Mở ĐẦu khái niệm cô đặc Mục đích của quá trình cô đặc Các yếu tố kỹ thuật trong quá trình cô đặc 5



tải về 0.62 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2022
Kích0.62 Mb.
#50569
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Kỹ-thuật-thực-phẩm Nhóm-5
[123doc] - cau-tao-giai-phau-mot-so-nong-san

6.3. Thiết bị cô đặc loại màng

6.3.1. Cấu tạo




Hình 3. Thiết bị cô đặc loại màng

  1. Hơi thứ 2. Phòng bốc hơi 3. Hơi đốt 4. Màng chắn 5. Sản phẩm ra

6. Phòng đốt 7. Nước ngưng tụ 8. Bơm 9. Khí không ngưng

6.3.2. Nguyên tắc hoạt động


Kiểm tra thiết bị, hệ thống van và một số bộ phận phụ khác để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.

Hơi đốt đi vào phòng đốt theo cửa số 3 đi phía ngoài ống, dung dịch vào đáy nhờ thiết bị bơm tuần hoàn số 8 và chiếm khoảng ¼ - 1/5 chiều cao ống truyền nhiệt.

Tại buồng đốt, nguyên liệu sẽ đi từ dưới lên, hơi đốt đi từ trên xuống. Ở đây sẽ diễn ra quá trình đối lưu truyền nhiệt giữa dung dịch và hơi đốt làm cho dung dịch sôi lên đến khi đạt nồng độ chất khô theo yêu cầu. Các cấu tử nhẹ bay lên, cấu tử nặng rơi xuống tiếp tục cô đặc. Khi dung dịch đã được cô đặc, sản phảm sẽ đưa ra ở cửa 5. Nước ngưng tụ sẽ được tháo ra ngoài qua cửa tháo nước ngưng số 7, khí không ngưng sẽ được thoát ra ngoài qua cửa số 9.

Hơi thứ của quá trình sẽ đi vào thiết bị ngưng tụ baromet qua cửa số 1 để ngưng tụ các cấu tử do hơi thứ mang theo, khí sạch sau khi ngưng tự sẽ được ưa vào bơm chân không để tạo chân không cho toàn hệ thống.


6.3.3. Ưu, nhược điểm


  • Ưu điểm

- Khi làm việc do vận tốc của màng lỏng lớn nên có hệ sổ trao đổi nhiệt cao.

- Tránh được hiện tượng bám cặn trên bề mặt truyền nhiệt.

- Thiết bị đơn giản, gọn, dễ sữa chữa và lắp ráp.

- Áp suất thuỷ tĩnh nhỏ, do đó tổn thất thủy tỉnh ít.



  • Nhược điểm

- Cần tốn năng lượng để bơm, thường sử dụng khi có độ bay hơi lớn.

- Khó làm sạch vì ống dài, khó điều chỉnh khi áp suất hơi đốt và mức dung dịch thay đổi, không thích hợp đối với dung dịch nhớt và dung dịch kết tinh.

- Khó điều chỉnh khi áp suất hơi đốt và mực dung dịch thay đổi.

- Không thích hợp đối với dung dịch nhớt và dung dịch kết tinh.



6.3.4. Sự cố và cách khắc phục

  • Hơi không đảm bảo: quá trình truyền nhiệt xảy ra lâu hơn, làm cho sản phẩm ra không đảm bảo  Tăng hơi hoặc tăng nguyên liệu vào.

  • Hơi thừa: Gây ra các phản ứng màu, phản ứng cháy, caramen hóa, làm hư hỏng bề mặt truyền nhiệt của các ống truyền nhiệt (làm lẫn lộn các cấu tử hơi và nguyên liệu)  Giảm hơi hoặc tăng nguyên liệu vào.

  • Nước ngưng tụ: khi nước ngưng tụ không thể đưa ra ngoài, nó sẽ dâng lên làm triệt tiêu hơi gây tổn thất nhiệt, các sản phẩm ra không đảm bảo yêu cầu  Giảm hơi và nguyên liệu vào, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống tháo nước ngưng thường xuyên.

  • Bám cặn ở ống truyền nhiệt  Kiểm tra thường xuyên và vệ sinh định kỳ.

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương