage, London.

Whalen, S., Splendorio D. and Chiariello S. (2007) Tools for Teaching Health, Jossey-Bass, San Francisco.

CÁC ĐỊA CHỈ INTERNET


Health Promoting Schools – European Network

Health Promoting Schools – New Zealand

Health Promoting Schools – Scotland

Health Promoting Schools – South Africa

International Healthy Cities Foundation

Shape-Up Europe

The Healthy Schools Programme – UK

UNAIDS


UNICEF Skills-based Health Education Programme

World Health Organisation (WHO)

WHO Health Factsheets – Index

WHO Healthy Cities

WHO Health Promoting Schools

XÂY DỰNG MÔ - ĐUN


Mô - đun này do John Fien viết cho UNESCO và kết hợp một số tài liệu và hoạt động do Helen Spork và Rob O’Donoghue phát triển trong chương trình Giảng dạy vì một thế giới bền vững (Chương trình giáo dục môi trường quốc tế UNEP – UNESCO)

HOẠT ĐỘNG 1: Y TẾ CÔNG CỘNG MỚI

SỨC KHỎE LÀ GÌ?


Theo truyền thống, sức khỏe được định nghĩa là không có ốm đau. Tuy nhiên, người ta có thể nói rằng cách định nghĩa này tương tự như khi định nghĩa “hòa bình” là “không có chiến tranh” hoặc yêu thương là “không ghét bỏ”.

Cũng như việc có thể nhìn nhận tích cực về hòa bình và tình yêu, chúng ta cũng có thể có một quan điểm tích cực về sức khỏe. Một quan điểm tích cực về sức khỏe như thế đã phát triển qua hai thập kỉ qua từ các cuộc thảo luận quốc tế do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức. Quan điểm này thừa nhận một phương pháp tiếp cận với sức khỏe về mặt sinh thái – xã hội, hơn là chỉ về mặt y sinh học.

Do đó, WHO định nghĩa sức khỏe theo cách tích cực như sau:

Sức khỏe là một trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về mặt thể chất, tinh thần và xã hội – và không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc ốm đau.

Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới

Quan điểm về sức khỏe với cách nhìn sinh thái - xã hội này được biết đến với tên “y tế công cộng mới”. Nó không chỉ nhìn nhận tích cực về sức khỏe mà còn nhìn rộng hơn, đa chiều hơn.

Hãy xác định sự khác nhau giữa quan điểm cũ hay cách nhìn hẹp về sức khỏe với quan điểm rộng hơn của y tế công cộng mới.

Quan điểm sinh thái - xã hội về sức khỏe không phủ nhận tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cơ bản. Các báo cáo y tế thế giới hàng năm cho thấy, nhiều người trên thế giới, đặc biệt là trẻ em, vẫn đang gánh chịu nhiều căn bệnh mà nhẽ ra có thể phòng tránh được.

Thực tế, các thống kê về tỉ lệ tử vong ở trẻ em cho thấy hai việc nguy hiểm nhất mà một đứa trẻ có thể làm tại hầu hết các khu vực trên thế giới là hít thở không khí và uống nước. Đó là bởi các bệnh về hô hấp và tiêu chảy là hai nguyên nhân chính dẫn đến tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước phương Nam.

Tương tự, WHO ước tính rằng 6 triệu người trên thế giới bị mù không thể cứu chữa do bệnh mắt hột, và có gần 150 triệu người trong tình trạng cần điều trị mắt khẩn cấp để phòng tránh mù lòa. Tuy nhiên, bệnh mắt hột là một loại lây nhiễm có thể phòng tránh, bệnh này do các điều kiện kinh tế - xã hội nghèo nàn gây ra chẳng hạn như tình trạng quá đông dân cư hay nguồn nước và vệ sinh thiếu an toàn.

Phương pháp tiếp cận Y tế Công Cộng Mới tập trung cả vào việc phòng tránh các bệnh tật chứ không chỉ đơn thuần là việc điều trị. Có nghĩa là, Y tế Công cộng Mới chú trọng đến các bất bình đẳng về mặt kinh tế, các vấn đề về xã hội và môi trường gây ra bệnh tật – từ đó giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Điều này được thực hiện bằng cách thiết lập các chính sách, dịch vụ và các chương trình giáo dục có thể ngăn chặn nhiều loại bệnh xảy ra ngay từ nơi phát sinh nguồn bệnh. .

Điều này không chỉ có lợi cho sức khỏe của cá nhân và cộng đồng (tính bền vững về mặt xã hội), mà nó còn đóng góp vào tính bền vững về mặt kinh tế và sinh thái.

Phương pháp tiếp cận y tế công cộng mới giúp nâng cao tính bền vững về mặt sinh thái bằng cách tạo ra các điều kiện về không khí và nước sạch và quản lí rác thải hiệu quả. Nó đóng góp vào tính bền vững về mặt kinh tế do việc phòng tránh bệnh tật có chi phí rẻ hơn nhiều so với điều trị thuốc và sử dụng các biện pháp y tế đắt đỏ.




tải về 247.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương