MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH



tải về 0.94 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.94 Mb.
#101
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

III.1.3. Cơ hội

1. Hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra cho ngành công nghiệp trên địa bàn huyện cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển sản xuất.

2. Là một huyện miền núi có nền kinh tế phát triển chậm hơn so với tốc độ chung của tỉnh, nên sẽ có sự ưu tiên đầu tư của ngân sách Nhà nước, nhất là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và Tỉnh để thu hút đầu tư công nghiệp vào địa bàn huyện, phát triển các khu, cụm công nghiệp phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp.

3. Việc hình thành tuyến đường giao thông TP. Hồ Chí Minh –Dầu Giây – Đà Lạt sẽ mở ra triển vọng thuận lợi hơn trong việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội cũng như thu hút đầu tư ngành công nghiệp.

4. Với chính sách chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Tỉnh, trong đó khuyến khích các ngành nghề thu hút nhiều lao động về các huyện miền núi, không thu hút đầu tư một số ngành nghề sử dụng nhiều lao động, ngành gia công,... ở các địa bàn có ngành công nghiệp phát triển sẽ là cơ hội cho thu hút đầu tư những ngành hàng này về huyện.

III.1.4. Thách thức

1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn huyện phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó các sản phẩm công nghiệp của huyện còn phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm sản xuất trong nước từ các trung tâm công nghiệp phát triển.

2. Khủng hoảng tài chính thế giới xuất hiện từ cuối năm 2008 đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Đối với sản phẩm tiêu thụ trong nước, do khủng hoảng, suy thoái kinh tế nên sức mua giảm (cầu giảm) thách thức lớn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Các địa phương có công nghiệp phát triển, như: Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch, và trong Vùng (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,...) đang có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các địa phương có công nghiệp chậm phát triển như huyện Định Quán (như Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ,...) cũng đang tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp,... là thách thức lớn đối với thu hút đầu tư trên địa bàn huyện.

4. Đi dôi với sự phát triển kinh tế, nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng sẽ có chiều hướng gia tăng, nếu như không có sự định hướng quản lí và kiểm soát chặt chẽ sẽ trở thành những thách thức lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội.

III.2. KHÁI QUÁT QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỊNH QUÁN

III.2.1. Quan điểm

Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện từ nay đến năm 2020 được xác định:

1. Khai thác và phát huy triệt để các yếu tố nội lực, đất đai, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có, đồng thời tranh thủ các yếu tố ngoại lực, những cơ hội thuận lợi, đặc biệt là vận dụng chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi và kinh nghiệm thu hút đầu tư của tỉnh để huy động các nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài nhằm đưa kinh tế - xã hội huyện phát triển với tốc độ cao hơn, tiến tới đạt được mức ngang bằng tốc độ phát triển chung của tỉnh, nhằm tránh sự tụt hậu so với các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng lực phía Nam.

2. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tập trung đẩy mạnh phát triển hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đang có tỷ trọng thấp, phấn đấu nâng dần lên chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế huyện. Chú trọng việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp miền núi theo chính sách ưu tiên của Chính phủ và của tỉnh, tạo điều kiện để phát triển mạnh khu vực kinh tế dân doanh, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh tế cá thể để tạo việc làm cho người lao động, đa dạng hóa sản xuất, đáp ứng các nhu cầu của dân cư, đồng thời để họ có thời gian tích luỹ, mở rộng sản xuất đủ sức hình thành mạng lưới, liên kết với các doanh nghiệp có qui mô lớn hơn, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.

3. Qui hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ trong đó chú trọng các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển khu công nghiệp và dân cư, các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch và các nhu cầu đời sống xã hội khác. Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, hoàn chỉnh quy hoạch và ổn định diện tích các vùng cây chuyên canh có ưu thế, có định hướng nghiên cứu và nhiều biện pháp hỗ trợ để nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, có chất lượng và gía trị cao hơn.

4. Phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thích ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao, trong đó chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng ở địa bàn các xã còn khó khăn, nhất là trên các lĩnh vực: hạ tầng giao thông, kinh tế, dịch vụ, điện, nước... tiến tới phát triển toàn diện và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa huyện và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.

5. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái, chủ động không đê xảy ra các sự cố về môi trường. Tăng cường giáo dục, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ các chi tiêu về môi trường nước, không khí, tiếng ồn. Tăng cường quản lí, bảo vệ rừng đầu nguồn, các nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Quan điểm phát triển bền vững phải được thể hiện trong quy hoạch phát triển của từng ngành, địa phương và trong từng dự án cụ thể.

6. Phát triển kinh tế xã hội đi đôi với củng cố an ninh quốc phòng. Huyện định Quán có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng đối với tỉnh Đồng Nai và khu vực Đông Nam Bộ nói chung. Vì vậy việc bố trí chiến lược và qui hoạch phát triển kinh tế xã hội luôn luôn xem xét đầy đủ các yếu tố về an ninh quốc phòng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực, nhất là trong bố trí các khu công nghiệp, các trung tâm hành chính, dân cư và hệ thống kết cấu hạ tầng.



III.2.2. Mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế - xã hội

1. Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 – 2010 là 11%/năm; thời kỳ 2011 – 2020 là 10,5%/năm.

- GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2010 đạt 11,1 triệu đồng và năm 2020 đạt 35,8 triệu đồng.

- Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 40%; dịch vụ 35%; công nghiệp – xây dựng 25%. Đến năm 2020: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 35%; dịch vụ 33%; công nghiệp – xây dựng 32%.

- Tốc độ thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 15 – 16%.

2. Về xã hội

- Dân số trung bình năm 2010 là 233.000 người; năm 2020 là 265.000 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,24% và duy trì ở mức dưới 1,2% cho cả giai đoạn 2011 – 2020.

- Duy trì phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở. Thực hiện phổ cập trung học phổ thông khoảng 60% dân số vào năm 2010 và 100% dân số vào năm 2020.

- Bảo đảm trên 98% trẻ em được tiêm chủng mở rộng, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 20% năm 2005 xuống còn 15% vào năm 2010 và xuống dưới 10% vào năm 2020. 100% số xã có bác sĩ thường xuyên khám và điều trị bệnh.

- Đến năm 2010 cơ bản không còn hộ nghèo; tỷ lệ dân sử dụng nước sạch và tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt trên 95% tổng số hộ.

- Số máy điện thoại trên 100 dân đạt 14 máy váo năm 2010.



III.3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020

III.3.1. Quan điểm

Ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán là một ngành kinh tế chủ lực của địa phương, góp phần làm tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy các ngành dịch vụ và nông nghiệp phát triển. Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quan điểm phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện ố đến năm 2015, có tính đến 2020 như sau:

1. Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của Tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện; kết hợp thế mạnh của các địa phương trong Tỉnh và phát huy được sức mạnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình phát triển.

2. Phát triển công nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của địa phương, nhất là tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, đất, chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu, để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong tiến trình hội nhập. Tận dụng cơ hội về chính sách hỗ trợ của Trung ương và của Tỉnh đối với phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo vùng và lãnh thổ.

3. Phát triển công nghiệp phải đảm bảo thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành công nghiệp, theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến, khai thác tài nguyên khoáng sản, cơ khí,... Phát triển công nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

4. Tập trung chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, nhất là nhân lực có tay nghề,... thông qua việc phát triển đa dạng các loại hình đào tạo và trên cơ sở nhu cầu thực tế. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển công nghiệp và chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực và quốc tế.

5. Phát triển bền vững ngành công nghiệp trên địa bàn huyện, kết hợp chặt chẽ với phát triển các ngành kinh tế khác, nhất là ngành dịch vụ chất lượng cao; chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường và đảm bảo ổn định trật tự xã hội, an ninh, quốc phòng.

III.3.2. Mục tiêu

Căn cứ quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm 2010 và định hướng đến 2020 và trên cơ sở hiện trạng đầu tư và phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 – 2008 trên địa bàn huyện, trong mối quan hệ với các địa phương khác cuả Tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Căn cứ định hướng quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu, như: công nghiệp cơ khí; hoá chất; dệt may - giày dép; công nghiệp chế biến NSTP trên địa bàn Tỉnh; quy hoạch phát triển thuỷ điện, khai thác tài nguyên khoáng sản,...

Bước sang năm 2009, tình hình kinh tế trong nước có những ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng tài chính thế giới,… kinh tế trong nước dự báo tăng trưởng thấp hơn so những năm trước. Do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp cả nước nói chung, trong đó có Đồng Nai và huyện Định Quán nói riêng. Nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ suy giảm trầm trọng do khủng hoảng tài chính thế giới… sẽ là những khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu và đầu tư của ngành công nghiệp trong những năm tới.

Xuất phát từ những phân tích trên, mục tiêu phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán đến năm 2015, có tính đến 2020 như sau:

1. Mục tiêu chung

Phát triển mạnh ngành công nghiệp trên địa bàn huyện nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao. Đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển sản xuất công nghiệp để công nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của địa phương.



2. Mục tiêu cụ thể

a) Về quy mô:

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) đến năm 2010 đạt 785 tỷ đồng, đến 2015 là 1.795 tỷ đồng và đến năm 2020 là 4.466 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994). Đến năm 2015, GTSXCN tăng gấp 2,5 lần năm 2010 và năm 2020 tăng gấp hơn 2,4 lần năm 2015.

b) Về tốc độ:

- Tốc độ phát triển GTSXCN bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là: 15%/năm; trong đó: Tốc độ phát triển bình quân GTSXCN thời kỳ 2009 - 2010 là: 15%/năm.

- Tốc độ phát triển GTSXCN thời kỳ 2011 - 2015 là: 18%/năm.

- Tốc độ phát triển GTSXCN thời kỳ 2016 – 2020 là: 20%/năm.

- Dự báo tốc độ tăng trưởng GTSXCN theo thành phần kinh tế:



+ Công nghiệp khu vực nhà nước trung ương: Giai đoạn 2009 – 2010; 2011 - 2015 và 2016 - 2020 lần lượt tăng: 8%; 6% và 4%/năm.

+ Công nghiệp khu vực nhà nước địa phương: Giai đoạn 2009 – 2010; 2011 - 2015 và 2016 - 2020 lần lượt tăng: 8%; 18% và 20%/năm.

+ Công nghiệp khu vực dân doanh: Giai đoạn 2009 – 2010; 2011 - 2015 và 2016 - 2020 lần lượt tăng: 15%; 25% và 30%/năm.

+ Công nghiệp đầu tư nước ngoài: Giai đoạn 2009 – 2010; 2011 - 2015 và 2016 - 2020 lần lượt tăng: 20,8%; 18,6% và 15%/năm.

c) Về cơ cấu:



- Công nghiệp khu vực nhà nước trung ương: Đến năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt chiếm 20,6%; 12,1% và 5,9%.

- Công nghiệp khu vực nhà nước địa phương: Đến năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt chiếm bình quân 11,2%.

- Công nghiệp khu vực dân doanh: Đến năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt chiếm 22,3%; 29,7% và 44,4%.

- Công nhiệp đầu tư nước ngoài: Đến năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt chiếm 45,8%; 46,9% và 38,5%.

III.3.3. Định hướng phát triển

Trên cơ sở định hướng phát triển công nghiệp toàn Tỉnh và quan điểm phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện. Định hướng phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2015, có tính đến 2020 như sau:

1. Tiếp tục phát huy tiềm năng hiện có của các doanh trên địa bàn huyện; khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh.

2. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhất là các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, ít gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành nghề nông thôn, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

3. Ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế của địa phương, như: khai thác tài nguyên khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, sản xuất điện năng từ thuỷ điện,... Khuyến khích thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kỹ thuật hiện đại như: cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ,... Bên cạnh đó thu hút đầu tư các ngành chuyển dịch từ các địa bàn có công nghiệp phát triển của Tỉnh.

4. Tập trung đầu tư hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo động lực cho các ngành công nghiệp phát triển.

5. Trên cơ sở định hướng chung về phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện, định hướng ưu tiên tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp chủ lực trên địa huyện từ nay đến 2020 theo thứ tự như sau:

a) Ngành công nghiệp chế biến NSTP: Là ngành chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn của công nghiệp trên địa bàn huyện. Định hướng phát huy năng lực sản xuất hiện có của ngành. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, để sản xuất ra sản phẩm chế biến tinh, sản phẩm chất lượng cao và giảm thiểu tác động môi trường. Tiếp tục khuyến khích đa dạng hoá sản phẩm công nghiệp chế biến, gắn chế biến với vùng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

b) Ngành công nghiệp cơ khí: Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án ngành cơ khí để đến năm 2020 ngành cơ khí là một trong những ngành chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp của huyện. Phát huy năng lực đầu tư của ngành, tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp cơ khí đã đầu tư trên địa bàn. Tập trung sản xuất các sản phẩm cơ khí xây dựng, công nghiệp phụ trợ, kết cấu kiện kim loại; cơ khí sửa chữa phương tiện vận tải; cơ khí tiêu dùng.

c) Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất VLXD: Là ngành xác định khai thác lợi thế về tài nguyên khoáng sản của huyện, do đó định hướng phát huy năng lực đầu tư của ngành, tiếp tục đầu tư chiều sâu, tăng sản lượng sản xuất để phát triển sản xuất. Khuyến khích thu hút đầu tư các doanh nghiệp mới để tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện.

d) Ngành công nghệp dệt may, giày dép: Khuyến khích phát triển trên địa bàn, nhất là thu hút các dự án chuyển dịch từ các địa phương không khuyến khích phát triển ngành hàng này (trừ các dự án thuộc da, dệt nhuộm). Thu hút các dự án dệt, may, giày dép nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ, tăng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn huyện.

III.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN

Căn cứ vào hiện trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua; định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới; quan điểm, định hướng phát triển công nghiệp (các ngành ưu tiên) trên địa bàn huyện,... Trong 9 nhóm ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn Tỉnh, định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện đến năm 2015, có tính đến năm 2020 ở phần này sẽ tập trung vào định hướng cho 6 ngành công nghiệp chủ yếu của huyện, gồm:

(1) Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm;

(2) Ngành công nghiệp cơ khí;

(3) Ngành công nghiệp khai thác TNKS và SXVLXD;

(4) Ngành công nghiệp dệt may, giày dép;

(5) Ngành công nghiệp điện, nước;

(6) Ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Các ngành định hướng phát triển trên là những ngành được xác định ưu tiên phát triển và là những ngành có tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Riêng các ngành còn lại (hoá chất; giấy (chủ yếu in ấn, xuất bản); điện – điện tử) là các nhóm ngành hiện tại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu công nghiệp trên địa bàn huyện. Định hướng phát triển những lĩnh vực này là tiếp tục khuyến khích phát triển có chọn lọc, đảm bảo hiệu quả và phát triển đảm bảo về môi trường.

Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện đến năm 2015, có tính đến năm 2020 như sau:



III.4.1. Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm

1. Định hướng

Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến NSTP trên địa bàn huyện tiếp tục là ngành công nghiệp chủ lực, trong thời gian tới cần tập trung:

- Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm xuất khẩu; phát triển công nghiệp chế biến gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn thực phẩm nhằm phát triển bền vững, hiệu quả. Khuyến khích các dự án ít ô nhiễm, sử dụng công nghệ hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chế biến thực phẩm an toàn và môi trường.

- Tiếp tục thu hút đầu tư vào các sản phẩm chế biến lương thực, thực phẩm công nghệ cao, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến những loại nông sản, thực phẩm có thế mạnh và đang phát triển trên địa bàn Tỉnh nhằm gia tăng giá trị sản phẩm chế biến, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm.

- Khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư chiều sâu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, đảm bảo hiệu suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế (trừ ản xuất tinh bột).

2. Quy hoạch phát triển

a) Tăng trưởng GTSXCN

Ngành công nghiệp chế biến NSTP trên địa bàn huyện là một ngành hiện tại có quy mô lớn nhất trong các ngành công nghiệp, năm 2008 chiếm khoảng 81,39% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện. Dự báo mục tiêu tăng trưởng của ngành thời gian tới như sau:



Danh mục

GTSXCN (giá CĐ 1994)

Tốc độ tăng trưởng BQ (%)

2010

2015

2020

2009-

2010

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Huyện Định Quán

785

1.795

4.466

15,0

15,0

18,0

20,0

Ngành Chế biến NSTP

625

1.273

2.655

13,7

12,8

15,3

15,8

Tỷ trọng (%)

79,6

70,9

59,5













- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là: 12,8%/năm, trong đó giai đoạn 2009 - 2010: 13,7%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015: 15,3%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020: 15,8%/năm.

- Dự báo tỷ trọng của ngành năm 2010, 2015 và năm 2020 có xu hướng giảm về tỷ trọng, lần lượt là 79,6%, 70,9% và 59,5% do định hướng khuyến khích phát triển các ngành cơ khí, dệt may giày dép, khai thác TNKS và SXVLXD tăng nhanh hơn. Ngành có tốc độ tăng trưởng không cao nhưng xuất phát điểm của ngành hiện tại khá lớn nên ngành vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong các nhóm ngành ngành công nghiệp trên địa bàn huyện.



b) Thị trường

Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện chủ yếu tiêu thụ trong nước là chính. Khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu là rất khó khăn, do khả năng cạnh tranh sản phẩm chế biến của nước ta nói chung và huyện Định Quán nói riêng còn rất thấp.

Dự báo tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm các giai đoạn 2009 - 2010, 2011 - 2015, 2016 - 2020 lần lượt là 18%/năm; 12%/năm; 10%/năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ngành lần lượt các năm 2010, 2015, 2020 là 100%; 88,5%; 81,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là men thực phẩm.

c) Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2009 - 2020 khoảng 2.172 tỷ đồng (tương đương khoảng 197,5 triệu USD theo giá quy đổi 1994), chiếm 32,2% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp huyện Định Quán, trong đó:

- Giai đoạn 2009 – 2010 khoảng 142 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,5 triệu USD, chiếm 72,7% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn huyện. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 0,75 triệu USD.

- Giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 649 tỷ đồng (tương đương khoảng 59 triệu USD theo giá quy đổi 1994), chiếm 48,4% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp huyện. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 12 triệu USD.

- Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 1.382 tỷ đồng (tương đương khoảng 125,6 triệu USD theo giá quy đổi 1994), chiếm 26,6% vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp huyện. Nhu cầu bình quân mỗi năm khoảng 25 triệu USD.

d) Lao động

Cuối năm 2008, lao động của ngành là 3.479 người, chiếm 52,9% lao động công nghiệp toàn huyện. Với mục tiêu phát triển của ngành thời gian tới, dự báo nhu cầu lao động như sau:

- Số lượng lao động của ngành đến năm 2010, 2015 và 2020 là 3.660 người, 5.183 người và 7.193 người.

- Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2009 - 2010, 2011 - 2015 và 2016 - 2020 là 2,6%/năm, 7,2%/năm và 6,8%/năm.

- Cơ cấu lao động của ngành đến năm 2010, 2015 và 2020 giảm dần, lần lượt là 50,4%, 40,5% và 34,9%.

e) Dự án thu hút đầu tư

- Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất các cơ sở sản xuất hiện có, trong đó tập trung chế biến đường, chế phẩm sau đường; hạt điều, men thực phẩm phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu;

- Các dự án đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản phẩm dinh dưỡng cho người và động vật (trừ sản xuất tinh bột);

- Các dự án chế biến thịt gia súc, gia cầm, các dự án chế biến rau quả, nước giải khát,…; Các dự án đầu tư công nghệ bảo quản rau, quả tươi đóng gói bao bì phù hợp và rau hoa quả, nước quả chế biến.



Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương