MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH



tải về 0.94 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.94 Mb.
#101
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

KẾT LUẬN: Với những ảnh hưởng tích cực của điều kiện về vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật,… và với những nhân tố tác động có tính tích cực đến sự phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua, là một trong những điều kiện quan trọng để ngành công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của toàn huyện.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, những tồn tại khó khăn trước mắt về khủng hoảng kinh tế; nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, mặt bằng đất đai,… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và ngành công nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng. Do đó, trong thời gian tới cần có những định hướng và giải pháp đồng bộ để khắc phục những khó khăn tồn tại, phát huy những lợi thế, tiếp tục phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện nhanh và ổn định.



Phần II:

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN GIAI ĐOẠN 2001-2008

II.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN GIAI ĐOẠN 2001-2008

II.1.1. Quy mô, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp

Tính đến cuối năm 2008 ngành công nghiệp trên địa bàn huyện có 1.250 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, chiếm 10,7% số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp toàn Tỉnh.



Giai đoạn 2001 - 2008, ngành công nghiệp huyện Định Quán phát triển mới 103 cơ sở, trong đó chủ yếu là công nghiệp ngoài quốc doanh. Công nghiệp khu vực quốc doanh và công nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài mỗi khu vực chỉ có 1 doanh nghiệp, số lượng không có sự thay đổi kể từ năm 2000 cho đến cuối năm 2008. Tình hình phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp được thể hiện qua bảng sau:

Danh mục

Năm

Tốc độ tăng BQ (%)

2000

2005

2008

2001-2005

2006-2008

2001-2008

Toàn tỉnh (Cơ sở)

7.604

10.122

11.645

5,9

4,8

5,5

Huyện Định Quán

1.147

1.212

1.250

1,1

1,0

1,1

- Khu vực Trung ương

1

1

1

0,0

0,0

0,0

- Khu vực Địa phương

1

1

1

0,0

0,0

0,0

- Khu vực Ngoài Quốc doanh

1.144

1.209

1.247

1,1

1,0

1,1

- Khu vực Đầu tư nước ngoài

1

1

1

0,0

0,0

0,0

Cơ cấu so toàn tỉnh (%)

15,1

12,0

10,7










Nguồn: Tổng hợp số liệu từ BC KH 5 năm (2001-2005) của huyện; Cục Thống kê và Sở Công Thương Đồng Nai.

- Công nghiệp khu vực nhà nước trung ương đến cuối năm 2008 có 1 doanh nghiệp đó là Công ty Đường La Ngà (đã cổ phần hoá).

- Công nghiệp khu vực nhà nước địa phương đến cuối năm 2008 có 1 cơ sở, đó là một Xí nghiệp chế biến hạt điều của Công ty Chế biến Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Đồng Nai (Donafoods), là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty Donafoods đóng tại địa bàn huyện.

- Công nghiệp khu vực dân doanh là khu vực có số lượng cơ sở tăng những năm gần đây. Đến cuối năm 2008, số lượng sơ sở dân doanh trên địa bàn là 1.247 cơ sở (bao gồm cả hộ cá thể), tăng 103 cơ sở so năm 2000. Ngoài một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư trong khu công nghiệp (Công ty Lò Xo Việt Nam; Công ty EC, cơ khí Quốc Vượng, Tôn Hoa Sen,…) số còn lại chủ yếu là số hộ cá thể chiếm tỷ trọng lớn.

- Công nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài đến cuối năm 2008 có doanh nghiệp đó là Công ty Mauri La Ngà, với ngành nghề sản xuất men thực phẩm (doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động).

Tốc độ tăng cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2001 – 2008 bình quân 1,1%/năm, thấp hơn rất nhều so với tốc độ tăng của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Tỉnh (toàn tỉnh tăng 5,5%). Về cơ cấu so toàn Tỉnh có xu hướng giảm dần (năm 2000 chiếm tỷ lệ là 15,1%; đến năm 2005 giảm xuống 12% và còn 10,7% năm 2008).

Tóm lại, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện so toàn tỉnh chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 10%). Tuy nhiên trong những năm qua, số lượng cơ sở công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là các cơ sở ngoài quốc doanh. Ngoài một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, số còn lại chủ yếu là cơ sở nhỏ, hộ cá thể là chính; với ngành nghề chủ yếu là gia công, sửa chữa (cơ khí, điện tử), chế biến lương thực.

II.1.2. Tăng trưởng công nghiệp

1. Tăng trưởng GDP công nghiệp

Đến cuối năm 2008, GDP công nghiệp (giá cố định 1994) trên địa bàn huyện Định Quán đạt 212,5 tỷ đồng. Tốc độc tăng trưởng GDP công nghiệp giai đoạn 2001 – 2008 đạt bình quân 12,8%/năm, thấp hơn so tốc độ tăng bình quân GDP công nghiệp toàn Tỉnh (toàn tỉnh 16,36%), cụ thể qua bảng số liệu sau:



Chỉ tiêu

Năm

Tốc độ tăng BQ (%)

2000

2005

2008

2001-
2005


2006-
2008


2001-
2008


1. GDP CN toàn Tỉnh

5.583

11.755

18.762

16,06

16,87

16,36

2. GDP CN Định Quán

81,3

136,1

212,5

10,9

16,01

12,8

3. Cơ cấu so toàn Tỉnh (%)

1,46

1,16

1,13










4. GDP CN/GTSXCN (%)

32,3

34,9

35,8










Nguồn: Tổng hợp số liệu của huyện Định Quán.

- Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp trên địa bàn huyện chỉ tăng bình quân 10,9%/năm, trong khi đó tăng trưởng GDP công nghiệp toàn Tỉnh tăng 16,1%/năm.

- Giai đoạn 2006 – 2008, tăng trưởng GDP công nghiệp trên địa bàn huyện đạt khá, bình quân tăng 16,01%/năm, chỉ thấp hơn bình quân công nghiệp toàn tỉnh là 0,87% (toàn tỉnh tăng 16,87%/năm). Điều này cho thấy giai đoạn 2006 – 2008 công nghiệp huyện đã có sự chuyển biến hơn về chất nên sản xuất công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn.

- Về cơ cấu so toàn tỉnh (tính theo giá so sánh), GDP công nghiệp của huyện thời gian qua có xu hướng giảm dần so toàn Tỉnh, do tốc độ tăng thấp hơn toàn tỉnh. Năm 2000, GDP công nghiệp huyện chiếm 1,46%, đến năm 2005 giảm xuống 1,16% và đến năm 2008 còn 1,13%. Xu hướng trên cho thấy công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã phát triển mạnh ở các địa bàn khác như Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom.

- Nếu xét về cơ cấu GDP công nghiệp huyện (GDPCN) so với giá trị sản xuất công nghiệp của huyện (GTSXCN), giai đoạn 2001 – 2008 tỷ lệ này có xu tăng. Năm 2000 tỷ lệ này chiếm 32,3%, đến năm 2005 là 34,9% và đến 2008 là 35,8% (trong khi đó đối với công nghiệp toàn tỉnh thì tỷ lệ này những năm vừa qua lại đang có xu hướng giảm dần, năm 2000 tỷ lệ này là 31%, đến năm 2005 giảm xuống 27,6% và năm 2008 còn 24,6%). Đây là một kết quả cho thấy chất lượng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện có sự cải thiện, công nghiệp ngày càng đóng góp tốt cho kinh tế của huyện.

2. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN)

Đến hết năm 2008, GTSXCN (Giá cố định 1994) trên địa bàn huyện Định Quán đạt 593,3 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,3 lần so với năm 2000. Giai đoạn 2001 – 2008, công nghiệp huyện Định Quán tiếp tục tăng trưởng với tốc bình quân 11,3%/năm, thấp hơn tốc độ tăng công nghiệp chung toàn tỉnh (toàn tỉnh tăng 19,8%), cụ thể:



Đvt: Tỷ đồng.

Danh mục

GTSXCN (giá 1994)

Tốc độ tăng BQ (%)

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2008

2001-2005

2006-
2008


2001-
2008


1. Toàn tỉnh

17.992

42.532

76.327

18,8

21,5

19,8

2. Huyện Định Quán

251,85

389,95

593,3

9,1

15,0

11,3

- KV Trung ương

114,8

109,1

138,8

-1,0

8,4

2,4

- KV Địa phương

37,3

59,9

75,7

9,9

8,1

9,2

- Ngoài quốc doanh

30,0

55,4

132,2

13,1

33,6

20,4

- Đầu tư nước ngoài

69,8

165,5

246,5

18,9

14,2

17,1

3. Cơ cấu (%)

 

 

 

 

 

 

So toàn tỉnh (%)

1,40

0,92

0,78

 

 

 

Cơ cấu thành phần (%)

100

100

100

 

 

 

- KV Trung ương

45,6

28,0

23,4

 

 

 

- KV Địa phương

14,8

15,4

12,8

 

 

 

- Ngoài quốc doanh

11,9

14,2

22,3

 

 

 

- Đầu tư nước ngoài

27,7

42,5

41,6

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê và Sở Công Thương Đồng Nai.

- Giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng công nghiệp chỉ đạt 9,1%/năm, trong khi đó toàn tỉnh tăng 18,8%/năm. Giai đoạn này công nghiệp khu vực trung ương giảm mạnh do tình hình khó khăn trong sản xuất đường; công nghiệp dân doanh cũng chỉ tăng mức trên 13%/năm, làm cho tốc độ tăng chung công nghiệp trên địa bàn huyện đạt thấp.

- Giai đoạn 2006 – 2008, công nghiệp tăng trưởng khá hơn, bình quân đạt 15%/năm, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so toàn tình (toàn tỉnh tăng tới 21,5%/năm). Giai đoạn này, công nghiệp trung ương duy trì tăng trưởng trở lại sau khó khăn trong giai đoạn 2001 – 2005; công nghiệp dân doanh đạt mức tăng trưởng cao, bình quân tăng 33,6%/năm. Với sự tăng trường của 2 khu vực này đã làm cho công nghiệp của huyện tăng bình quân 15%/năm.

- Về cơ cấu so với công nghiệp toàn Tỉnh: Công nghiệp huyện Định Quán trong những năm qua có xu hướng giảm về tỷ trọng so với công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2000, công nghiệp huyện chiếm tỷ trọng 1,4%, đến năm 2008 giảm xuống còn 0,78%. Nguyên nhân giảm về tỷ trọng trong thời gian qua là do ít các dự án công nghiệp đầu tư vào huyện, kể cả những dự án có quy mô vừa và nhỏ,... Bên cạnh đó, các địa phương khác có công nghiệp phát triển mạnh như Long Thành, Nhơn Trạch,… có điều kiện thuận lợi về vị trí, điều kiện về hạ tầng,… thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước nên phát triển với tốc độ nhanh hơn. Tuy nhiên, với tỷ trọng chiếm không lớn trong cơ cấu công nghiệp toàn Tỉnh, sự tăng trưởng thấp của công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán thời gian qua nhìn chung chưa tác động lớn đối với tăng trưởng công nghiệp toàn Tỉnh.

Tình hình các khu vực kinh tế như sau:

a) Khu vực Nhà nước Trung ương (CNTW)

Khu vực Nhà nước Trung ương có giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 là 114,8 tỷ đồng, năm 2005 là 109,1 tỷ đồng và năm 2008 là 138,8 tỷ đồng. Tốc độ bình quân giai đoạn 2001-2005 giảm 1%/năm; giai đoạn 2006 - 2008 tăng 8,4%/năm; bình quân cả giai đoạn 2001-2008 tăng 2,4%/năm, là khu vực có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp trong các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện. Nguyên nhân chủ yếu là do trên địa bàn huyện hiện nay chỉ có duy nhất Công ty cổ phần Đường La Ngà, là doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần chuyên sản xuất đường. Với những khó khăn và thăng trầm của ngành mía đường cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng thì việc duy trì tăng trưởng là một sự cố gắng lớn của doanh nghiệp.

Về cơ cấu, CNTW trong những năm qua tiếp tục giảm về tỷ trọng, do công nghiệp đầu tư nước ngoài và công nghiệp dân doanh tăng nhanh. Năm 2000, công nghiệp trung ương chiếm tỷ trọng 45,6% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện, đến năm 2008 giảm xuống còn 23,4%. So với công nghiệp trung ương toàn Tỉnh, công nghiệp trung ương của huyện chỉ chiếm tỷ trọng 1,6% GTSXCN.

b) Khu vực Nhà nước Địa phương (CNĐP)

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực CNĐP năm 2000 đạt 37,3 tỷ đồng, năm 2008 đạt 75,7 tỷ đồng. Tốc độ bình quân giai đoạn 2001-2008 tăng 9,2%/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 9,9%/năm; giai đoạn 2006-2008 tăng 8,1%/năm.

Nhìn chung công nghiệp khu vực nhà nước địa phương tăng khá ổn định qua các năm. Công nghiệp địa phương có duy nhất 1 Xí nghiệp chế biến hạt điều của Công ty Donafoods. Đây cũng là một xí nghiệp hạch toán phụ thuộc của Công ty, sản xuất chủ yếu gia công bóc tách hạt điều phục vụ cho nhà máy chế biến tại thành phố Biên Hoà.

Về cơ cấu, công nghiệp nhà nước địa phương trong những năm qua tiếp tục giảm về tỷ trọng, do công nghiệp đầu tư nước ngoài và công nghiệp dân doanh tăng nhanh. Năm 2000, công nghiệp địa phương chiếm tỷ trọng 14,8% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện, đến năm 2008 giảm xuống còn 12,8%. So với công nghiệp địa phương toàn Tỉnh, công nghiệp địa phương của huyện chỉ chiếm tỷ trọng 2,7% GTSXCN.



c) Khu vực Ngoài quốc doanh (NQD)

Khu vực ngoài quốc doanh có giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 đạt 30 tỷ đồng, năm 2008 đạt 132,2 tỷ đồng. Tốc độ bình quân giai đoạn 2001-2008 tăng 20,4%/năm, là khu vực tăng cao nhất trong các khu vực trên địa bàn huệyn, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 13,1%/năm; giai đoạn 2006-2008 tăng 33,6%/năm, do có một số nhà máy mới đi vào hoạt động tại khu công nghiệp La Ngà như Công ty Gỗ EC, Công ty Lò Xo Việt Nam, phân vi sinh,… Tuy vậy khu vực này vẫn đang bộc lộ một số khó khăn như: khu vực cá thể, các HTX tiểu thủ công nghiệp chỉ đầu tư nhỏ lẻ, khả năng cạnh tranh đối với các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế còn kém.

Về cơ cấu, công nghiệp dân doanh trong những năm qua tiếp tục tăng về tỷ trọng. Năm 2000, công nghiệp dân doanh chiếm tỷ trọng 11,9% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện, đến năm 2008 tăng lên 22,3%. So với công nghiệp dân doanh toàn tỉnh, năm 2008 công nghiệp dân doanh của huyện chiếm tỷ trọng 1,3% toàn tỉnh.

d) Khu vực Đầu tư nước ngoài (ĐTNN)

Tuy có 1 nhà máy (Công ty Men Mauri La Ngà) nhưng thời gian qua công nghiệp đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn huyện. Với lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường ổn định,… khu vực ĐTNN đã và đang phát triển khá nhanh và ổn định.

Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài đạt 69,8 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 246,5 tỷ đồng. Tốc độ bình quân giai đoạn 2001-2008 tăng 17,1%/năm, cao hơn bình quân chung công nghiệp trên địa bàn huyện (bình quân chung 11,3%/năm); trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 18,9%/năm, giai đoạn 2006-2008 tăng 14,2%/năm.

Về cơ cấu, công nghiệp đầu tư nước ngoài trong những năm qua tiếp tục tăng về tỷ trọng. Năm 2000, công nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 27,7% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện, đến năm 2008 tăng lên 41,6%. So với công nghiệp đầu tư nước ngoài toàn Tỉnh, công nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện năm 2008 chỉ chiếm 0,4% và tiếp tục có xu hướng giảm, do các địa phương khác đang thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.



II.1.3. Xuất, nhập khẩu và thị trường

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu công nghiệp trên địa bàn huyện đến cuối năm 2008 đạt 36 triệu USD, chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu công nghiệp (XNKCN) của toàn tỉnh (chiếm 0,24%). Tình hình cụ thể như sau:

a) Xuất khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2000 là 3,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,32% kim ngạnh xuất khẩu toàn Tỉnh; đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 20,4 triệu USD, tỷ trọng chiếm 0,34% kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp (XKCN) toàn Tỉnh.

- Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2001-2008 là 23,4%/năm, cao hơn bình quân chung công nghiệp toàn Tỉnh (ngành công nghiệp toàn Tỉnh tăng 22,4%/năm), trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 13,3%/năm; giai đoạn 2006-2008 tăng 42,3%/năm, cụ thể:



Danh mục

Kim ngạch XK (triệu USD)

Tốc độ bình quân (%)

2000

2005

2008

2001-2005

2006-2008

2001-2008

Kim ngạch XKCN Toàn tỉnh

1.174,6

2.625,5

5.931,5

17,5

31,2

22,4

Kim ngạch XKCN Định Quán

3,801

7,08

20,4

13,3

42,3

23,4

Cơ cấu (%)

0,32

0,27

0,34










Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương