MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài


Về chiến lược đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch



tải về 0.69 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.69 Mb.
#194
1   2   3   4   5   6   7

2.2.2.5. Về chiến lược đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch:

Trong những năm qua, so với nhu cầu phát triến thì có thể nói ngành du lịch đang thiếu đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất và trình độ, am hiểu pháp luật và thông thạo ngoại ngữ. Đặc biệt chưa đào tạo được đội ngũ chuyên sâu công tác tiếp thị quảng bá du lịch mà chủ yếu là kiêm nhiệm. Hướng dẫn viên du lịch thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng; đội ngũ được cấp thẻ hướng dẫn viên không nhiều và phần lớn sử dụng lực lượng cộng tác viên, do đó đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết cho công tác quản lý đội ngũ này.

Tình trạng tiềm năng nhân lực có kỹ thuật và tay nghề cao, đặc biệt là các đầu bếp có thâm niên và nhiều kinh nghiệm, bị hút vào các đơn vị kinh doanh du lịch tư nhân hoặc liên doanh nước ngoài khiến cho dịch vụ ăn uống vốn là thế mạnh độc quyền cao của các khách sạn do nhà nước quản lý, nay trở nên sa sút, thậm chí nhiều cơ sở kinh doanh buộc phải thu hẹp mặt bằng cho dịch vụ ăn uống để cải tạo thành các dịch vụ khác có hiệu quả và phù hợp hơn.

Đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú, vai trò của đầu bếp rất quan trọng, đó là sự thể hiện đẳng cấp của một thương hiệu khách sạn trong mắt du khách và vì vậy trong nhiều năm sau giải phóng, đội ngũ này được tôn vinh không chỉ trong nước mà còn được tạo nhiều cơ hội tham quan học tập đầu bếp các tỉnh bạn và cả ở các nước trong khu vực. Tuy nhiên, những năm gần đây, đội ngũ các đầu bếp giỏi mai một dần và có thể nói đây là một thiệt thòi lớn cho ngành du lịch trong khả năng vươn lên ngang tầm với du lịch trong khu vực và thế giới.

Đa số các cơ sở hiện nay thiếu Bartender - nhân viên chuyên pha chế các sản phẩm đồ uống trong khách sạn, đây là một dịch vụ mang lại lợi nhuận rất cao, có khi lên đến 50-60 % trên một đơn vị sản phẩm, nhưng hiện tại hầu hết số có khả năng và được đào tạo đã ra “đầu quân” cho các nhà hàng, các bar cafe tư nhân. Có một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ này đã tự bỏ vốn ra gửi người đi đào tạo tại các trường dạy nghề du lịch, nhưng sau khi tốt nghiệp, do cơ chế sử dụng và nhiều lý do khác nhau, các em này cũng không trụ lại lâu trong cơ sở nhà nước mà xin nghỉ hoặc ra mở cơ sở tự hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, do điều kiện không có kinh phí nên việc tổ chức thi tay nghề thường niên như trước cũng hạn chế, thậm chí nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ không có bộ phận quản lý và kiểm tra nghiệp vụ, vì vậy sự kiểm chứng về chất lượng phục vụ không có căn cứ và không trở thành một quy chuẩn nghề nghiệp tối thiểu buộc mọi nhân viên tuân thủ khi giao tiếp phục vụ khách. Do tính chất linh hoạt đa dạng của việc thu hút lao động dịch vụ, lại nằm ngoài sự kiểm soát chung về nghiệp vụ, nên hiện nay tình trạng phố biến là nhân lực hoạt động trong các cơ sở kinh doanh du lịch “không cần” qua đào tạo mà vẫn có thể phục vụ khách, chỉ cần có sức khoẻ và ngoại hình tốt. Vì vậy, không có gì lạ khi chúng ta thấy một nhân viên hướng dẫn khách du lịch “nói” bằng tay khi đang đưa khách đi tham quan tuyến điểm nào đó hoặc có nhiều nhân viên nhà hàng đã đưa nhầm những món ăn mà khách hàng không hề đặt.

Về công tác đào tạo nhân lực cho ngành có thể nói còn rất nhiều vấn đề bất cập như trong lễ tân, ngoại giao, trong văn hoá ứng xử và sự tinh tế khi giải quyết các khúc mắc thường gặp khi phục vụ khách... tất cả những điều đó chính là góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh đối với du khách và cũng nhờ đó mà ngành du lịch có thêm có hội tạo dựng hình ảnh trong mắt du khách. Tuy nhiên, nhiều năm qua đây là khiếm khuyết chưa khắc phục được của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng.

2.2.2.6. Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

Vai trò quản lý nhà nước đối với du lịch còn nhiều bất cập và chậm đổi mới, thể hiện trên các mặt:

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch đã được tiến hành nhưng do đặt ra quá nhiều vấn đề mang tầm chiến lược cho một giai đoạn ngắn nên chỉ thể hiện được sự nôn nóng kế hoạch mà tính khả thi không cao. Ví dụ như việc quy hoạch một vùng du lịch biển gần 2000 ha đất với hàng chục dự án đầu tư nhưng qua gần 5 năm chỉ triển khai được 01 dự án. Và xét về phương diện hiệu quả thì việc lập và công bố quy hoạch sử dụng đất sớm lại có hiệu ứng ngược, tạo cơ hội cho một số nhà đẩu tư dự án chiếm đất mà không triển khai, gây nên tình trạng ảo trong báo cáo hơn là thực thi, gây nhiễu trong quản lý quy hoạch chung.

- Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn định mức kỹ thật trong hoạt động du lịch tuy đã được quan tâm triển khai từng bước nhưng chưa kịp thời, đồng bộ và thiếu sự kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ nên tính hiệu lực không cao. Đơn cử như việc tranh mua tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh trong các khách sạn, hãng vận chuyển, các lữ hành và ngay tại các khu điểm du lịch tồn tại nhiều năm vẫn chỉ đưa ra những văn bản chỉ đạo chung chung thiếu biện pháp chế tài để xử lý.

Các công tác khác như tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch cũng như kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo xử lý vi phạm pháp luật về du lịch... đều được triển khai nhưng còn hời hợt nên không mang lại hiệu quả chỉ tính riêng trong nội bộ ngành chứ chưa nói đến tác động xã hội của công tác đó.

- Việc tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lục, ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch... cũng chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác quản lý hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Đề án xây dựng một trường du lịch đạt chuẩn đã qua nhiều năm triển khai đến nay vẫn chưa trở thành hiện thực, mặc dù nhận được sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo UBND thành phố và Tổng cục Du lịch Việt Nam. Theo nguồn tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam: ngày 28 tháng 09 năm 2006 Tổng Cục đã ra quyết định cho phép thành lập 03 trường nghiệp vụ: Trung cấp du lịch Nha Trang, Trung cấp du lịch Đà Lạt và Trung cấp du lịch Cần Thơ. Trung cấp du lịch Huế đã ra đời nhiều năm trước, nhưng với một trung tâm như Đà Nẵng mà không có trường dạy nghề du lịch quả là một thiệt thòi cho ngành tại địa phương.

- Thành phố thiếu cơ chế chính sách nhằm khai thác hợp lý và hỗ trợ kịp thời cho hoạt động của ngành du lịch để phát huy tiềm năng phát triển du lịch như mọi ngành kinh tế khác, đặc biệt là cơ chế về tài chính như chính sách thuế: có thể miễn giảm thuế ở những thời điểm nhất định khi rủi ro trong hoạt động kinh doanh, thiên tai,... hoặc vận động hỗ trợ doanh nghiệp khoanh, giãn nợ khi đến thời điểm phải trả lãi đối với ngân hàng do thời hạn cho vay đầu tư quá ngắn...

- Bên cạnh đó sự nhận thức về vai trò chiến lược của ngành du lịch đối với các cấp, các ngành và cả cộng đồng chưa thật đầy đủ và đồng bộ nên sự phối hợp trong những sự kiện du lịch do thành phố và ngành du lịch tổ chức, còn thiếu và yếu, dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao.

Trong giai đoạn từ 2001 đến 2005, ngành du lịch Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn do điều kiện kinh doanh không thuận lợi: sự bùng phát của dịch cúm gia cầm trên diện rộng, dịch SARS, thiên tai bão lụt liên tiếp đe doạ cản trở đến hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến các hợp đồng kinh tế đã được ký kết với các hãng du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, tác động của hai xu hướng đối nghịch trên thị trường du lịch khu vực trong “Hành trình di sản” là vừa hợp tác, vừa cạnh tranh diễn ra âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt, đã khiến cho thị phần của du lịch Đà Nẵng dần bị thu hẹp. Thêm vào đó, những bất cập trong quản lý, hoạch định chiến lược, quy hoạch và đầu tư, xúc tiến quảng bá tạo dựng hình ảnh, nâng cấp cơ sở vật chất... khiến cho tình hình hoạt động của ngành trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng và mục tiêu nhiệm vụ đặt ra không những không hoàn thành mà còn bộc lộ những tiềm ẩn của sự tụt hậu so với các thành phố và tỉnh lân cận. Đây là thách thức lớn mà ngành phải giải quyết trong giai đoạn tới.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ DU LỊCH ĐÀ NẴNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI

3.1.1. Phấn đấu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ 19 và Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung-Tây nguyên do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ số 194/2005/QĐ-TTg) ngày 04 tháng 08 năm 2005, Quyết định về việc phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn:

Căn cứ cơ sở lý luận và xuất phát từ tiềm năng lợi thế, đối chiếu với thực tiễn hoạt động của Đà Nẵng trong giai đoạn 2001đến 2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó nêu rõ mục tiêu đến năm 2020:

Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ, là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế, trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính ngân hàng, một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước [3].

Ngày 04-08-2005, Thủ Tướng Chính phủ cũng ra Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg, phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây nguyên, trong đó nhấn mạnh: “Phấn đấu từ năm 2010 trở đi, du lịch giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế chủ lực của các tỉnh miền Trung - Tây nguyên và là động lực để phát triển du lịch cả nước”.

Từ những chỉ đạo mang tính chiến lược của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về phương hướng mục tiêu phát triển, tại Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ 19 (2005) đã thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đến việc “Tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước”.Với mục tiêu cụ thể: đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Năm 2010 đón 2 triệu du khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa, tốc độ tăng bình quân 15-17%/năm. Cơ sở vật chất đồng bộ với hơn 10.000 phòng. Tổng doanh thu 1.500 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu bình quân 13-14%/năm [6].

Có thể nhận thấy rằng trong thời gian từ 2006 đến 2010, hoạt động của ngành du lịch nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo từ chỉ đạo đường lối chiến lược phát triển đến chỉ ra muc tiêu cụ thể cho ngành để có những bước đi phù hợp. Điều đó xét về quan điểm phát triển là hoàn toàn phù hợp với tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho Đà Nẵng; đồng thời đó cũng là xu thế phát triển chung của cả khu vực miền Trung -Tây nguyên, mà trong đó Đà Nẵng được xác định là nơi giữ vị trí trung tâm chiến lược. Đó cũng là một bước tiến lớn về mặt nhận thức xã hội đối với loại hình dịch vụ du lịch bởi chính hiệu quả tổng hợp mà ngành mang lại, một khi được quản lý và khai thác tốt. Trước đây không phải ai cũng nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ngành “công nghiệp không khói” này và hiện nay mặc dù nó vẫn chưa phát triển theo đúng với tầm chiến lược trong cơ cấu kinh tế chung. Tuy nhiên, sự thành công và nguồn siêu lợi nhuận do ngành mang lại cho một số quốc gia trên thế giới, cụ thể như Thái Lan hay Trung Quốc, đã khiến cho các nhà hoạch định chiến lược kinh tế nước ta phải có sự nghiên cứu và chuyển đổi về tư duy. Du lịch Đà Nẵng được đặt trong tầm chiến lược phát triển kinh tế của cả nước, theo đó “Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: nông nghiệp 15-16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%” [15, tr.188].

Về mục tiêu chiến lược đã được cụ thể hoá thành mục tiêu của ngành thông qua các chỉ tiêu kinh tế và tốc độ tăng trưởng, càng thấy rõ quyết tâm của toàn Đảng bộ thành phố trong việc tăng cường đầu tư cho du lịch từ cơ sở vật chất đến bộ máy, nhân sự, nâng cao nguồn thu từ dịch vụ du lịch nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp trên địa bàn do chính tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, đồng thời tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác trên địa bàn thành phố. Thực hiện được mục tiêu trên cũng chính là điều kiện để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố và hoàn thành được nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng đã giao trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ 19 (2005-2010). Trong đó xác định rõ: “Đầu tư phát triển du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, tạo nền tảng để phát triển mạnh các ngành dịch vụ sau năm 2010”.

3.1.2. Tập trung sức lực, trí tuệ và kinh nghiệm tiến hành rà soát lại toàn bộ quy hoạch trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng và xác định mục tiêu của phát triển kinh tế du lịch ở Đà Nẵng đúng với tầm vóc chiến lược của ngành, trong cơ cấu kinh tế Thành phố Đà Nẵng:

Để thực hiện trọng trách nặng nề trên, trước hết đòi hỏi toàn ngành du lịch phải thực sự đoàn kết, tập trung cao độ trí tuệ và bản lĩnh đánh giá đúng thực trạng hoạt động trong những năm qua. Đây là một việc làm đòi hỏi sự nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc và đầy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và hoạt động trong ngành. Bởi hơn ai hết, đây là những người phải nhận thức đúng vị trí của du lịch Đà Nẵng trên bức tranh hiện thực chung của toàn ngành Du lịch Việt Nam và trong khu vực miền Trung với đầy đủ tiềm năng cùng thách thức trước yêu cầu và nhiệm vụ mới. Đánh giá đúng thực trạng về sự tụt hậu của hoạt động du lịch so với các vùng miền trong khu vực và cả nước đồng thời xác định đúng mức về lợi thế tự nhiên, văn hóa, xã hội... của thành phố, sẽ là tiền đề cho việc hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà Nẵng xứng với vị trí chiến lược là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố. Hướng tới thực hiện thành công mục tiêu chiến lược đã đặt ra, vì sự phát triển một cách đồng bộ và bền vững của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng.



3.1.3. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh tạo ra sản phẩm mới. Có cơ chế thu hút nhân lực để tạo ra một bộ máy mang tính chuyên nghiệp cao đủ sức vận hành toàn bộ guồng máy dịch vụ du lịch trên địa bàn, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Đà Nẵng trong xu thế phát triển chung của khu vực và cả nước, hướng tới hội nhập với du lịch thế giới.

Từ những chỉ đạo mang tầm vĩ mô đã được cụ thể hóa bằng mục tiêu: Năm 2010 ngành du lịch Đà Nẵng đón 2 triệu du khách, trong đó có 800.000 khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa, đạt tốc độ tăng bình quân 15%-17%/năm. Cơ sở vật chất đồng bộ với hơn 10.000 phòng. Tổng doanh thu 1.500 tỷ VND, tốc độ tăng doanh thu bình quân 13%-14%/năm. Cho thấy phương hướng chủ yếu của ngành là nhằm tới việc nâng cao không ngừng chất lượng các dịch vụ du lịch, tạo sức thu hút của Đà Nẵng ngày một tăng với du khách. Đặc biệt là tạo ra cho được những sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù của Đà Nẵng, thông qua việc xây dựng hệ thống các cơ chế chính sách ưu việt và tổ chức thực hiện tôt các cơ chế đó, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và trí tuệ toàn xã hội cho phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố. Đưa Đà Nẵng lên đúng vị thế là một Trung tâm Du lịch của miền Trung và của cả nước, vững vàng bước vào hội nhập với du lịch quốc tế.



3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ chính trị đã được đề ra cho hoạt động của ngành trong giai đoạn mới, cần thực hiện nhiểu giải pháp mang tính tích cực đồng bộ và được duy trì thường xuyên, theo từng giai đoạn, thông qua đó tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra các nhiệm vụ phải giải quyết trong thời gian tiếp theo. Có thể nêu một số giải pháp chủ yếu sau:



3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch đầu tư phát triển du lịch theo hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững:

Đây là công tác mang tính chỉ đạo vĩ mô của những người làm công tác quản lý ngành kinh doanh du lịch. Thực tế nhiều năm qua, Đà Nẵng chưa thực sự nhận thức đầy đủ về công tác này mặc dù theo báo cáo thì công tác quy hoạch và triển khai các dự án đầu tư du lịch đã có những khởi sắc bước đầu. Hiện nay các dự án du lịch tập trung quá nhiều ở ven biển nhưng chỉ đơn cử ở một khía cạnh về bảo đảm an toàn kinh doanh mùa mưa bão cho các dự án nếu được triển khai thực hiện, chúng ta sẽ vấp ngay một trở ngại lớn: đó là thiếu hẳn quy hoạch một vệt che phủ bảo vệ bằng dương liễu cách bờ biển từ mép nước lên tối thiểu 500 đến 1000m. Các bờ biển của Đà Nẵng sau khi được chỉnh trang thì gần như toàn bộ rừng dương bị tàn phá trụi, chỉ trơ ra bãi cát trắng, nhất là vệt du lịch Sơn Trà-Điện Ngọc hay Thuận Phước -Liên Chiểu lên đến phía Nam chân đèo Hải Vân. Đây có thể là một sai lầm mà nhiều năm sau mới có thể khắc phục nổi và chính điều đó khiến các nhà đầu tư hết sức lo ngại cho việc đầu tư các cơ sở vật chất để kinh doanh ở khu vực này. Sự tác động nghịch của quá trình đô thị hoá mà trong đó có phần trách nhiệm của những người tham gia làm quy hoạch du lịch tại Đà Nẵng, đã để lại một trở ngại lớn khi làm mất đi vành đai cây xanh bảo vệ cho chính sự an toàn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ở xứ sở của mưa bão thường niên. Do vậy, cần nghiêm túc và khẩn trương điều chỉnh bổ sung cho quy hoạch đất và các khu điểm lập dự án phát triển du lịch ở Đà Nẵng, để trả lại cho du lịch biển Đà Nẵng những tiềm năng vốn có của nó, đồng thời giúp những nhà đầu tư yên tâm đến với những dự án phát triển dịch vụ du lịch mang tính khả thi hơn.

Ở góc nhìn khác cũng từ vấn đề xem xét lại quy hoạch, công tác lập kế hoạch đã khó, việc bảo vệ quy hoạch đã được duyệt đó càng đòi hỏi nhiều năng lực và bản lĩnh của người làm công tác này. Không nên vì mối lợi trước mắt mà sẵn sàng “xẻ thịt” phần đất đã được quy hoạch cho dự án, vừa làm phá vỡ không gian quy hoạch chung, vừa để lại hậu quả khó lường cho chính việc triển khai các dự án thành phần trong tương lai. Đây là tồn tại không chỉ riêng có ở thành phố Đà Nẵng mà các tỉnh thành trong cả nước đều đã và đang diễn ra. Tuy nhiên, đối với một đơn vị hành chính có diện tích đất không rộng, chỉ với trên 1.256,5 km2, trong đó đất cho 06 quận nội thành gồm Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ chỉ có 244,1 km2, còn lại là hai huyện ngoại thành Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa: 1.012,4 km2. Tính theo cơ cấu thì đất phục vụ dân cư nội thị chỉ chiếm chưa đến 20 % trên tổng số đất tự nhiên, đất cho nông nghiệp chiếm 56,29% và đất đảo và bán đảo là 24,27%. Trong điều kiện như vậy, để triển khai công tác quy hoạch đất giành cho phát triển ngành dịch vụ là rất cần thiết bởi yêu cầu của sự tăng trưởng dịch vụ du lịch gắn bó mật thiết với thị trường dân cư đô thị, nếu phá vỡ quy hoạch theo tư duy “phân lô” như hiện tại, thì đứng về về góc độ phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã tự kìm hãm sự phát triển của chính ngành du lịch. Nhiều nhà kinh tế học đã cảnh báo điều này trước đây nhiều thập kỷ, và những cảnh báo đó dã phần nào trở thành hiện thực khi bắt tay vào triển khai một số dự án theo quy hoạch, nhưng có lẽ do nhiều bức xúc phải giải quyết mang tính cấp thiết trước mắt mà thành phố Đà Nẵng vẫn tiếp tục cấp phép những công trình nhỏ lẻ, manh mún ngay tại các khu đã quy hoạch là vệt du lịch ven biển. Do vậy, trách nhiệm của ngành du lịch cần phải được chứng minh từ ngay chính việc làm cần thiết trước mắt là phải bảo vệ các vùng đã được quy hoạch thuộc vùng đất độc quyền giành cho phát triển du lịch biển. Nếu xác định kinh tế du lịch là mũi nhọn trong cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố thì việc giành cho ngành 1.893 ha đất trên 13 quy hoạch cho du lịch không phải là nhiều, bởi chúng ta cũng hiểu rằng trong đó trên 60% đất phải dành cho cơ sở hạ tầng, đường giao thông, cây xanh... và tính chất hiện thời của đất thuộc quy hoạch. Nếu tính trên tổng quỹ đất của thành phố thì nó chỉ mới chiếm khoảng chưa đến 8% và đây là con số rất nhỏ bé.

Đến đây xin nhấn mạnh tính chất hiện thời của đất cũng đang trở thành yếu tố quan trọng, thậm chí quyết định đối với một dự án du lịch được triển khai. Bởi có một nghịch lý hiện tồn tại là tuy đã có quy hoạch đất cho phát triển dự án du lịch đã được công bố, nhưng thực tế trên đất đó các xí nghiệp công nghiệp như Công ty Cao su Đà Nẵng, Công ty Dược phẩm Trung ương 5... đang hoạt động, hoặc các khu dân cư đang sinh sống... mà chưa giải toả được. Điều này đã và đang thực sự cản trở việc triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.



Một điều kiện nữa cũng mang tính đặc thù của ngành du lịch là các cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ phải đạt được những yêu cầu tối thiểu về diện tích cây xanh, cảnh quan, sân bãi đậu đỗ xe..., mới đảm bảo hệ số tiêu chuẩn sao hạng mà cơ sở đó có thể được công nhận,sau khi đã được đầu tư xây dựng. Phần lớn các khách sạn ở Đà Nẵng hiện nay, mặc dù có trên 30 có sở được công nhận là đạt từ 1 sao trở lên, nhưng trên thực tế chỉ có hai dịch vụ chủ yếu là lưu trú và ăn uống thuần tuý. Ngoài ra, không thể phát triển được các loại hình dịch vụ khác, chưa nói đến không có nơi đậu đỗ xe rất bất tiện cho khách. Nếu có cố gắng cũng chỉ có thể nâng cấp buồng phòng cho khách về những tiện nghi sinh hoạt tối thiểu, không thể cải thiện hơn được. Nói vậy để chúng ta thấy thêm tầm quan trọng của việc giữ gìn quỹ đất vốn đã rất eo hẹp của thành phố dành cho ngành du lịch hiện nay là rất cần thiết. Đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp Đà Nẵng có thể kêu gọi được các nhà đầu tư thực sự vào đầu tư các cơ sở cho ngành mà không để cho họ phải lo ngại về triển vọng thu hồi vốn trong tương lai. Đồng thời, đó cũng chính là điều giúp cho ngành du lịch Đà Nẵng sẽ có được các sản phẩm dịch vụ du lịch mới, các khu điểm du lịch có đẳng cấp và mang tầm khu vực, đủ sức đón tiếp các đoàn khách lớn mà không buộc phải chuyển khách cho các tỉnh bạn, như hiện nay.

Việc xác định tiềm năng lợi thế của du lịch Đà Nẵng cũng cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc để có hoạch định chiến lược đúng cho hoạt động của ngành. Trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá đúng về mình, về tiềm năng lợi thế cũng như những trở ngại khó khăn của chính mình và kể cả của các đối thủ cạnh tranh giúp cho nhà hoạch định chiến lược có cái nhìn chuẩn mực để từ đó đưa ra thị trường sản phẩm mà khách hàng thật sự cần mà ta có thể cung ứng được. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa và vô cùng quan trọng mà bao năm qua do chịu ảnh hưởng quá sâu của kinh tế bao cấp chỉ huy, không nhìn thấy được. Đã nhiều năm nay, du lịch Đà Nẵng luôn có cái nhìn khá lạc quan về lợi thế so sánh về cảng, biển, núi, sân bay quốc tế...của thành phố so với các tỉnh trong khu vực miền Trung -Tây nguyên và thậm chí trong cả nước. Điều này đúng ở khía cạnh nếu tồn tại trong một nền kinh tế không vận động hoặc trong sự vận động chậm chạp và kém năng động của khu vực và cả nước. Tuy nhiên trong những năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2001-2005, nền kinh tế đất nước có sự chuyển mình mạnh mẽ, trong đó không chỉ riêng Đà Nẵng mà tất cả các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là khu vực du lịch miền Trung - Tây nguyên đã có những bước tiến dài, cả về số lượng và chất lượng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Chỉ riêng Hội An và Huế là hai địa bàn hoạt động liền kề Đà Nẵng, trong những năm qua đã mọc lên hàng trăm cơ sở kinh doanh du lịch với đẳng cấp cao, trong cự ly bán kính chưa đầy 40 km, và với trình độ kết cấu hạ tầng như hiện nay, tuyến đường Non Nước - Hội An và hầm đèo Hải Vân đã hoàn chỉnh thì việc ghé qua một vài điểm du lịch tại Đà Nẵng để tối về nghỉ lại Lăng Cô (Huế) hay Hội An (Quảng Nam) là điều đương nhiên du khách lựa chọn, bởi sự tiện nghi của cơ sở lưu trú ở các nơi đó và hơn thế nữa biển ở Lăng Cô hay Cửa Đại cũng không kém phần thơ mộng so với Mỹ Khê của Đà Nẵng. Như vậy, liệu du lịch Đà Nẵng có còn lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên so với các tỉnh bạn như vẫn thường đánh giá trong các quy hoạch không? Đây là vấn đề cần xem xét lại. Hiện nay Đà Nẵng mới chỉ là “Điểm đến” cho du khách, mà mục tiêu của ngành phải hướng tới là biến Đà Nẵng thành “Điểm dừng”, khi đó mới thực sự coi du lịch Đà Nẵng là ngành mũi nhọn và trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực và của cả nước. Cần phải tiến hành một cuộc thăm dò khảo sát thị trường khu vực hoặc sự đánh giá khách quan của những chuyên gia kinh tế du lịch thực thụ trước khi đi vào triển khai chương trình hành động về phát triển du lịch. Đây là công việc mất nhiều thời gian, nhưng sẽ giúp hiểu rõ nhu cầu thị trường khu vực và quốc tế đối với du lịch Đà Nẵng. Đà Nẵng nằm ở tâm của điểm đến các Di sản văn hoá thế giới tại khu vực miền Trung, nhưng chưa gây được ấn tượng trong mắt du khách, vậy có thể biến đây thành nơi cung ứng các dịch vụ văn hoá giải trí và lưu trú sang trọng với các sự kiện du lịch được tổ chức thường xuyên nhằm tạo không gian cho du khách giao lưu với nhau và với các tầng lớp cư dân khác nhau trong thành phố, tiêu tiền bằng nhiều hình thức như: mua sắm, giải trí, ẩm thực...

Trên cơ sở công tác phân tích, đánh giá tiềm năng du lịch một cách khách quan và khoa học, cần kết hợp chặt chẽ việc dự báo các chỉ tiêu kinh tế, trong đó xác định việc dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng phải hướng tới thị trường khách nào, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều đó đặt ra nhu cầu tổ chức không gian du lịch và kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp và liên quan tới nó là việc đánh giá các tác động của môi trường, đề ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch...

Xung quanh công tác quy hoạch để hướng tới một chiến lược tăng tốc cho phát triển du lịch, cho thấy rằng không chỉ dừng ở những chỉ đạo chung mang tầm vĩ mô mà ta cần nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách khách quan, đánh giá đúng điểm dừng và sự tụt hậu của Đà Nẵng trong những năm qua, đề tìm ra hướng đi đúng cho ngành, có như vậy du lịch Đà Nẵng mới vượt qua được những khó khăn trước mắt và vươn lên thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn tới.

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch; trong đó tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch hiện có đồng thời chú trọng việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới

Nhân tố có ý nghĩa quan trọng tới hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch chính là cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; nó bao gồm toàn bộ trang thiết bị kinh doanh dịch vụ, các phương tiện kỹ thuật chuyên ngành trong các nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển, vui chơi giải trí... kể cả kết cấu hạ tầng như đường giao thông, các phương tiện thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính... nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu du khách trong suốt thời gian họ lưu lại địa phương.

Để đạt được mục tiêu đón 2 triệu khách đến năm 2010, trong đó có 800.000 khách du lịch quốc tế, với thời gian lưu trú trung bình cho mọi đối tượng là 2-3 ngày là mục tiêu không dễ thực hiện bởi điều đó đồng nghĩa với việc cần phải tăng không chỉ về số lượng mà cả chất lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn Đà Nẵng.

Hiện nay Đà Nẵng đang có khoảng 500/2769 buồng và trên 800/5017 giường đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế, chỉ đủ sức đón khoảng 800 lượt khách/đêm, cần phấn đấu có 10.000 phòng đến 2010 là con số rất lớn, nếu với quy mô như khách sạn Furama hiện nay cũng chỉ có trên 180 phòng và 300 giường đạt tiêu chuẩn cấp hạng 5 sao, thì trong thời gian tới Đà Nẵng phải gấp rút hình thành ít nhất cũng khoảng 5 khách sạn có quy mô tương tự như vậy, bên cạnh đó cần có thêm 40 khách sạn với số lượng buồng phòng bình quân 200 phòng/khách sạn, tương đương khách sạn Đà Nẵng và Saigontourant hiện nay, như vậy ta sẽ có thêm một số lượng buồng phòng tương đối đủ đáp ứng được nhu cầu phục vụ du khách.

Và nếu chỉ tính riêng nhu cầu về vốn chuẩn bị cho đầu tư 10.000 phòng quốc tế đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên,chúng ta sẽ thấy cần phải thu hút một lượng vốn đầu tư không nhỏ: Để chuẩn bị cho ra đời khoảng 1000 phòng theo tiêu chuẩn 5 sao như Furama hiện nay, cần một lượng vốn đầu tư trên 150 triệu USD. Ngoài ra với việc đầu tư cho gần 9000 phòng còn lại theo tiêu chuẩn 3 sao trở lên, với định suất đầu tư hiện hành của ngành du lịch: bình quân đầu tư 45.000 USD/phòng, thì chúng ta cần có một nguồn vốn khoảng 405.000.000,00 USD tương đương 6.500tỷ VND đầu tư cho phát triển cơ sở lưu trú cho ngành du lịch Đà Nẵng, và theo đó cần phải có một quỹ đất tương ứng dành cho sự đầu tư đó.

Điều này đòi hỏi ngoài việc phải công bố bản Quy hoạch đầu tư tương đối hoàn chỉnh còn phải đưa ra hệ thống các cơ chế chính sách ưu việt nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn khác nhau cho đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ lưu trú cho du khách tại Đà Nẵng. Đây là một vấn đề không chỉ thuộc trách nhiệm của riêng các nhà hoạt động trên lĩnh vực du lịch mà là trách nhiệm chung của thành phố khi đề ra các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư cho du lịch. Tình trạng phổ biến hiện nay là các dự án đăng ký rất nhiều, nếu tính con số thống kê đã lên đến con số hàng trăm triệu USD nhưng số thực đầu tư vào cho các ngành nói chung rất ít ỏi, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Theo thống kê tính đến tháng 12 năm 2005 tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đà Nẵng: số vốn đăng ký là 482,8 triệu USD cho 80 dự án, nhưng thực tế số vốn thực hiện chỉ là 164,2 triệu USD, chiếm 34% so với số vốn đã đăng ký. Trong đó không có dự án cho phát triển du lịch được thực thi.

Tính trong hàng chục năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng chỉ dừng ở con số 40.285.000,00 USD cho 02 dự án: Khách sạn Furama (40.000.000 USD và nhà hàng Hana Kim Đình: 285.000.USD). Để thu hút cho được trên 550 triệu USD để đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch ở Đà Nẵng trong vòng vài ba năm tới là điều hết sức khó nếu chúng ta không đưa ra được những cơ chế chính sách tốt, mang tính ưu việt hơn hẳn so với các tỉnh trong vùng và cả nước.

Đối với bài toán về vốn, trong những năm gần đây, vốn cho đầu tư phát triển các cơ sở vật chất kinh doanh du lịch từ ngân sách thành phố đã không còn mà chỉ tập trung chủ yếu cho các công trình mang tính phúc lợi công cộng, hoặc dành cho việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, công tác tuyên truyền xúc tiến quảng bá phát triển du lịch, cho xây dựng quy hoạch và các luận chứng khả thi về du lịch sau khi quy hoạch chung đã được duyệt, cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Phần lớn vốn tập trung ở nguồn huy động qua các ngân hàng thương mại và trong năm 2005 bắt đầu thu hút được một số vốn không đáng kể cho ngành từ nguồn đóng góp của các cổ đông trong ngành thông qua cổ phần hoá các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Đối với vốn huy động từ các ngân hàng thương mại: từ nhiều yếu tố khác nhau đối nghịch nên hiện nay đối với nguồn vốn này cả tâm lý người cho vay và người đi vay đều e ngại. Về phía người cho vay là tâm lý không muốn bởi sụ sút giảm trong hoạt động kinh doanh du lịch, khả năng chi trả lãi vay đến hạn không thực hiện được,... Về phía người đi vay còn khó khăn hơn bởi rất nhiều thủ tục nặng nề nhưng vốn vay được đầu tư chiều sâu,chủ yếu cho cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ được nhà nước cho phép tính khấu hao từ 20 đến 100 năm, nhưng yêu cầu cho vay đều từ nguồn vốn trung và ngắn hạn phải thu hồi trong vòng 8 đến 10 năm, có ân hạn cũng chỉ trong thời gian đang xây dựng cơ bản. Đó là một nghịch lý của bài toán này mà nhiều năm qua chúng ta không giải được. Do vậy, sự đầu tư chắp vá là không tránh khỏi và một xu thế tất yếu là các cơ sở kinh doanh du lịch do doanh nghiệp nhà nước quản lý ngày càng xuống cấp trầm trọng. Việc cho vay từ nguồn này đối với các doanh nghiệp du lịch đã cổ phần hoá càng khó khăn hơn nhiều.

Về huy động vốn ngoài nước: ngành du lịch chỉ có thể huy động nguồn này từ hoạt động liên doanh liên kết hoặc thu hút đầu tư 100% vốn trực tiếp từ các nhà đẩu tư nước ngoài. Trong điều kiện còn thiếu cả vốn liếng và kinh nghiệm quản lý điều hành thì việc tạo ra cơ chế chính sách tốt nhằm thu hút nguồn vốn từ đây là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng trong quá trình đàm phán để tiếp nhận luồng đẩu tư này, ta chấp nhận sự thua thiệt nhưng trong phạm vi cho phép, đó là cả một nghệ thuật đòi hỏi phải qua đào tạo và chuẩn bị kỹ lưỡng từ lý luận và thực tiễn, có như vậy chúng ta mới tạo ra được sản phẩm du lịch mới với chất lượng cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm và bảo đảm được nhu cầu phục vụ khách lâu dài. Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp được miễn giảm thuế đất, được bổ sung thêm giá trị vốn góp vào các hoạt động liên doanh liên kết từ nguồn vốn vay hoặc huy động khác, nhằm nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trên bàn đàm phán và trong Hội đồng quản trị.

Hiện nay có một xu hướng bất lợi trong kêu gọi nguồn vốn này là việc đua tranh khuyến khích đầu tư quá mức ở từng vùng trong khu vực miền Trung - Tây nguyên, đặc biệt là giữa các tỉnh thành có vị trí địa lý liền kề nhau, như Quảng Nam, Huế và Đà Nẵng. Ranh giới về địa lý không phân biệt nhưng do có cơ chế “thoáng” từ việc định giá đất có hệ số cách biệt giữa đô thị và nông thôn, từ sự “phá rào” của địa phương..., và trên hết do yêu cầu bức xúc vì sự phát triển du lịch trên địa bàn của lãnh đạo địa phương và lợi nhuận cho chính nhà tư bản, mà nhà đầu tư có thể chỉ cần lui vào vài trăm mét là có thể được hưởng ưu đãi đầu tư cách biệt (có thể dẫn ví dụ các dự án phát triển khu du lịch Biển tại Điện Ngọc hoặc Hà My - Quảng Nam - cách bãi biển Non Nước - Đà Nẵng không đầy 500m, hoặc Lăng Cô - Huế và Làng Vân ở phía Nam đèo Hải Vân - Đà Nẵng).

Một điều đáng bàn nữa là trong xu thế xã hội hoá nhanh chóng hiện nay đối với ngành dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng, việc huy động vốn cho hoạt động của ngành càng đòi hỏi cần sớm ban hành những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mạnh dạn và yên tâm bỏ vốn ra đầu tư phát triển. Việc thành phố yêu cầu thu tiền sử dụng đất buộc các nhà đẩu tư phải có sự chọn lựa trong quyết định của mình bởi xét trong cơ cấu vốn dự định đưa ra đầu tư số vốn ban đầu đó không phải là nhỏ, có những dự án nếu tính ra số vốn cho đầu tư gần ngang với số vốn phải bỏ ra đề mua đất. Vô hình chung chính yêu cầu đó đã khiến cho khó có thể phân biệt được ranh giới giữa nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch với người đầu cơ. Và điều này gây thêm bất lợi cho Đà Nẵng khi tìm kiếm các đối tác thực sự muốn vào đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch.

Ngoài ra, việc không ngừng nâng cao chất lượng các đoàn xe du lịch và phục vụ dịch vụ vận chuyển khách là công tác cần được chú trọng. Hiện nay Đà Nẵng có thế mạnh về loại hình dịch vụ này, tuy nhiên phải quản lý và giáo dục tốt đội ngũ lái xe bởi đây là lực lượng tiếp xúc đầu tiên và cuối cùng trong hành trình du lịch của mọi đối tượng khách đến Đà Nẵng, do đó chỉ cần một sai sót trong thái độ phục vụ hay việc tính sai giá cước vận chuyển... của lái xe cũng đủ gây ấn tượng không đẹp về Đà Nẵng trong mắt du khách.

Bên cạnh việc tranh thủ các nguồn vốn cho phát triển du lịch, thành phố thể hiện quyết tâm cao trong việc thực hiện công tác trọng tâm: tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai thác có hiệu quả các khu du lịch và sản phẩm du lịch hiện có; trong đó bao gồm các mặt công tác cụ thể:

- Khẩn trương rà soát, phân loại các dự án đầu tư du lịch, qua đó có biện pháp tháo gỡ các khó khăn và có cơ chế chính sách mới để đẩy nhanh việc triển khai và sớm đưa vào một số dự án đầu tư du lịch lớn. Đồng thời chỉ đạo nhanh việc hoàn thành cơ sở hạ tầng đường giao thông, cấp nước, bưu chính viễn thông, sớm đưa bán đảo Sơn Trà vào phục vụ du lịch, triển khai nhanh dự án sân golf Non Nước. Về tổ chức để triển khai công việc một cách có hiệu quả, thành phố đã lập Tổ chuyên trách thúc đẩy các dự án du lịch, mà trước mắt là thành lập Ban Quản lý Khu du lịch Sơn Trà nhằm quản lý và khai thác tốt bán đảo Sơn Trà theo hướng phát triển thành khu du lịch có quy mô và chất lượng cao của thành phố.

- Tiến hành việc quy hoạch và tăng cường công tác quản lý kinh doanh tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, song song với việc củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, thuyết minh viên đang làm việc tại khu du lịch này. Qua nhiều năm thực hiện cơ chế giao hoạt động tại khu vực danh thắng này cho địa phương quản lý đã tăng nguồn thu hàng năm đáng kể cho ngân sách, đây là một chủ trương đúng đắn và đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho địa phương, tuy nhiên việc quản lý nghiệp vụ bảo đảm môi trường kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững theo quy hoạch chung toàn khu vực còn nhiều bất cập. Do đó, ngành cần tăng cường công tác quản lý kinh doanh khu vực này.

Đồng thời, cần chú trọng khai thác phần phía Tây của khu danh thắng; gồm khu vực dành cho hoạt động lễ hội Quan Thế Âm hàng năm, duy trì và thường xuyên nâng cấp hoạt động Lễ hội đã được Tổng cục du lịch công nhận là 1 trong số 15 Lễ hội quan trọng có ý nghĩa hàng năm trong cả nước. Và triển khai thực hiện quy hoạch khu vực du lịch sông Cổ Cò - một sản phẩm du lịch mới mang nhiều nét văn hoá đặc trưng của thành phố Đà Nẵng.

- Nghiên cứu việc mở rộng không gian đối với khu du lịch Bà Nà-Suối Mơ. Tiến hành việc khảo sát và đầu tư cho tuyến đường mới lên Khu du lịch Bà Nà, song song với đó là đề ra hàng loạt các có chế chính sách ưu việt nhằm xã hội hoá nhanh chóng khu du lịch này, tạo ra bước phát triển mới trong giai đoạn 2006-2010 của khu du lịch nhiều tiềm năng này. Đầu tư vào khu du lịch này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của Nhà nước mà phải tổ chức các hoạt động xúc tiến mạnh mẽ thông qua nhiều kênh thông tin, mà liên hoan Du lịch “Gặp gỡ Bà Nà” là một trong những hoạt động thi DN. Thông qua các hoạt động xúc tiến này cần đưa ra các chính sách khuyến khích mang tinh chất thật sự cụ thể và nhất quán, và các chính sách đó thường xuyên cập nhật và hoàn thiện, đồng thời vẫn gắn vào đó là trách nhiệm bảo trợ Nhà nước khi cần thiết, để giúp các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào khu vực du lịch nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít tiềm ẩn của sự rủi ro này.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp xây dựng mở rộng tiến tới đầu tư hoàn chỉnh Khu Văn hoá Du lịch Đà Nẵng, mà trong đó dự án Công viên Nước Đà Nẵng đã được hình thành từ năm 2001, xây dựng nơi đây theo đúng quy hoạch là một Trung tâm giải trí đa chức năng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ nhiều năm qua. Phương thức tiến hành nhanh nhất cũng nên áp dụng tại đây là xã hội hoá các nguồn vốn đầu tư thông qua việc họp báo giới thiệu dự án và tuyên truyền quảng bá kêu gọi đầu tư vào các khu chức năng còn lại của dự án, như kinh nghiệm thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện với những dự án tương tự và đã thành công.

- Xây dựng và hoàn thiện phương án mở cửa đón khách, tổ chức biểu diễn và chiếu phim giới thiệu về văn hoá Chăm - một nét văn hoá đặc thù của khu vực du lịch miền Trung, tổ chức ngay tại Bảo tàng Chăm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Đây là một trung tâm có vị trí lợi thế đã được thành phố chú trọng đầu tư, đã và đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách đến Đà Nẵng.

- Nâng cấp tôn tạo một số di tích, công trình lịch sử, văn hoá, cách mạng, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trong thành phố. Đặc biệt là Di tích thành Điện Hải được xây dựng vào năm Gia Long thứ 12 (1813), Di tích Lăng mộ Tiễu phủ sứ Ông ích Khiêm (1884), Di tích chuông chùa Đà Sơn trên đó có khắc dòng chữ “Niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786)”, Di tích nhà lưu niệm Phan Châu Trinh...

Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư, quản lý và tôn tạo nhằm thu hút du khách đến với các sản phẩm đã hình thành kể trên, thành phố còn tập trung cho việc xây dựng các khu điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, sản phẩm du lịch mới, như:

- Khu du lịch Làng Vân: điểm tham quan hấp dẫn và là nơi nghỉ dưỡng đặc biệt có lợi cho người lớn tuổi nằm sát chân đèo Hải Vân về phía Nam. Đối với khu du lịch này, thành phố áp dụng cơ chế xã hội hoá để khuyến khích đầu tư và trên thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký được đầu tư vào sản phẩm du lịch mới này.

- Tiến hành lập quy hoạch và kêu gọi đầu tư vào khu du lịch Đồng nghệ (Hoà Khương, Hoà Vang). Đây là một vùng du lịch tiềm năng cách thành phố chưa đầy 20 km về phía Tây, nơi đây cảnh trí thoáng đãng và thơ mộng với núi non hùng vĩ và đặc biệt là có suối nước nóng chảy ngầm từ nhiều năm được bắt nguồn từ núi cao, tuy chưa hình thành khu du lịch nhưng đối với dân địa phương thì chỉ với sự hoang sơ của mình, nơi này nhiều năm qua đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

- Để biển thực sự trở thành nơi thu hút du khách, đặc biệt là khách du lịch nội địa, thành phố sẽ xây dựng các bãi biển du lịch thành nơi đạt chất lượng cao, có môi trường cảnh quan sạch đẹp, an ninh, an toàn. Đồng thời sẽ triển khai tại các bãi biển những dịch vụ và loại hình thể thao giải trí như: lặn, lượn, nhảy dù, lướt sóng, mô tô lướt sóng... bên cạnh những nhà hàng ẩm thực đặc sản biển có chất lượng cao và giá cả phải chăng phục vụ khách.

- Đầu tư xây dựng một số khách sạn tầm cỡ và đạt chuẩn từ 4 đến 5 sao tại trung tâm thành phố, song song với việc cho phép xây dựng các cao ốc, văn phòng cho thuê và siêu thị lớn... nhằm tạo ra chuỗi các khu cao ốc với dịch vụ liên hoàn, vừa làm thay đổi bộ mặt đô thị thành phố đồng thời biến đây trở thành cụm các vệ tinh phục vụ cho lợi ích của các nhà đầu tư và cho du khách.

- Hoàn chỉnh và đưa vào khai thác tuyến du lịch tham quan thành phố và các khu du lịch trong vùng phụ cận như Cù Lao Chàm (Hội An) Lăng Cô Bạch Mã (Huế) hay Đường Trường Sơn huyền thoại... với chương trình phong phú, đa dạng, thậm chí có bán lẻ các tour để tiện lợi cho nhu cầu các đối tượng khách.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển mô hình du lịch làng quê, du lịch dã ngoại hay phục hồi các làng nghề truyền thống như: Đá mỹ nghệ Non Nước, dệt lụa Duy Xuyên, Làng quê Hoà Xuân, Nam Ô, Hoà Bắc... nhằm tôn vinh các làng nghề truyền thống của địa phương, tạo sự giao lưu và gây ấn tượng về đất nước, con người miền Trung với du khách nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan học hỏi và khám phá của du khách.

- Tạo cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển các dịch vụ mà Đà Nẵng có thế mạnh nhất là ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí về đêm, du lịch công vụ, hội nghị hội thảo cấp quốc gia và khu vực... nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Tập trung sức lực và trí tuệ tập thể của các ngành chức năng trong toàn thành phố để quy hoạch cho được Khu phố đi bộ, các chợ Đêm, các Trung tâm mua sắm, khu bán hàng lưu niệm, khu giải trí hiện đại với quy mô lớn và các nhà hàng ăn uống với chất lượng cao ngay tại trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách đến với thành phố có thể hưởng thụ các dịch vụ mà không mất nhiều thời gian, đồng thời cũng tạo cho khu phố này một bộ mặt đô thị buôn bán sầm uất và văn minh hiện đại.



3.2.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng

Bước vào những năm đầu hoạt động trong nền kinh tế thị trường, du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập hiện nay và nhất là khi chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến các hoạt động quảng bá chiến lược để tìm kiếm và khai thác khách càng là vấn đề cần thiết và cấp bách. Trước hết, cần đề ra được các chiến lược và giải pháp thiết thực cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển thị trường du lịch Đà Nẵng theo kịp với thị trường khu vực và trong nước. Rồi từ đó lần ra thị trường quốc tế. Phải đi từng bước như vậy bởi khả năng vốn cho công tác này không có, nhân lực cũng thiếu và kinh nghiệm còn mỏng. Trên cơ sở phân tích thị trường trong nước và dự báo xu hướng khách đến từ các nước thông qua công tác dự báo của ngành để có chính sách thích ứng và một chiến lược quảng bá phù hợp với từng thị trường, phát huy lợi thế cạnh tranh của Đà Nẵng để có các giải pháp khả thi, tránh lãng phí và tốn kém trong công tác xúc tiến. Cụ thể:

- Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch Đà Nẵng trong những năm đến, trong đó trọng tâm là tổ chức quảng bá mạnh mẽ bãi biển Đà Nẵng nhằm tạo dựng hình ảnh của 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh (do Tạp chí Du lịch quốc tế Forber bình chọn). Song song với đó là việc xây dựng chính sách thị trường tốt, trong đó phải phân loại thị trường theo khu vực, xác định thị trường chính yếu, thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng để có sự đầu tư thoả đáng cho các dịch vụ cung cấp theo đặc điểm tâm lý, thị hiếu của du khách. Cần hết sức quan tâm đến thị trường khách du lịch nội địa bởi thực tế trong những năm qua Đà Nẵng đã đón một lượng khách nội địa rất lớn đến tham quan du lịch và trong tương lai sẽ đón khoảng 1,2 triệu này vào năm 2010, gần gấp rưỡi dân số thành phố hiện nay. Và nhu cầu của đối tượng này cũng như khả năng thanh toán cho các tiện nghi và chất lượng phục vụ không kém khách du lịch quốc tế.

- Xây dựng kế hoạch duy trì, phát triển các tuyến đường bay quốc tế hiện có và xúc tiến các đường bay quốc tế mới từ các nước Nhật, Trung Quốc trực tiếp đến Đà Nẵng.

- Đẩy mạnh xúc tiến du lịch đường biển, đưa Cảng Đà Nẵng trở thành điểm đến thường xuyên của các hãng tàu du lịch quốc tế, đẩy mạnh các tour du lịch đường bộ đến Đà Nẵng qua tuyến hành lang Đông - Tây.

- Triển khai các chương trình quảng bá du lịch Đà Nẵng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành xuất bản các ấn phẩm, tập gấp, trang Website, phim du lịch, tạp chí du lịch, quầy thông tin du lịch về lịch sử văn hoá, di tích, danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc, các làng nghề, lễ hội... Trong đó đặc biệt chú trọng việc lồng ghép các chương trình tuyên truyền quảng bá du lịch với giáo dục du lịch toàn dân, bằng nhiều hình thức phong phú và sự kết hợp chặt chẽ với các thành viên trong hệ thống chính trị, mà trước hết là trong toàn Đảng bộ, trong các cơ quan quản lý nhà nước, trong đội ngũ lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp... làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về du lịch trong cộng đồng. Cần tuyên truyền quảng cáo hình ảnh sản phẩm du lịch một cách cụ thể để có tác dụng kích thích trực tiếp vào lợi ích của du khách, mặt khác cần tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cư dân thành phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, có ý thức giữ gìn môi trường cảnh quan các khu điểm du lịch... gắn với đó là lợi ích trực tiếp của mỗi người dân trên địa bàn có những hoạt động dịch vụ sầm uất, như cách mà Hội An (Quảng Nam) đã làm.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch xúc tiến khai thác thị trường nhằm thu hút nguồn khách trực tiếp, đặc biệt là các khách đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật và các thị trường truyền thống như Pháp, Châu Âu, Mỹ... Đây là một công tác không đơn giản bởi lâu nay Đà Nẵng chỉ đóng vai trò một trung gian chuyển khách của hai đầu, do hạn chế về nhiều mặt mà trong đó chủ yếu hai yếu tố tài chính và con người cho xúc tiến tìm nguồn khách trực tiếp là hết sức mỏng và yếu, kể cả tìm nguồn khách du lịch nội địa. Vậy để làm được điều này cần phải có sự đầu tư trước hết là từ phía nhà nước, mà ở đây là chính quyền Thành phố Đà Nẵng và Tổng cục Du lịch Việt Nam, phục vụ cho chương trình xây dựng du lịch trở thành mũi nhọn của kinh tế thành phố và vai trò động lực cho sự phát triển. Không thể có chương trình kinh tế khả thi nếu nó không được nuôi dưỡng bằng nguồn kinh phí nhất định. Đặc biệt là đối với hoạt động quảng bá du lịch. Bên cạnh sự động viên tinh thần, những nhà hoạt động du lịch rất cần sự hỗ trợ vật chất cần thiết cho công tác xúc tiến giới thiệu du lịch thành phố tới thị trường nguồn khách. Ngoài ra, việc hỗ trợ thông qua các Hội chợ thương mại, các hoạt động của những đoàn công tác từ thành phố Đà Nẵng ra các tỉnh bạn hoặc đến các nước... cũng hết sức cần thiết tác động tới thị trường khách cho du lịch.

- Nâng cao nhận thức trong các ngành các cấp về vai trò động lực trong nền kinh tế của phát triển du lịch là điều hết sức cần thiết nhằm phối hợp sức mạnh và lợi thế của mọi lực lượng làm thông tin đối ngoại cho ngành du lịch, mặt khác tranh thủ sự giao lưu hợp tác quốc tế của các ngành để tuyên truyền quảng bá về đất nước, con người và những tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng.

- Ngoài ra việc thành phố thiết lập đại diện ở các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số nước như Nhật Bản... trong thời gian qua cũng là điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến các hoạt động quảng bá về du lịch Đà Nẵng, mà các doanh nghiệp cần tranh thủ nắm bắt cơ hội đó để tìm kiếm lợi thế phát triển cho chính mình.

- Tính liên kết vùng miền cũng đóng vai trò rất quan trọng cho hoạt động này, và càng có nhiều lợi ích về kinh tế khi chúng ta chưa đủ sức vươn ra tìm kiếm khách trực tiếp. Ngành du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với du lịch Huế, Quảng Nam tham gia các đoàn dự hội chợ quốc tế thông qua việc chung nhau tổ chức gian hàng “Hành trình di sản” ở Đức, Pháp... hoặc tham gia đứng chung trong gian hàng của Vietnamtourist được tổ chức thường niên ở các sân chơi du lịch quốc tế.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động xúc tiến du lịch. Đây là một trong những giải pháp có ý nghĩa chiến lược đối với du lịch, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xu thế hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức và của công nghệ thông tin cho phép chúng ta thiết lập hệ thống dữ liệu chuyên ngành không chỉ trong nước mà với toàn cầu. Thông qua những thông tin du lịch thường xuyên cập nhật trên mạng, các cơ sở kinh doanh có thể thực hiện việc trao đổi và quảng bá về sản phẩm du lịch cần chào bán cho khách hàng và ngược lại khách hàng có thể đưa ra những yêu cầu về dịch vụ chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Do vậy, trước hết ngành du lịch và sau đó là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hoặc thành phố giúp đầu tư vào các hoạt động đào tạo và chuyển giao công nghệ thông tin, vào việc áp dụng hệ thống quản lý dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế... Đồng thời, tranh thủ mọi cơ hội để nhận được sự hỗ trợ về trang thiết bị kỹ thuật, kinh nghiệm của mọi cơ quan tổ chức và cá nhân... áp dụng vào công tác quản lý và hoạt động của ngành du lịch.

- Xây dựng nhiều điểm thông tin du lịch cho du khách trên địa bàn thành phố, chú trọng đầu tư cho các chương trình phát sóng về du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mở chuyên mục thường xuyên phát sóng giới thiệu về du lịch Đà Nẵng trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương trên địa bàn. Nâng cao chất lượng hoạt động và mở rộng mạng lưới phát hành của Tạp chí du lịch và Bản tin nhanh du lịch Đà Nẵng, do Sở Du lịch quản lý.

- Nắm bắt kịp thời các sự kiện văn hóa, lịch sử và các sự kiện có liên quan đến các thị trường khách trọng điểm để tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các hoạt động phù hợp, đồng thời cũng nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện của đội ngũ làm công tác này trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các Lễ hội mang tính đặc trưng cho Đà Nẵng: như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quan Thế Âm, Lễ hội các đình làng truyền thống... các sự kiện mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm, sự kiện hình thành núi Ngũ Hành, Bãi tắm Tiên sa... để từ đó gắn kết với việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, các hoạt động văn hóa thể thao, các Gala ẩm thực... nhằm giới thiệu quảng bá cho du khách về thế mạnh của du lịch Đà Nẵng. Trong điều kiện chưa đủ lực để tự đứng ra tổ chức các sự kiện, ngành nên phối hợp với các ngành kinh tế khác tổ chức giới thiệu về du lịch thông qua hoạt động xúc tiến của các Hội chợ thương mại, các Hội nghị hội thảo chuyên ngành kế hoạch, công nghiệp, thủy sản, văn hóa... trên địa bàn.

- Tiếp tục nâng cao không ngừng chất lượng và ổn định giá cả dịch vụ trong phục vụ và chào bán các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch.Căn cứ tiêu chuẩn định mức thống nhất trong toàn ngành do Tổng cục Du lịch ấn hành, hàng năm Sở du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với một số ngành chức năng có liên quan tiến hành phân loại định hạng các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, và cho thực hiện khung giá nhất định theo tiêu chuẩn được xác định. Giá này được cơ sở kinh doanh niêm yết công khai tại quầy thu ngân và được thông tin rộng rãi trên trang Webside của toàn ngành và đồng thời ngành phải có những biện pháp chế tài việc cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ các cơ sở kinh doanh cùng địa bàn hoặc ép giá dịch vụ làm thiệt hại đến khách hàng. Đây là việc làm mà nhiều năm nay ngành chưa triển khai được, thị trường giá cả dịch vụ bị thả nổi ngoài tầm kiểm soát của quản lý nhà nước nên một mặt hạn chế chức năng hoạt động của chính cơ quan quản lý, đồng thời gây thiệt hại làm ảnh hưởng lớn đến nguồn khách và giảm sút nguồn thu của ngành du lịch.



3.2.4. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch, cải thiện môi trường tự nhiên xã hội, bảo đảm phát triển du lịch phát triển mạnh và bền vững

- Trước hết cần xây dựng phương án bảo đảm môi trường du lịch bằng các biện pháp kiên quyết và triệt để, thông qua việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, khai thác và sử dụng hợp lý có hiệu quả các tài nguyên du lịch vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố.

- Đánh giá toàn diện và khách quan tiềm năng tài nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xã hội) để xây dựng hệ thống quản lý nguồn tài nguyên đó. Thường xuyên theo dõi các biến động và đặc biệt là tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất và môi trường cảnh quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch, để có giải pháp kịp thời xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng cùng xử lý.

- Tăng cường các biện pháp quản lý môi trường kinh doanh dịch vụ trọng điểm, chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch, chú trọng công tác kiểm tra việc xử lý chất thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ khách sạn và nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu, masage, các khu du lịch Bà Nà, Suối Lương, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà...; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch và cơ quan quản lý du lịch cùng cộng đồng xã hội tham gia bảo vệ, gìn giữ và làm sạch môi trường du lịch. Đồng thời, kết hợp việc lồng ghép các chương trình giáo dục ý thức cộng đồng trong phòng chống các tệ nạn xã hội, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường cảnh quan, trong đó có môi trường cảnh quan phục vụ du khách, cho mọi thành viên trong cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Thực hiện hiệu quả nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch và kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch, đồng thời vẫn quan tâm đúng mức đến việc bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và an toàn tuyệt đối về tình mạng và tài sản cho du khách.

3.2.5. Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và hợp tác, liên kết trong hoạt động du lịch

- Tiếp tục hoàn chỉnh công tác quy hoạch cán bộ. Việc bổ nhiệm, đề bạt và đào tạo cán bộ làm du lịch phải dựa trên năng lực, tâm huyết với nghề du lịch. Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch (hướng dẫn viên, quản trị nhà hàng, khách sạn...). Tổ chức trang thông tin về nhu cầu lao động cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, tổ chức giao lưu giữa các chủ doanh nghiệp du lịch với học sinh sinh viên các trường có khoa đào tạo nghề du lịch như: ngoại ngữ, văn hóa, lịch sử, kinh tế và du lịch... thông qua đó tạo cơ hội việc làm cho lực lượng đã qua đào tạo. Đồng thời, doanh nghiệp có thể đặt hàng cho các cơ sở có chức năng giáo dục đào tạo về số lượng và chất lượng đội ngũ làm du lịch trong tương lai, tạo ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp - nhà trường và lao động, hướng đến việc kế hoạch đào tạo sát đúng với nhu cầu thực tiễn hơn.

- Tổ chức việc đào tạo lại đội ngũ lao động thông qua việc tiến hành các hội thi nghiệp vụ như thi đầu bếp giỏi, thi nhân viên phục vụ nhà hàng, thi kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ cho đội ngũ tiếp tân và thi kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, sự hiểu biết về văn hóa, địa lý và các tuyến điểm du lịch, tìm hiểu thị trường... của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Để từ đó tìm ra những nhân tố tích cực có khả năng thực sự phục vụ lâu dài cho ngành đồng thời tạo ra đội ngũ chuyên viên giỏi kế cận cho các thế hệ đàn anh trong các lĩnh vực hoạt động của ngành.

- Liên kết với các trường dạy nghề du lịch ở Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đào tạo nghề và gửi đi đào tạo nghể ở các nước nhằm bồi dưỡng tay nghề và nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong ngành. Đồng thời, do tính chất và đặc điểm nghiệp vụ và công việc dịch vụ phục vụ nên cần đa dạng hóa công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức; có thể đào tạo tại chỗ, đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn, đào tạo trong và ngoài nước... Đặc biệt, trong xu thế hiện nay khuyến khích xã hội hóa công tác đào tạo tay nghề là một giải pháp rất cần thiết cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Nó tạo khả năng giải bài toán về lãng phí trong công tác này đối với chủ doanh nghiệp và người được đào tạo, và tạo ra sự thích ứng cao với thị trường việc làm cho người trong độ tuổi lao động.

- Triển khai xây dựng trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng nhằm đạt mục tiêu chuyên nghiệp hoá nguồn nhân lực du lịch thành phố, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng và miền Trung trong tương lai, bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn đầu tư của các nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển. Nếu được như vậy, chúng ta sẽ có cơ hội vừa tranh thủ được nguồn đầu tư nước ngoài vừa tạo điều kiện cho công tác đào tạo nghề một cách bài bản theo đúng chuẩn mực quốc tế, hạn chế được những vướng mắc hiện nay của chính các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành trong khối các trường dạy nghề du lịch ở hai miền.

- Coi trọng công tác hợp tác quốc tế, tranh thủ thêm các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng hoạt động tư vấn phát triển du lịch. Hiện nay trong hệ thống giáo dục của ta, kể cả chuyên ngành du lịch, cũng chưa coi công tác tư vấn phát triển du lịch như một bộ môn chính, mặc dù đối với ngành đây là việc làm trước tiên hết sức cần thiết và quan trọng, nó giúp định hướng phát triển và quy hoạch lâu dài cho một vùng, miền du lịch, giúp cho việc bảo tồn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các tài nguyên du lịch. Lĩnh vực này trên thế giới thường tập trung các chuyên gia đầu ngành nhiều kinh nghiệm và đã được đào tạo chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn tham gia. Tuy nhiên, ở ta công tác này thực sự chưa được coi trọng và vì vậy rất nhiều quy hoạch không mang tính khả thi, gây nên sự lãng phí rất lớn cả về tiền của và công sức của nhà nước.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các chuyên gia, các nhà quản lý đang làm việc trong các công ty liên doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố nhằm trao đổi những kiến thức thực tế, kỹ năng, kinh nghiệm trong nghề và thông qua đó giúp cho đội ngũ những người làm công tác quản lý và kinh doanh du lịch cập nhật thông tin, tự rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho chính mình.

- Khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách ưu đãi và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp mình thông qua cạnh tranh lành mạnh, tạo dựng thương hiệu và đặc biệt là có chính sách tiền lương thỏa đáng cho người lao động, Hiện nay tại Đà Nẵng có điều kiện làm việc này bởi 100% doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn đã hoàn thành việc chuyển đổi tổ chức hoạt động theo hướng cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty Trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên, Công ty liên doanh nước ngoài...



3.2.6. Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch

- Trước hết là cần đổi mới trong công tác xây dựng quy hoạch du lịch, coi trọng việc khuyến khích các nhà đầu tư triển khai dự án theo quy hoạch đã được duyệt, cơ chế chính sách thật sự thông thoáng song song với các biện pháp chế tài ràng buộc chặt chẽ, không để tình trạng chiếm đất chờ bán dự án mà không thực sự muốn đầu tư như hiện nay.

- Đổi mới và cải tiến mạnh mẽ hơn các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế, nhất là các giấy tờ mang hàng hóa tiểu thủ công mỹ nghệ qua cảng, sân bay. Điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế cần sửa đổi gấp mà chỉ trừ các loại hàng quốc cấm.

- Tăng cường thông tin du lịch trên các nhà ga, sân bay, cảng biển và tạo điều kiện hỗ trợ tài chính để duy trì các hoạt động trên có hiệu quả trong thời gian dài. Thống nhất các biển báo chỉ dẫn đường phố, nơi dành cho người đi bộ, hệ thống đèn báo hiệu tại các trục đường giao thông trong thành phố, nơi công cộng... tiện cho du khách trong chương trình tham quan.

- Nêu cao vai trò quản lý ngành trong hoạt động kiểm tra giám sát các cơ sở kinh doanh thông qua việc quản lý giá, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra việc bảo đảm môi trường kinh doanh, chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các khu, điểm, cơ sở dịch vụ. Góp phần trực tiếp giải quyết những chồng chéo trong thực hiện chỉ đạo quản lý, tổ chức và bảo vệ môi trường du lịch của các ngành, các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố, tránh những phiền hà và tạo bầu không khí trong lành và an tâm cho các chủ doanh nghiệp đang hoạt động dịch vụ trên địa bàn.

- Phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho khách thông qua hoạt động của các ngành chức năng như: y tế, công an và lực lượng dân phòng của từng địa bàn hoạt động với cơ sở kinh doanh dịch vụ. Thực hiện nghiêm túc quy định bắt buộc mua bảo hiểm đối với khách du lịch của các hãng lữ hành và một số đơn vị dịch vụ chuyên vận chuyển khách du lịch.



- Tích cực và chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh mùa bão lũ, thiên tai như cơn bão số 6 hoặc trước đại dịch cúm gia cầm... thông qua việc miễn giảm thuế, giãn nợ vay ngân hàng, hỗ trợ vốn cho phục hồi sản xuất kinh doanh thông qua hình thức bảo lãnh cho vay có thời hạn một số vốn nhất định hoặc bằng nhiều hình thức khác, tạo sự gắn kết trong cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển dịch vụ trên địa bàn, đồng thời cũng tạo điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh sớm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương về du lịch.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới năng động và cũng tiềm ẩn nhiều bất ổn định về chính trị xã hội, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chung, thì việc du khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng đã khẳng định sức thu hút mạnh mẽ và đầy thuyết phục của thị trường dịch vụ nhiều tiềm năng nhưng cũng đặc biệt an toàn cho du khách của Việt Nam, trong đó có thành phố Đà Nẵng, trung điểm của 5 trên 6 Di sản văn hóa thế giới đã được tổ chức UNESCO công nhận ở nước ta. Việc xác định một cách khách quan, khoa học về lợi thế so sánh và tiềm năng của du lịch Đà Nẵng cùng những khó khăn thách thức sau thời điểm hội nhập WTO có ý nghĩa hết sức quan trọng; nó giúp cho công tác quy hoạch và định hướng phát triển du lịch phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc: phát triển đồng bộ và bền vững, bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế gắn với chính trị, xã hội và môi trường, phát triển có trọng tâm trọng điểm theo kế hoạch và định hướng vào việc tôn tạo và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Để làm tốt công tác đó, phải dựa trên cơ sở đánh giá hết sức khách quan về thực trạng hoạt động và những bước phát triển thiếu tính đồng bộ và bền vững, nếu không nói là sự tụt hậu của du lịch Đà Nẵng trong những năm qua so với khu vực và hai thành phố lớn của đất nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Để từ đó có sự nghiên cứu một cách toàn diện về bức tranh du lịch thành phố Đà Nẵng trong tương lai, xuất phát từ định hướng chiến lược phát triển du lịch vùng miền do Tổng cục Du lịch Việt Nam đề ra và đặc biệt là yêu cầu nhiệm vụ phát triển dịch vụ du lịch trong sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa 2006-2020 được xác định trong Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị. Cần tạo ra sự đột phá trong phát triển du lịch Đà Nẵng mà trước hết phải bắt đầu từ nhận thức và quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân thành phố, tiếp đó là phải đổi mới thực sự hệ thống cơ chế chính sách mang tính ưu việt và đồng bộ cho đầu tư phát triển, cho công tác xúc tiến và quảng bá du lịch, cho công tác đào tạo nguồn nhân lực và nhiều công tác khác, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy du lịch phát triển. Chúng ta đã nói nhiều về quan điểm và cũng rất dễ thống nhất với nhau về quan điểm phải phát triển ngành du lịch, nhưng còn thiếu sót nhiều trong việc định ra cơ chế chính sách mang tính cụ thể và đột phá cho sự phát triển đó. Và trong đó không thể không nhắc đến vai trò cực kỳ quan trọng và quyết định đối với mọi thành công là con người - vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Cần có những con người thực sự tâm huyết, có bản lĩnh, có trình độ nghiệp vụ, có đầy đủ năng lực, phẩm chất chính trị và có quyết tâm cao đưa ngành du lịch Đà Nẵng vươn lên trước mọi khó khăn thử thách, để phát triển xứng với tầm vóc, tiềm năng và lợi thế, xứng đáng là Trung tâm du lịch của miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước trong thập kỷ tới.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Đối với thành phố Đà Nẵng:

- Nhằm tạo cơ sở cho hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện cho được chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới theo hướng du lịch, dịch vụ - thương mại - công nghiệp - nông nghiệp, cần thực hiện một số chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao với quy mô lớn, như các khu du lịch đạt tiêu chuẩn 5 sao, các Trung tâm dịch vụ mua sắm lớn, các Khu vui chơi giải trí hiện đại tầm cỡ khu vực, các dự án sân golf...

- Thực hiện chủ trương tăng quy mô đầu tư cho du lịch hàng năm, trong đó ưu tiên cho công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch, cho công tác nghiên cứu nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới mang tính chủ lực và đặc thù, và cho công tác quy hoạch đào tạo cán bộ làm công tác du lịch.

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch, quan tâm tạo điều kiện trong chỉ đạo sát sao nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và đoàn thể vì một môi trường kinh doanh lành mạnh và an toàn, tránh những chồng chéo và gây phiền hà không đáng có cho các cơ sở kinh doanh phục vụ và cho du khách.



Đối với ngành:

- Cần tích cực và chủ động nghiên cứu đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo các biện pháp quản lý có hiệu quả hoạt động của ngành, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cao nhất. Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch và định hướng phát triển cho du lịch Đà Nẵng, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền Trung và thành phố Đà Nẵng đã được các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước phê duyệt.

- Quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho kinh doanh du lịch, cho công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch, cả thị trường nội địa và quốc tế, mà trước mắt là thị trường khách nội địa.

- Thực sự cầu thị trong việc tạo dựng mối liên kết vùng miền đối với hoạt động kinh doanh du lịch khu vực để cùng nhau phát triển một cách bền vững, đặc biệt là thông qua đó tận dụng ưu thế là trung điểm của các di sản văn hóa thế giới tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tìm kiếm các cơ hội đầu tư và quảng bá cho du lịch Đà Nẵng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO





  1. Lê Duy Anh - Lê Hoàng Vinh (2002), Lược sử Đà Nẵng 700 năm (1306-2006), Nxb Đà Nẵng.

  2. Nguyễn Thái Bình (2003), "Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr. 64.

  3. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 16/10/2006 (khoá IX) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

  4. Nguyễn Mạnh Cầm (2002), "Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.2.

  5. Cục Thống kê Đà Nẵng (2006), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2005.

  6. Lý Phương Duyên (2003), "Vai trò chính sách thuế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam", Tạp chí Thuế Nhà nước, (10), tr. 9-11.

  7. Đảng Bộ Thành phố Đà Nẵng (3/2006), Nghị Quyết Đại hội lần thứ XIX.

  8. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (4/2006), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX.

  9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

  10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

  11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đai biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Hội.

  16. Nguyễn Văn Đính (2003), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch chủ động hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.2.

  17. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

  18. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ, Hà Nội.

  19. Phạm Quang Huy (2004), "Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr. 75.

  20. Quang Lân (2002), "Du lịch Hà Nội: Tiềm năng và giải pháp để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí khoa học Chính trị, tr.28-32.

  21. Nguyễn Quang Lân (2003), "Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi phát triển du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.8.

  22. Đồng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ, Hà Nội.

  23. Nguyễn Thị Thuý Minh (2001), Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, LVCN-1442 chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

  24. Vũ Nam và Phạm Hồng Long (2005), "Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý nhà nước", Tạp chí quản lý Nhà nước, (2), tr. 15-19.

  25. Nguyên Ngọc (2004), Tìm hiểu con người xứ Quảng, Ban Tuyên Giáo Quảng Nam.

  26. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

  27. Trần Nhoãn (2002), "Về hiệu quả kinh tế xã hội của xã hội hoá văn hoá qua hoạt động du lịch", Tạp chí văn hoá nghệ thuật, (4), tr, 13 - 15.

  28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ VII (2005), Luật Du lịch.

  29. Doãn Quang Thiện (1993), Đổi mới cơ chế quản lý ngành du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

  30. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 194/2005/QĐ-TTg ngày 04 tháng 08 năm 2005 về việc phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

  31. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/TTg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

  32. Tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam và các Sở du lịch Khánh Hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng, thành phố HCM...

  33. Tổng Cục Du lịch Việt Nam và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003), Dự án: xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam.

  34. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Một số vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  35. Từ điển du lịch (1984), tiếng Đức, Nxb Kinh tế, Berlin.

  36. Từ điển du lịch, lữ hành, lưu trú và ăn uống (1993), Tiếng Anh, Nxb Butterworth Heinemann.

  37. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2004), Quyết định số 109/2004/QĐ-UB ngày 22/6/2004 của UBND thành phố Đà Nẵng v/v phê duyệt chương trình hành động thực hiện NQ 33 của Bộ Chính trị.

  38. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006), Báo cáo số 63/BC-UBND ngày 24/6/2006) tổng kết tình hình triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2005.

  39. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  40. Dương Thế Vinh (1996), Khai thác tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế, mã số 5.02.05, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương