Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi
phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như
sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h
khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều
11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b,
d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3,
điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản
3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị
định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực
hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm
quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm
b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm
b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33;
khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi
đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm
tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp
báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20,
21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời
hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này
là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được
tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d
khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị
định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời
hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
Điều 6. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy
định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp
dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực
hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt
tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những
người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67
của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành
vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt
tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm
quyền xử phạt cá nhân.
Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi
trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải,
thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có
mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó bao gồm cả
phạt tăng thêm.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |