ĐẢm bảo chất lưỢng trong đÀo tạO ĐẠi học theo chuẩn tiên tiếN



tải về 80.78 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích80.78 Kb.
#28247
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO CHUẨN TIÊN TIẾN
TS. Nguyễn Thanh Thủy

Trưởng Trung tâm đảm bảo chất lượng

Đại Học Quốc Tế-ĐHQG-HCM
Tóm tắc: Trong những năm gần đây, nhằm thực hiện hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học và phục vụ nhu cầu du học tại chỗ của nhân dân việc đào tạo đại học theo các chương trình chuẩn tiên tiến đang ngày càng phát triển trong các trường đại học công lập tại Việt Nam. Các chương trình này thường có cấu trúc và nội dung tương tự như chương trình của các đại học nước ngoài và được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhiều chương trình trong số này đã mang lại hiệu quả cao trong việc giúp sinh viên tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến của thế giới và tiết kiệm chi phí, tạo được uy tín cho các trường để ngày càng có nhiều liên kết và nhiều đối tác mạnh hơn. Bên cạnh đó cũng có không ít chương trình kém chất lượng và thậm chí, mang nặng tính thương mại gây không ít thất vọng cho người học và phía đối tác. Việc xây dựng và duy trì chất lượng đào tạo của các chương trình ngày càng tiếp cận gần hơn với tiêu chuẩn khu vực như AUN và các tiêu chuẩn quốc tế như ABET, AACSB đòi hỏi ở các trường nhiều nổ lực về nguồn lực, phương cách quản lý, đặc biệt là phải có một hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng bên trong thật khoa học và chặt chẽ.

Bài viết này nhằm phân tích hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cho các chương trình đào tạo được xây dựng và triển khai theo các tiêu chuẩn tiên tiến tại trường Đại Học Quốc Tế, thành viên của Đại Học Quốc Gia HCM.


  1. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN

1. Các loại hình đào tạo theo chương trình tiên tiến

Hiện nay trong các trường đại học công lập Việt Nam các chương trình đào tạo đại học theo tiêu chuẩn tiên tiến ngày càng nở rộ. Các chương trình này gồm các chương trình tài năng và tiên tiến do Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ cho các trường; các chương trình đào tạo chính quy ở trường Đại học Quốc tế thành viên của Đại Học Quốc Gia HCM và các chương trình đào tạo liên kết 2+2 do các trường đại học Việt Nam liên kết với các trường đại học nước ngoài.

Đối với các chương trình tài năng và tiên tiến của Bộ GD&ĐT, sinh viên học hoàn toàn bằng tiếng Anh và hoàn tất chương trình tại các trường đại học Việt Nam. Trong các chương trình 2+2 sau khi hoàn tất các môn học qui định trong hai năm đầu của chương trình tại Việt Nam và đạt yêu cầu về chuẩn tiếng Anh của trường đối tác sinh viên được chuyển tiếp sang trường đối tác để hoàn tất chương trình đại học và được cấp bằng bởi các trường nước ngoài.

2. Hội nhập quốc tế và nhu cầu du học tại chỗ

Hai loại hình đào tạo tiên tiến kể trên tại một số trường đại học Việt Nam đã cung cấp cho sinh viên cơ hội được học bằng tiếng Anh các chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn mực tiên tiến. Lực lượng giảng dạy các chương trình này đa phần là giảng viên Việt Nam có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ từ các nước nói tiếng Anh nên chất lượng giảng dạy khá cao. Tuy nhiên, số giảng viên người nước ngoài trong các chương trình này thường chỉ chiếm khoảng 5-10%, đa số chỉ giảng dạy các môn cơ bản. Do số giảng viên người nước ngoài ít và các chương trình này cũng chiếm tỷ lệ rất ít trong các trường đại học công lập Việt Nam nên cơ hội cho sinh viên sử dụng tiếng Anh chỉ giới hạn trong khuôn khổ lớp học, các hoạt động giao tiếp và sinh hoạt ngoại khóa của sinh viên đều dùng tiếng Việt.

Chính vì thế, sự mong đợi về một trường đại học công lập với môi trường học thuật và sinh hoạt hoàn toàn bằng tiếng Anh, mang đậm tính quốc tế để làm nòng cốt trong hội nhập quốc tế về giáo dục cho khu vực phía Nam và tạo điều kiện du học tại chỗ cho nhân dân ngày càng trở nên cấp thiết. Đáp ứng nhu cầu này ĐHQG-HCM đã đề xuất Dự án thành lập trường Đại Học Quốc Tế và được Bộ GD&ĐT chấp thuận vào năm 2003.


  1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ, ĐHQG-HCM

1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Quốc tế (ĐHQT) là một trong sáu trường thành viên của Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Trường được thành lập theo Quyết định số 260/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ của nhà trường là giảng dạy các chương trình đại học và sau đại học các ngành khoa học, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ bằng tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam và người nước ngoài, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp và cộng đồng. Với nhiệm vụ đó câu hỏi lớn đặt ra cho trường ĐHQT là làm sao phát triển các ngành nghề đào tạo, đảm bảo chất lượng giáo dục và thực hiện những phương cách quản lý đạt chuẩn khu vực và tiếp cận chuẩn quốc tế.

Năm 2004 trường ĐHQT chính thức đi vào hoạt động với 150 sinh viên theo học hai ngành đào tạo hệ chính qui là Quản trị kinh doanh và Công Nghệ Thông Tin. Từ năm học 2005-2006 bên cạnh hệ chính qui trường bắt đầu phát triển hệ đào tạo liên kết 2+2 do trường đối tác nước ngoài cấp bằng. Các trường đối tác mà nhà trường chọn lựa để liên kết là các trường có danh tiếng, được xếp hạng cao bởi các tổ chức kiểm định uy tín. Mục đích của nhà trường khi mở các chương trình liên kết 2+2 này là nhằm đa dạng hóa loại hình đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội và thu hút giảng viên nước ngoài đến trường tham gia giảng dạy để lực lượng giảng viên cơ hữu có dịp tiếp cận học hỏi, đồng thời cải tiến các chương trình chính qui của trường để ngày càng tiếp cận gần hơn với các chương trình cùng ngành của các trường đối tác.

Đến thời điểm 31 tháng 03 năm 2011 tổng số CBVC của Trường là 240 người, có 97 CBGD, trong đó có 03 giáo sư, 07 phó giáo sư, 46 tiến sĩ và 41 thạc sĩ đạt tỷ lệ 100% CBGD có trình độ sau đại học, trong đó tỷ lệ CBGD có trình độ tiến sĩ trở lên là 57.7%. Đặc biệt đã tuyển dụng được 11 Giảng viên người nước ngoài (01GS, 01 PGS và 07 Tiến sĩ, 02 Thạc sĩ) làm giảng viên cơ hữu.

Số sinh viên đăng ký nhập học vào Trường ĐHQT tăng dần qua các năm, 100% sinh viên tốt nghiệp từ trường đều có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp hoặc tiếp tục học cao học ở nước ngoài, thu nhập bình quân 10.000.000 VNĐ/tháng, một số đang làm việc tại Singapore với thu nhập 2500-3000 USD/tháng. Đây là một bằng chứng cho thấy chất lượng đào tạo của Trường đang ngày càng được xã hội công nhận và đang tiếp cận dần chuẩn khu vực.

Hiện trường có 12 ngành đào tạo với 2360 sinh viên đại học và 146 sinh viên cao học, hiện đang chuẩn bị cho việc mở hệ đào tạo Tiến sĩ liên kết với nước ngoài vào năm 2012.



2. Công tác hợp tác quốc tế và các chương trình liên kết

Từ 2006, Trường Đại học Quốc tế đã ký kết 15 các văn bản, nghị định hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Nội dung chủ yếu của các thỏa thuận hợp tác này là các thỏa thuận khung về hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên, sinh viên và các thỏa thuận chi tiết về chương trình liên kết đào tạo.


Bảng 1. Danh sách các văn bản đã được ký kết

Năm

Đối tác

Nội dung ký kết

2006

Schidler College of Business- University of Hawaii, USA

MOU, hợp tác trong đào tạo và NCKH

Thompson Rivers University, Canada

MOU & MOA, chương trình chuyển đổi sinh viên

2007

Institutional Software Research Institute Carnegie Mellon University, USA

MOU, các khả năng hợp tác trong đào tạo và NCKH

The University of Toledo

MOU, các khả năng hợp tác trong đào tạo và NCKH

Catholic University of America, USA

MOU: trao đổi SV, cho học bổng SV sang học tại CUA

Schidler College of Business- University of Hawaii, USA

MOA, chương trình liên kết đào tạo 2+0, cao học quản trị kinh doanh

Rutgers, The State University of New Jersey, USA

MOU: chương trình liên kết đào tạo (EE, IE), trao đổi SV và GV




National Taiwan University of Science & Technology

MOU: hợp tác nghiên cứu, đào tạo

2008

Catholic University of America, USA

MOU: trao đổi SV, cho học bổng SV sang học tại CUA (Ký bản mới)

SUNY Binghamton, The State University of New York (USA)

MOU: chương trình liên kết đào tạo, trao đổi SV và GV

Otaru University, Japan

MOU: trao đổi CB, GV, SV

MOA về chương trình trao đổi sinh viên



Auckland University of Technology (AUT), New Zealand

MOA: chương trình liên kết đào tạo (1+2) (Ký bản mới)

University of New South Wales (NSW), Australia

MOU: chương trình liên kết đào tạo, trao đổi SV và GV

MOA: chương trình liên kết 2+2 ngành CNTT và ĐTVT



University of North Texas, USA

MOU: hợp tác trong đào tạo và NCKH

Norwegian University of Science and Technology (NTNU)

MOU: hợp tác trong đào tạo và NCKH


Bảng 2. Các chương trình liên kết đào tạo được ký kết


Năm

Đối tác

Hình thức

Ngành ĐT

Cấp ĐT

2006

Auckland University of Technology (AUT), New Zealand

1+2

QTKD

Đại học

2007

University of New South Wales (NSW), Australia

2+2

CNTT, ĐTVT,

Đại học

2007

Schidler College of Business- University of Hawaii, USA

2+0

QTKD

Cao học

2008

Rutgers, The State University of New Jersey, USA

2+2

KTMT, ĐTVT,

KTHTCN,


Đại học

2009

SUNY Binghamton, The State University of New York, USA

2+2

KTSH, KTMT, KHMT, KTHTCN, ĐTVT

Đại học

2009

Asian Institute of Technology (AIT)

2+2

KHMT, ĐT, CK

Đại học

2009

Catholic University of America, USA

2+2

KTYS, CNSH, CNTT, ĐTVT

Đại học

2009

Houston University

2+2

KTYS, CNSH, CNTT, ĐTVT

Đại học

Trường đã được các trường sau đây công nhận hoàn toàn các môn học ở hai năm đầu để có thể chuyển tiếp học hai năm còn lại ở trường đối tác:

  • Rutgers University – The State University of New Jersey (xếp hạng 43 trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới)

  • University of Nottingham (một trong những trường hàng đầu của Vương quốc Anh)

  • University of West of England (một trong năm trường hàng đầu về giảng dạy theo bảng xếp hạng của Cơ quan Đảm bảo chất lượng của Anh)

  • University of New South Wales (xếp hạng 40 trong 200 trường đại học hàng đầu thế giới)

  • Auckland University of Technology (một trong những trường lâu đời và thành công của New Zealand).



  1. QUI TRÌNH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ

  1. Các qui trình quản lý chất lượng

Các qui trình quản lý chất lượng được phân chia thành 03 loại:

  1. Kiểm soát chất lượng: nhằm quản lý chất lượng dựa vào việc xem xét đánh giá kết quả, phát hiện sai sót ở cuối quá trình để đưa ra kế hoạch cải tiến cho quá trình sau.

  2. Đảm bảo chất lượng: nhằm theo dõi, đánh giá chất lượng định kỳ. Mục đích là để ngăn ngừa sai sót, cải tiến theo định kỳ.

  3. Mô hình Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management, viết tắc là TQM): mô hình là 01 hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng toàn diện. Trong mô hình này các hoạt động kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng được thực hiện liên tục để phát hiện kịp thời sai sót và cải tiến ngay tức thì. Các hoạt động kiểm tra-đánh giá-cải tiến được thực hiện thường xuyên để nâng cao dần chất lượng hoạt động của hệ thống.

Quản lý chất lượng toàn diện có mức độ cao nhất trong 03 qui trình quản lý chất lượng. Hiện nay mô hình này ngày càng được các trường đại học tiên tiến trên thế giới sử dụng.

Các nguyên tắc cơ bản của Mô hình Quản lý chất lượng toàn diện như sau:



  1. Xem khách hàng là trung tâm: nhu cầu, kỳ vọng, mong muốn của khách hàng được xem là mục tiêu của mô hình. Từ đó, những qui trình dịch vụ phục vụ hiệu quả cho các nhu cầu này được thiết lập.

  2. Cam kết về chất lượng của lãnh đạo và thực hiện việc trao quyền tự chủ cho từng đơn vị.

  3. Cam kết của tập thể đối với khách hàng về chất lượng phục vụ.

  4. Tập thể thấm nhuần giá trị của “văn hóa chất lượng”, có tinh thần đoàn kết.

  5. Có tư duy hệ thống, thực hiện quản lý chất lượng ở tất cả các khâu nhằm ngăn ngừa sai sót và liên tục cải tiến chất lượng dựa trên việc đánh giá chất lượng từ các thành phần có liên quan bên ngoài.

Có thể thấy rằng cốt lõi của Mô hình quản lý chất lượng toàn diện là Culture-Commitment-Communication (gọi tắc là 3C).

- Culture: có nghĩa là văn hóa chất lượng, toàn thể tổ chức thống nhất với nhau về những giá trị văn hóa cốt lõi và xem các giá trị này là niềm tự hào và là nguồn động lực để liên kết từng thành viên trong tổ chức với nhau để nhằm đạt được.

- Commitment: có nghĩa là sự cam kết về chất lượng, đồng thuận với nhau để xây dựng và phát triển các mục tiêu chất lượng đã đề ra.

- Communication: là thông tin và truyền thông về chất lượng, có hệ thống thông tin hiệu quả về chất lượng để tạo sự hiểu biết lẫn nhau về chất lượng của từng bộ phận trong các cấp và các thành phần liên quan.

  1. Mô hình quản lý chất lượng toàn diện tại trường Đại Học Quốc Tế

Để xây dựng và duy trì chất lượng giáo dục và quản lý giáo dục theo các tiêu chuẩn tiên tiến trường ĐHQT đã thiết lập một hệ thống các mục tiêu chất lượng như sau:

(1) Chiến lược quản trị đại học năng động và đột phá.

(2) Phương cách quản lý giáo dục lấy người học làm chủ thể phục vụ.

(3) Hệ thống đảm bảo chất lượng cho các chương trình đào tạo khoa học và chặt chẽ.

Thực hiện các mục tiêu chất lượng này, trường ĐHQT vận hành mọi mặt hoạt động theo mô hình quản trị chất lượng toàn diện như sau:
Hình 1: Mô hình quản trị chất lượng toàn diện (Hồ Thanh Phong, 2007)

Thứ tự trước sau và sự tương tác giữa các quá trình được xác định trong sơ đồ trên. Nhu cầu của các đối tượng có liên quan và yêu cầu của cơ quan quản lý là Bộ GD&ĐT làm cơ sở để nhà trường xác định (1) Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu chung. Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu là cơ sở cho việc xây dựng cho tất cả các thành phần và qui trình hoạt động bên trong mô hình.

Mô hình quản trị chất lượng toàn diện lấy (5) sinh viên làm trung tâm, từ đó xây dựng (2) các qui trình quản lý, (3) nguồn lực, (4) cơ sở vật chất, (6) chương trình đào tạo, (10) hệ thống đánh giá và các dịch vụ hỗ trợ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của sinh viên.

Các qui trình bên trong có sự trao đổi tương tác với bên ngoài như (8) Cộng đồng doanh nghiệp, (7) (9) Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng như AUN (Asian University Network) của khu vực, ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) và AACSB (Association to Advance Collegiate Schools of Business) của Hoa Kỳ để từng bước nâng cao chất lượng họat động của tất cả các đơn vị trong toàn trường, tạo nên một tổng thể mạnh.




  1. MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ-ĐHQG-HCM

Để đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo, nhà trường đã thực hiện một qui trình thiết kế và phát triển chương trình thật khoa học và nghiêm túc. Mô hình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo của trường đại học quốc tế được xây dựng trên các yếu tố cơ bản sau:

(1) Quan điểm lấy học sinh làm trung tâm.

(2) Các nguyên tắc và qui trình thiết kế và phát triển chương trình dựa trên các yêu cầu của các Bộ tiêu chuẩn AUN, ABETAACSB.

Hình 2: Mô hình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo

(Nguyễn Thanh Thủy, 2010)


1. Đảm bảo chất lượng giảng dạy

Với quan điểm giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm, nhà trường luôn thực hiện việc cải tiến phương pháp giảng dạy, tạo cho sinh viên sự hứng thú. Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau giúp sinh viên được đánh giá chính xác và công bằng. Nhà trường luôn quan tâm đến từng sinh viên, sinh viên luôn có sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm và tập thể cán bộ khoa. Chương trình đào tạo được cải tiến hàng năm. Trong chương trình đào tạo cải tiến, từ năm 2006 trường đã đưa vào những nhóm môn học giúp sinh viên rèn luyện tư duy khoa học (môn Critical thinking). Cơ sở vật chất trang thiết bị được thường xuyên nâng cấp, phục vụ ngày càng hiệu quả cho đào tạo và NCKH.

Điều được quan tâm nhất trong công tác đảm bảo chất lượng là ý kiến đánh giá chất lượng nhà trường từ các thành phần liên quan và các tổ chức kiểm định. Trường Đại học Quốc tế đã triển khai lấy ý kiến sinh viên đánh giá môn học trên 100% môn học và sử dụng kết quả phản hồi của người học vào việc cải tiến chất lượng đào tạo và công tác đánh giá, khen thưởng giảng viên.

Từ năm 2008 nhà trường tiến hành khảo sát ý kiến sinh viên tốt nghiệp và cựu sinh viên, sử dụng kết quả phản hồi vào việc cải tiến chương trình đào tạo, công tác hỗ trợ sinh viên, hoạt động tự đánh giá chất lượng.



2. Kiểm định chất lượng giáo dục

Năm 2009 trường ĐHQT có một chương trình Công Nghệ Thông Tin được công nhận đạt chuẩn khu vực AUN, đứng hạng thứ 2 trong 4 chương trình đạt chuẩn này ở Việt Nam.

Năm 2010, trường được đánh giá đạt 89% theo chuẩn MOET (Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học của Bộ GD&ĐT) trong đợt đánh giá ngoài nội bộ của ĐHQG-HCM. Tỷ lệ này nói lên rằng trường đã đạt chuẩn chất lượng toàn diện, ngoài ra đây cũng là tỷ lệ dẫn đầu trong hệ thống ĐHQG-HCM.

Dựa vào các kết quả kiểm định, trường ĐHQT đã thực hiện nhiều cải tiến về chất lượng đào tạo và quản lý. Năm 2011 trường tiếp tục triển khai việc đánh giá cả 3 chương trình còn lại của trường là Công Nghệ Sinh Học, Quản trị kinh doanh, Điện Tử Viễn Thông theo chuẩn AUN. Thực hiện định hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, tháng 6/2011 Khoa Quản trị kinh doanh của nhà trường đã đăng ký làm thành viên của tổ chức AACSB, theo dự kiến Khoa sẽ đăng ký kiểm định chương trình Quản trị kinh doanh theo chuẩn này vào năm 2017. Năm 2012 trường sẽ đăng ký được đánh giá ngoài theo chuẩn MOET với Bộ GD&ĐT.



  1. KẾT LUẬN

Có thể thấy rõ rằng, dù mới thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian từ 2004 đến 2011, trường ĐHQT đã tạo được uy tín nhất định đối với xã hội và các đối tác nước ngoài. Sinh viên ra trường được tìm được việc làm thu nhập cao trong nước và khu vực. Trường ĐHQT ngày càng mở rộng liên kết với nhiều trường xếp hạng cao ở Mỹ, Châu Âu và Úc, đẩy mạnh phát triển đào tạo về chiều rộng (tăng nhanh số ngành nghề) lẫn chiều sâu (cao học, dự kiến mở Tiến sĩ vào năm 2012). Sự phát triển của nhà trường là kết quả của một qui trình quản trị chất lượng toàn diện trong đó việc kiểm tra, đánh giá, cải tiến được thực hiện nghiêm túc và liên tục dựa trên khảo sát ý kiến của các thành phần liên quan và các kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.

REFERENCES

Cornesky, Robert and others. Implementing Total Quality Management in Higher Education. Madison, WI, Magna Publications, 1991.

Lewis, Ralph G. and Smith, Douglas H. Total Quality in Higher Education. Delray Beach, FL, St Lucie Press, 1994.

R.M. Epper. Applying Benchmarking To Higher Education. Change, 1999, Nov, p. 24-31.

S.C. Rush. Benchmarking-How Good Is Good?. In Joel W. Meyerson & William F. Massy (Eds.), Measuring Institutional Performance In Higher Education, 1993, p. 83-97, Princeton, N.J.: Petersons.






tải về 80.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương