MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH



tải về 0.94 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.94 Mb.
#101
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán đến năm 2015, có tính đến năm 2020




MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH

Định Quán là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Biên Hòa 85 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 115 km về phía tây, là một huyện có cơ cấu kinh tế nông nghiệp – dịch vụ - công nghiệp, nhiều năm qua ngành nông nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng trên 50% cơ cấu GDP của huyện (năm 2008 chiếm 54,9%). Ngành công nghiệp trên địa bàn huyện những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng về tỷ trọng từ 13,25% năm 2000 lên 17,19% vào năm 2008, tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm và đến năm 2008 chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Mặc dù chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện, nhưng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện nhiều năm qua đã có sự tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) bình quân giai đoạn 2001 – 2008 đạt 11,3%/năm và tăng nhanh ở giai đoạn 2006 – 2008 (tăng bình quân 15%/năm). Công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, góp phần khai thác các tiềm năng và thế mạnh của địa phương, nhất là công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, phù hợp với định hướng chung của phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Ngành công nghiệp tuy có mức tăng trưởng GTSXCN khá (11,3%/năm), là ngành có tốc độ tăng GDP cao so với các ngành dịch vụ và nông nghiệp trên địa bàn huyện (giai đoạn 2006 – 2008 tăng 16%/năm), nhưng so các địa phương khác trong tỉnh và so với ngành công nghiệp toàn tỉnh thì ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán thời gian qua phát triển còn chậm (GTSXCN toàn tỉnh tăng 19,8%/năm), ngoài một số doanh nghiệp của Trung ương (Đường La Ngà) và đầu tư nước ngoài (Công ty Mauri La Ngà) thì nhìn chung công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là hộ tư nhân, cá thể trên địa bàn, còn lạc hậu về máy móc thiết bị, nhỏ lẻ về quy mô, vốn đầu tư,... nên sản phẩm sản xuất chưa có sức cạnh tranh mạnh với thị trường bên ngoài, mà chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống tại chỗ. Phạm vi ngành nghề chưa đa dạng, phong phú, chủ yếu là gia công, sửa chữa (cơ khí, điện tử), chế biến lương thực.

Với định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2020 (công nghiệp chiếm tỷ trọng 32%), giảm dần tương đối tỷ trọng ngành nông nghiệp, do đó việc lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện là rất cần thiết, nhằm định hướng phát triển ngành và tận dụng tốt cơ hội để phát triển công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển.

II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

- Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/6/2008 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020;

- Quyết định 30/2007/QĐ-BCN ngày 17/07/2007của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020.

- Quyết định số 746 /2005/QĐ.CT.UBT ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, có tính đến 2015.

- Quyết định số 3967/2005/QĐ-UBND ngày 11/11/2005 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt hồ sơ: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

- Tài liệu dự báo, các dự án Quy hoạch chuyên ngành phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh có liên quan, như: Cơ khí; điện - điện tử; công nghiệp phụ trợ; hoá chất; chế biến NSTP; dệt may – giày dép.

- Quyết định 3989/QĐ-UBND ngày 26/11/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt đề cương: “Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán đến năm 2015, có tính đến năm 2020”.

- Tài liệu điều tra, thống kê, tổng hợp về kinh tế - xã hội của các cơ quan chức năng và chuyên ngành của huyện Định Quán thực hiện từ năm 2000 – 2005 và đến nay.

- Các văn bản quy định của Trung ương và của Tỉnh về bảo vệ môi trường; quy hoạch bảo vệ môi trường và quy hoạch khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai;…

III. PHẠM VI QUY HOẠCH

Đề án Quy hoạch này đánh giá thực trạng của ngành công nghiệp, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, những thuận lợi và khó khăn tác động đến phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán trong mối quan hệ với phát triển công nghiệp chung của toàn Tỉnh, của Vùng và cả nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; đánh giá năng lực, thế mạnh, tiềm năng sản xuất của ngành công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của huyện.

Thông qua việc phân tích thực trạng, đánh giá tiềm năng, thế mạnh của ngành, đề ra định hướng phát triển cho ngành từ nay đến năm 2015, có tính đến năm 2020; đề xuất những giải pháp, cơ chế chính sách và biện pháp nhằm thực hiện định hướng đề ra, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện một cách vững chắc, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

IV. BỐ CỤC QUY HOẠCH

Đề án “Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán đến năm 2015, có tính đến năm 2020” ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, báo cáo gồm 4 phần chính:



Phần I: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động tới sự phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán.

Phần II: Hiện trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán giai đoạn 2001-2008.

Phần III: Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán đến năm 2015, có tính đến năm 2020.

Phần IV: Giải pháp thực hiện quy hoạch.

Phần I:

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN

I.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

I.1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

- Huyện Định Quán nằm ở phía bắc Tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Biên Hòa 85 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 115 km về phía tây; phía bắc và đông giáp huyện Tân Phú, phía đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía nam giáp huyện Thống Nhất và Xuân Lộc, phía tây giáp huyện Vĩnh Cửu.

- Huyện có 14 đơn vị hành chính, gồm: 1 thị trấn Định Quán và 13 xã: Phú Hòa, Phú Túc, Phú Ngọc, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Vinh, Phú Tân, Suối Nho, Túc Trưng, La Ngà, Thanh Sơn, Ngọc Định và Gia Canh.

- Tổng diện tích tự nhiên 966,5km2; dự báo năm 2008, dân số trung bình của huyện là 222.800 người, mật độ dân số bình quân là 230 người/km2.



2. Địa hình

- Địa hình của huyện có dạng đồi gò lượn sóng, rộng và thoáng, độ cao trung bình khoảng 180m so với mặt nước biển.

- Độ dốc trung bình 2,50/km, khoảng 57,3% tổng diện tích có độ dốc từ 0-80, do đó không ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Nhìn chung điều kiện địa hình khá thích hợp với sản xuất nông nghiệp, không ảnh hưởng nhiều đến việc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp và đầu tư vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.



3. Khí hậu, thời tiết

- Định Quán nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ.

- Nhiệt độ: Khí hậu của huyện mang tính nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình 23-290C, tổng tích ôn cao tạo điều kiện cho cây trồng phát triển.

- Lượng mưa: Huyện Định Quán nằm trong vùng có lượng mưa cao nhất của tỉnh, trung bình hàng năm từ 2.500 - 2.800mm. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vào thời gian này hầu như không có mưa; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 90% tổng lượng mưa của cả mùa mưa, số ngày mưa từ 150 - 170 ngày/năm.

- Hướng gió: Địa bàn huyện có hai hướng gió chính và thổi theo mùa. Vào mùa khô, gió Đông Bắc mang không khí khô và nóng, mùa mưa có gió Tây Nam, không khí ẩm và nóng.

4. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Đất đai của huyện đa dạng được hình thành chủ yếu từ đá bazan, granít và phiến thạch sét. Do vậy khả năng giữ nước không cao, mùa khô dễ bị thiếu nước. Các loại đất chủ yếu gồm:

- Nhóm đất xám: diện tích 42.064 ha chiếm 43,52%, thích hợp trồng lúa, rau màu, cây lâu năm.

- Nhóm đất đá bọt: diện tích 498 ha chiếm 0,52%, độ màu mỡ kém, thích hợp với cây lâu năm như điều.

- Nhóm đất đỏ: diện tích 12.840 ha chiếm 13,29% thích hợp trồng cây cao su, cà phê và cây ăn trái.

- Nhóm đất đen: diện tích 22.222 ha chiếm 22,99% thích hợp trồng cây hàng năm như: bắp, đạu nành, thuốc lá, cà phê, cây ăn trái.

b) Tài nguyên nước



- Nguồn nước sông suối: Huyện có tài nguyên nước dồi dào do hai con sông lớn của Đông Nam Bộ chảy qua (sông Đồng Nai, sông La Ngà) và hệ thống sông suối phong phú, mật độ dòng chảy 30,1km/km2. Với địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối nên trở ngại đi lại cho người dân. Hai sông Đồng Nai và sông La Ngà với tổng chiều dài dòng chảy qua huyện khoảng 80 km, cụ thể:

+ Sông Đồng Nai: Chảy qua huyện có chiều dài 32 km, lưu lượng trung bình 470m3/s, là nguồn cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp đồng thời tạo nước ngầm cho sinh hoạt.

+ Sông La Ngà: Nhánh sông lớn của sông Đồng Nai, chảy qua huyện có chiều dài 46,6 km, lưu lượng bình quân 144m3/s.

- Nguồn nước hồ đập: Ngoài khu vực lòng hồ Trị An với diện tích khoảng 20.000ha. Các hồ chứa, đập dâng còn lại có quy mô nhỏ, nên khả năng đáp ứng nhu cầu thủy lợi còn hạn chế.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm phân bố trên địa bàn không đều, chủ yếu tập trung ở phía tây nam và phía bắc huyện, nguồn nước ngầm ở khu vực này có chất lượng tốt, mạch nước nông và dễ khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Riêng khu vực các xã Phú Ngọc, La Ngà, Ngọc Định rất khan hiếm, Hiện nay việc khai thác nước ngầm phục vụ ản xuất và sinh hoạt còn mang tính tự phát. Các giếng khoan của tư nhân sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất với qui mô nhỏ, phần lớn người dân đang sử dụng giếng đào với độ sâu từ 5 – 15m, các giếng này thường thiếu nước vào cuối mùa khô. Điều đáng quan tâm là trong khoảng 5 năm trở lại đây mực nuớc ngầm đã tụt nhiều và lượng nước ngầm khai thác được đã giảm hơn 20% (với số giếng cũ) đây là vấn đề lưu ý trong quản lí và khai thác nguồn tài nguyên này.

Tài nguyên nước của huyện là khá phong phú, có 2 con sông lớn chảy qua có nhiều đoạn quanh co uốn khúc và có nhiều thác ghềnh nên có tiềm năng phát triển thủy điện và thủy sản. Hiện nay, các dự án thuỷ điện nhỏ đang được nghiên cứu lập quy hoạch trên địa bàn huyện, để khai thác tiềm năng của 2 con sông này phục vụ công nghiệp sản xuất điện năng và phát triển nông nghiệp.

c) Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện khá phong phú, gồm: Vàng, đá quý, vật liệu xây dựng (đá ốp lát, đá xây dựng, đất sét, cát), nguyên liệu thạch anh, nước nóng và muối khoáng.

Tổng số các mỏ và điểm khoáng sản đã được phát hiện lên tới 20 điểm, trong đó có một số khoáng sản đang được khai thác như cát xây dựng ở lòng hồ Trị An (khu vực sông Đồng Nai, sông La Ngà), đá xây dựng ở Gia Canh của Công ty Thanh Tùng, sét gạch ngói Phú Cường, cụ thể:

- Đá xây dựng: Có hầu hết trên toàn bộ diện tích của huyện, đáng kể nhất là mỏ đá ở Gia Canh của Công ty Thanh Tùng có chất lượng tốt và trữ lượng nhiều, có thể khai thác công nghiệp.

- Nước khoáng: Theo tài liệu thăm dò địa chất thì nước khoáng ở khu vực Suối Nho có chất lượng tốt có thể khai thác vói qui mô lớn, hồ nước nóng thác Mai ở lâm trường Tân Phú có thể khai thác du lịch sinh thái.

- Đất sét: Nguồn đất sét tốt có thể khai thác để sản xuất gạch, ngói chất lượng cao, phân bố ở xã Phú Cường, trữ lượng 3 triệu m3.

- Cát: Nguồn cát khai thác trên địa bàn huyện có chất lượng khá tốt và đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện rất thuận lợi cho phát triển ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên, khoáng sản chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ.

d) Tài nguyên rừng

- Diện tích rừng của huyện tập trung tại hai đơn vị đó là Công ty Lâm nghiệp La Ngà và BQL rừng phòng hộ Tân Phú với tổng diện tích là 35.789 ha, trong đó rừng tự nhiên là 27.325 ha (chiếm 76,3% so với tổng diện tích lâm nghiệp, riêng rừng phòng hộ 4.393 ha) và đất rừng trồng 8.464 ha.

- Độ che phủ diện tích rừng đạt 37%, nếu tính cả số lượng cây lâu năm độ che phủ đạt 60%.

Với tài nguyên rừng của huyện khá lớn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển.



I.1.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI

  1. Tình hình phát triển kinh tế

  1. Tăng trưởng kinh tế

Thời gian qua, kinh tế trên địa bàn huyện duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân khoảng 8-10%/năm. Giai đoạn 2001 – 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt bình quân 9%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh (toàn tỉnh tăng 13,66%/năm), trong đó:

+ Giai đoạn 2001-2005, mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên địa bàn huyện đạt 8,1%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả tỉnh (12,9%/năm).

+ Giai đoạn 2006-2008, GDP trên địa bàn huyện có mức tăng trưởng khá hơn giai đoạn 2001 – 2005, bình quân hàng năm là 10,5%/năm, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn tỉnh (toàn tỉnh tăng 14,7%/năm).

Tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2001 – 2008 được thể hiện qua bảng sau:



Đơn vị tính: Tỷ đồng.



Thành phần

Năm

2000

Năm

2005

Năm

2008

Tốc độ tăng trưởng BQ (%)

2001-
2005


2006-
2008


2001-
2008


I. GDP toàn tỉnh (Giá 1994)

10.473

19.180

29.170

12,86

15,00

13,66

- Công nghiệp

5.583

11.755

18.762

16,06

16,87

16,36

- Dịch vụ

2.470

4.402

6.880

12,25

16,05

13,66

- Nông nghiệp

2.420

3.023

3.528

4,55

5,28

4,82

II. GDP huyện Định Quán

612

905

1.220

8,1

10,5

9,0

- Công nghiệp

81,3

136,1

212,5

10,87

16,01

12,77

- Dịch vụ

178,0

258,0

334,0

7,70

8,99

8,18

- Nông nghiệp

352,9

511,3

673,5

7,70

9,62

8,42

Nguồn: Số liệu huyện Định Quán và Cục Thống kê.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng: Giai đoạn 2001-2008 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối ổn định và khá cao so với khu vực nông nghiệp và dịch vụ, bình quân đạt 12,8%/năm. Tuy nhiên so với công nghiệp toàn tỉnh thì GDP công nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn này tăng trưởng thấp hơn (toàn tỉnh tăng bình quân 16,36%). Giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân 10,9%/năm và giai đoạn 2006 – 2008 tăng khá cao (bình quân đạt 16%/năm). Điều này cho thấy những năm vừa qua công nghiệp trên địa bàn huyện có xu hướng tăng nhanh hơn.

- Khu vực dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2001-2008 là 8,2%/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 là 7,7%/năm; giai đoạn 2006 – 2008 đạt 9%/năm. Nhìn chung khu vực dịch vụ tăng trưởng khá ổn định và có xu hướng tăng nhanh hơn những năm gần đây. Tuy nhiên, với tốc độ tăng bình quân khoảng hơn 8%/năm là mức tăng khá thấp so với toàn huyện và toàn tỉnh.

- Khu vực nông nghiệp: Trong những năm, khu vực nông nghiệp của huyện vẫn uy trì tốc độ tăng trưởng khá tốt, chỉ đứng sau khu vực công nghiệp – xây dựng. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2001-2008 đạt trên 8,4%/năm, cao gấp hơn 2 lần so toàn tỉnh, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng trưởng bình quân 7,7%/năm; giai đoạn 2006 – 2008 tăng nhanh hơn, bình quân đạt 9,62%/năm. Điều này cho thấy kinh tế trên địa bàn huyện vẫn là kinh tế nông nghiệp, các khu vực công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển mạnh.



  1. Cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế huyện Định Quán từ năm 2000 đến năm 2008 đã chuyển dịch theo hướng tiếp tục giảm tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ trọng nông nghiệp, cụ thể:

Ngành

Năm

2000

2005

2008

Tổng số (%)

100

100

100

Công nghiệp

13,25

15,94

17,19

Dịch vụ

33,82

31,56

27,90

Nông nghiệp

52,93

52,50

54,91

Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội huyện Định Quán.
- Trong cơ cấu kinh tế huyện, công nghiệp tiếp tục có xu hướng tăng về tỷ trọng những năm gần đây, năm 2000 chiếm 13,25% đến năm 2008 tăng lên 17,2%. Đây là sự chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà huyện đã đề ra. Tuy nhiên công nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện.

- Đối với lĩnh vực dịch vụ, thời gian qua chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế. Thương mại, dịch vụ, du lịch của huyện chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong địa bàn. Sản phẩm hàng hóa trên thị trường chủ yếu nhập từ bên ngoài, các dịch vụ sản xuất như vay vốn, tư vấn, cho thuê, môi giới... chưa phát triển. Đồng thời, bên cạnh đó do công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũn chưa phát triển, nên hiện nay ngành dịch vụ chưa thực sự là ngành phát triển mạnh.

- Đối với lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2001 – 2008 ngành nông nghiệp tiếp tục gia tăng về tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, năm 2000 nông nghiệp chiếm tỷ trọng 52,93%, đến năm 2008 tăng lên 54,91%.

Với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, thời gian qua thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện có xu hướng ngược lại, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ có xu hướng giảm (chỉ có công nghiệp tăng, dịch vụ giảm mạnh). Năm 2000 tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 47%, đến năm 2008 giảm xuống còn 45%. Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thời gian qua chưa đúng định hướng.

c) Đầu tư phát triển trên địa bàn huyện

- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện tăng nhanh từ 67,6 tỷ đồng năm 2000 lên 196,2 tỷ đồng năm 2005 và 359,6 tỷ đồng năm 2008 (không quy đổi), trong đó chủ yếu là vốn đầu tư trong nước. Tốc độ tăng vốn đầu tư giai đoạn 2001 – 2008 bình quân đạt 23,2%/năm, là tốc độ tăng khá cao và ổn định, tuy nhiên quy mô còn nhỏ và xuất phát điểm thấp so với địa phương khác.

- Giai đoạn 2006 – 2008 tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện là 965,3 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn đầu tư của tư nhân và hộ dân cư của huyện chiếm trên 40% trong tổng vốn đầu tư. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư so với GDP trên địa bàn huyện đạt khoảng 13% là còn thấp. Tuy nhiên so với một số địa bàn huyện lân cận và đặc thù huyện miền núi tỷ lệ huy động trên nói chung đã đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển trên địa bàn.

Nhìn chung, Định Quán là một huyện miền núi, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý không được thuận lợi như các địa phương ở phía đông nam của tỉnh, lân cận thành phố Biên Hoà,… do đó việc thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là rất khó khăn, nhất là thu hút các dự án lớn về công nghiệp và dịch vụ.

d) Tài chính ngân sách

Hoạt động tài chính ngân sách của huyện được quan tâm phát triển, thể hiện số thu ngân sách trên địa bàn tăng đều và phần lớn các năm đều hoàn thành chỉ tiêu do tỉnh phân bổ, cũng như theo chỉ tiêu của Huyện ủy và HĐND huyện đề ra. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 2005 là 34,6 tỷ đồng, năm 2008 là 39,3 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2001 – 2005 tăng 13,7%/năm; giai đoạn 2006 – 2008 tăng 4,34%/năm.

Tuy nhiên, do khả năng phát triển kinh tế trên địa bàn chưa cao, nguồn thu chưa nhiều vì vậy phần huy động vào ngân sách huyện chỉ ở mức trung bình so với các huyện trên địa bàn tỉnh, chưa đáp ứng nhu cầu chi ngày càng tăng, nhất là đầu tư cho hạ tầng cơ sở. Về chi cơ bản đảm bảo theo đúng luật ngân sách và nhu cầu của địa phương, trong đó chi XDCB chiếm 7,7% so tổng chi năm 2005 và năm 2008 tăng lên 27,6%.


Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương