Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu các thành phần hoá học và sự thay đổi của chúng trong nước dưới đất, để từ đó có biện pháp bảo vệ và khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên này



tải về 0.78 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.78 Mb.
#22346
1   2   3   4   5   6   7

KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM LÝ HOÁ NƯỚC

Mẫu :8 Người lấy mẫu: Đoàn Minh Nhân

Loại mẫu xét nghiệm: giếng khoan Ngày giờ: 22/04/2005; 10h 45’

Độ sâu: 42 m Năm khoan giếng: 2004



Nơi lấy mẫu: 27/43 KP1-B T Đông, F.B.T.Đông A Tên chủ hộ: Nguyễn Phùng Thân


Yếu tố

Đơn vị




Yếu tố

Đơn vị




Màu







Độ cứng tổng cộng

mg CaCO3/l

65,00

Mùi vị







Độ cứng canxi

mg CaCO3/l

10,00

EC

s/cm

426

Độ cứng magie

mg CaCO3/l

55,00

EH

mV

19

Độ kiềm tổng cộng

mg CaCO3/l

3,67

DO

mg/l

1,9

Độ axit

mg CaCO3/l

4,33

Nhiệt độ đo ở HT

0C

31,5

Cặn tổng cộng

mg/l

260

Nhiệt độ phòng

0C

32,1

Cặn hoà tan

mg/l

247

pH đo ở HT




5,15










pH phòng




4,67













Cation

mg/l

mdl/l

%

Anion

mg/l

mdl/l

%

Ca2+

4,00

0,200

4,02

Cl-

124,8

3,515

70,60

Mg2+

13,20

1,100

2,00

SO42-

65,00

1,354

27,19

FeTC

42,52







PO43-

0,040

0,001

0,02

Fe2+

30,56

1,091

21,91

NO3-

1,436

0,023

0,46

NH4+

0,592

0,033

0,66

HCO3-

5,28

0,086

1,73

Na+, K+




1,914

38,44













Fe3+

11,96

0,641

12,87













Công thức Cuoclov (Ghi chú:HT = hiện trường)



Loại hình nước: Clorua – Sunfat – (Natri + Kali)

KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM LÝ HOÁ NƯỚC

Mẫu :9 Người lấy mẫu: Đoàn Minh Nhân

Loại mẫu xét nghiệm: giếng khoan Ngày giờ: 22/04/2005; 9h 45’

Độ sâu: 30-40 m Năm khoan giếng: 2003



Nơi lấy mẫu: B8/29 Ap 2 – Bình Trị Đông Tên chủ hộ: Huỳnh Phước Long


Yếu tố

Đơn vị




Yếu tố

Đơn vị




Màu







Độ cứng tổng cộng

mg CaCO3/l

149,33

Mùi vị







Độ cứng canxi

mg CaCO3/l

123,33

EC

s/cm

751

Độ cứng magie

mg CaCO3/l

26,00

Eh

mV

403

Độ kiềm tổng cộng

mg CaCO3/l

11,33

DO




5,1

Độ axit

mg CaCO3/l

14,33

Nhiệt độ đo ở HT

0C

30

Cặn tổng cộng

mg/l

668

Nhiệt độ phòng

0C

31,7

Cặn hoà tan

mg/l

552

pH đo ở HT




3,67










pH phòng




3,50













Cation

mg/l

mdl/l

%

Anion

mg/l

mdl/l

%

Ca2+

49,50

2,475

30,68

Cl-

190,80

5,375

66,63

Mg2+

6,24

0,520

6,45

SO42-

115,00

2,396

29,70

FeTC

5,60







PO43-

<0,040







Fe2+

3,28

0,117

1,45

NO3-

0,636

0,010

0,12

NH4+

0,374

0,021

0,26

HCO3-

17,48

0,286

3,55

Na+, K+

262,20

4,810

59,62













Fe3+

2,32

0,124

1,54













Công thức Cuoclov (Ghi chú:HT = hiện trường)



Loại hình nước: Clorua – Sunfat – (Natri + Kali)
II. HIỆN TRẠNG:

Tiến hành khảo sát và lấy mẫu trên địa bàn quận, người dân ở đây không còn sử dụng nước giếng đào cho mục đích sử dụng sinh hoạt và ăn uống, hầu hết đều sử dụng nước giếng khoan, riêng ở một số khu vực giáp quận 6, quận 8 có sử dụng nước máy do trạm cấp nước thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn quận trạm cấp nước Bình Trị Đông chủ yếu cung cấp nước cho các hộ dân dọc theo tỉnh lộ 10 từ giáp ranh quận 6 đến xa lộ Đại Hàn là quận mới thành lập với nhiều dự án khu dân cư, khu công nghiệp đa, đang và sẽ hình thành góp phần đáng kể vào việc tập trung khai thác nước. Việc khai thác nước với lưu lượng lớn trong khu vực sẽ gây tác động rất lớn đến nguồn nước sự sụt giảm mực nước hàng năm và sự biến đổi chất lượng nước theo chiều hướng xấu đi (bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, ô nhiễm hữu cơ . . . ). Qua kết quả thăm hỏi từ từng hộ dân thì được biết là: vào mùa mưa mực nước không có bị sụt giảm, riêng mùa khô khi mực nước sụt giảm đáng kể và nước bị nhiễm phèn rất nhiều. Để phục vụ cho ăn uống một số hộ có sử dụng qua hệ thống lọc và những người dân rất mong có được nguồn nước máy để sử dụng đảm bảo được sức khoẻ

* Theo số liệu thống kê của phòng quản lý tài nguyên và khoáng sản Sở Công nghiệp Thành phố đến hết năm 1999, trong toàn huyện Bình Chánh có 21.680 giếng khai thác với tổng lưu lượng khai thác là 79012,3m3/ ngày. Nhìn chung số giếng khai thác nước tập trung chủ yếu vào hai tầng chứa nước chính – tầng Pleistocen và tầng chứa nước Pliocen trên.

- Hiện trạng khai thác nước ở tầng chứa nước Pleistocen có 10800 giếng, lưu lượng khai thác là 31.176,3 m3/ ngày. Mực nước tĩnh thay đổi từ 3 đến 7 m, lưu lượng khai thác 1,5l/s ứng với mực nước hạ thấp 3 m. Số giếng có chất lượng xấu hoặc hư hỏng là 140 giếng.



(Số liệu thống kê năm 1999 )
(Số liệu thống kê năm 1999 )
Qua biểu đồ hình 1 và hình 2 cho thấy Bình Chánh (Bình Tân) có số lượng giếng khai thác thấp hơn so với quận Gò Vấp và quận Tân Bình, nhưng lưu lượng khai thác khá lớ thấp hơn quận Tân Bình (quận Tân Bình hiện nay tách thành quận Tân Bình và quận Tân Phú).

- Hiện trạng khai thác nước ở tầng chứa nước pliocen trên có 10872 giếng khai thác trong tầng pliocene trên với lưu lượng khai thác là 46338,0m3/ngày. Điều này chứng tỏ các giếng khai thác ở tầng này có lưu lượng lớn chủ yếu phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

Việc tập trung khai thác công nghiệp trong tầng này cũng gây nên những tác động lớn đối với chất lượng tầng chứa nước này.

(Số liệu thống kê năm 1999)
(Số liệu thống kê năm 1999 )

Qua biểu đồ hình 3 và hình 4 cho thấy Bình Chánh có số lượng giếng khai thác và lưu lượng khai thác khá lớn so với các quận huyện.



Chương II.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT

I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

Dựa vào kết quả phân tích thành phần hoá học từ các mẫu nước lấy được , kết quả phân tích nước theo thời gian khu vực An Lạc – Bình Tân từ năm 1994 – 1997(công trình Q015030) và các kết quả nghiên cứu khác để đánh giá chất lượng nước trong khu vực như sau:



Tầng chứa nước Pleistocen

Với tổng số 5 mẫu đã phân tích (mẫu: 5; 6 ; 7 ; 8 ; 9) có thể nhận xét như sau:



  • pH trong khu vực thay đổi từ 3,50 – 4,69.

  • Clorua thay đổi từ 33,29 – 470,00 mg/l.

  • Nitrat thay đổi từ 0,300 – 1,436 mg/l.

  • Amonium thay đổi từ 0,310 – 1,251 mg/l.

  • Độ cứng tổng cộng thày đổi từ 7,33 – 149,33 mg CaCO3/l

  • Sunfat thay đổi từ 0,00 – 115 mg/l.

  • Hàm lượng sắt (tổng cộng) từ 5,44 – 42,52 mg/l.

  • Photphat có giá trị thấp cao nhất 0,086 mg/l.

  • Canxi thay đổi từ 1,80 – 49,50 mg/l.

  • Magiê thay đổi từ 0,60 – 15,68 mg/l.

  • Độ axít luôn lớn hơn độ kiềm.

  • Cặn hoà tan thay đổi từ 62 – 1044 mg/l.

  • Cặn tổng cộng thay đổi từ 72 –1067 mg/l.

  • Loại hình nước, chủ yếu Clorua – Natri – Kali.

Theo kết quả phân tích theo thời gian khu vực thị tấn An Lạc(công trình QO15030) thì pH giảm đáng kể; độ cứng tổng cộng, clorua, sắt tổng cộng, sunphat có xu hướng tăng dần; cặn tổng cộng, photphat, canxi cũng tăng

Theo số liệu điều tra của Ban Môi Trường quận Gò Vấp về đánh giá chất lượng nước tầng Pleistocen ở độ sâu 10 – 40m, năm 1998 thì qua xét nghiệp vi sinh cho ta biết: khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hoà có 3 giếng khoan bị nhiễm vi sinh với số lượng giếng khảo sát là 19 giếng, tỉ lệ giếng bị nhiễm là 15,7%, khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hoà là nguồn gốc gây nhiễm bẩn nitrat và vi sinh, có một khoảnh nhỏ bị nhiễm phèn nặng.

Theo tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995 pH trong khu vực tương đối thấp và có hàm lượng sắt tương đối cao (mẫu: 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9) vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Theo tiêu chuẩn TC – 20TCVN: Clorua ở (mẫu:5 ; 8 ; 9 ) có giá trị cao, độ cứng tổng cộng (mẫu: 5; 8 ; 9) vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng sắt ở tất cả các mẫu cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, mẫu:5 có tổng độ khoáng hoá cao.


Tầng chứa nước Pliocen trên

Với tổng số 4 mẫu đã phân tích(mẫu: 1; 2 ; 3 ; 4) có thể nhận xét như sau:



  • pH trong khu vực thay đổi từ 4,72 – 6,22.

  • Clorua thay đổi từ 27,30 – 565,62 mg/l.

  • Nitrat thay đổi từ 0,264 – 0,645 mg/l.

  • Amonium thay đổi từ 0,312 – 1,509mg/l.

  • Độ cứng tổng cộng thày đổi từ 18,33 – 253,33 mg CaCO3/l

  • Sunfat thay đổi từ 5,875 – 38,64 mg/l.

  • Hàm lượng sắt (tổng cộng) từ 2,92 – 5,08 mg/l.

  • Photphat có giá trị thấp cao nhất 0,106 mg/l.

  • Canxi thay đổi từ 2,61 – 28,06 mg/l.

  • Magiê thay đổi từ 2,88 – 31,99 mg/l.

  • Độ axít luôn lớn hơn độ kiềm.

  • Cặn hoà tan thay đổi từ 123– 1308 mg/l.

  • Cặn tổng cộng thay đổi từ 136 –1387 mg/l.

Theo tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995 pH trong khu vực tương đối thấp và có hàm lượng sắt tương đối cao (mẫu: 4 ) vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Theo tiêu chuẩn TC – 20TCVN: Clorua ở (mẫu:1 ; 3 ; 4 ) có giá trị cao, độ cứng tổng cộng (mẫu: 1; 2 ; 3 ; 4) vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng sắt ở tất cả các mẫu cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, mẫu:1 ; 3 có tổng độ khoáng hoá cao.



(nguồn: số liệu công trình Q015030)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy mực nước có xu hướng giảm dần từ 1994 – 1997 . Mặc dù chưa thu thập đầy đủ số liệu đo đạt mực nước từ 1997 đến nay thì theo kết quả báo cáo khoa học về hiện trạng nước dưới đất ở Thành Phố , mực nước tiếp tục giảm đáng kể đó là nguyên nhân làm khả năng bị ô nhiễm nguồn nước ngầm tăng lên đáng kể. Các giá trị pH và sunphat có xu hướng tăng từ Lê Minh Xuân(h.Bình Chánh) đến Bình Trị Đông, nhưng đến An Lạc có giá trị giảm xuống. Phần lớn các giá trị pH vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống(pH = 6,5 – 8,5). Hàm lượng ion sắt tổng cộng đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép và có giá trị khá cao ở vị trí Bình Hưng Hoà, An Lạc; ion amonium và nitrat có hàm lượng biến động. Nhìn chung có khuynh hướng giảm dần . Các khu vực ven sông Sài Gòn và ở phía Tây, Tây Nam và Đông Nam Thành Phố hàm lượng ion Clorua khá cao, hầu hết đều lớn hơn 100mg/l, có nơi lớn hơn 500mg/l.

Tuy nhiên đều đáng nói là nước dưới đất tầng nông của khu vực nội thành(trừ các Quận 1 và Quận 3) không ít thì nhiều đều có chứa các ion với hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường xuất bản 1995 dành cho nước cung cấp sinh hoạt và ăn uống như: sắt tổng cộng,amonium, nitrat.



(nguồn: dựa theo tài liệu ‘Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Th.S Võ Thị Kim Loan năm 2004).

Tóm lại: Nước trong khu vực từ siêu nhạt đến nước có độ khoáng hoá hơi cao và hơi mặn và hầu hết đều có hàm lượng sắt cao .Các khu vực tầng nước có tổng khoáng hoá cao nếu xử lý thì sẽ đảm bảo được chất lượng tốt cho người dân. Do đó cần phải xử lý trước khi sử dụng nước.



II. NGUỒN GỐC:

1. Các nguồn gây ô nhiễm

a - Chủ yếu vẫn là từ các chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người có các chỉ số ô nhiễm pH thấp, NO3-, Cl-, SO42- đều vượt tiêu chuẩn cho phép dùng cho ăn uống và sinh hoạt.

- Các chất thải từ nhà máy thực phẩm, thức ăn gia súc, phân đạm với pH thấp, NH4+, NO2-, NO3- cao

- Quá trình xâm nhập mặn vào nước dưới đất thông qua mạng lươí sông Sài Gòn và xâm nhập phèn từ các vũng trũng bị nhiễm phèn, các kênh rạch mà vào nước dưới đất.

b. Cấu trúc địa chất.

Theo các tài liệu hố khoan thu thập được và tài liệu Địa chất, phúc hộ chứa nước Pleistocen của khu vực thành phố Hồ Chí Minh có bề dày thay đổi từ 1 – 3m (tầng nước ngầm) và 10 – 15 m (tầng nước áp lực nhẹ) gồm các hạt mịn các hạt trung đến khô. Bên trên không có hoặc có hiện diện của lớp sét pha có khả năng cách nước kém. Đây là điều kiện để cho các chất bẩn trên bề mặt có thể theo nước mưa ngấm xuống.



c. Tốc độ đô thị hoá nhanh

Sự gia tăng dân số là một nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm nước dưới đất. Cụ thể là việc xây dựng đường, nhà máy, trường học, bệnh viện… đã làm cho các vùng lộ của tầng chứa nước (đồng thời là miền cấp của tầng chứa nước) ngày càng bị ximăng hoá, nước mưa không có điều kiện để ngấm vào tầng chứa dẫn đến tình trạng hạ thấp mực nước ngầm. Dân số ngày càng tăng, kéo theo những nhu cầu về sinh hoạt, ăn uống và sản xuất cũng tăng theo, trong đó nước là đối tượng rất quan trọng đáp ứng cho các hoạt động hằng ngày vì vậy đối với Bình Tân nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước nguồn tại chỗ.



d. Khai thác:

Trên địa bàn quận hầu hết là giếng khoan gia đình chủ yếu dùng nước cho sinh hoạt, ăn uống, sản xuất. Trừ một số giếng khai thác công nghiệp, những người làm công tác khoan là người không làm công tác chuyên môn địa chất thuỷ văn chưa được đào tạo qua trường lớp và trang thiết bị hành nghề còn thô sơ nên chất lượng các giếng khoan khai thác không đảm bảo.

Ngoài ra, kỹ thuật khoan và gia cố cách ly tầng không đúng quy cách cũng là vấn đề được chú ý đến, việc khoan và gia cố cách ly tầng không đúng cách sẽ tạo nên các cửa sổ địa chất thuỷ văn nhân tạo làm cho nước trong các tầng chứa liên thông với nhau qua thành giếng, thúc đẩy sự lan truyền các chất ô nhiễm từ trên mặt xuống. Các chất ô nhiễm sẽ di chuyển theo điều kiện vận động của các dòng nước dưới đất, và đi vào trong các giếng theo phương thức thấm và chảy. Sự liên thông nhân tạo do kỹ thuật khoan khai thác không hợp lý sẽ càng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí dẫn đến sự phá huỷ tầng chứa nước này khi sự hạ thấp mực nước do khai thác quá lớn.



tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương