MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài



tải về 0.69 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.69 Mb.
#194
1   2   3   4   5   6   7

Nguồn: Báo cáo số 63-BC-UBND ngày 24/6/2006

Xu hướng khách đến và đặc biệt là du lịch nội địa tăng nhanh trong những năm qua thể hiện sức hút của thành phố về nhiều khía cạnh: ngoài vị trí là trung lộ của cả nước và có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, có thể nói kể từ khi trở thành đô thị loại I trực thuộc TW, thành phố Đà Nẵng nổi lên như một điểm sáng về công tác quy hoạch, về tốc độ triển khai công tác giải toả đền bù, về cải cách các thủ tục hành chính thể hiện ở hầu hết các cơ quan công quyền từ UBND các cấp đến các Sở ban ngành trong toàn thành phố, về xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị, về quyết tâm xây dựng thành phố với khẩu hiệu “5 không” và “3 có”... nhờ đó đã thu hút một lượng lớn khách trong nước đến Đà Nẵng tham quan và học tập.



Thứ hai: Du lịch góp phần tăng thu ngân sách địa phương và thúc đẩy các ngành kinh tế cùng phát triển:

Du lịch còn mang đặc điểm là một ngành kinh tế mang tính đa ngành nên doanh thu chuyên ngành du lịch tăng trong những năm qua tất yếu dẫn đến thu nhập xã hội cũng tăng theo tương ứng. Căn cứ thống kê mức đóng góp vào sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn của các ngành dịch vụ, chúng ta có thể thấy rằng phát triển du lịch kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: thương nghiệp bán lẻ, giao thông vận tải, tài chính tín dụng, y tế, văn hoá thể thao, thuế xuất nhập khẩu...



Bảng 2.9: Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn(theo giá thực tế)

Đơn vị tính: Tỷ VND

Chỉ tiêu

2000

2002

2003

2004

2005

GDPdịch vụ


2.517

3.310

3.732

4.302

5.140

Thg ngh

923

1.136

1.222

1.377

1.654

Vận tải

350

527

637

907

1.057

Tài chính tín dụng

157

168

234

291

351

Y tế

70

96

107

164

199

Văn hoá

29

42

49

60

76

Thuế XNK,HH,DV

261

332

372

198

192

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2005

Và như trên đã phân tích, cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội của ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm chung dần đạt con số ổn định, theo mức 43,23% (cả nước phấn đấu đến năm 2010 đạt cơ cấu: Nông nghiệp khoảng 15-16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%) - theo các chỉ tiêu định hướng về phát triển kinh tế xã hội chủ yếu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ.



Thứ ba: Du lịch thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt đô thị nhanh chóng.

Du lịch không chỉ có những đóng góp tích cực cho việc làm tăng giá trị GDP trên địa bàn thành phố mà thông qua đó, nó còn góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá thông qua thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống mới trong từng khu dân cư... và đặc biệt là thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương.

Không phải ngẫu nhiên mà thành phố Đà Nẵng chủ trương phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, từ một cơ cấu mang tính truyền thống là Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Đó là kết quả của một quá trình vận động và nghiên cứu để tìm ra bước đi cho phát triển kinh tế thành phố một cách bền vững, căn cứ từ lợi thế so sánh của Đà Nẵng với các vùng miền trong khu vực và vai trò vị trí của thành phố với ý nghĩa là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông - Tây thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, ra biển. Mặt khác, đó cũng chính nhờ kết quả hoạt động và tiềm năng của các ngành kinh tế dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch đóng góp phần quan trọng, mang ý nghĩa như một đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển đồng bộ toàn diện của các ngành, các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.

Thứ tư: Du lịch phát triển đã đóng góp vai trò tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Trong những năm qua, lực lượng lao động được thu hút vào ngành dịch vụ du lịch là rất lớn nhờ khả năng đa dạng hoá các loại hình lao động phục vụ của ngành và do đặc thù là một ngành cần rất nhiều lao động, cả trực tiếp và gián tiếp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một đơn vị hành chính còn có rất nhiều sức ép về lao động và việc làm như thành phố Đà Nẵng.

Theo thống kê về dân số và lao động trên địa bàn thành phố trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của Đà Nẵng, một bộ phận dân cư chuyên sống bằng nghề chài lưới đánh bắt ven sông và làm nông nghiệp ở ngoại vi thành phố đã phải thay đổi nơi ăn chốn ở cùng nghề nghiệp lam lũ trước để bước vào đời sống thị dân. Xét cả về góc độ tự phát hay tự giác thì đây cũng là một quá trình chuyển đổi nghề nghiệp hết sức gian nan và chính đó tạo ra sức ép về lao động và việc làm cho nhà quản lý đô thị phải suy tính một cách thận trọng nhằm tránh những trở ngại trong quá trình phát triển chung của xã hội.

Chúng ta có thể hiểu thêm điều đó qua số chi tiết về dân số và mật độ dân số của Đà Nẵng, số người trong độ tuổi lao động và trình độ dân số ở niên giám thống kê Đà Nẵng 2005 được xuất bản năm 2006, như sau:



Bảng 2.10: Dân số lao động xã hội

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

2000

2002

2003

2004

2005

Dân số 31/12

722.626

747.607

757.270

771.828

790.191


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương