Mã môn học: fec321 được soạn với mục đích giảng dạy và tham khảo cho sinh viên ngành



tải về 0.68 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích0.68 Mb.
#32577
  1   2   3   4   5   6   7   8
LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng Kinh tế rừng (Mã môn học: FEC321) được soạn với mục đích giảng dạy và tham khảo cho sinh viên ngành: Quản lý tài nguyên rừng và ngành Sinh thái và Bảo tồn đa dạng sinh học, khoa: Lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Môn học cung cấp những kiến thức về “kinh tế rừng” tạo cơ sở để người học vận dụng những kiến thức dù ở cương vị nào, từ người làm nhân viên đến người đứng đầu các tổ chức trong ngành Lâm nghiệp đều có cái nhìn tổng quát về phương pháp cách thức phát triển lâm nghiệp Việt Nam..

Đối tượng nghiên cứu của môn học Kinh tế rừng là sinh viên trong ngành: (1) Quản lý tài nguyên rừng, (2) Sinh thái và Bảo tồn đa dạng sinh học khi thực hiện công tác quản lý, thực thi xây dựng và phát triển rừng, từ những vấn đề chung nhất như: Rừng là gì; vai trò của kinh tế rừng; đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp; Tổ chức quản lý ngành lâm nhgiệp nhằm phát triển kinh tế rừng, đến những vấn đề cụ thể, như: Tổ chức quản lý phát triển kinh tế rừng và phát triển tài nguyên rừng bền vững.

Nội dụng bài giảng Kinh tế rừng được kết cấu các phần, các chương như sau:

Giới thiệu về môn học

Chương 1: Tổng quan về kinh tế rừng

Chương 2: Tổ chức quản lý ngành Lâm nghiệp

Chương 3: Hàng hóa và thị trường lâm sản trong phát triển kinh tế rừng

Chương 4: Phát triển tài nguyên rừng bền vững

Bài giảng này là kết quả sửa đổi, bổ sung sau nhiều năm tác giả đã và đang giảng dạy môn học ở Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, cập nhật thông tin mang tính hiện thời, nên đảm bảo được đầy đủ kiến thức Kinh tế rừng. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các giáo viên trong ngành Kinh tế, giáo viên chuyên môn ngành Lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm và các sinh viên đã và đang học tại trường để tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho bài giảng hoàn thiện và phù hợp hơn. Xin chân thành cảm ơn!



Thái Nguyên, 2015

Lời tác giả

TS. Trần Công Quân

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ RỪNG

Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ của rừng.

Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí.

Nhưng ngày nay, nguồn tài nguyên rừng quý giá đang dần bị suy thoái. Những năm qua, nạn phá rừng, mất rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn ha diện tích rừng bị phá hủy, nên diện tích rừng càng bị thu hẹp lại. Mất rừng và suy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hoá và làm nghèo đất tại nhiều địa phương. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như: gây lũ lụt, hạn hán, gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực càng đáng lo ngại hơn, đặc biệt suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng.

Vì vậy, chúng ta hãy chung tay bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

1.1. Vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân

Trong Luật bảo vệ và phát triển rừng có ghi “Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền đời sống của nhân dân với sự sống còn của các dân tộc”, cụ thể như sau:



1.1.1 Rừng có vai trò cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ các nhu cầu của xã hội

- Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản.

- Cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư.

- Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho con người.

- Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm... phục vụ nhu cầu đời sống xã hội...



1.1.2 Rừng có vai trò làm chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống, cảnh quan văn hoá xã hội

- Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hoá đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thuỷ năng lớn cho các nhà máy thuỷ điện.

- Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển...

- Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hoà khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.

- Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất...

- Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch...



1.1.3 Rừng có vai trò tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào thuộc vùng trung du miền núi

- Tài nguyên rừng trước hết là cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu quan trọng quyết định đến phát triển lâm nghiệp. Tài nguyên rừng là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi. Hiện nay đất lâm nghiệp quản lý gần 50% diện tích tự nhiên và chủ yếu tập trung vào vùng trung du, miền núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc ít người.

- Địa bàn sản xuất lâm nghiệp là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo cho xã hội...

1.1.4 Rừng có chức năng nghiên cứu khoa học

Rừng luôn chứa đựng nhiều vấn đề bí ẩn cần phải bảo tồn và nghiên cứu, đặc biệt là: Kinh doanh rừng có hiệu quả không, tính đa dạng sinh học của rừng không chỉ có giá trị trước mắt mà còn có giá trị cho các thế hệ tương lai...



1.2. Đặc điểm sản xuất lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế quốc dân, cũng như các ngành kinh tế khác, để hình thành và khẳng định tính tất yếu khách quan tồn tại và phát triển, mỗi ngành đều có những đặc điểm phản ảnh tính đặc thù của mình. Những đặc thù này có tính quyết định đến việc tổ chức sản xuất, quản lý sử dụng các nguồn lực của ngành. Nghiên cứu các đặc điểm sản xuất để hoạch định chiến lược phát triển và qua đó đề ra những chiến thuật (các giải pháp quản lý), khai thác triệt để các nguồn lực nhằm hướng tới mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất.

Trong sản xuất lâm nghiệp có những đặc điểm chủ yếu sau:

1.2.1 Chu kỳ sản xuất lâm nghiệp tương đối dài (hàng chục năm)

Đây là đặc điểm quan trọng, mang tính đặc thù của ngành Lâm nghiệp; chu kỳ sản xuất được tính là khoảng thời gian kể từ khi chuẩn bị đưa các yếu tố vào sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm sẵn sàng tiêu thụ; Chu kỳ sản xuất là tiêu thức phản ảnh đặc điểm sản xuất của các ngành sản xuất và chủ yếu là do đối tượng sản xuất quyết định.

Đối với lâm nghiệp, đối tượng sản xuất là rừng. Khác với đối tượng sản xuất của các ngành khác, rừng là cơ thể sống, trong đó quần xã cây rừng đóng vai trò chủ đạo và chúng khác biệt với các loài thực vật khác là chu kỳ sinh trưởng kéo dài và phát triển chậm. Nếu tính chu kỳ thành thục tự nhiên phải hàng trăm năm, còn chu kỳ thành thục công nghệ cũng phải hàng chục năm trong khi đó chu kỳ sản xuất của một số sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chu kỳ chỉ tính bằng giờ, bằng phút và ngành nông nghiệp (trừ một số loài cây ăn quả và cây công nghiệp), chu kỳ sản xuất cũng chỉ tính bằng ngày, bằng tháng...



tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương