Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu các thành phần hoá học và sự thay đổi của chúng trong nước dưới đất, để từ đó có biện pháp bảo vệ và khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên này


Những tai hại khi chất lượng nước biến đổi



tải về 0.78 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.78 Mb.
#22346
1   2   3   4   5   6   7

2. Những tai hại khi chất lượng nước biến đổi.

a. Sự có mặt của các chất nitơ: Ammoni (N-NH4+), Nitrit (N-NO2-), Nitrat (N-NO3-).

Nitơ tồn tại trong nước ở những dạng khác nhau như Ammoni (N-NH­4+), Nitrit (N-NH­2 ), (N-NH­3 ),

Lượng ammoni trong nước tạo thành từ quá trình khử amin của những hợp chất hữu cơ nhất định và bởi quá trình thuỷ phân urê. Trong nước nếu có sự hiện diện chủ yếu của ammoni, nghĩa là nước mới bị ô nhiễm.

Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Trong nước tự nhiên nồng độ nitrat thường dưới 5mg/l. Những vùng bị ô nhiễm do chất thải, phân bón, nồng độ của nitrat sẽ tăng rất cao. Một lượng lớn nitrát sẽ gây nên tác động dây chuyền đặc biệt trong hệ sinh thái nước. Trước hết, nitrat tăng cường sự sinh trưởng, phát triển chất hữu cơ và các quần thể vi sinh vật phong phú phát triển trên cơ thể các chất hữu cơ này trong suốt quá trình này oxy hoà tan sẽ được đưa vào sử dụng, do đó sẽ phát sinh môi trường thiếu oxy. Sự thiếu oxy gây nên quá trình phân huỷ kỵ khí, hệ quả sẽ sinh ra các sản phẩm có hại cho môi trường như amonium, dihydro sulphur…

Một dạng oxi hóa từ ammoni và cũng là sản phẩm phân huỷ trung gian từ các chất có chứa nitơ, nitrit cũng thiện diện trong nước thường với hàm lượng rất thấp. Nồng độ cao của nitrat và nitrit trong nước uống sẽ gây ra bệnh tật, đặc biệt ở trẻ em và gọi là bệnh methemoglobinemia (xanh da).

b. Sulphat (SO42-)

Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn có nồng độ sunphat cao. Nước ở vùng có mỏ thạch cao, quặng chứa lưu huỳnh, nước mưa axit và nước thải công nghiệp có nhiều sunfat. Nước có nồng độ sulphat cao gây rỉ sét đường ống và công trình bê tông. Ơ nồng độ cao sulphat còn tác hại đến cây trồng.



c. Clorua (Cl-):

Đây là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Vị mặn của nước do ion Cl tạo ra. Nước có Cl cao sẽ gây ảnh hưởng cho cây trồng, động vật và cho con người khi sử dụng. Đây là ion để đánh giá khả năng nhiễm mặn hoặc ngọt hoá môi trường của khu vực.



d. Trị số pH

Phản ứng kiềm, acit, trung tính là tác nhân đầu tiên ảnh hưởng đến độ tan và hoạt tính của độc chất, nhất là môi trường acid.



e. Sắt tổng cộng.

Nước nhiễm sắt thường có mùi tanh, làm vàng quần áo, và tạo cặn trong các đường ống dẫn nước.

Tóm lại, từ các thông số trên ta có thể kết luận .

Clorua do mạng lưới sông(sông Sài Gòn..) bị nhiễm mặn mà xâm nhậpvào nước dưới đất.

Sắt do quá trình xâm nhập mặn của các vùng trũng bị nhễm phèn và hoạt động sinh hoạt của con người.

Amonium, nitrat, sunphat, pH, do hoạt động sinh hoạt của con người, các nhà máy xí nghiệp, tốc độ đô thị hoá, nghĩa trang.



III. DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG THEO KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN

1. Diễn biến chất lượng theo thời gian.

Dựa vào kết quả phân tích thành phần hóa học của các công trình quan trắc vùng đđồng bằng Nam Bộ (1991-1997) cụ thể là dựa vào công trình Q015030, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của thạc sĩ Võ Thị Kim Loan và kết quả xét nghiệm đlý hoá các mẫu nước (mẫu:3) ở khu vực An Lạc để đđánh giá chất lượng theo thời gian.




(Nguồn: theo số liệu công trình Q015030, và kết quả phân tích mẫu:3).



(Nguồn: theo số liệu công trình Q015030, và kết quả phân tích mẫu:3)


(Nguồn: theo số liệu công trình Q015030, và kết quả phân tích mẫu:3)

(Nguồn: theo số liệu công trình Q015030, và kết quả phân tích mẫu:3)




(Nguồn: theo số liệu công trình Q015030, và kết quả phân tích mẫu:3)


(Nguồn: theo số liệu công trình Q015030, và kết quả phân tích mẫu:3)
Nhận xét chung

Trị số pH có khuynh hướng giảm dần từ năm 1997(hình 5), trong khi đđó hàm lượng sắt trong nước có sự dao động đáng kể (hình 6) các giá trị đđo đđược vào mùa mưa thấp hơn mùa khô.

Hàm lượng của ion clorua trong nước cao, các gía trị đđo được vào mùa mưa thấp hơn mùa khô, một vài nơi hàm lượng clorua tăng dần từ năm 1998, (hình 7) và hiện nay tăng rất cao.

Ngược lại hàm lượng sunfat, amonium có giá trị mùa mưa cao hơn mùa khô, theo thời gian hàm lượng sunfat có khuynh hướng tăng (hình 8) hàm lượng amonium, nitrat có sự biến đđộng mạnh nhưng vì chưa có số liệu đầy đđủ về kết quả đđo đđược từ năm 1997 đđến năm 2002, nhưng nhìn chung từ 1996 các ion này có khuynh hướng tăng (hình 9 ; hình 10).



2. Sự biến đổi chất lượng nước theo không gian.

Theo kết quả nghiên cứu của Liên Đoàn Địa Chất Thủy Văn-Địa Chất Công Trình Miền Nam , nước dưới đất tầng nông vận đđộng chủ yếu theo hướng Bắc Tây Bắc- Nam Đông Nam và các hướng phụ Tây sang Đông va Đông sang Tây. Do đđó đđể đđánh giá sự biến đđổi chất lượng nước theo không gian trong khu vực nghiên cứu, ta thành lập hai tuyến mặt cắt theo các hướng vận đđộng này của dòng ngầm.

Tuyến A- B : đây là tuyến mặt cắt dọc theo phương Bắc Tây Bắc- Nam Đông Nam

Tuyến C-D :đây là tuyến mặt cắt ngang theo phương Tây Tây Nam – Đông Đông Bắc



a. Tuyến A-B

Mặt cắt đđược thành lập dựa vào 5 mẫu nước lấy đđược dọc theo tuyến khảo sát này (mẫu: 7 ; 6 ; 8 ; 3 ; 1)

Theo thứ tự từ trên xuống , các mẫu: 7 ; 6 ; 8 có trị số pH tăng nhưng dao động không nhiều và tăng lên ở các mẫu 3 ;1 (hình12)

Hàm lượng sắt trong các mẫu có sự dao đđộng .Hàm lượng sắt tăng dần ở các mẫu: 7 ; 6 ; 8 trở xuống phía Đông Nam hàm lượng sắt giảm đáng kể mẫu: 3;1 (hình 13).

Từ trên xuống hàm lượng clorua tăng đđáng kể mẫu: 7 ; 6 ; 8 ; 3 và giảm một lượng nhỏ mẫu: 1 (hình 14)

Ion nitrat tăng từ trên xuống mẫu: 7 ; 6 ; 8 và giảm dần về phía Đông Nam mẫu: 3 ; 1 (hình 15)

Hàm lượng amonium giảm từ mẫu: 7 đến mẫu: 6 hàm lượng amonium tăng lên đáng kể(hình 11)

Ngoài ra các mẫu: 8 ; mẫu 1 có chứa một lượng sunfat Nhìn chung , từ Tây Tây Bắc xuống Nam Đông Nam gía trị pH, amonium, clorua tăng, sắt, nitrat có sự dao đđộng đđáng kể







b. Tuyến C-D

Mặt cắt đđược thành lập dựa vào 4 mẫu nước lấy được theo tuyến khảo sát này (mẫu: 5 ; 4 ; 9 ; 2)

Theo tuyến khảo sát này các mẫu: 5 ; 4 ; 9 ; 2 có các loại hình nước clorua – natri – kali ; clorua – natri – kali – magiê ; clorua – sunfat – natri – kali – canxi

Từ Tây sang Đông , pH thay đổi liên tục (hình 16) , hàm lượng sắt , clorua có giá trị giảm (hình 17 ; hình 18)

Các ion nitrat , sunfat có giá trị tăng ở các mẫu 5: ; 4 ; 9 và giảm dần ở mẫu 2 (hình 19 ; hình 20)

Amonium tăng từ mẫu 5 đđến 4 và từ 4 giảm dần (hình 21)

Nhìn chung , từ Tây Tây Nam sang Đông Đông Bắc, các gía trị sắt tổng cộng, clorua, amonium có giá trị giảm dần, pH có sự thay đđổi đáng kể, nitrat, sunfat có xu hướng giảm.








Tóm lại : qua kết quả biểu đđồ theo các tuyến mặt cắt trên cho thấy các ion trong nước có khuynh hướng tăng dần theo hướng vận đđộng của dòng ngầm , càng về phía cuối của dòng vận đđộng hàm lượng của các ion clorua, sắt tổng cộng càng cao.Do Bình Tân nằm ở phía hạ nguồn từ Tây Bắc, Củ Chi đổ xuống phía Đông Nam Bình Chánh, Bình Tân.

Các ion có xu hướng tăng, giảm là do địa hình khu vực, sự giảm mực nước, càng về phía Tây Nam địa hình thấp dần.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Với 7 chương được trình bày trong cuốn tiểu luận này cùng với việc tìm hiểu, đánh giá, và nhận định đã góp phần nào làm sáng tỏ mục tiêu và nhiệm vụ đề tài đã đề ra. Vấn đề trọng tâm ở đây là nêu lên được điều kiện địa chất thuỷ văn và hiện trạng chất lượng nước trong khu vực nghiên cứu thông qua kết quả xét nghiệm lý hoá nước và tham khảo từ nhiều năm đã cho thấy rằng loại hình nước Clorua – Bicacbonat – (Natri + Kali) trước đây là chủ yế hiện nay chuyển dần sang Clorua – (Natri + Kali), nước trong khu vực từ loại siêu nhạt đến nước có độ khoáng hoá trị cao và thậm chí hơi mặn cùng với các ion có hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép của bộ khoa học công nghệ và môi trường xuất bản 1995 dành cho nước cung cấp sinh hoạt và ăn uống như: pH, sắt tổng cộng, clorua, amonium và Nitrat.

Theo hai tuyến mặt cắt không gian được thành lập dựa vào các mẫu nước lấy được cho thấy càng về phía cuối của dòng ngầm hàm lượng clorua, sắt tổng cộng càng cao. Như vậy Quận Bình Tân qua nhiều năm khai thác chất lượng nước đã biến đổi có sự giảm sút. Các giá trị pH, Clorua, Sunfat, nitrat, amonium, sắt tổng cộng có chiều hướng xấu dần với kết quả này để tài cũng nêu ra được những nguyên nhân làm biến đổi chất lượng nước dưới đất cũng như đề xuất những biện pháp bảo vệ .

Vì thời gian không cho phép nên đề tài không thể tìm hiểu sâu hơn về sự biến đổi mức tại khu vực đó cũng là nguyên nhân làm biến đổi chất lượng nước dưới đất hiện nay.

Do Bình Tân là quận mới tách ra từ huyện Bình Chánh nên không thể tránh về việc quản lý và khai thác nước dưới đất trong khu vực và các kết quả phân tích mang tính chất tương đối do kiến thức chuyên môn của bản thân làm cho việc tổng hợp, phân tích và lập luận còn chưa chặt chẽ. Nếu có điều kiện em sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đề tài này.
KIẾN NGHỊ

- Về phía nhà nước

+ Cần tích cực tăng cường biện pháp quản lý và xử lí các nguồn thải từ các nhà máy, xí nghiệp, trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh trước khi thải ra hệ thống chung và kênh rạch. Trong quận có hai khu công nghiệp lớn là Tân Tạo, Pouchen.

+ Cần phải có kế hoạch giám sát thường xuyên các công đoạn chôn và xử lý chất thải sinh hoạt tại các bãi chôn lắp chất thải trong khu vực(nghĩa trang Bình Hưng Hoà).

+ Hạn chế hoặc nên khắc phục tình trạng đưa nước thải và chất thải sinh hoạt xuống kênh rạch.

+ Quản lý nghiêm ngặt các công trình khai thác nước dưới đất qui mô gia đình đến khai thác công nghiệp. Cần xử phạt nghiêm minh với các đơn vị khai thác nước không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Nên xây dựng mạng lưới cấp nước tập trung.

+ Xây dựng mạng quan trắc với số lượng trạm quan trắc nhiều hơn, nhất là khu vực khai thác nước dưới đất mạnh và tại các khu vực có khả năng cung cấp chất ô nhiễm.

+ Từ đó nên nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch các khu vực nhạy cảm, không cho phép bố trí các công trình khai thác nước, hoặc xây dựng các vành đai vệ sinh an toàn cho công trình khai thác nước.

+ Cần đầu tư cho công tác nghiên cứu bổ cấp nhân tạo tầng nước dưới đất

- Về phía người dân.

+ Cần nâng cấp việc giáo dục cho người dân về việc bảo vệ môi trường Nước dưới đất, nhưng hạn chế thải các chất thải xuống kênh, rạch, khai thác nước một cách bừa bãi.

+ Tăng cường hơn nữa việc giáo dục và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung trong đó có môi trường nước nói riêng của người dân lúc còn trẻ, như đưa vào sách vở đào tạo ở cấp phổ thông hoặc có nhiều các công trình thanh niên.

+ Người dân cần được học tập về luật bảo vệ môi trường, và qui định pháp luật về quản lý và sử dụng tài nguyên nước và một số văn bản luật có liên quan.

Một số kiến nghị về khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất.



- Về khai thác

+ Vì điều kiện địa chất thuỷ văn phức tạp, có sự xâm nhập của nước mặn. Vì vậy khi khai thác các lỗ khoan phải được bố trí đúng với vị trí khu vực đã được xác định ranh giới bị nhiễm mặn.

+ Cần xác định chính xác độ sâu đặt ống lọc, độ sâu này phụ thuộc vào cấu trúc địa chất khu vực và bề mặt khoáng tầng chứa nước; chiều dài; đường kính và chủng loại ống lọc. Đối với vùng Bình Chánh qua kết quả thí nghiệm trong giai đoạn tìm kiếm, cho thấy nên chọn loại ống lọc có khe hở từ 0,5 đến 0,75mm.

+ Cần có biện pháp cách ly tốt khi thi công các lỗ khoan khai thác, nhằm tránh sự xâm nhập từ các tầng chứa nước khác nhau.

+ Khi lắp đặt máy bơm, cần tính đến khả năng đo được mực nước và lưu lượng các lỗ khoan. Nhất thiết phải tiến hành quan trắc động thái dưới đất trong quá trình khai thác để áp dụng chế độ khai thác cho phù hợp.

+ Có thể khai thác kết hợp giữa quy mô tập trung và phân tán cho phù hợp với điều kiện thực tế vùng mỏ.

- Việc sử dụng nước dưới đất

+ Dựa vào điều kiện thực tế vùng mỏ chỉ nên dùng nước dưới đất có độ khoáng hoá < 1g/l, hàm lượng clorua < 400 mg/l như ở quận 2, quận 9, quận Thủ Đức.

+ Các hành lang, khai thác dự kiến đều được bố trí ở những vị trí có chất lượng nước tương đối tốt. Tuy nhiên cần phải lấy mẫu để theo dõi sự thay đổi chất lượng nước theo thời gian trong quá trình khai thác, để có phương hướng xử lý kịp thời.

+ Vì nước dưới đất trong vùng có hàm lượng sắt tương đối cao. Vì vậy cần phải xử lý sắt trước khi dùng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt và kỹ thuật.Để xử lí sắt cách đơn giản là dùng hệ thống lọc: bên dưới là lớp cát, bên trên là lớp sạn sỏi; hoặc làm giàn mưa để loại khỏi sắt do sự oxi hoá của oxi sẽ tạo kết tủa.

+ Cần có phương pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước dưới đất, tránh khai thác ồ ạt gây lãng phí cần đề ra phương án sử dụng lâu dài nước dưới đất, vì đây là phương án thuận tiện và kinh tế.


CÁC TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC


YẾU TỐ

TC – 20TCVN

TCVN 5944 – 1995

NƯỚC UỐNG

NƯỚC NGẦM

PH

6,5 – 8,5

6,5 – 8,5

Độ cứng tổng cộng (mg CaCO3/l)

< 12

300 – 500

Canxi (mg/l)

75 – 100




Sắt tổng cộng (mg/l)

< = 0,3

1 – 5

Amonium (mg/l)

< 3

5

Clorua (mg/l)

70 – 100

200 – 600

Sunfat (mg/l)

250

200 – 400

Photphat (mg/l)

1,2 – 2,5

1 – 5

Nitrat (mg/l)

< 6

45

Chất rắn tổng cộng (mg/l)

< 1000

750 – 1500


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Thị Kim Loan – Giáo trình Tài Nguyên Nước – Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – TP. HCM.

2. Võ Thị Kim Loan – năm 2004 - Đặc điểm động thái thủy hoá nước dưới đất tầng nông (<100m) của khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh – Đề Tài Nghiên cứu khoa học cấp trường – Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – TP. HCM .

3. Ủy Ban Nhân Dân Quận Bình Tân.

4. Bộ Công Nghiệp – Cục Địa Chất và khoáng sản Việt Nam Đặc trưng Động thái Nước dưới đất vùng Đồng Bằng Nam Bộ (1991 - 1997).

5. Nguyễn Thị Hường – Nguyễn Thị Diễm Hường - khoá 1998 – 2002. Đánh giá chất lượng nước dưới đất của các tầng chứa nước (độ sâu < 100m) Huyện Bình Chánh.

6. Lê Thị Linh Chi – khoá 2000 – 2004. Đánh giá diễn biến chất lượng nước dưới đất tầng Pleistocene. Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh.

7. Bản đồ Địa chất Thuỷ văn thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ 1/50.000.

8. Bản đồ Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000.

9. Liên đoàn Bản đồ Miền Nam.

11. Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường - Tập I: Chất lượng nước – Hà Nội 1995.

12. Huỳnh Thị Ngọc Bích - K. 1998 – 2002. Đặc điểm địa chất thuỷ văn vùng Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh .

13. Báo cáo kết quả tìm kiếm – Đánh giá nước dưới đất vùng Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh Tỉ lệ 1/25.000 – Liên đoàn 8.

PHỤ LỤC


Trang
SVTH: ĐOÀN MINH NHÂN





tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương