LUẬn giải kinh sa môn quả TẬP 1 Tỳ khưu Chánh Minh



tải về 1.3 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21985
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
Sadhu me, bhante, bhagavā saṅkhittena dhammaṃ desetu...

Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Ngài thuyết pháp vắn tắt cho con …(1).

- Sự tốt đẹp do thọ lãnh (sampaṭicchana), như:

Sadhu, bhanteti, kho so bhikkhu bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā.

-“Lành thay, bạch Đức Thế Tôn, vị Tỳ-khưu ấy sau khi hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Đức Thế Tôn”(2).

- Sự tốt đẹp có tính khen ngợi (sampahaṃsana), như:

“Sādhu sādhu, Sāriputta …

Lành thay, lành thay, này Xá-lợi-phất.”(3).

- Sự tốt đẹp vì tính chất tốt đẹp (sundare), như,

“Sadhu dassanaṃ ariyānaṃ … lành thay, thấy Thánh nhân.”(4)

- Sự tốt đẹp mang tính thức tỉnh (nhắc nhở), như

“Tena hi,brāhmaṇa, suṇohi sādhukaṃ manasikarohi”.

Vậy này Bà-la-môn, lành thay (sādhukaṃ) hãy nghe và khéo tác ý , Ta sẽ giảng.(5)

- Sự tốt đẹp do mang tính tu tập (bhāveti), như:

“Cakkhunā saṃvaro sādhu. Sādhu sotena saṃvaro…

Lành thay phòng hộ mắt. Lành thay phìng hộ tai…”(6).

Lời dạy “lành thay” (sādhukaṃ) ở đây lmang ý nghĩa “nhắc nhở”.

Lại nữa “sự tốt đẹp”(sādhukaṃ) ở đây được dùng chung cho cả hai từ “hãy lắng nghe (sunoti)” và “suy nghiệm kỹ (manasikarohi)”.

Tức là Đức Thế Tôn nhắc nhở Đức vua Ajātasattu “hãy lắng nghe cho tốt đẹp”, “hãy suy nghiệm cho tốt đẹp”.

* “Hãy suy nghiệm kỹ” (sādhukaṃ manasikarohi).

Suy nghiệm” (manasikarohi).

Manasikarohīti āvajja, samannāharāti attho (At):

Tìm điều rực sáng, điều đáng hài lòng, là “suy nghiệm”(At).

Hãy suy nghiệm kỹ”.



Sādhukaṃ manasikarohīti ettha pana sādhukaṃ sādhūti ekatthametaṃ:

Ở đây chỉ cho sự chú ý hoàn toàn; lại nữa, đó là sự kết hợp đầy đủ những điều lợi ích(At).

* “Hãy lắng nghe, hãy suy nghiệm kỹ”.

Avikkhitta citto hutvā nisāmeti, cittekarohīti adhippāyo (At):

Lắng nghe với tâm an tịnh, hay chú ý đến”.

Api cettha suṇohīti sotindriyavikkhepanivāraṇa etaṃ (At):

Đó là nghe với tai không bị chướng ngại”.

Bản Sớ giải giải thích:

Hãy lắng nghe, hãy suy nghiệm kỹ”. Đó là lời “cảnh tỉnh”, là “lời thành lập sự vững chắc” (daḷhikamma), là “lịnh truyền” (āṇattikamma), là “lời làm cho tốt đẹp” (sundarakamma)”.

Nghĩa là: “Này Đại vương, hãy nghe pháp này cho rõ ràng (cảnh tỉnh), tức là ghi nhận pháp này cho kỹ (chắc chắn).

- Hãy thực hành pháp này như lời Như lai dạy (lịnh truyền).

- Hãy hiểu biết pháp này cho thấu đáo (tốt đẹp)”.

Lại nữa: Cụm từ hãy lắng nghe”, Đức Thế Tôn “cảnh tỉnh” tâm đang miên man, mù mờ về quả thiết thực hạnh Sa-môn trong tâm của vua Ajātasattu.

Cụm từ “hãy suy nghiệm kỹ là lời “cảnh tỉnh” đến vua Ajātasattu rằng: Này Đại vương, lời dạy của các Đấng Như Lai rất thâm sâu, thù thắng và tốt đẹp về nghĩa (attho) lẫn sự thành đạt (paṭivedha).

Vậy Đại vương “hãy suy nghiệm (cho) kỹ”.

Đây là ý nghĩa “lời cảnh tỉnh”.

- Là “lời ra lịnh”.

Cụm từ “hãy lắng nghe” là “lời ra lịnh” để tránh không bị xao lãng khi nghe Như lai giảng.

Cụm từ “hãy suy nghiệm kỹ”“lời ra lịnh” để tránh tâm bị loạn động khi nghe Đức Như Lai giảng.

Đây là ý nghĩa “lời ra lịnh” phải thực hành.

- Là “lời chắc chắn”.

Từ “hãy lắng nghe” là tránh bỏ sót từ ngữ, tránh hiểu sai từ ngữ và câu văn (sabyañjamo).

Từ “hãy suy nghiệm kỹ” là tránh hiểu sai ý nghĩa (attho) lời giảng của Đấng Như Lai.

Đây là ý nghĩa “lời chắc chắn”.

- Là “lời nắm giữ pháp trong tâm”.

Câu “nắm giữ pháp trong tâm” nghĩa là loại trừ được sự loạn động tâm (uddhacca – phóng dật) và hướng tâm đến mục tiêu muốn đến.

Từ “hãy lắng nghe”, Đức Phật làm cho người nghe chú tâm nghe pháp.

Từ “hãy suy nghiệm kỹ”, Đức Phật làm cho người nghe “nắm giữ pháp trong tâm, đồng thời có sự suy xét pháp.

Tức là, “hãy lắng nghe”, là Đức Phật hướng dẫn tai chú ý nghe pháp.

Từ “hãy suy nghiệm kỹ”, Đức Phật hướng dẫn tâm “nắm giữ pháp”.

- Là “lời làm cho thấu đáo (sādhukaṃ)”.

Từ “hãy lắng nghe”, Đức Thế Tôn chỉ ra “pháp này có lời, có câu văn súc tích”.

Từ “hãy suy nghiệm kỹ”, Đức Phật chỉ ra “pháp này có ý nghĩa thâm sâu, vi diệu, thù thắng”.

Đây ý nghĩa làm cho thấu đáo” cả văn lẫn nghĩa.

Một cách nữa, từ sādhukaṃ được dùng cho cả hai câu “hãy lắng nghe”, “hãy suy nghiệm kỹ”, như vầy:

-Pháp này thậm thâm vi diệu trong Giáo pháp của các Đấng Như lai, được Đấng Như Lai thuyết giảng, do vậy “hãy lắng nghe” cho thấu đáo (sādhukaṃ).

-Pháp này thậm thâm vi diệu về ý nghĩa lẫn sự thành đạt, do vậy “hãy suy nghiệm kỹ” cho thấu đáo.

* Ta sẽ giảng (bhāsissāmīti).

Bhāsissāmīti sakkā mahārājāti evaṃ paṭiññātaṃ sāmaññaphaladesanam, vitthārato bhāsissāmi (At):



Như vậy, này Đại vương, có thể được, Ta giảng tóm tắt (desana) về quả Sa-môn, hay giảng rộng rãi và chi tiết.

Cả hai từ bhāsissāmi (lược thuyết)desissāmi (rộng thuyết) đều chỉ cho sự thuyết giảng.

Nhưng desissāmi chỉ cho sự thuyết giảng tóm tắt; còn bhāsissāmi là thuyết giảng rộng rãi, chi tiết. Như:

Desissāmīti hi saṅkkhitādīpanaṃ: Lược thuyết là giải thích tóm tắt.

Bhāsissāmītl vitthāradīpanaṃ: Rộng thuyết là giải thích chi tiết (At).

Đức Vaṅgīsa có nói lên kệ ngôn tán thán Đức Sāriputta (Xá-lợi-phất) rằng:

Ngài giảng cách tóm tắt; Ngài cũng thuyết rộng rãi (1).

Như âm thanh vi diệu; của loài chim Sàli(2).

Còn hai từ desanā và bhāsanā cũng có ý nghĩa tương tự; tức là desanā là thuyết tóm gọn; còn bhasanā là thuyết rộng.

Ta sẽ giảng”. Là lời Đức Thế Tôn báo trước đến vua Ajātasattu.

Thưa vâng, bạch Thế Tôn” (evaṃ bhante’ti).

Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Là vua A-xà-thế tỏ bày “bằng lòng (paccassosi) thọ lãnh lời dạy Đức Thế Tôn”, “hoan hỷ với lời dạy của Đức Thế Tôn”, “bằng lòng thực hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn”(At).

Chánh kinh.

190. Bhagavā etad’avoca. Idha mahārāja Tathāgato loke upajjati, arahaṃ sammāsambuddho vijjācaranasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasāratthi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā

Thế Tôn nói: Ở đây, này Ðại vương, Như Lai xuất hiện ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.

So imaṃ lokaṃ sadevakaṃ samārakaṃ sabrahmakaṃ sassamaṇabrāhmaniṃ pajaṃ sadevamanussaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti.



Như Lai sau khi tự chứng ngộ với thượng trí thế giới này luôn cả thiên giới, ma giới, phạm thiên giới, bao gồm cả thế gian này với Sa-môn Bà-la-môn truyền thống, luôn cả chư thiên nhân loại, Ngài tuyên thuyết điều an tinh đã thành tựu với thắng trí..

So dhammaṃ deseti ādi- kalyānaṃ majjhe kalyyanaṃ pariyosāna kalyānaṃ satthaṃ savyañjanaṃ, kevala paripuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyam pakāseti.



Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh(1).

Giải:

* “Ở đây, này Đại vương”(idha mahārāja).

Idha mahārāja’ti - ādiṃ sakalaṃ suttaṃ avocāti attho (At):

Ở đây, này Đại vương”, là lời mở đầu của bài pháp trọn vẹn không bị gián đoạn.



* “Ở đây” (idha).

Idhāti desāpadese nipāto, svāyaṃ katthaci lokaṃ upādāya vuccati (At):

Gọi ở đây”“ở nơi gắn liền sự tốt đẹp cho đời, không phải ở nơi khác”.



Ở đây ám chỉ nơi có các bậc Thánh nhân đang trú ngụ, như Phật ngôn:

Làng mạc hay rừng núi; thung lũng hay đồi cao.



La - hán trú chỗ nào; đất ấy thật khả ái” (2).

Bậc Thánh nhân có thể là bậc Toàn giác, bậc Độc giác, vị Thánh A-la-hán.



Ở đây, là nơi có Đấng Như lai xuất hiện, là nơi có Giáo pháp được thuyết giảng, là nơi có Thánh đệ tử cư ngụ” (At).

* “Như Lai xuất hiện ở thế gian” (Tathāgato loke upajjati).

Như lai” (Tathāgato).

Có bốn nguyên nhân mà Đức Phật tự xưng là Như Lai:

- Này Cunda, đối với các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, Như Lai là vị nói phải thời nói chơn chánh, nói như thật, nói có lợi ích, nói đúng Pháp, nói đúng Luật. Do vậy mới gọi là Như Lai.

- Này Cunda, trong thế giới này với chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, những gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được phân biệt, được đạt đến, được tìm cầu, được suy đạt với ý, tất cả đều được Như Lai biết rõ. Do vậy mới gọi là Như Lai.

- Này Cunda, trong thời gian giữa đêm Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Giác và đêm Như Lai nhập Vô dư y Niết-bàn giới, trong thời gian ấy, những gì Như Lai nói trong khi thuyết giảng, nói chuyện hay trình bày, tất cả là như vậy, chớ không gì khác. Do vậy mới gọi là Như Lai.

- Này Cunda, Như Lai nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy. Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy nên được gọi là Như Lai.(3)



* “ Thế gian” (loka). Có ba loại thế gian (loka) là:

- Hư không thế gian (okāsaloka).

- Chúng sinh thế gian (sattaloka).

- Pháp hành thế gian (saṅkhāraloka).

Bản Sớ giải giải thích: Các Đấng Như lai chỉ xuất hiện trong “chúng sinh thế gian”.

Nhưng trong cõi nào? Các Đấng Như Lai chỉ xuất hiện trong cõi người, không xuất hiện trong cõi chư thiện, không xuất hiện trong cõi Phạm thiên.

Các Đấng Như lai xuất hiện ở cõi người, nhưng ở vùng nào?

Các Đấng Như lai chỉ xuất hiện ở vùng trung tâm, tức là ở giữa vùng Trung Ấn.

Ở vùng này, không những chỉ có Đấng Như lai xuất hiện, mà các vị Độc giác, các vị Thượng thủ Thinh Văn, 80 vị Đại đệ tử, các vị Thánh thinh văn khác, cha mẹ các vị Bồ-tát, các vị vua Chuyển luân (cakkavālarāja), những vị Bà-la-môn, gia chủ xuất chúng cũng xuất hiện nơi vùng đất này.

* “Xuất hiện”(upajjati).

Từ lúc Bồ-tát Sumedha (Thiện Tuệ) được Đức Phật Dipaṅkara (Nhiên Đăng) xác nhận “sẽ là vị Chánh giác trong tương lai”cho đến khi chứng Đạo A-la-hán, Như Lai được xem như “đang xuất hiện”.

Kể từ khi chứng quả A-la-hán cho đến khi viên tịch là “đã xuất hiện”

Hay là: Từ lúc nơi cung trời Tusita (Đâusuất) , Bồ-tát giáng sinh vào thai bào của Hoàng Hậu Māyā cho đến khi Ngài chứng Đạo A-la-hán, được xem là “đang xuất hiện”.

Kể từ khi chứng quả A-la-hán đến khi viên tịch là “đã xuất hiện”.

Hoặc là: Từ lúc được nàng Sujātā dâng cơm sữa trộn mật ong cho đến khi Ngài sắp chứng Đạo A-la-hán, gọi là “đang xuất hiện”.

Kể từ khi chứng quả A-la-hán đến khi Ngài viên tịch, là “đã xuất hiện”.

Chữ “xuất hiện”ở đây chỉ cho “từ lúc nhận cơm sữa của nàng Sujātā cho đến khi viên tịch”.



Vì sao? Vì nhờ thọ dụng món cơm sữa ấy mà Ngài thành tựu quả vị Vô thượng Chánh giác, bữa cơm sữa ấy có phước báu vô lượng vô biên.

Lại nữa, chính trong đêm ấy Ngài thành tựu quả Vô thượng Chánh giác.



* “Tự chứng ngộ với thượng trí” (sayaṃ abhiññā saccikatvā pavedeti).

*Tự mình” (sayaṃ).



Sayanti sāmaṃ aparaneyyo hutvā (At):

Tự mình” đang có chính nơi mình, không do người khác mang đến.

* Thượng trí (abhiññā).

Abhiññāti abhiññāya adhikena ñāṇena ñatvā attho (At):

Thượng trí”nghĩa là “đã hiểu, đang hiểu tận tường cao tột”.



* “Tự chứng ngộ với thượng trí”.

Là trí thực chứng cao tột, trí ấy không phải do nghe, không phải do suy luận.

Hậu sớ giải có giải thích: “Ở đây, trí do nghe hay trí do suy luận bị bác bỏ, vì các Bậc Chánh Giác có một nguồn trí là “Vô chướng ngại trí” (anāvaranañāṇa).

Chính từ nguồn trí này, Đức Chánh giác thông đạt tất cả các pháp một cách cao tột và tận tường.



Trí vô chướng ngại chỉ có cho bậc Chánh giác, các Bậc Độc Giác, Thánh Thượng thủ Thinh văn … không thể có.

Các bậc Độc giác tuy tự mình thành tựu thượng trí giác ngộ, nhưng không thể biết rõ tận tường các pháp như bậc Chánh giác.

Còn thượng trí của bậc Thánh Thinh Văn phải “do nghe” mới thành tựu được.

* Thế gian này” (so imaṃ lokaṃ).

So imaṃ lokanti so Bhagavā imaṃ lokaṃ idāni vattabbaṃ nidasseti (At):

Thế gian này” là chỉ rõ Đức Thế Tôn trong hiện tại”(At).

Tức là “không phải Đức Chánh giác quá khứ, cũng không phải Đức Chánh giác vị lai”, mà là “Đức Chánh giác hiện tại”.

* “Luôn cả Thiên giới” (sadevakaṃ)(1). Là chỉ cho 5 cõi trời Dục là: Cõi Tứ Đại vương (Cattuttha Mahārājā), cõi Ba mươi ba (Tāvatiṃsa), cõi Dạma (Yāma), cõi Đẩusuất (Tusita) và cõi Hóa lạc thiên (nimmānaratī).

* “Luôn cả Ma giới” (samārakaṃ). Chỉ cho cõi trời dục thứ sáu là cõi Tha hóa tự tại (paranimmitavasavatī).

Hỏi. Vì sao Đức Thế Tôn không gom cả “Ma giới” vào “thiên giới”?

Đáp. Với cụm từ “luôn cả thiên giới”, Đức Phật nói lên sự nhận biết của Ngài về 6 cõi trời Dục, vì trong cõi Dục thì cõi chư thiên thù thắng nhất.

Nhưng trong hội chúng có người nghĩ rằng: “Ma vương là vị chúa tể cõi Dục, chẳng biết Đức Thế Tôn có biết vị chúa tể chúa cõi Dục này không nhỉ?”.

Để xua tan ý nghĩ hoài nghi ấy, Đức Thế Tôn thuyết tiếp “luôn cả Ma giới”.

Māra, chỉ cho “sự trói buộc, sự cản trở, kẻ ác xấu”.

Có 5 loại māra:

- Uẩn ma (khandha māra). Chỉ cho các nhóm của danh - sắc là: Sắc uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn. Là những “nhóm trói buộc” chúng sinh trong luân hồi.

- Phiền não ma (kilesa māra). Chỉ cho những pháp ác xấu, trói buộc chúng sinh trong luân hồi, cản trở chúng sinh giải thoát.

- Pháp hành ma (abhisaṅkhāra). Chỉ cho các bất thiện pháp lẫn thiện pháp, tất cả đều là “sự trói buộc” chúng sinh vào luân hồi.

- Thiên ma (devaputta māra). Chỉ cho những thiên nhân “gây chướng ngại”, “cám dỗ” chúng sinh, không cho chúng sinh này “thực hành phương pháp” dẫn ra luân hồi.

Ngoài ra còn chỉ cho chúa cõi Tha hóa tự tại là Vasavati, cũng là vị chư thiên cao nhất trong cõi Dục.

- Tử thần ma ( maccu māra). Sự chết cũng là nguyên nhân “cản trở”, khiến chúng sinh không thể chứng đắc Đạo quả.

Như người có khả năng chúng quả Hữu học lú 7 tuổi, nhưng người này chết lúc 6 tuổi. Sự yểu tử này là một chướng ngại cho Đạo - quả Siêu thế ….

Luôn cả Ma giới”. Nghĩa là Ngài ngầm trả lời “Như Lai biết rõ chúa cõi Dục chính là Ma vương, Như Lai biết rõ luôn cả cảnh giới của Ma vương”.

Tức là, Như lai biết rõ những “thiên nhân tùy tùng của Ma vương”, biết rõ “những trói buộc”, “những chướng ngại” của chúng sinh và biết rõ “những kẻ ác xấu cùng những pháp cám dỗ, gây chướng ngại cho chúng sinh đang tầm cầu pháp giải thoát”.

* “Luôn cả Phạm thiên giới” (sabrahmakaṃ). Chỉ cho các vị Đại Phạm thiên và các chư Phạm thiên tùy tùng

Trong hội chúng có những Bà-la-môn nghĩ rằng: “Vị Phạm thiên đầy oai lực, với 10 ngón tay vị ấy có thể chiếu sáng 10 ngàn thế giới, Đức Thế Tôn có nhận biết vị Phạm thiên như vậy không nhỉ?”.

Đức Thế Tôn có biết “pháp dẫn đến cõi Phạm tthiên không nhỉ?”.

Nên Đức Thế Tôn thuyết tiếp cụm từ “luôn cả Phạm thiên giới”.

Tức là Ngài dạy rằng “Như Lai biết rõ tất cả các Phạm thiên và con đường dẫn đến Phạm thiên giới”.

* “Luôn cả thế gian này”. Chỉ cho “cõi Vô sắc (arūpabhūmi)”.

Ở trên Đức Thế Tôn dùng cụm từ “Như lai xuất hiện trong thế gian”, chữ “thế gian (loka)” này bao gồm 3 loại: Cõi Ngũ uẩn, cõi nhất uẩn(1) và cõi Vô sắc.

Cụm từ “luôn cả thế gian này”, chỉ nói đến cõi Vô sắc. Vì sao?

Khi Đức Thế Tôn thuyết cụm từ “luôn cả Phạm thiên giới”, Ngài không thuyết “luôn cả thế gian này” sẽ có người hoài nghi: “Đức Thế Tôn chỉ hiểu biết các cõi Hữu sắc, còn các cõi Vô sắc Ngài có thông đạt không nhỉ”.

Lại nữa, trong hội chúng có những Sa-môn, Bà-la-môn thành đạt được tầng thiền Vô sắc, có ý nghĩ “có lẽ Ngài chỉ thành đạt thiền hữu sắc, còn thiền Vô sắc chẳng biết Ngài thành đạt chưa?”.

Nên Đức Thế Tôn thuyết tiếp “luôn cả thế gian này” để giải trừ nghi hoặc của những người ấy.

Nghĩa là Ngài cho hội chúng biết rằng “chẳng những Như Lai thành đạt tất cả “các tầng thiền Vô sắc”, cả cảnh giới chúng sinh cõi Vô sắc Như Lai đều biết rõ”.

Các Giáo thọ sư cổ sơ dạy rằng:

- “Thế giới này luôn cả thiên giới”. Là chỉ ra toàn bộ thế gian này “với những pháp thiện”.

- “Thế giới này luôn cả ma giới”. Là chỉ ra thế gian này “với những pháp bất thiện”.

- “Thế giới này luôn cả phạm thiên giới”. Là chỉ ra thế gian này “với pháp vô lượng” (là tứ vô lượng tâm).

Với ba cụm từ “thiên giới, ma giới, phạm thiên giới”, Đức Thế Tôn đã chỉ ra thế gian với những khía cạnh sai biệt.

Nghĩa là “trong thế gian này “các pháp thiện” (chư thiên), “các pháp bất thiện” (ma giới), “các pháp phạm trú” (phạm thiên giới) Như Lai đều thông suốt.

Lại nữa: Với ba cụm từ “thiên giới, ma giới, phạm thiên giới”, Đức Thế Tôn nêu ra “thế gian hữu sắc cao cấp và Ngài phân định rõ lãnh vực: Lãnh vực chư thiên, lãnh vực Ma vương và lãnh vực Phạm thiên hữu sắc”.

Hay là:

- Với cụm từ “thiên giới”, Đức Phật chỉ cho “các tầng thiền hữu sắc”.



- Với cụm từ “Phạm thiên giới”, Đức Phật chỉ cho “bốn phạm trú là: Từ, bi, hỷ, xả”.

Đức Thế Tôn có giảng cho các Bà-la-môn ở làng Venāgapura về 3 loại giường lớn mà Ngài có được không mệt nhọc, không khó khăn, không phí sức, đó là:

Giường chư thiên: Chỉ cho 4 tầng thiền hữu sắc.

Giường Phạm thiên: Chỉ cho bốn Phạm trú (từ- bi- hỷ- xả) được làm cho sung mãn, rải đến tất cả chúng sinh ở mọi phương.

Giường cao - giường lớn của bậc Thánh: Chỉ cho sự tận diệt tham – sân – si (1).

- Với cụm từ “luôn cả thế gian này”, Đức Thế Tôn chỉ ra bốn tầng thiền Vô sắc.

Như thế, với ba cụm từ “thiên giới - phạm thiên giới – luôn cả thế gian này”, Đức Thế Tôn dẫn ra toàn bộ thế gian, trọn vẹn cả ba giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, cùng với các tầng thiền hữu sắc và các tầng thiền Vô sắc.

* “Với các Sa-môn Bà-la-môn truyền thống” (sassamaṇabrāhmaniṃ pajaṃ).

* “Truyền thống” (pajaṃ).

“Pajātattā pajā, taṃ pajaṃ: Dòng giống nối tiếp, đó là truyền thống (At).

* “Sa-môn, Bà-la-môn truyền thống”.

Chỉ cho các Sa-môn, Bà-la-môn cổ sơ giủ bỏ các ác bất thiện pháp, đồng thời các từ ngữ, ý nghĩa về “pháp truyền thống” của Sa-môn và Bà-la-môn.

Trong hội chúng, một số người có ý nghĩ rằng “có những Sa-môn, Bà-la-môn có thắng trí thời xưa, Đức Thế Tôn có biết những bậc ấy chăng nhỉ?”.

Do đó, để giải nghi cho những người này, Đức Thế Tôn thuyết tiếp “với Sa-môn, Bà-la-môn truyền thống”(2).

Đức Phật có giảng cho Bà-la-môn Dona về các ẩn sĩ Bà-la-môn thời xưa là Aṭṭhaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmitta, Yamadaggi, Aṅgīrasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu. Và 5 hạng Bà-la-môn:

- Bà lamôn đồng đẳng với Phạm thiên. Là Bà-la-môn có huyết thống thanh tịnh đến 7 đời tổ phụ. Vị ấy sống 48 năm phạm hạnh đồng trinh, sau đó giao “phận sự tế lễ đàn” cho đệ tử, vị ấy xuất gia tu tập “tứ vô lượng tâm”.

- Bà-la-môn đồng đẳng với chư thiên. Là vị Bà-la-môn có huyết thống thanh tịnh đến 7 đời tổ phụ. Sau 48 năm sống phạm hạnh đồng trinh, vị ấy giao “phận sự tế lễ đàn” cho đệ tử, vị ấy đi tìm vợ đúng pháp “với mục đích duy trì nòi giống”, vị ấy chi đi đến nữ Bà-la-môn trong thời có thể thụ thai.

Sau khi có con, vị ấy xuất gia tu tập chứng đạt Tứ thiền.

- Bà-la-môn có giới hạn. Tương tự như Bà-la-môn chư thiên, nhưng không xuất gia.

- Bà-la-môn vượt qua giới hạn. Là hạng Bà-la-môn đi đến các nữ Bà-la-môn trong thời không thể thụ thai.

- Bà-la-môn vứt bỏ. Là hạng Bà-la-môn đi đến các nữ Sát-đế-lỵ, nữ Vệ-xá, nữ nô lệ … (1)

Theo kinh Khởi thế nhân bổn (Aggañña suttanta)(2) thì từ Brahmana (Bà-la-môn) xuất hiện trước từ Samaṇa (Sa-môn).

Trong bài kinh này Đức Phật giảng cho Vāseṭṭha và Bhāradvaja về các ngữ - nghĩa xuất hiện theo tuần tự.

Tức là Ngài dạy rằng “Như Lai biết rõ các bậc Sa-môn, Bà-la-môn cổ sơ có thắng trí ấy, đó là các Sa-môn, Bà-la-môn tịnh hạnh”, luôn cả các truyền thống cổ sơ cùng ngữ nghĩa của các Sa-môn, Bà-la-môn.



Vì sao Đức Thế Tôn nêu từ Sa-môn trước Bà-la-môn, trong khi từ Bà-la-môn xuất hiện trước từ Sa-môn?

Tuy từ Bà-la-môn xuất hiện trước từ Sa-môn, nhưng Sa-môn mang ý nghĩa là “an tịnh”, với ba sự an tịnh: Thân an tịnh, tâm an tịnh, tái sinh an tịnh thì cao quý hơn Bà-la-môn do giòng dõi.

Lại nữa, những Bà-la- môn truyền thống sẽ trở thành bậc xuất gia như đã giải trên, tuy Sa-môn xuất hiện sau nhưng cao quý hơn, nên các Bà-la-môn truyền thống cũng phải hòa nhập vào “giòng Sa-môn”.

Sa-môn” là từ dành cho tất cả “4 giai cấp”, còn Bà-la-môn chỉ cho một giai cấp. Đức Thế Tôn đi từ tổng thể đến chi tiết.

Lại nữa, từ Sa-môn tuy xuất hiện sau, nhưng có thể thành tựu những năng lực kỳ diệu mà Bà-la-môn tại gia không thể thành tựu.

Trong kinh Abaṭṭha(3), mô tả thanh niên Abaṭṭha 3 lần mạ lỵ dòng Thích ca là đê tiện, Đức Thế Tôn chỉ ra tổ phụ giòng Bà-lamôn Kaṇhāyana của thanh niên Abaṭṭha là “con của nữ tỳ giòng Thích ca” và con người nữ tỳ này vì sao có tên làKaṇhā.

Vì khi mới sinh ra, đứa bé nói “Này mẹ hãy rửa cho con”, “này mẹ hãy tắm cho con”, “này mẹ hãy gội sạch cho con”, người ta cho rằng “đứa bé mới sinh ra đã biết nói, hẳn là ác quỷ” nên đặt tên đứa bé là “Kaṇha (quỷ ám)”.

Khi trưởng thành Kaṇha bỏ Hoàng cung giòng Thích Ca, xuất gia thành vị đạo sĩ (isi) đi về phương nam, học các chú thuật Phạm thiên, sau đó trở về yết kiến vua Okkāka (tổ phụ dòng Thích ca), yêu cầu vua Okkāka gả công chúa Khuddarūpi cho mình và với chú thuật Phạm thiên, đạo sĩ Kaṇhā được thành tựu ý nguyện.

Và Kaṇhā trở thành tổ phụ giòng Bà-la-môn Kaṇhāyana.

Những đoạn kinh trên minh chứng “Đức Thế Tôn thông hiểu các truyền thống Bà-la-môn lẫn ngữ nghĩa”.

Đồng thời, tuy ở giai cấp thấp kém (con người nữ tỳ), nhưng khi xuất gia (từ



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương