MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH



tải về 0.94 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.94 Mb.
#101
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Huyện và Cục Thống Kê Đồng Nai.

Trong giai đoạn 2001 – 2008, trong các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn, ngành công nghiệp chế biến gỗ là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, bình quân đạt 25%/năm. Ngoài ta còn có 3 ngành có tốc độ tăng khá là ngành dệt may và giày dép (21%), ngành cơ khí 20,6%; ngành khai thác và SXVLXD tăng 15,5%. Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm là ngành tăng trưởng thấp nhất (10%/năm). Các ngành công nghiệp còn lại tăng tương đối đều nhau, bình quân 10 – 12%/năm, xấp xĩ bằng bình quân chung của công nghiệp trên địa bàn huyện (11,3%/năm).

Về cơ cấu, giai đoạn 2001 – 2008 cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện đã có sự chuyển dịch. Đến cuối năm 2008, ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của huyện, chiếm 81,39%, giảm về tỷ trọng so với năm 2000 (giảm khoảng 8,3%). Điều này cho thấy thời gian qua ngành chế biến nông sản thực phẩm là ngành quyết định đến tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn huyện.

Ngoài ngành chế biến nông sản thực phẩm, thời gian qua cũng có một số ngành đóng vai trò quan trong trong phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện và chiếm tỷ trọng khá, như: ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản chiếm 5,54%; ngành chế biến gỗ (cả đan lát, hàng mộc) chiếm 5%; cơ khí chiếm 4,6% và may mặc giày dép chiếm 3%. Các ngành còn lại chiếm tỷ trọng quá nhỏ, cụ thể qua bảng tổng hợp về chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện như sau:



Tt

Danh mục

Năm

2000

2005

2008

 

Cơ cấu (%)

100

100

100

1

Ngành CN khai thác và SXVLXD

4,12

3,94

5,54

2

Ngành CN chế biến NSTP

89,69

87,71

81,39

3

Ngành CN dệt, may, giày dép

1,58

1,43

3,08

4

Ngành CN chế biến gỗ

1,99

3,26

5,04

5

Ngành CN giấy, sp từ giấy

0,08

0,08

0,09

6

Ngành CN hoá chất, cao su, plastic

0,00

0,15

0,16

7

Ngành CN cơ khí

2,42

3,28

4,59

8

Ngành CN điện - nước

0,12

0,15

0,11

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Huyện và Cục Thống Kê Đồng Nai.

Quy phân tích chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu nói trên, cho thấy công nghiệp trên địa bàn huyện thời gian qua chủ yếu phát triển mạnh về ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Các ngành cơ khí; khai thác tài nguyên khoáng sản và SXVLXD; chế biến gỗ; dệt may, giày dép đã được hình thành tương đối rõ nét (mặc dù còn chiếm tỷ trọng còn nhỏ ngay cả so công nghiệp của huyện). Do đó, việc phân tích thực trạng các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung vào 5 ngành kể trên là chính (chiếm tỷ trọng 99,6% toàn ngành). Các ngành còn lại (3 ngành) chiếm tỷ trọng quá nhỏ (chiếm 0,4%) toàn ngành công nghiệp huyện nên sẽ không phân tích sâu.

Tình hình phát triển cụ thể các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện giai đoạn 2001 – 2008 (theo thứ tự cơ cấu từ cao xuống thấp) như sau:

1. Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm

a) Năng lực sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm (NSTP) là ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện, trong những năm qua luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu của huyện. Đến cuối năm 2008, trên địa bàn huyện có 440 cơ sở sản xuất, trong đó có 3 doanh nghiệp lớn: 1 trung ương (Công ty Đường La Ngà); 1 doanh nghiệp địa phương (Xí nghiệp chế biết hạt điều của Donafoods) và 1 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Công ty Men Mauri La Ngà). Ngoài ra còn một số doanh và nhiều cơ sở dân doanh chế biến nông sản thực phẩm.



Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đạt 225,9 tỷ đồng, năm 2008 đạt 482,8 tỷ đồng. Tốc độ bình quân năm giai đoạn 2001-2008 tăng 10%/năm, thấp hơn bình quân chung của công nghiệp trên địa bàn huyện (toàn huyện tăng 11,3%/năm); trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 8,7%/năm và giai đoạn 2006 - 2008 tăng 12,2/năm. Nhìn chung, ngành công nghiệp chế biến NSTP trên địa bàn huyện tăng trưởng tuy thấp nhưng tương đối ổn định. Hiện trạng phát triển của ngành như sau:

Danh mục

GTSXCN (tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2008

2001-2005

2006-2008

2001-2008

CN Huyện Định Quán

251,85

389,95

593,3

9,1

15,0

11,3

CN Chế biến NSTP

225,9

342,1

482,8

8,7

12,2

10,0

- CN Trung ương

114,8

109,1

138,8

-1,0

8,4

2,4

- CN Địa phương

37,3

59,9

75,7

9,9

8,1

9,2

- CN Ngoài quốc doanh

4,1

7,5

21,8

13,1

42,8

23,4

- CN Đầu tư nước ngoài

69,8

165,5

246,5

18,9

14,2

17,1

Cơ cấu (%)

89,69

87,71

81,39










Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống Kê Đồng Nai.

Trong các thành phần kinh tế, hiện tại khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao (năm 2000 chiếm 30,9%, đến năm 2008 tăng lên 50%) và tăng trưởng cũng đạt mức khá cao, bình quân giai đoạn 2001 – 2008 tăng 17,1%/năm và có xu hướng tiếp tục tăng về tỷ trọng trong cơ cấu ngành. Công nghiệp trong nước chiếm 50%, trong đó trung ương chiếm 28,75% và có xu hướng tiếp tục giảm tỷ trọng; địa phương chiếm 15,68% cũng có xu hướng giảm và dân doanh chiếm 4,52% có xu hướng tăng về tỷ trọng.

Về tỷ trọng của ngành so công nghiệp toàn huyện, năm 2000 ngành công nghiệp chế biến NSTP chiếm tỷ trọng 89,7% năm 2005 giảm xuống 87,7% và đến năm 2008 tiếp tục giảm xuống còn 81,4%. So với ngành công nghiệp chế biến NSTP toàn Tỉnh, công nghiệp chế biến NSTP của huyện năm 2000 chiếm 4,87%, đến năm 2005 giảm xuống 3,1% và năm 2008 tiếp tục giảm xuống còn 2,71% và có xu hướng tiếp tục giảm do công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm ở các địa bàn các huyện khác tăng nhanh hơn.

Từ phân tích trên cho thấy công nghiệp chế biến NSTP của huyện là ngành đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công nghiệp huyện. Tuy nhiên xu hướng sẽ giảm dần về tỷ trọng do các địa phương khác phát triển nhanh hơn, mặt khác lĩnh vực chế biến NSTP cũng là một trong những lĩnh vực có tác động lớn đến môi trường, nhất là Định Quán là huyện nằm đầu nguồn nước, nên việc phát triển trong thời gian tới rất cần phải có chọn lọc dự án, ngành nghề đối với lĩnh vực này để đảm bảo phát triển bền vững trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, khó khăn của ngành công nghiệp chế biến NSTP trên địa bàn huyện hiện nay phải kể đến những lĩnh vực sản xuất lớn trên địa bàn như mía đường, đây là lĩnh vực khó có thể phát triển mạnh do khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước gặp nhiều khó khăn và biến động thất thường của giá cả nguyên liệu, thị trường thế giới,… Bên cạnh đó việc chế biến hạt điều cũng là một vấn đề khó khăn về nguyên liệu (giá cả, sản lượng,…). Riêng sản xuất men thực phẩm thì vấn đề môi trường là trở ngại nhất, nếu doanh nghiệp không đảm bảo khắc phục được vấn đề này thì sự phát triển, mở rộng sản xuất cũng sẽ khó thực hiện.

b) Sản phẩm và thị trường

Sản phẩm chính của ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm có quy mô lớn đó là: Đường các loại (khoảng 24.000- 25.000 tấn/năm), hạt điều nhân (3.000 – 3.500 tấn/năm), men thực phẩm (6.000 – 7.000 tấn/năm), ngoài ra còn một số sản phẩm như nước đá cây (18.000 – 20.000 tấn/năm), bánh bún, giò chả, xay xát gạo,… Doanh thu ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm năm 2000 đạt 338 tỷ đồng và tăng lên 724 tỷ đồng năm 2008. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2008 là 10%/năm.

Ngoài sản phẩm men thực phẩm xuất khẩu, các sản phẩm ngành công nghiệp chế biến NSTP trên địa bàn chủ yếu tiêu thụ thị trường nội địa. Năm 2008 doanh số tiêu thụ trên thị trường nội địa chiến gần 60% toàn ngành. Xuất khẩu chiếm 40%, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 3,8 triệu USD, đến năm 2008 đạt 20,4 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2001-2008 đạt 23,4%/năm. Về cơ cấu so với xuất khẩu công nghiệp của huyện so toàn Tỉnh năm 2000 chiếm tỷ trọng là 0,32%, đến năm 2008 tăng lên 0,34%. Thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này là Malaysia, Philippines, Nhật Bản.

c) Lao động

Năm 2000, lao động của ngành công nghiệp CBNSTP là 2.824 người, chiếm 63,5% lao động công nghiệp trên địa bàn huyện. Đến năm 2008 lao động của ngành là 3.479 lao động, tăng 655 lao động so với năm 2000 và chiếm tỷ trọng 52,9% so toàn ngành công nghiệp trên địa bàn huyện.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2008 là 2,6%/năm (công nghiệp toàn huyện tăng 5%/năm); trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân 2,8%/năm, giai đoạn 2006 – 2008 tăng 2,3%/năm. Đây cũng là ngành có tốc độ tăng lao động thấp nhất trong các ngành công nghiệp chủ yếu của huyện và có xu hướng giảm dần về tỷ trọng do quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp và sử dụng công nghệ ít lao động hơn.

2. Ngành công nghiệp KT&SXVLXD

a) Năng lực sản xuất công nghiệp

Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác và sản xuất VLXD (KT&SXVLXD) trên địa bàn huyện chỉ tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh. Năm 2008, công nghiệp khai thác và SXVLXD trên địa bàn huyện có khoảng 88 cơ sở, trong đó có một số doanh nghiệp vừa và nhỏ như khai thác đá Thanh Tùng, Thái Nguyên (vật liệu chịu lửa),... còn lại chủ yếu là cơ sở nhỏ và hộ cá thể khai thác cát, sản xuất gạch ngói, đá chẻ, bê tông, ống cống,... Công nghiệp khai thác và sản xuất VSXD cũng là một trong những ngành khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Năm 2000, GTSXCN ngành (giá cố định 1994) đạt 10,4 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 32,9 tỷ đồng. Tốc độ bình quân giai đoạn 2001-2008 tăng 15,5%/năm, cao hơn mức tăng bình quân toàn huyện (11,3%/năm); trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 8,2%/năm và giai đoạn 2006-2008__2001-2008__CN_Định_Quán__251,85'>2006-2008 tăng 28,8%/năm, cụ thể:

Danh mục

GTSXCN (tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2008

2001-2005

2006-2008

2001-2008

CN Định Quán

251,85

389,95

593,3

9,1

15,0

11,3

CN KT SXVLXD

10,4

15,4

32,9

8,2

28,8

15,5

- CN Ngoài quốc doanh

10,4

15,4

32,9

13,1

42,8

23,4

Cơ cấu (%)

4,12

3,94

5,54










Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống Kê Đồng Nai.

Về tỷ trọng của ngành so công nghiệp toàn huyện năm 2000 ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng 4,12% năm 2008 tăng 5,54%. So với ngành công nghiệp khai thác – SXVLXD toàn tỉnh, công nghiệp khai thác SXVLXD của huyện năm 2000 chỉ chiếm 0,87%, đến năm 2008 giảm xuống 0,83%.

Như vậy, công nghiệp khai thác và SXVLXD của huyện vẫn đang đóng một vai trò hết sức quan trọng và có xu hướng tăng về tỷ trọng khi những lĩnh vực như khai thác đá, cát ngày càng giảm ở các địa phương khác bởi nguồn tài nguyên cạn kiệt. Do đó, để tiếp tục khai thác những lợi thế của huyện trong thời gian tới, cần phải chú trọng về sản xuất và chế biến tinh các sản phẩm của ngành.

b) Sản phẩm và thị trường

Sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác và SXVLXD chủ yếu là các sản phẩm như đá xây dựng các loại khoảng 20.000 m3/năm; gạch xây dựng 1,2 – 1,5 triệu viên/năm; cát 80.000 m3/năm,… ngoài ra còn các sản phẩm đá chẻ, sản phẩm bê tông,… Doanh thu ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng năm 2000 đạt 16 tỷ đồng; năm 2008 đạt 35,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn giai đoạn 2001-2008 tăng 10,5%/năm.

Thị trường tiêu thụ của ngành công nghiệp khai thác và SXVLXD chủ yếu là tiêu thụ trên địa bàn huyện và các huyện lân cận do tính chất đặc thù của sản phẩm chủ yếu khai thác những lợi thế về tài nguyên. Riêng sản phẩm cát hiện nay là sản phẩm có chất lượng tốt nên được tiêu thụ cả trong và ngoài Tỉnh. Những năm trước đây, các sản phẩm như đá xây dựng khó khăn trong khâu tiêu thụ do các địa phương như Biên Hoà, Long Thành, Vĩnh Cửu khai thác mạnh và gần vùng tiêu thụ (khu trung tâm, khu công nghiệp,…). Những năm gần đây, do sản xuất tại các địa phương trên giảm, nên sản phẩm đá xây dựng các loại của địa phương từng bước gia tăng thị trường.

c) Lao động

Lao động ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng năm 2000 là 247 người; năm 2008 là 688 người. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn giai đoạn 2001-2008 là 13,6%/năm, cao hơn bình quân chung toàn huyện (5%/năm). Năm 2000 chiếm 5,6% trong tổng cơ cấu lao động của công nghiệp toàn huyện, đến năm 2008 tăng tỷ trọng lên 10,5%.



3. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ

a) Năng lực sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp chế biến gỗ (bao gồm cả sản xuất, gia công hàng mây tre lá) thời gian gần đây là một trong những ngành phát triển mạnh ở Đồng Nai nói chung và Định Quán nói riêng, do mở của thị trường nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Đồng Nai và sự chuyển dịch từ một số quốc gia trong khu vực.

Đến cuối năm 2008, trên địa bàn huyện Định Quán có khoảng 148 cơ sở sản xuất (trong đó mây tre lá khoảng 16 cơ sở). Tuy nhiên, nhìn chung các cơ sở sản xuất của ngành chủ yếu là khu vực dân doanh với các cơ sở nhỏ là chính.

Năm 2000, GTSXCN ngành công nghiệp chế biến gỗ đạt 5 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 29,9 tỷ đồng. Tốc độ bình quân giai đoạn 2001-2008 tăng 25%/năm, là ngành có tốc độ tăng cao nhất trong các ngành công nghiệp chủ yếu của huyện (toàn huyện tăng 11,3%/năm); trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 20,5%/năm, giai đoạn 2006 - 2008 tăng 33%/năm. Tình hình tăng trưởng của ngành như sau:





Danh mục

GTSXCN (tỷ đồng)

Tốc độ tăng BQ (%)

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2008

2001-2005

2006-2008

2001-2008

CN Huyện Định Quán

251,9

390,0

593,3

9,1

15,0

11,3

CN Chế biến Gỗ

5,0

12,7

29,9

20,5

33,0

25,0

- CN Ngoài quốc doanh

5,0

12,7

29,9

20,5

33,0

25,0

Cơ cấu (%)

2

3,26

5,04










Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương