Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu các thành phần hoá học và sự thay đổi của chúng trong nước dưới đất, để từ đó có biện pháp bảo vệ và khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên này



tải về 0.78 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.78 Mb.
#22346
1   2   3   4   5   6   7

Dân số:

Dân số quận Bình Tân năm 2003 là 265.411 người, trong đó nam chiếm 47,45%, nữ chiếm 52,55%. Do tác động của quá trình đô thị hoá, dân số quận Bình Tân tăng rất nhanh trong thời gian qua, tốc độ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 1999 - 2003 là 16,17%.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm từ 1,51% năm 1999 xuống còn 1,3% năm 2003, tuy nhiên so với tỷ lệ tăng tự nhiên của thành phố(1,27% năm 2002) thì tỷ lệ này vẫn còn cao, do đó công tác kế hoạch hoá gia đình phải được quan tâm.



Tỷ lệ tăng cơ học thời gian qua luôn ở mức cao, năm 2001 là 19,84%, năm 2002 tăng 17,65% và đến năm 2003 tăng là 17,31%. phần lớn dân nhập cư là do giản dân từ nội thành, số lao động từ các quận, huyện và các tỉnh khác đến tìm kiếm việc làm. Dân nhập cư chủ yếu tập trung ở các phường có mức đô độ thị hoá cao và các phường có xí nghiệp sản xuất. Vì vậy bên cạnh việc tích cực là tăng thêm nguồn lao động, lực lượng dân nhập cư đang là một áp lực lớn cho quận trong việc quản lí con người, giải quyết việc làm và tăng thêm sự quá tải cho các công trình hạ tầng như giáo dục, y tế đồng thời cũng gây nên nhiều hậu quả phức tạp về kinh tế và an ninh trật tự an toàn xã hội.
BẢNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ DÂN SỐ QUẬN BÌNH TÂN 1999-2003

Chỉ tiêu

ĐVT

1999

2000

2001

2002

2003

TĐTBQ 1999-2003 (%)

1. Quy mô dân số

Người

145.746

155.220

188.053

223.767

265.411

16,17

- Nam



71.109

75.406

91.262

108.571

125.949

15,36

- Nữ



74.637

79.814

96.791

115.196

139.462

16,92

2. Tỉ lệ tăng dân số

%

6,51

6,50

21,15

18,99

18,61




- Tăng tự nhiên

%

1,51

1,50

1,31

1,34

1,30




- Tăng cơ học

%

5,00

5,00

19,84

17,65

17,31




3. Mật độ dân cư

Người/km2

2.809

2.992

3.624

4.313

5.115




- Mật độ cao nhất



6.375

6.789

6.700

6.915

16.680




- Mật độ thấp nhất



1.278

1.361

1.682

2.016

1.592




( nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Chánh cũ. Phòng thống kê quận Bình Tân )

Mật độ dân cư quận Bình Tân năm 2003 là 5.115 người/km2, nơi có mật độ dân đông nhất là phường An Lạc A 16.680 người/km2 và thấp nhất là phường Tân Tạo A 1.592 người/km2. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào các phường có tốc độ đô thị hoá mạnh như An Lạc A, Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông.



Mặc dù có tỷ lệ tăng dân số cao nhưng mật độ dân cư bình quân của quận Bình Tân đến năm 2003 vẫn còn ở mức thấp so với mật độ bình quân của các quận trong thành phố (10.076 người/km2). Điều này cho thấy khả năng thu hút dân cư của quận Bình Tân rất lớn cũng như có điều kiện thuận lợi trong việc bố trí khu dân cư mới, các khu cụm công nghiệp, các khu thương mại- dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng.

BẢNG 3: DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2003

STT

Tên phường

Diện tích tự nhiên (km2)

Dân số (người)

Mật độ(người/km2)




Tổng số

51,8867

265.411

5.115

1

An Lạc

4,59

20.774

4.526

2

An Lạc A

1,4065

23.461

16.680

3

Bình Trị Đông

3,462

41.677

12,38

4

Bình Trị Đông A

3,9505

22.173

5.613

5

Bình Trị Đông B

4,6241

18.390

3.977

6

Bình Hưng Hoà

4,7023

24.436

5.197

7

Bình Hưng Hoà A

4,2449

49.157

11.580

8

Bình Hưng Hoà B

7,5247

19.955

2.622

9

Tân Tạo

5,6617

26.955

4.761

10

Tân Tạo A

1,172

18.661

1.592

( nguồn: phong thống kê quận Bình Tân )

Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91.27% so với tổng dân số, dân tộc Hoa chiếm 8,45% còn lại là các dân Tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, người nước ngoài.



Tôn giáo có Phật Giáo, Công Giáo, Tinh Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo…trong đó Phật Giáo, Công Giáo chiếm 27,26% trong tổng số dân cư theo đạo.

    1. Hoạt động kinh tế:

        1. Tăng trưởng và cơ cấu:

Tổng giá trị sản xuất (GTSX) các ngành kinh tế trên địa bàn quận năm 2003 đạt 6034.6 tỷ đồng so với năm 2002 tăng 39.2%. Tính chung giai đoan 2001-2003, GTSX trên địa bàn quận Bình Tân tăng so với tốc độ bình quân là 49.4% năm. Đây là một tăng trưởng rất cao so với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố .

BẢNG 4: TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN

(giá so sánh 1994)

Chủ tiêu

2001

2002

2003

Tốc độ tăng bình quân 2001-2003(%)

Tổng GTSX trên địa bàn

2.702,1

436,2

6.034,6

49,4

I. Phân theo khu vực

1. Nông nghiệp, thuỷ sản

38,1

36,2

35,7

-3,2

2. Công nghiệp- xây dựng

2.474

4.020

5.578,9

50,2

3. Thương mại- dịch vụ

190

280

420

48,7

II. Phân theo thành phần kinh tế

1. Kinh tế nhà nước

179,3

241,8

330,8

35,8

2. Kinh tế tư nhân

942,8

1.354,4

2.083

48,6

3. Có vốn đầu tư nước ngoài

1.580

2.740

3.621

51,4

(nguồn: tính toán từ niên giám thống kê huyện Bình Chánh cũ và số liệu các ngành )


        1. Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp:

BẢNG 5: GÍA TRỊ SẢN XUẤT CN-TTCN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN

( giá cố định 1994)

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

Bình quân GĐ 2001-2003(%)

I. Giá trị

Tổng số

(triệu đồng)



2.131.378

3.438.020

4.560.452




Chia theo cấp quản lí

1. Nhà nước

70.000

90.000

133.110




2.Ngoài nhà nước

549.378

716.020

966.552




3.Có vốn đầu tư nước ngoài

1.512.000

2.632.000

3.460.800




Chia theo thành phần kinh tế

1.Doanh nghiệp nhà nước

70.000

90.000

133.110




2.Công ty cổ phần

879

32.006

35.548




3.Công ty trách nhiệm hữu hạn

301.609

360.588

498.548




4.Doanh nghiệp tư nhân

45.653

49.477

71.235




5.Hộ cá thể

201.237

273.949

361.200




6.Có vốn đầu tư nước ngoài

1.512.000

2.632.000

3.460.800




II.Tốc độ tăng

Tổng số (%)





61,31

32,65

46,28

Chia theo cấp quản lí

1.Nhà nước




28,57

47,90

37,90

2.Ngoài nhà nước




30,33

34,99

32,64

3.Có vốn đầu tư nước ngoài




74,07

31,49

51,29

Chia theo thành phần kinh tế

1.Doanh nghiệp nhà nước




28,57

47,90

37,90

2.Công ty cổ phần




3.541,18

11,13

536,12

3.Công ty trách nhiệm hữu hạn




19,55

38,26

28,57

4.Doanh nghiệp tư nhân





8,38

43,98

24,91

5.Hộ cá thể




36,13

31,85

33,97

6.Có vốn đầu tư nước ngoài




74,07

31,49

51,29




  • Khu công nghiệp do thành phố quản lí:

      • Khu công nghiệp Tân Tạo.

      • Khu công nghiệp Vĩnh Lộc ( phường Bình Hưng Hoà) và xã Vĩnh Lộc A- Huyện Bình Chánh.

  • Cụm công nghiệp do quận quản lí:

      • Cụm công nghiệp DNTN Thiên Tuế:D6/29 tỉnh lộ 10. Phường Tân Tạo.

      • Cụm công nghiệp công ty TNHH Hợp Thành Hưng: 158A An Dương Vương-An Lạc.

      • Cụm công nghiệp công ty TNHH Việt Tài:152 Hồ Ngọc Lãm- An Lạc.

      • Cụm công nghiệp công ty TNHH Hai Thành: E4/48 ấp 5 Bình Trị Đông.

        1. Thương mại- dịch vụ:

          • Cơ sở kinh doanh, thương mại- dịch vụ:

  • Hiện nay trên địa bàn quận có 6 chợ ổn định, trong đó có 2 chợ mới vừa được xây dựng tại phường Bình Hưng Hoà số chợ và nhóm tự phát là 15, trong đó quan trọng là chợ đầu mối An Lạc.

  • Trung tâm thương mại Kiến Đức thuộc phường Bình Trị Đông.

  • Siêu thị Cora.

          • Hiện trạng các chợ, siêu thị và các trung tâm thương mại:

        1. Sản xuất nông nghiệp thuỷ sản(NNTS):

Diện tích nông nghiệp giảm mạnh do tác động của đô thị hoá và phát triển các công trình hạ tầng, nên giá trị sản xuất ngành NNTS có xu hướng giảm dần hằng năm. Nếu xét giai đoạn 2001-2003 cho thấy GTSX ngành NNTS năm 2001 đạt 38133 triệu đồng (giá cố định 1994) đến năm 2003 còn 35133 triệu đồng. Như vậy so với năm 2001, giảm 2418 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2001-2003 là 3.2 %/năm. Trong đó GTSX ngành nông nghiệp tốc độ bình quân là 3.3%/năm. Riêng ngành thuỷ sản tăng 1.7%. Nếu xét nội bộ ngành nông nghiệp thì GTSX ngành chăn nuôi tăng với tốc độ bình quân là 3.0 %/năm, trong khi đó ngành trồng trọt giảm đến 17.9 %/năm.

    1. Giao thông vận tải:

Trên địa bàn quận Bình Tân có một hệ thống giao thông thuỷ và bộ khá thuận tiện, nhiều trục lộ chính nối liền giữa quận Bình Tân nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Mạng lưới giao thông quốc gia- nội quận có các trục chính sau:

  • Quốc lộ 1A theo hướng Bắc- Nam.

  • Tỉnh lộ 10 theo hướng Đông- Tây.

Ngoài ra quận Bình Tân còn có những đường liên khu vực, khu vưc và đường nội bộ.

    1. Đường bộ:

Tổng số tuyến đường trên địa bàn quận Bình Tân là 228 tuyến đường, tổng chiều dài 177,121 km và tổng số hẻm là 186 hẻm, tổng chiều dài là 40,950 km.

Mật độ mạng lưới đường bộ quận Bình Tân là 3.14 km/km2.

Nhìn chung: mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Bình Tân còn yếu. Phần lớn các tuyến đường đang xuống cấp, nhất là vào mùa mưa, tình trạng ngập nước trên đường giao thông xảy ra thường xuyên. Đường quốc lộ 1A ngang qua khu công nghiệp Tân Tạo Và Pou-Chen là một ví dụ, hầu hết quãng đường này đều có những “ổ gà” rất lớn, gây trở ngại không chỉ cho người dân tham gia giao thông trên đường mà còn ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tỉnh lộ 10, đường Tên lửa, Hương lộ 2… cũng có tình trạng tương tự.

Những đường giao thông do quận và phường quản lí cũng đang xuống cấp nhất là đường hẻm trong khu dân cư hiện hữu. Phần lớn các đường hẻm này có chiều rộng hẹp và cũng thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa. Việc xây dựng tràn lan không theo quy hoạch đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn quận. Ngay trên phường An Lạc chỉ có 22.4% các đường hẻm do quận và phường quản lí được đánh giá là tốt, còn lại là 77.6% có chất lượng rất xấu, đang xuống cấp và cần phải sửa chữa.



    1. Đường sông, cầu:

Mạng lưới sông rạch quận Bình Tân không nhiều. Các ao hồ tập trung nhiều ở phường Bình Trị Đông, còn sông, kênh rạch ở phường Tân Tạo: như rạch Nước Lên, rạch Phượng, sông Chùa, sông Dập… mạng lưới đường thuỷ trên toàn quận khoảng gần 15 km, diện tích sông rạch trên địa bàn là 0.66 km2, chiếm khoảng 1,28% tổng diện tích sử dụng của quận.

Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có tất cả 31 cầu các loại được phân bố chủ yếu trên các phường An Lạc, Tân Tạo và Bình Hưng Hoà. Trong 31 cầu có 17 cầu do trung ương và thành phố quản lí. Quận quản lí 12 cầu và 2 cầu khác do phường quản lí. Chiều rộng các cầu còn hạn chế. Phần lớn số cầu có chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng đường nên lưu lượng lưu thông xe không cao.



    1. Phương tiện vận tải:

Theo báo cáo trên địa bàn quận Bình Tân năm 2003 có 53 xe ôtô chở khách từ 15 ghế trở lên, 25 xe ôtô chở khách từ 15 chổ trở xuống, 725 ôtô tải các loại từ 1 tấn trở lên và ôtô chuyên dùng.

    1. Cấp thoát nước:

  • Hầu hết trên địa bàn quận Bình Tân đều sử dụng nước giếng khoan để phục vụ sinh hoạt và sản xuất, riêng các khu công nghiệp Tân Tạo, Pouchen có hệ thống xử lí nước riêng để phục vụ sản xuất, một phần quận giáp với Quận 6 và Quận 8 có một số dân cư sử dụng nước do sông Sài Gòn- Đồng Nai cung cấp.

  • Theo quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước bẩn thành phố Hồ Chí Minh do JICA thực hiện vào tháng 3 năm 2000 và đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt vào tháng 6 năm 2001, huyện Bình Chánh nằm trong khu vực xây dựng mới và sử dụng hệ thống thoát nước bẩn riêng để thu gom và xử lí nước thải theo hệ thống thoát nước mưa hoặc thoát ra kênh rạch gần nhất. Hiện nay, phát triển dưới dạng một quận mới, quận Bình Tân có mật độ dân số cao hơn do đó theo định hướng lâu dài sẽ được xử lí tập trung.



CHƯƠNG III

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN

I . LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT:

1. Trước năm 1975:

Năm 1883, Pháp thành lập sở địa chất Đông Dương nhưng đến năm 1895-1960 Pháp bắt đầu nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long (với hai tác giả lỗi lạc là J.Fromaget và E. Saurin) và cho ra đời một số mặt cắt dọc sông Đà, sông Mã, sông Mêkông… đồng thời cho ra đời bộ bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:1.000.000 và 1:500.000 và được ấn hành năm 1950.

Năm 1960, bắt đầu có sự đóng góp của các nhà địa chất Việt Nam.

Năm 1962, E.Saurin và Tạ Trần Tấn đã lập cột địa tầng vùng Châu Thới – Biên Hòa – Sài Gòn.

Năm 1965, Nguyễn Văn Vân đã nghiên cứu và cho ra đời bài “Thềm phù sa Sài Gòn – Chợ Lớn”.

Năm 1966, Trần Kim Thạch phát họa nét kiến tạo ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai và Lê Quang Tiếp xác định nét cơ bản địa tầng kiến tạo và mô tả trầm tích, kiến trúc của trầm tích hạ lưu sông Đồng Nai.

Năm 1971, H.Fontane và Hoàng Thị Thân vẽ tờ bản đồ Sài Gòn – Thủ Đức - Biên Hòa – Phú Cường – Nhà Bè, tỷ lệ 1:25.000 kèm theo thuyết minh.

Năm 1974, H.Fontane phát họa sơ lược về đứt gãy và lịch sử phát triển địa chất vùng Biên Hòa.



1. Sau năm 1975:

Năm 1975, Trần Kim Thạch cho sản xuất bản đồ địa chất Miền Nam tỷ lệ 1:2.000.000 nhưng chưa chi tiết và hệ thống. Cùng năm này Hồ Chín, Võ Đình Ngộ với báo cáo “ Những kết quả nghiên cứu mới về địa chất kỉ thứ tư của đồng bằng sông Cửu Long”.

Năm 1977, Trần Kim Thạch hoàn thành tờ bản đồ địa chất kỉ thứ tư của đồng bằng sông Cửu Long tỉ lệ 1:250.000. Nguyễn Hữu Phước “Trầm tích phù sa ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai”, Phạm Hùng “ Các trầm tích trẻ đồng bằng Tây Nam Bộ”, Lê Đức An “Kiến tạo và địa mạo Miền Nam”.

Năm 1982-1983, Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao với công trìng địa chất khoáng sản Việt Nam đã nêu lên những nét khái quát về địa tầng, cấu trúc, địa mạo thành phố.

Năm 1983 -1985, Hà Quang Hải, Ma Công Cọ với công trình bản đồ địa chất thành phố và khoáng sản tỷ lệ 1:50.000.

Năm 1985 – 1990, Đoàn Văn Tín và Liên đoàn địa chất thành phố Hồ Chí Minh đã lập báo cáo thành lập tờ bản đồ địa chất công trình, Địa chất thủy văn thành phố tỷ lệ 1:50.000.




tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương