LớP 9 chuyêN ĐỀ BỒi dưỠng học sinh giỏi têN chuyêN ĐỀ: phân tích cái hay của một số biện pháp nghệ thuật tu từ trong thơ VĂn trữ TÌNH


( Hữu Thỉnh) b. “ Tiếng ve màu đỏ Cháy trong vòm cây” (Thanh Thảo )



tải về 38.13 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu21.09.2022
Kích38.13 Kb.
#53240
1   2   3   4   5   6   7
CHUYÊN ĐỀ BDHSG

( Hữu Thỉnh)
b. “ Tiếng ve màu đỏ
Cháy trong vòm cây”
(Thanh Thảo )
Gợi ý: Trình bày đ­ược đó là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở cả 2 câu thơ.
- Câu thơ 1: nghệ thuật ẩn dụ lấy tính chất của nư­ớc, qua từ láy “bập bềnh” để miêu tả tiếng chim bìm bịp. Khiến tiếng chim trở lên có hình khối, có chuyển động. Do đó diễn tả đ­ược sự lan toả của âm thanh tiếng chim trong một không gian rộng lớn, tĩnh lặng.
- Câu thơ 2: Cũng là ẩn dụ, lấy tính chất của lửa chỉ cho tính chất của tiếng ve. Âm thanh ở đây không đ­ược cảm nhận bằng thính giác mà bằng thị giác. Nên câu thơ diễn tả đ­ược trực tiếp âm thanh, màu sắc sôi động, hừng hực của mùa hè. Câu thơ không tả nắng mà ta thấy đ­ược sự chi phối của nó lên cảnh vật.
Câu 9:
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tựa cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại : cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nên sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình lên muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mạị”
(  Lá rụng-  Khái Hưng )
Xác định và phân tích ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn.
Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.
Gợi ý:
a. Đoạn văn sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, nói quá, điệp ngữ, ẩn dụ.
- Tác gải sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa “ Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng“ . Chiếc lá được nhân hóa giống như con người, có tâm sự, tâm hồn, tình cảm, kí ức riêng càng khiến chúng ta thêm yêu nó, chiếc lá là một vật vô tri vô giác vậy mà nó cũng khát khao cuộc sống, muốn được sống thật tươi đẹp.
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Tác giả so sánh chiếc lá như con chim bị va vấp trên đường bay vẫn cố ngoi lên tìm kiếm sự sống, muốn sống thật đẹp.
- Nghệ thuật tu từ nói quá : Cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nên sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Nói quá nhấn mạnh giây phút đẹp ngay cả khi chiếc lá rời cành chỉ trong vài giây cũng hơn cả cuộc đời nó tồn tại trên cây.
- Nghệ thuật tu từ điệp ngữ: Có chiếc lá ->Nhấn mạnh sự bền bỉ của chiếc lá đẹp cả ngay khi sắp rụng.
- Tác gải sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ nhằm tạo ra sự liên tưởng.  

tải về 38.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương