MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH


III.4.6. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ



tải về 0.94 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.94 Mb.
#101
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

III.4.6. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ

1. Định hướng

Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ là ngành hiện tại chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 sau ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản, SXVLXD. Là ngành đang có xu hướng phát triển mạnh trên địa bàn huyện nhất là các sản phẩm gỗ chế biến, hàng mộc dân dụng, các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, hàng mây tre lá,… Định hướng phát triển ngành trong thời gian tới như sau:

- Tập trung phát huy năng lực chế biến hiện có của ngành, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ. Đẩy mạnh và hỗ trợ phát triển sản xuất chế biến gỗ mỹ nghệ, hàng trang trí nội thất, sản xuất hàng mây tre lá (đan lát).

- Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất để sản xuất các sản phẩm hàng mộc và các đồ dùng sinh hoạt khác (giường, tủ, kệ, dụng cụ nhà bếp...). Khuyến khích phát triển các dự án sản xuất, chế biến hàng mộc với công nghệ hiện đại, sản xuất các sản phẩm mộc cao cấp để xuất khẩu.



2. Quy hoạch phát triển

a) Tăng trưởng GTSXCN

Thực tế phát triển ngành thời gian qua (là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện, bình quân 2006 – 2010 tăng trên 25%/năm) và định hướng thời gian tới (trong đó có hình thành cụm công nghiệp cho phát triển ngành nghề mây tre đan). Tuy nhiên, dự báo trong giai đoạn 2010 – 2020 ngành sẽ tăng trưởng thấp hơn bình quân chung của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện, do định hướng các ngành khác (khai thác; may mặc, giày dép; cơ khí; điện năng) tăng nhanh hơn, cụ thể:



Danh mục

GTSXCN (giá CĐ 1994)

Tốc độ tăng trưởng BQ (%)

2010

2015

2020

2009-

2010

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Huyện Định Quán

785

1.795

4.466

15,0

15,0

18,0

20,0

Ngành CN Chế biến gỗ

40,8

89,7

178,7

16,9

26,3

17,1

14,8

Tỷ trọng (%)

5,2

5,0

4,0













- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là: 26,3%/năm, trong đó giai đoạn 2009 - 2010: 16,9%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015: 17,1%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020: 14,8%/năm.

- Dự báo tỷ trọng của ngành năm 2010, 2015 và năm 2020 lần lượt là 5,2%, 5% và 4%.



b) Thị trường

Thị trường tiêu thụ của ngành hiện tại chủ yếu trên địa bàn huyện và các vùng lân cận; một số đã thực hiện gia công, vệ tinh cho các doanh nghiệp xuất khẩu (không xuất khẩu trực tiếp).

Định hướng thời gian tới, ngoài việc sản xuất tiêu thụ nội địa, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn,… cần tiếp tục thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường,… để có thể xuất khẩu trực tiếp. Dự báo kim ngạch xuất khẩu (xuất khẩu trực tiếp) ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ trên địa bàn huyện đến năm 2015 đạt 1,5 triệu USD, đến năm 2020 đạt 3 triệu USD.

c) Vốn đầu tư

Với mục tiêu phát triển đến năm 2020 như trên, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2009 - 2020 khoảng 134 tỷ đồng (tương đương khoảng 12,2 triệu USD theo giá quy đổi 1994), chỉ chiếm 2% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp huyện, trong đó:

- Giai đoạn 2009 - 2010 khoảng 9,8 tỷ đồng, tương đương khoảng 0,9 triệu USD, chiếm 5% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn huyện.

- Giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 44,1 tỷ đồng, tương đương khoảng 4 triệu USD, chiếm 3,3% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp huyện.

- Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 80 tỷ đồng, tương đương khoảng 7,3 triệu USD, chiếm 1,5% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp huyện.

Nhìn chung nhu cầu vốn cho ngành chế biến gỗ trên địa bàn là không lớn, chủ yếu thu hút đầu tư trong nước là chính.



d) Lao động

Năm 2008, lao động ngành chế biến gỗ là 1.097 người, chiếm 16,7% lao động công nghiệp của huyện. Với mục tiêu phát triển của ngành thời gian tới, dự báo nhu cầu lao động như sau:

- Số lượng lao động của ngành đến năm 2010, 2015 và 2020 là 1.200, 2.034 và 2.699 người.

- Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2009 - 2010, 2011 - 2015 và 2016 - 2020 là 4,6%/năm, 11,1%/năm và 5,8%/năm.

- Cơ cấu lao động của ngành đến năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 16,5%, 15,9% và 13,1%.

e) Dự án thu hút đầu tư

- Các dự án sản xuất sản phẩm từ mây, tre lá đan lát; kết hợp may tre lá và vật liệu khác.

- Tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ phát triển các cơ sở hiện có; Khuyến khích sản xuất sản phẩm mộc cao cấp, sản xuất chế biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu;

- Các dự án sản xuất sản phẩm đồ mộc gia dụng phục vụ trong nước và xuất khẩu (giường, tủ, bàn ghế, kệ, dụng cụ nhà bếp, đồ trang trí nội, ngoại thất...);

- Các dự án sản xuất trang thiết bị văn phòng (bàn ghế, tủ...); sản phẩm bằng gỗ khác phục vụ trong nước và xuất khẩu.

III.5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

1. Dự báo nhu cầu về đất đai cho phát triển công nghiệp

Để phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện, một trong những điều kiện không thể thiếu đó là bố trí không gian cho sản xuất công nghiệp. Đối với các địa phương có công nghiệp phát triển như Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch, hiện nay việc bố trí không gian cho phát triển công nghiệp chủ yếu nằm trong các Khu, cụm công nghiệp là chính.

Đối với Định Quán, là huyện có công nghiệp chưa phát triển, nên việc bồ trí các dự án công nghiệp còn có thể linh hoạt theo quy hoạch về đất đai. Tuy nhiên, định hướng không gian phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện cũng phải mang tính tập trung, có nghiã là hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp. Để xác định nhu cầu đất đai cho phát triển công nghiệp, có thể sử dụng phương pháp như sau:

- Phương pháp dự báo nhu cầu đất đai cho phát triển công nghiệp: Có nhiều phương pháp để dự báo, như: xác định dựa trên nhu cầu phát triển các dự án (theo phương pháp thống kê); hoặc dùng các phương pháp nội suy theo vốn đầu tư, theo giá trị gia tăng hoặc giá trị sản xuất công nghiệp… Trong quy hoạch này sử dụng phương pháp nội suy từ giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) để dự báo cho đồng nhất về chỉ tiêu nghiên cứu.

Hiện nay, một số khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh đã lấp đầy diện tích như KCN Biên Hoà 1 và Biên Hoà 2 thì với 1 ha đất cho thuê hàng năm tạo ra một lượng GTSXCN khoảng 50 tỷ đồng (50 tỷ đồng GTSXCN/ 1 ha). Tuy nhiên, các ngành nghề, doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp lớn, sản xuất ổn định và có nhiều ngành mang lại giá trị sản xuất lớn. Đối với Định Quán, với ngành nghề đầu tư hiện tại và thời gian tới, trên cơ sở tính toán chung toàn Tỉnh thì bình quân 1 ha đất cho thuê trên địa bàn huyện có thể tạo ra khoảng 25 - 30 tỷ đồng GTSXCN (25-30 tỷ đồng GTSXCN/ 1 ha).

Như vậy, với mục tiêu phát triển công nghiệp đến 2020 đạt khoảng trên 4.000 tỷ đồng GTSXCN thì nhu cầu đất đai cho phát triển công nghiệp của huyện khoảng 160 ha đất dùng cho thuê (4.000 tỷ đồng/25 tỷ đồng/1ha), diện tích này bao gồm cả các dự án hiện tại nằm ngoài khu công nghiệp. Nếu trừ phần giá trị của các dự án thuỷ điện và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hiện tại nằm ngoài khu, cụm công nghiệp thì phần diện tích cho phát triển công nghiệp cần phải quy hoạch tập trung (thành khu, cụm) chỉ khoảng 120 – 130ha đất dành cho thuê.

- Diện tích đất đã quy hoạch cho phát triển khu, cụm công nghiệp: Hiện nay trên địa bàn huyện đã quy hoạch 1 khu công nghiệp (2 giai đoạn) với diện tích 161,24 ha và 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 138,6 ha. Tổng diện tích đất đã quy hoạch khu, cụm công nghiệp hiện tại khoảng 300 ha, với diện tích cho thuê khoảng 180 ha. Như vậy, với hiện tại quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện thì quỹ đất hoàn toàn có thể đáp ứng cho nhu cầu về diện tích phát triển công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn huyện.

2. Định hướng phát triển khu, cụm công nghiệp

Với nhu cầu về đất đai cho phát triển công nghiệp đến 2020 khoảng 130 ha đất cho thuê, trong khi đó hiện tại diện tích đất cho thuê đã quy hoạch khoảng 180 ha, như vậy hoàn toàn có thể đáp ứng cho nhu cầu về diện tích phát triển công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn huyện. Do đó định hướng về quy hoạch khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020 không quy hoạch thêm khu, cụm công nghiệp mới. Giữ nguyên diện tích đất đã quy hoạch, gồm:



a) Khu công nghiệp

Khu công nghiệp Định Quán diện tích 161,24 ha tại xã La Ngà. Ngành nghề đầu tư: Ưu tiên đầu tư công nghiệp vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí, chế biến nông sản, điện, điện tử, may mặc, công nghiệp nhẹ, bao bì, gia dày, sản xuất lắp ráp sửa chữa máy nông lâm nghiệp và giao thông vận tải.



b) Cụm Công nghiệp

Tập trung đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 138,6 ha, gồm:



- Cụm công nghiệp Phú Cường: Quy mô diện tích: 47 ha. Ngành nghề thu hút đầu tư: Ngành may mặc, giày dép, công nghiệp phụ trợ ngành may, giày dép,… Phát triển các loại hình công nghiệp tiêu dùng, gia công chế biến các loại sản phẩm cần nhiều lao động, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Cụm Công nghiệp Phú Túc: Quy mô diện tích: 50 ha. Ngành nghề thu hút đầu tư: Phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến nông sản,... để giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ.

- Cụm công nghiệp Phú Vinh: Quy mô diện tích: 36,8 ha. Ngành nghề thu hút đầu tư: Phát triển các loại hình công nghiệp tiêu dùng, gia công chế biến các loại sản phẩm cần nhiều lao động, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Cụm công nghiệp Thị trấn Định Quán: Quy mô diện tích: 4,8 ha. Ngành nghề thu hút đầu tư: Phát triển nghề mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu để giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ.

Phát triển khu, cụm công nghiệp được xem là một giải pháp quan trọng trong việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm tới. Vì thế cần tập trung thực hiện hoàn chỉnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, trong đó có phương án cụ thể trong việc phân kỳ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp như kêu gọi vốn đầu tư, thời gian tiến độ thực hiện, trách nhiệm của các đơn vị đầu tư hạ tầng, sự phối hợp giữa các ngành của huyện về các thủ tục hành chính,… Từ nay đến 2011, tập trung hoàn thành việc đầu tư Khu công nghiệp Định Quán giai đoạn 2, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp đăng ký thuê đất triển khai sản xuất. Bên cạnh triển khai công tác quy hoạch và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được duyệt. Trước mắt phấn đấu đến hết năm 2010, cụm công nghiệp thị trấn Định Quán (cụm mây tre đan) thực hiện xây dựng xong và đi vào hoạt động.



III.6. TỔNG HỢP DỰ BÁO VỀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Trên cơ sở dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện giai đoạn 2009 – 2020, tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện như sau:



- Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2009 – 2020 là 6.739 tỷ đồng, tương đương với 613 triệu USD (theo giá quy đổi 1994), chiếm 1,5% tổng nhu cầu vốn đầu tư công nghiệp toàn Tỉnh cùng giai đoạn (không tính vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp). Với nhu cầu vốn đầu tư như vậy thì hệ số ICOR tính theo giá trị sản xuất công nghiệp cho cả giai đoạn 2009 – 2020 là 1,7; cao hơn mức bình quân chung toàn Tỉnh (toàn tỉnh là 1,1), do có các dự án đầu tư sản xuất thuỷ điện chiếm lớn (nếu trừ vốn các dự án thuỷ điện thì hệ số ICOR đầu tư công nghiệp khoảng 1). Chi tiết được thể hiện qua biểu số liệu sau:

Danh mục

Nhu cầu vốn đầu tư (Triệu USD)

2009-2010

2011-2015

2016-2020

2009-2020

Toàn Tỉnh

2.249

12.251

25.364

39.864

Huyện Định Quán

17,7

121,7

473,2

612,6

Cơ cấu (%)

0,79

0,99

1,87

1,54

+ Giai đoạn 2009-2010: Nhu cầu vốn đầu tư là 195 tỷ đồng, tương đương khoảng 17,7 triệu USD, chiếm 0,79% tổng vốn đầu tư công nghiệp toàn Tỉnh cùng giai đoạn.

+ Giai đoạn 2011-2015: Nhu cầu vốn đầu tư là 1.339 tỷ đồng, tương đương khoảng 121,7 triệu USD (bình quân mỗi năm 24 triệu USD), chiếm 0,99% tổng vốn đầu tư công nghiệp toàn Tỉnh cùng giai đoạn.

+ Giai đoạn 2016-2020: Nhu cầu vốn đầu tư là 5.205 tỷ đồng, tương đương khoảng 473,2 triệu USD (bình quân mỗi năm 95 triệu USD), chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư công nghiệp toàn Tỉnh cùng giai đoạn.

- Nguồn vốn đầu tư: Dự báo vẫn là nguồn thu hút đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng chính (chủ yếu các dự án thuỷ điện). Hiện nay, vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu cũng là đầu tư trong nước (đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 40%). Do đó, dự báo cơ cấu nguồn vốn này đến năm 2020 là 75% vốn thu hút đầu tư trong nước và 25% là vốn đầu tư nước ngoài.

Với nhu cầu nguồn vốn cho phát triển công nghiệp của huyện trong thời gian tới là rất lớn (nhất là các dự án thuỷ điện), trong đó nguồn vốn đầu tư trong nước là chính, do đó ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất, cần tập trung các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, nhất là các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực vốn lớn vào đầu tư.



III.7. TỔNG HỢP DỰ BÁO VỀ NHU CẦU LAO ĐỘNG

Trên cơ sở tổng hợp dự báo nhu cầu về lao động cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện giai đoạn 2009 – 2020, dự báo nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện như sau:

- Năm 2008, lao động công nghiệp trên địa bàn huyện là 6.580 người, chiếm 1,5% lao động công nghiệp toàn Tỉnh. Dự báo đến năm 2020, lao động công nghiệp trên địa bàn huyện là 20.590 người, chiếm 1,5% lao động công nghiệp toàn Tỉnh, trong đó:

+ Giai đoạn 2009-2010 các ngành nghề thu hút lao động vẫn tiếp tục phát triển, tuy nhiên do gặp khó khăn bởi khủng hoảng nên tăng thấp. Dự báo đến năm 2010 lao động ngành công nghiệp trên địa bàn là 7.254 người, tăng thêm 674 người so năm 2008, chiếm 1,2% trong cơ cấu lao động công nghiệp toàn tỉnh, tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2009-2010 là 5%/năm.

+ Giai đoạn 2011 – 2015, với việc phát triển các doanh nghiệp mới đầu tư vào khu, cụm công nghiệp và thu hút các dự án nhiều lao động (may mặc, giày dép,...) nên lao động tăng nhanh. Dự báo đến năm 2015, lao động ngành công nghiệp trên địa bàn là 12.785 người, tăng thêm 5.530 người so năm 2010, chiếm 1,3% trong cơ cấu lao động công nghiệp toàn Tỉnh, tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 12%/năm.

+ Giai đoạn 2016-2020 tiếp tục thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp và các dự án thuỷ điện,... Dự báo đến năm 2020 lao động ngành công nghiệp trên địa bàn là 20.590 người, tăng thêm 7.805 người so năm 2015, chiếm 1,5% trong cơ cấu lao động công nghiệp toàn Tỉnh, tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 là 10%/năm.



Cụ thể các thành phần kinh tế như sau:

Danh mục

Lao động (người)

Tốc độ tăng BQ (%)

2010

2015

2020

2009-2010

2006-2010

2011-2015

2016-2020

CN toàn Tỉnh

595.000

950.000

1.400.000

13,5

13

10

8

Huyện Định Quán

7.254

12.785

20.590

5,0

5,5

12,0

10,0

- Trung ương

628

802

1.024

5,0

-15,2

5,0

5,0

- Địa phương

260

800

1.288

2,0

3,4

25

10,0

- Ngoài quốc doanh

6.006

10.603

17.426

2,6

9,0

12

10,4

- Đầu tư nước ngoài

360

580

852

7,9

9,6

10

8,0

Cơ cấu so Tỉnh (%)

1,2

1,3

1,5













Với nhu cầu về lao động công nghiệp trên địa bàn như trên, tuy không phải là lớn số lượng, nhưng để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển những năm tới là vấn đề hết sức quan trọng. Để đáp ứng được nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trên địa bàn, cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, trong đó quan tâm đầu tư nguồn nhân lực bằng biện pháp đầu tư xây dựng mới trung tâm dạy nghề của huyện có khả năng đào tạo đáp ứng yêu cầu 3.000 - 4.000 lao động hàng năm. Khuyến khích mở rộng các cơ sở dạy nghề tư nhân trên địa bàn. Tăng cường nâng cao chất lượng dạy nghề để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Mặt khác, đối với các đối tượng khó khăn có chính sách ưu đãi, miễn giảm học phí để họ có thể theo học nghề và tạo lập cuộc sống.

Phần IV:

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

IV.1. NHỮNG CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về đầu tư và thu hút đầu tư

Theo dự báo ở phần định hướng quy hoạch, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán giai đoạn 2009-2020 khoảng 6.739 tỷ đồng (tương đương 613 triệu USD quy đổi theo giá 1994), chiếm 1,54% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp Đồng Nai. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với nhu cầu vốn đầu vào ngành công nghiệp toàn Tỉnh, tuy nhiên do những khó khăn và thách thức đã đánh giá thì đây là nguồn vốn lớn đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện, đòi hỏi phải tập trung thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Để đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện, ngoài việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, minh bạch hóa cơ chế, chính sách... cần tiếp tục tập trung vào một số giải pháp sau:

a) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi (mặt bằng đất đai, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc,...) cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục đầu tư, phát triển sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất chưa phát huy được công suất sản xuất, do đó khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vốn, nâng cao năng lực sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng để công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển.

b) Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Định Quán đã quy hoạch, tạo điều kiện thu hút đầu tư. Đối với các cụm công nghiệp đã quy hoạch, cần tập trung công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh các cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu về mặt bằng đất đai cho các doanh nghiệp phát triển, nhất là các doanh nghiệp trong Tỉnh mở rộng đầu tư theo định hướng chuyển dịch các ngành thu hút lao động về các huyện miền núi.

c) Đẩy mạnh việc triển khai đề án “Phát triển nghề mây tre đan trên địa bàn huyện Định Quán giai đoạn 2008-2013” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 07/01/2009. Để tạo điều kiện thực hiện di dời và thu hút các cơ sở sản xuất thuộc ngành mây tre đan đầu tư vào cụm sản xuất tập trung, Tỉnh đã tiến hành quy hoạch cụm cơ sở ngành nghề mây tre đan, với diện tích từ 4,8 ha tại thị trấn Định Quán, trong đó chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng và xử lý môi trường cho cụm cơ sở ngành nghề mây tre đan, được Ngân sách tỉnh xem xét hỗ trợ theo Quy định tại điểm 2.1 khoản 2 mục II Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ, mức hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng và xử lý môi trường cho cụm cơ sở ngành nghề mây tre đan là 60% tổng mức vốn đầu tư dự án.

d) Triển khai chính sách hỗ trợ về đầu tư hạ tầng đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện theo Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 18/4/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai với mức hỗ trợ (tối đa 60% chi phí) được thực hiện tại Quy định hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 95/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí đầu tư.

e) Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phát hành các ấn phẩm giới thiệu hình ảnh của huyện, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư để phục vụ cho việc thu hút vốn đầu tư. Hỗ trợ các Công ty kinh doanh hạ tầng Khu, cụm công nghiệp trong việc xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho các Công ty kinh doanh hạ tầng tham gia Đoàn xúc tiến đầu tư của Tỉnh tổ chức (có hỗ trợ kinh phí từ ngân sách).

f) Tiếp tục thực hiện tốt và tăng cường cải tiến thủ tục hành chính, đảm bảo nhanh gọn và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách để tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chú trọng cơ chế chính sách đặc thù phát huy được lợi thế và vai trò của địa bàn huyện. Hỗ trợ và tập trung giải quyết các vấn đề về giải phóng mặt bằng đối với các dự án khu, cụm công nghiệp, các dự án thuỷ điện,... tạo điều kiện triển khai dự án đúng tiến độ.


Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương