MÔ Đun 11: tri thức bảN ĐỊa và SỰ BỀn vữNG



tải về 197.53 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích197.53 Kb.
#30950
  1   2   3   4   5   6

Teaching and Learning for a Sustainable Future
© UNESCO 2010

MÔ - ĐUN 11: TRI THỨC BẢN ĐỊA VÀ SỰ BỀN VỮNG

GIỚI THIỆU


Kho tàng kiến thức phong phú về thế giới tự nhiên không chỉ giới hạn trong hệ thống kiến thức khoa học. Những cộng đồng dân cư trên khắp thế giới đã xây dựng và đúc kết được những cách lí giải và các kinh nghiệm phong phú liên quan đến môi trường sống của họ. ‘Những hệ thống tri thức khác này’ ngày nay thường được gọi là những kiến thức truyền thống về môi trường sống, những kiến thức bản địa, hoặc kiến thức địa phương. Chúng chính là những kho tàng thông tin, sự hiểu biết và các cách diễn giải phong phú về môi trường tự nhiên. Chính những kiến thức này đã dẫn dắt cho xã hội loài người trên khắp Trái đất trong vô số những tương tác với môi trường tự nhiên: trong trồng trọt và chăn nuôi, trong săn bắt, đánh cá và hái lượm, trong những nỗ lực của chúng ta chống lại bệnh tật và những thương tích, trong việc đặt tên và đưa ra những lí giải cho các hiện tượng tự nhiên, cũng như trong việc đưa ra những chiến lược để đối phó với những sự thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên.

Nguồn: Nakashima, D., Prott, L. and Bridgewater, P. (2000) Tapping into the world’s wisdom, UNESCO Sources, 125, July-August, p. 12

Tri thức bản địa là những kiến thức địa phương của riêng một nền văn hóa hoặc cộng đồng nào đó. Nó có thể có những tên gọi khác như: “kiến thức địa phương”, “ kiến thức dân gian”, “kiến thức truyền thống” hoặc “kiến thức khoa học truyền thống”. Những kiến thức này được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, thường là được truyền lại thông qua hình thức truyền miệng hoặc thông qua các nghi lễ văn hóa, chúng là nền tảng duy trì các hoạt động xã hội thiết yếu của cộng đồng như nông nghiệp, cách chế biến thức ăn, cách chăm sóc sức khỏe, giáo dục, sự bảo tồn và rất nhiều các hoạt động khác ở rất nhiều vùng trên thế giới.

Những cư dân bản địa sở hữu vốn kiến thức rộng về cách sống bền vững. Tuy nhiên, những hệ thống giáo dục chính quy đã ngăn cản sự học tập và thực hành những tri thức bản địa này trong cuộc sống hàng ngày, và thay thế vào đó bằng những kiến thức mang tính lí thuyết và những phương pháp học tập và thực hành mang tính học thuật. Ngày này, có một vấn đề nghiêm trọng đó là nhiều tri thức bản địa đang bị mất đi, và cùng với sự biến mất này, là kiến thức quý giá về những cách sống bền vững.

Mô - đun này giới thiệu những phương pháp tích hợp tri thức bản địa vào giáo dục, và qua đó, gìn giữ tri thức và xã hội bản địa mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta. Mô - đun này cũng khuyến khích giáo viên và học sinh tôn trọng và quan tâm đến văn hóa bản địa, sự thông thái và đạo lí của văn hóa bản địa, và đồng thời cung cấp những phương pháp dạy và học về kiến thức và kĩ năng bản địa phù hợp

MỤC TIÊU


Mô - đun này sẽ giúp chúng ta:

  • Trân trọng những quan điểm bản địa về cách chung sống và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững

  • Đánh giá đúng vai trò của tri thức bản địa và giáo dục bản địa trong việc duy trì sự bền vững của một cộng đồng;

  • Hiểu những ảnh hưởng của nền giáo dục hiện đại trong việc làm xói mòn tri thức và giáo dục bản địa, và

  • Xác định những cơ hội để tích hợp các nội dung phù hợp từ tri thức và giáo dục bản địa vào trong chương trình giáo dục của nhà trường.

CÁC HOẠT ĐỘNG


  • Sự thông thái của người già

  • Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về Quyền của người bản địa

  • Tại sao tri thức bản địa có vai trò quan trọng?

  • Sống bằng tri thức bản địa

  • Giáo dục bản địa và giáo dục chính qui

  • Vận dụng tri thức bản địa để nâng cao chất lượng của chương trình giảng dạy

  • Tổng kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bates P., Chiba, M., Kube, S. and Nakashima, D. (2009) Learning and Knowing in Indigenous Societies Today, UNESCO, Paris

Grenier, L. (1998) Working with Indigenous Knowledge: A Guide for Researchers, IDRC, Canada.

IFAD (2003) Indigenous Peoples and Sustainable Development, Roundtable Discussion Paper for the Twenty-Fifth Anniversary Session of IFAD’s Governing Council.

Le Grange, L. (2007) ‘Integrating Western and Indigenous Knowledge Systems: The Basis for Effective Science Education in South Africa?’, International Review of Education, 53(5-6), pp. 577-591.

Johnston, A.M. (2005) Is the Sacred for Sale. Tourism and Indigenous Peoples, Earthscan, London.

Sillitoe, P. (2009) Local Science Vs Global Science: Approaches to Indigenous Knowledge in International Development, Berghahn Books.

World Bank (2004) Indigenous knowledge: local pathways to global development, Africa Regional Office, World Bank.

CÁC TRANG WEB


Kiến thức và kinh nghiệm bản địa rất đa dạng và khác nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy, cần xem xét kĩ lưỡng những hoạt động và nguồn thông tin dưới đây dựa trên bối cảnh cụ thể về bản địa ở nơi bạn sinh sống.

Những nguồn tài liệu hữu ích bao gồm:



  • Trung tâm Nghiên cứu Bản địa Thế giới (Center for World Indigenous Studies)

  • Mạng lưới tri thức bản địa Alaska – Giáo dục Bản địa Toàn cầu. (Alaska Native Knowledge Network – Indigenous Education Worldwide).

Các tài liệu, địa chỉ liên lạc và đường dẫn trong trang web này là về các dân tộc bản địa sau:

    • Dân tộc Ainu ở Nhật Bản

    • Dân tộc Maori ở New Zealand

    • Các dân tộc bản xứ (Aborigines) ở châu Úc

    • Dân tộc bản địa Hawai

    • Các dân tộc First Nations ở Canada

    • Thổ dân Bắc Mĩ

    • Các dân tộc bản địa ở Nga Indigenous People of Russia

    • Dân tộc Saami ở Scandinavia

    • Dân tộc Inuit

  • Chương trình Tri thức Bản địa của Ngân hàng Thế giới (World Bank Indigenous Knowledge Programme)

  • Kiến thức Truyền thống trong PTBV và Quản lí Tài nguyên (Traditional Knowledge in Sustainable Development and Resource Management).

  • Dự án LINKS lồng ghép những kiến thức bản địa, những tập quán và thế giới quan truyền thống vào các quá trình PTBV và quản lí tài nguyên, nhằm khích lệ những cộng đồng nông thôn trở thành đối tác tích cực của quá trình xác định mục tiêu phát triển, những ưu tiên và cách thức thực hiện. Dự án này tập trung vào nhu cầu của những người nắm giữ kiến thức truyền thống, bao gồm cả nam và nữ, cả thanh niên và người già.

  • Trang web dữ liệu của UNESCO về các kinh nghiệm hay liên quan đến tri thức bản địa (UNESCO’s MOST database of best practice on Indigenous Knowledge)

  • Trung tâm Mạng lưới Nghiên cứu và Tư vấn Quốc tế (International Research and Advisory Networks -CIRAN) hợp tác với Chương trình Quản lí Đổi mới Xã hội của UNESCO (Management of Social Transformations Programme - MOST) cùng xây dựng một cơ sở dữ liệu về những kinh nghiệm hay về tri thức bản địa. Trang web cơ sở dữ liệu này chứa đựng những thông tin hữu ích như: định nghĩa thế nào là tri thức bản địa, những kết quả thảo luận về các tiêu chí lựa chọn những kinh nghiệm tốt nhất, và một bảng danh sách đăng kí những kinh nghiệm hay trong đó có những thông tin tổng hợp chi tiết về các dự án đã áp dụng thành công tri thức bản địa vào việc cải thiện điều kiện sống và xóa nghèo ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Châu Mĩ La Tinh. Trang web này cũng có đường dẫn tới ấn phẩm của CIRAN và MOST với tên gọi Các Kinh nghiệm hay về tri thức bản địa (Best Practices on Indigenous Knowledge)

  • Mạng lưới Thông tin đa dạng sinh học các dân tộc bản địa (Indigenous Peoples Biodiversity Information Network)

  • Trung tâm Dữ liệu Tri thức Bản địa của Sri Lanka (Sri Lanka Resource Centre for Indigenous Knowledge)


tải về 197.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương