LớP 9 chuyêN ĐỀ BỒi dưỠng học sinh giỏi têN chuyêN ĐỀ: phân tích cái hay của một số biện pháp nghệ thuật tu từ trong thơ VĂn trữ TÌNH


Phép đổi trật tự cú pháp ở các câu



tải về 38.13 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu21.09.2022
Kích38.13 Kb.
#53240
1   2   3   4   5   6   7
CHUYÊN ĐỀ BDHSG

1. Phép đổi trật tự cú pháp ở các câu:
Tiếng chim vách núi nhỏ dần”
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa”
Ngoài thềm rơi cái lá đa”
2. Nghệ thuật so sánh tu từ:
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
3. Nghệ thuật ẩn dụ tu từ:
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
mỏng” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
4. Nghệ thuật nhân hóa tu từ:
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa”
Rì rầm tiếng suối” là nghệ thuật nhân hóa vì suối cũng biết trò chuyện, tâm sự như con người.
Câu 3: Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Ngắm trăng- Hồ Chí Minh)
Gợi ý:
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:
- Phép tu từ nhân hóa: “trăng nhòm”
- Điệp từ: “ ngắm”
Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:
- Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm tri kỉ.
- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Trăng vừa là đối tượng vừa là chủ thể của không gian trữ tình.
Câu 4: Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của hai câu thơ sau
“Cỏ xanh như khói bén xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời.”
( Nguyễn Trãi, Bến đò xuân đầu trại)
Gợi ý:
HS nêu được những nét cơ bản sau :
- Câu thứ nhất đã sử dụng một hình ảnh so sánh rất độc đáo, mới mẻ : “cỏ xanh như khói”, “xanh như khói” là cái màu xanh hư ảo nhìn qua lớp mưa bụi bay. Cách so sánh ấy gợi một không gian vừa thực, vừa hư, rất kì ảo.
- Cái hay câu thơ thứ hai lại là điểm nhìn để tả cảnh. Phải đứng gần sát mép nước mới có thể cảm nhận được “nước vỗ trời”
Câu 5: Đọc đoạn thơ sau:
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn nghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
(Nguyễn Du)
Chỉ ra hiện tượng lặp chủ yếu trong đoạn thơ trên.
Chỉ ra nghệ thuật hoán dụ, ẩn dụ, so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ trên.
Gợi ý: GV bồi dưỡng hướng dẫn HS trả lời theo các cách trên
Câu 6: Hãy giải thích nghĩa của từ “xanh” trong mỗi câu dùng sau đây. Trường hợp nào “xanh” là hoán dụ tu từ?
a. Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu.
(Ca dao)
b. Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
(Chinh phụ ngâm)
c. Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.
(Chinh phụ ngâm)
Gợi ý:
a. Xanh (quả cau xanh): chỉ sự tươi non, chưa già, chưa chín. (1 điểm)
b. Xanh (núi xanh): chỉ màu của lá cây, của nước biển. (1 điểm)
c. Xanh (Xanh kia thăm thẳm tầng trên): chỉ ông trời. (1 điểm)
Đây là trường hợp sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ tu từ.
Câu 7:
Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ:
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước,
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Gợi ý:
- Sử dụng nghệ thuật tu từ điệp ngữ “ không có” như nhấn mạnh, làm rõ những khó khăn, trở ngại dồn dập, liên tiếp. Khi những bộ phận cần thiết của chiếc xe đã bị bom đạn làm hư hại. Cái “ không có” là kính, đèn, mui xe, còn cái “ có” lại là “thùng xe
Có xước”. Chiếc xe trở nên trần trụi, kì dị và “ độc đáo” quá. Thế mà người chiến sĩ vẫn tiếp tục điều khiển cho xe tiến tới “ xe vẫn chạy” chứ không chịu ngừng nghĩ, nằm yên. Điều gì đã thôi thúc người chiến sĩ tận tụy, quên mình vì nhiệm vụ, coi thường những gian khổ, vất vả. Tất cả là bởi mục đích, lí tưởng cao cả “ vì miền Nam phía trước”.
- Nghệ thuật ẩn dụ “ trái tim” -> Đó chính là trái tim cháy bỏng tình yêu thương Tổ quốc, đồng bào miền Nam ruột thịt đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vượt qua bao gian khổ, luôn lạc quan, bình tĩnh để cầm chắc tay lái đưa xe mau tới đích. Sức mạnh để chiến thắng không phải là vũ khí hiện đại, phương tiện tối tân, đầy đủ tiện nghi mà chính là con người với trái tim nồng nàn yêu thương đất nước, nhân dân, sôi sục lòng căm thù quân giặc. Với ý chí bất khuất, kiên cường ấy giúp cho con người chiến thắng mọi khó khăn, trở ngại.
Câu 8:
Cảm nhận của em về nghệ thuật diễn tả âm thanh của tác giả qua biện pháp tu từ ẩn dụ trong những câu thơ sau:
“Tiếng bìm bịp bập bềnh trong đêm nước lên”

tải về 38.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương