Lòng Chúa Thương Xót – 11/2015



tải về 428.35 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích428.35 Kb.
#9247
  1   2   3   4

Lòng Chúa Thương Xót – 11/2015




Địa chỉ  : 289 Hai Bà Trưng, P8, Q3, TPHCM

Email  : longthuongxotgp@yahoo.com

Website : longchuathuongxot.vn

ĐT: 38.290.093

oval 4



Con hãy nói cho các linh hồn đừng dựng trong tâm hồn họ những vật cản cho Lòng Thương Xót của Ta đang rất muốn hoạt động trong họ.

(NK 1577)


(NK 6(Lưu hành nội bộ)



LÁ THƯ LINH HƯỚNG

LM GB. VÕ VĂN ÁNH

I. GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI VỀ VIỆC THỜ CÚNG TỔ TIÊN

Ngày 8/12/1939 Thánh Bộ Truyền giáo đã ban huấn vụ Plane compertum est cho Giáo hội Trung Quốc mà một thời gian sau, được áp dụng cho Giáo hội Việt Nam. Nội dung huấn dụ như sau:

1. Được lập bàn thờ cúng tổ tiên, nhưng phải đặt dưới bàn thờ Chúa. Và trên bàn thờ ấy không bày biện những gì mê tín như hồn bạch.

2. Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và vái lạy trước bàn thờ tổ tiên là việc được phép làm.

3. Ngày giỗ, ngày kỵ được cúng giỗ, theo phong tục địa phương, nhưng nên tránh những gì mê tín dị đoan như đốt vàng mã,… nên giảm thiểu các lễ vật, được dâng hoa đèn và mâm ngũ quả.

4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm lễ gia tiên, xá lạy trước bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính và trình diện với ông bà.

5. Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt nhang vái lạy theo phong tục địa phương, để tỏ lòng cung kính người đã khuất, cũng như được xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố.

6. Được tham dự lễ tôn kính các anh hùng dân tộc để tỏ lòng cung kính biết ơn các Ngài có công với dân tộc.

Tóm lại: Người Công giáo có bàn thờ tổ tiên để thờ cúng cha mẹ, ông bà tiên nhân mỗi ngày, mà còn có một tháng 11 để kính nhớ và cầu nguyện cách riêng cho người thân quá cố.



II. NHỮNG PHƯƠNG THẾ CỨU GIÚP CÁC LINH HỒN NGƯỜI THÂN QÚA CỐ

1. Công đồng Lyon năm 1274 và Công đồng Florence năm 1439 đã dạy rằng: “Để làm giảm bớt các hình phạt các linh hồn phải chịu trong luyện ngục: Lời cầu nguyện, việc làm phúc bố thí, và các việc lành khác mà giáo dân quen làm như Giáo hội dạy, nhất là Thánh lễ Misa, có thể giảm bớt hình khổ cho các linh hồn nơi Luyện ngục” (D 464, 693).

2. Chúng ta nên dâng các việc lành phúc đức: như đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi, ăn chay hãm mình, bố thí, nhường đại xá, nhất là xin lễ, dâng lễ để cầu nguyện cho các linh hồn quá cố.

3. Mầu nhiệm các Thánh Thông công dạy: “Tất cả các tín hữu còn sống hay đã qua đời, đã lên Thiên đàng hay còn trong Luyện ngục đều được chia sẻ công nghiệp cho nhau”. Muốn cho các việc chúng ta làm sinh ích cho các linh hồn, theo ý kiến của Thánh Tôma Aquinô, cần 3 điều sau đây:

a) Phải có ý nhường các công phúc mình làm cho các linh hồn nào đó, hoặc cho các các đẳng mồ côi. Nếu không nhường, thì các công phúc mình làm thuộc về người làm.

b) Phải làm việc có tính cách đền tội.

c) Phải làm khi có ơn nghĩa với Chúa, tức là sạch tội trọng. Khác với Thánh lễ Misa, dù người dự lễ hay người xin lễ mà không có ơn nghĩa Chúa, Thánh lễ vẫn phát sinh công hiệu cho các linh hồn.

Kết: Truyện kể rằng một người cha đang khi hấp hối, đã căn dặn các con, sau khi cha qua đời, các con hãy nhớ cầu nguyện cho cha. Các con hiếu thảo đã làm ngay. Nhưng sau 33 năm, người cha hiện ra nói với các con. Các việc làm phúc đức không sinh ích gì cho cha vì các con làm khi các con còn mắc tội trọng! Sau đó các con thực lòng ăn năn chừa tội và đã cứu giúp được cha mình.





CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN, NĂM B

LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ

LM Anphong Trần Đức Phương

Tháng 11 là tháng cuối cùng trong Niên Lịch Phụng Vụ, tượng trưng cho cuối đời của con người. Vì thế, Giáo Hội dành tháng 11 để hướng tâm trí chúng ta về đời sau và tưởng nhớ đến những vị đã qua đời. “Sinh Ký Tử Quy!”, “Sống Gởi Thác Về!” “Về với Chúa là Cha chúng ta nơi quê hương thật Nước Trời”.

Trong số các vị đã qua đời, có những vị đã được thưởng công trên Nước Chúa, được hưởng hào quang Thiên Quốc, và là các Thánh mà Giáo Hội kính chung vào ngày 1/11 hàng năm. Có những vị còn đang trong Luyện Ngục để đền tội và được thanh luyện để trở nên thánh thiện xứng đáng được hưởng Thánh Nhan Chúa, là Đấng hoàn toàn thánh thiện. Giáo Hội cầu nguyện chung cho các vị đó vào ngày  02/11 (Lễ Các Linh Hồn) và suốt tháng 11 (Tháng Các Linh Hồn), dù chúng ta vẫn nhớ cầu cho các linh hốn ấy trong kinh, lễ hàng ngày. 

Tất cả các vị đã được lên Thiên Đàng đều là Thánh. Tuy nhiên, có những vị có đời sống đặc biệt, Giáo Hội lập Lễ kính nhớ riêng, để chúng ta cầu nguyện với các Ngài và noi gương đời sống thánh thiện của các Ngài, như Lễ Thánh Phanxicô Khó Nghèo, Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Nữ Têrêsa Avila mà chúng ta mừng trong tháng 10 vừa qua. 

Trong Lễ Các Thánh, Bài Đọc I (Sách Khải Huyền 7: 2-4, 9-140) cho chúng ta thấy “các Ngài thật đông đảo, không thể nào đếm nổi… Các ngài thuộc mọi dân tộc, mọi chi họ, mọi nước và ngôn ngữ…” Các Ngài là những vị Thánh Tông Đồ, các Ngài là những vị đã sống đời sống tu sĩ độc thân, các Ngài cũng là những giáo dân đã sống thánh thiện trong đời sống gia đình. 

Theo Bài Phúc Âm (Matthêu 5: 1-12) nói về ‘Tám Mối Phúc Thật’, thì các Thánh là những vị đã có tinh thần khó nghèo, khiêm tốn, hiền lành, nhẫn nhục trong đau khổ, luôn sống công chính, có lòng thương yêu giúp đỡ mọi người, sống đời sống thanh khiết trong bậc tu trì hay đời sống gia đình. Các Ngài luôn sống hòa hợp với mọi người để xây dựng hòa bình. Các Ngài cũng là những vị đã sẵn sàng hiến mạng sống mình để làm chứng cho công bằng xã hội, cho đức tin nơi Chúa. Các Ngài đã sống xứng đáng là con cái của Thiên Chúa là Cha. Các Ngài đã đặt niềm hy vọng nơi Chúa, và luôn lo thánh hóa bản thân để nên giống Chúa là Đấng Cực Thánh (Bài Đọc II: 1 Gioan 3: 1-8). 

Trong suốt năm Phụng vụ và đặc biệt trong Tháng 11, Giáo Hội khuyến khích chúng ta năng suy gẫm đời sống tốt lành của các Thánh, và quyết tâm noi gương các Ngài, từ bỏ tội lỗi, từ bỏ đời sống ham mê lạc thú thế gian, và cầu nguyện xin Chúa giúp chúng ta nên thánh thiện trong việc chu toàn bổn phận hàng ngày và vâng theo Thánh ý Chúa trong mọi sự.

Trong số các vị thánh, có những vị lúc đầu đã sống như những “đứa con hoang đàng’ theo đam mê thế tục, nhưng rồi nhờ ơn Chúa giúp, đã ‘quyết tâm sám hối trở về’ và thay đổi hẳn đời sống, như Thánh Augustinô (354-430), Phanxicô Assissi (1181-1226), Thánh Têrêsa Avila (1515-1582, Camillus Lellis (1550-1614), Cha Charles de Foucauld (1858-1916) v.v… 

Tất cả là nhờ ơn Chúa, nhưng chính chúng ta phải có “quyết tâm cải sửa và trở về!” 

Việc đọc và suy gẫm đời sống các Thánh cũng giúp chúng ta cải thiện đời sống, như Thánh Ignatius Loyola  (1491-1556), vị sáng lập Dòng Tên, trong thời gian bị đau ốm, đã đọc sách “Hạnh Các Thánh” và nhờ đó mà nhìn ra được con đường các Thánh đã đi, rồi Ngài “quyết tâm trở về”, quyết tâm sửa đổi đời sống, dâng hiến cả cuộc đời để phục vụ Chúa và Giáo Hội. 

Trong tinh thần kính nhớ các vị đã qua đời, trong Tháng 11 này, chúng ta hãy dâng nhiều Thánh Lễ, dâng các hy sinh, hãm mình, các kinh nguyện, nhất là lần chuỗi Mân Côi, viếng nghĩa trang để cầu cho các Linh Hồn nơi luyện tội được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa là Cha chúng ta, cùng với Mẹ Maria và các Thánh.



CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN, NĂM B

HÌNH THỨC VÀ TÂM TÌNH





Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy 2 mẫu người:

. Mẫu thứ nhất là các luật sĩ: bề ngoài họ rất đạo đức nhưng thực ra bên trong chẳng đạo đức chút nào.

. Mẫu người thứ hai là người đàn bà goá: bề ngoài bà rất nghèo nàn, hèn hạ nhưng tâm hồn bà rất cao quý.

Như thế, bài Tin Mừng đặt ra vấn đề Hình thức và Tâm tình. Đó là 2 mặt của 1 thái độ. Nhưng mặt nào trọng hơn? Theo cách đánh giá của Chúa Giêsu thì mặt Tâm tình trọng hơn mặt Hình thức.

Cách đánh giá của Chúa Giêsu thật là đúng: bởi vì nếu có hình thức mà không có tâm tình thì cũng giống như có một cái đèn mà không có dầu không có điện, giống như có một chiếc xe gắn máy mà không có xăng, giống như có một cái xác mà không có hồn... tất cả sẽ vô ích, vô dụng.

. Một người giáo dân đeo ảnh Thánh Giá thật đẹp, ngày nào cũng dự lễ rước lễ... nhưng trong lòng không mến Chúa không yêu người... thì cũng đáng xếp vào loại giả hình như bọn luật sĩ trong Tin Mừng mà thôi.

. Một công nhân viên giỏi nhất phát biểu hùng biện, giỏi viết những bản báo cáo thành tích nghe rất kêu... nhưng làm việc thì lờ đờ, biếng nhác... thì chẳng ích lợi gì cho việc phát triển xã hội.

Cho nên cái tâm tình, cái thực chất, cái bên trong thì quan trọng và quý giá hơn cái hình thức, cái dáng vẻ bề ngoài. Trong việc sống đạo cũng vậy: đọc kinh, dự lễ... không quý giá, không quan trọng bằng tâm tình mến Chúa yêu người.

Nhưng từ nhận định rất đúng đắn, rất căn bản trên, có nhiều người đi đến chủ trương bất cần hình thức. Họ bảo rằng: "Đạo Tại Tâm": sống đạo cốt là ở tâm hồn, chẳng cần đọc kinh, dự lễ, xưng tội gì hết.

. Một ông nọ, nhà ở sát bên nhà thờ nhưng không bao giờ đến nhà thờ. Ông bảo "Tôi thờ Chúa trong lòng".

. Một cặp vợ chồng kia tuy đều có đạo nhưng cưới nhau chẳng có phép hôn phối chi hết. Họ bảo "Chẳng cần đến hình thức bên ngoài".

Có lẽ đôi khi chúng ta cũng có những ý nghĩ tương tự. Bây giờ xin đặt ra một số trường hợp để chúng ta cùng suy nghĩ xem sao:



. Trường hợp thứ nhất là chuyện làm đẹp, chưng diện: quần áo cốt yếu chỉ là để che thân, mặt mày tóc tai cốt yếu chỉ là đủ sạch sẽ thôi. Nhưng chúng ta đâu chỉ muốn cái cốt yếu đó, mà còn muốn sao cho đẹp, cho đúng thời trang nữa. Vì thế chúng ta chọn lựa màu áo, kiểu quần, kiểu tóc... đó là chưa kể đến son phấn, sơn móng tay móng chân nữa... Như thế có phải là chúng ta bất cần hình thức bên ngoài không?

. Trường hợp thứ hai là chuyện tình yêu: Nếu thực sự yêu nhau chỉ cốt yêu trong lòng là đủ thì cần gì người ta phải hẹn nhau đi chơi, cần gì phải viết thư cho nhau, cần gì phải tặng quà cho nhau, cần gì phải âu yếm nhau?

2 trường hợp như thế đủ cho chúng ta thấy rằng tuy hình thức không quan trọng bằng tâm tình, nhưng nó cũng rất cần. Chính Hình Thức biểu lộ Tâm Tình và nuôi dưỡng tâm tình. Những lời nói, những nụ cười biểu lộ cho người ta biết rằng mình yêu thương người ta, và cũng những lời nói nụ cười đó làm cho tình yêu giữa 2 người ngày càng lớn lên, thắm thiết hơn. Không có hình thức thì tâm tình sẽ dần dần héo khô, chết dần mòn đi.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mặc dù coi trọng tâm tình hơn hình thức nhưng cũng không chủ trương bất cần Hình Thức. Vì thế, bà goá trong Tin Mừng này không phải chỉ có lòng đạo đức bên trong, bà còn biểu lộ lòng đạo đức ấy qua cử chỉ dâng cúng đồng tiền nhỏ mọn của bà trong hòm tiền.

Ngày nay không ít người chủ trương "Đạo Tại Tâm" và coi thường những hình thức đạo đức như đọc kinh cầu nguyện, dự lễ, dự các Bí tích... Những suy nghĩ như vậy chỉ là ngụy biện: ngụy biện của những kẻ ghét đạo và muốn phá đạo; ngụy biện của những người có đạo nhưng lười biếng thi hành những bổn phận đạo đức. Chúng ta đừng để thứ ngụy biện ấy ám ảnh tâm trí chúng ta và làm hại lòng đạo đức của chúng ta.



CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B

KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

NGÀY CUỐI CÙNG - NGÀY CHÚA ĐẾN





- Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là một trong những đoạn Thánh Kinh khó hiểu nhất. Nó thuộc văn thể Khải Huyền, là một loại văn thể bóng gió, nghĩa là không nói thẳng ý tưởng ra, nhưng diễn tả ý tưởng một cách gián tiếp qua trung gian những hình ảnh. Những hình ảnh này không quan trọng vì chỉ là phương tiện diễn tả, cái quan trọng chính là ý tưởng mà những hình ảnh ấy muốn diễn tả. Vậy ý tưởng chính của bài Tin Mừng này là gì? Thưa là nói về ngày cùng tận.

Bài Tin Mừng mô tả "Khi ấy mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các tinh tú bầu trời bị lay chuyển". Những hình ảnh ấy khiến cho nhiều người cho rằng ngày ấy sẽ là một ngày khủng khiếp. Có người còn tô vẽ thêm rằng ngày đó sẽ có nắng lửa mưa dầu. Có người khác lại giải nghĩa rõ hơn nữa, rằng mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao rung chuyển và nắng lửa mưa dầu ấy là hậu quả của một cuộc chiến tranh nguyên tử; rằng thế giới này sẽ bị tận diệt bằng một cuộc chiến tranh nguyên tử. Thế nhưng đây chỉ là văn thể Khải Huyền, trong đó những hình ảnh không quan trọng vì chúng chỉ là phương tiện để diễn tả một ý tưởng. Thực ra ngay cả những hình ảnh được dùng trong bài Tin Mừng này cũng không phải là do chính Chúa Giêsu đưa ra, mà Chúa chỉ lấy lại những hình ảnh mà các tiên tri quen dùng để nói về ngày cùng tận. Mà theo các tiên tri thì những hình ảnh trên mang một ý nghĩa rõ ràng. Ý nghĩa đó là gì? Đây ta hãy nghe một đoạn trong sách tiên tri Isaia: Ngày ấy sẽ không cần mặt trời soi sáng ban ngày, cũng không cần mặt trăng soi sáng ban đêm, cũng không cần ánh sáng của các ngôi sao hoặc ánh sáng của đèn đuốc, vì chính Chúa Cứu Thế sẽ là Ánh Sáng soi chiếu khắp nơi. Nghĩa là các tiên tri và cả Đức Giêsu đều không quan tâm ngày cùng tận ấy sẽ xảy ra như thế nào, chỉ quan tâm đến sự kiện quan trọng nhất trong ngày ấy, đó là Chúa sẽ đến. Tới ngày cùng tận thì Chúa sẽ đến. Ngày Chúa đến có thể là một ngày khủng khiếp đối với những kẻ tội lỗi, mà cũng là một ngày hân hoan vui mừng cho những người công chính.

Ngày cùng tận ấy sẽ đến lúc nào? Không ai biết. "Còn về ngày hay giờ đó thì dù các thiên sứ trên trời, hay cả Chúa Con đi nữa cũng không ai biết được, trừ một mình Chúa Cha mà thôi". Nó sẽ diễn ra như thế nào? cũng chẳng ai biết trước được. Chỉ biết chắc là ngày đó Chúa sẽ đến. Chúa sẽ đến với mọi người để kiểm điểm đời sống mỗi người, để đánh giá xem mỗi người đã sử dụng thời gian Chúa ban như thế nào.

Người ta thường ví cuộc đời như một chuyến đi, thời gian như một con đường, và con người như một kẻ lữ hành. Người lữ hành thực hiện chuyến đi cuộc đời trên con đường thời gian. Và cũng như con đường phải dẫn đến một đích điểm, thì người lữ hành phải biết tận dụng thời gian để nhanh chân tiến bước đến đích điểm ấy. Không thể là một người lữ khách lang thang, cứ vô tình bước những bước vô định, không biết đã đi qua đâu mà cũng chẳng biết sẽ đi về đâu.



Hết một năm là hết một đoạn đường. Giáo Hội muốn chúng ta tạm dừng chân lại để kiểm điểm cuộc hành trình của mình.

. Đối với bản thân: con người chúng ta có trở nên tốt hơn không.

. Đối với tha nhân: liên hệ giữa chúng ta có công bình hơn, bác ái hơn?

. Đối với Chúa: sau một năm chúng ta có đến gần Chúa hơn không? Có thuộc về Chúa, gắn bó với Chúa nhiều hơn không? Đức tin của chúng ta có vững vàng hơn không? Đức cậy chúng ta có chắc chắn hơn không? và đức mến của chúng ta có nồng nàn hơn không?

Chúng ta hãy suy nghĩ về những điểm trên, để nếu cần thì điểu chỉnh lại cho cuộc hành trình của mình được vững bước hơn. Có như vậy mới có thể sẵn sàng và vui mừng hân hoan đón Chúa khi Ngài đến.



CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B

LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA


Trong số những tước hiệu mà ta có thể gọi Đức Giêsu, có lẽ tước hiệu "vua" là không xứng hợp nhất.

Khi nói tới "vua" là ta nghĩ đến ngai vàng, vương miện, hoàng cung, quyền lực, kẻ hầu người hạ, quan quân, vũ khí v.v. Thế mà khi nhìn vào Đức Giêsu ta chẳng thấy có gì cả. Ngược lại, ta chỉ thấy Ngài lang thang trên những nẻo đường bụi bậm xứ Palestine, với một nhúm môn đệ ít ỏi, vây quanh là những người nghèo nàn, tật bệnh, tội lỗi và những người bị xã hội loại trừ.

Tuy nhiên, nhìn trên bình diện siêu nhiên thì Đức Giêsu đúng thật là vua. Ngài là vua và là Vua trên tất cả các vua, bởi vì Ngài là Thiên Chúa, Đấng thống trị vũ trụ.

Ngay cả trên bình diện tự nhiên, Đức Giêsu cũng xứng đáng là Vua, Vua  của mọi người: Ngài là con người tuyệt vời nhất với đầy đủ những đức tính hoàn hảo nhất. Ngài đến với ai là vận mạng của người đó được thay đổi thành tốt hơn. Có những người tưởng rằng mình là người lớn bằng cách khiến cho mọi người cảm thấy nhỏ trước mặt mình. Nhưng người lớn đích thực là người làm cho ai nấy đều cảm thấy lớn lên. Theo nghĩa này, Đức Giêsu đích thực là Vua.

Vương quyền của Chúa Kitô không xây dựng trên sức mạnh, không củng cố bằng bạo lực theo kiểu các nước trần gian. Bởi thế Chúa Giêsu đã nói: "Nước Tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước Tôi thuộc về thế gian này, thì thuộc hạ của Tôi đã chiến đấu không để Tôi bị bắt như thế này". Nói cách khác, vương quyền của Chúa xây dựng trên sự thật, như Lời Chúa nói "Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng cho sự thật". Nhưng sự thật là gì? Là cái làm cho con người đúng là con người chứ không phải là lang sói. Con người phải phát huy cái tính người của mình và đồng thời dần dần loại bỏ đi cái tính thú trong mình.

Để làm công dân của Nước Chúa, điều cốt yếu là cố gắng sống theo Lời Chúa dạy. Do đó, xây dựng Nước Chúa, hay mở mang Nước Chúa cũng là cố gắng làm cho có thêm nhiều người biết theo Lời Chúa dạy mà sống theo tính người như vậy. Không nhất thiết người ta phải rửa tội, phải theo đạo, phải gia nhập Giáo Hội. Điều cốt yếu là người ta phải theo những giá trị mà Tin Mừng Chúa đã đề ra: sống theo lương tâm ngay chính, sống hoà thuận, thương yêu, làm những việc lành... Càng có thêm nhiều người sống như thế thì Nước Chúa càng mở rộng; và khi nào tất cả loài người người biết sống như thế thì là lúc Nước Chúa đã trị đến. Và khi đó là thời thái bình, hạnh phúc.

Sở dĩ loài người cứ luôn làm hại làm khổ lẫn nhau là vì loài người còn sống theo cái tính thú trong mình. Vậy nếu muốn cho loài người hoà thuận với nhau để cùng nhau chung hưởng thái bình thì loài người phải sống theo cái tính người, gồm có những đức tính mà Chúa đã dạy chúng ta trong Tin Mừng. Con người sống đúng là con người. Đức Giêsu gọi đó là Sự Thật; còn ngôn ngữ phụng vụ hôm nay thì gọi đó là vương quyền, vương quốc của Chúa Kitô. Nước Chúa. Ai sống theo những giá trị Tin Mừng để thành người hơn thì người đó thuộc về Nước Chúa; ai giúp cho người khác sống theo những giá trị Tin Mừng ấy thì người đó đang mở mang Nước Chúa; và khi mọi người, dù có đạo hay không có đạo, đều sống theo những giá trị Tin Mừng ấy, thì đó là thời Nước Chúa đã trị đến.

Hôm nay là Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Tuần sau là Mùa Vọng, bắt đầu một năm Phụng vụ khác. Giáo hội đặt lễ Chúa Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng này, cũng có ý nghĩa: đó là ước nguyện sao cho cuối cùng tất cả mọi người đều ở trong Nước Chúa, một nước chỉ có hoà thuận yêu thương, một nước thái bình hạnh phúc.

Phần mỗi người chúng ta, hãy cố gắng xứng đáng là một công dân Nước Chúa, nghĩa là biết sống đúng tính người, sống theo lương tâm, sống hoà thuận, yêu thương, làm việc lành theo lời dạy của Tin Mừng. Chúng ta cũng hãy cố gắng mở mang Nước Chúa bằng cách làm cho thêm nhiều người khác cũng biết sống hoà thuận yêu thương, sống theo lương tâm và làm việc lành như vậy.


CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM C





1/ Ý NGHĨA MÙA VỌNG

Vọng là hướng về, là chờ đợi. Mùa Vọng là thời gian để chúng ta hướng lòng về ngày Chúa đến, đồng thời chờ đợi Chúa đến. Chúa đến để khai mạc một thời đại mới, thời đại hết sức tốt đẹp hơn, tràn đầy hạnh phúc.

Chúa đến thế gian này hai lần, lần thứ nhất đã đến rồi, và lần thứ nhì chưa đến nhưng chắc chắn sẽ đến. Vì thế, mùa Vọng có hai ý nghĩa:

- Thứ nhất: chuẩn bị đón mừng kỷ niệm biến cố Chúa đến lần thứ nhất cách đây 2000 năm.

- Thứ hai: chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ hai. Lần này, chúng ta không biết sẽ xảy ra vào lúc nào. Có thể còn lâu, nhưng cũng có thể đến nơi rồi. Ngài nói Ngài sẽ đến bất ngờ như kẻ trộm.

2/ CHỜ ĐỢI TRỜI MỚI ĐẤT MỚI, một kỷ nguyên tốt đẹp sẽ đến

Mùa Vọng là thời gian thuận lợi để Giáo Hội nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn chuẩn bị và sẵn sàng đón chờ Chúa đến. Chúa đến để khai mở một kỷ nguyên mới: “Này đây, Ta sẽ sáng tạo trời mới đất mới (Is 65, 17a; x.66, 22), nghĩa là một kỷ nguyên thanh bình, hạnh phúc, được ngôn sứ Isaia diễn tả như sau: “Sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang. Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, và sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này cũng như nước lấp đầy lòng biển (Isaia 11, 6-9). Kỷ nguyên này không còn chiến tranh, bất công, hận thù, không còn nước mắt, đau khổ. Mọi người đều thỏa mãn, an vui, hạnh phúc.

Vì thế, ngày Chúa đến là một ngày hết sức vui mừng cho những người sống tốt lành, khiêm nhường, yêu thương người khác. Nhưng ngày đó cũng là ngày hết sức khủng khiếp cho những kẻ không yêu thương người chung quanh, những kẻ lãnh đạm trước những đau khổ của người khác, những kẻ sống bất lương, kiêu căng, gây tội ác, tạo bất công.

3/ NGÀY ĐÓ CÓ THỂ SẮP ĐẾN

Kinh Thánh cho biết những điềm sẽ xẩy ra báo trước ngày ấy: các ngôn sứ giả, chiến tranh, đói kém, động đất, lụt lội, các thứ dịch tễ, tai họa… (x.Mt 24, 4-8), các tội ác, tình trạng đạo đức giảm sút, lòng người ra khô khan nguội lạnh, tôn giáo thì đa số vụ hình thức mà lơ là điều cốt lõi là mến Chúa yêu người đích thật… Những điềm báo trước đó ngày càng thể hiện rõ rệt trong thời đại chúng ta. Vì thế, ta biết ngày Chúa đến không còn xa lắm, nó có thể sắp đến, đến một cách bất chợt.

Ngày ấy là ngày Chúa phán xét, nên điều hết sức quan trọng là vào ngày ấy, chúng ta phải là người trong sạch, tốt lành, không có gì đáng chê trách trước mặt Chúa, nhất là về lòng yêu thương và cách xử sự đối với mọi người. Khi phán xét, Ngài phán xét ta chủ yếu về điều ấy.

4/ HÃY CHUẨN BỊ SẴN SÀNG

Vì ta không biết ngày nào Ngài đến, nên khôn ngoan nhất là lúc nào ta cũng nên sẵn sàng. Chuẩn bị như thế nào? Đức Kitô khuyên ta: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn”.

- Tỉnh thức là luôn luôn tỉnh táo ý thức rằng ngày ấy có thể đến bất kỳ lúc nào, nên lúc nào cũng sẵn sàng như thể Chúa sẽ đến vào ngay ngày mai, hay chốc lát nữa. Thái độ sẵn sàng đó chắc chắn không làm ta thiệt hại, mà giúp ta sống khôn ngoan, hạnh phúc hơn. Hình ảnh hay nhất minh họa sự tỉnh thức là thái độ của người canh kẻ trộm, không dám ngủ thiếp đi một phút nào.

- Cầu nguyện không phải chỉ là đọc kinh, mà là tâm trạng luôn hướng về Chúa, sẵn sàng làm bất cứ điều gì Ngài muốn. Cầu nguyện là hợp nhất với Thiên Chúa trong tâm tình yêu thương, nhất là trong ý hướng và hành động. Hãy luôn luôn muốn và thực hiện những điều Chúa muốn.

Có như vậy, chúng ta mới “đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến, và đứng vững trước mặt Con Người”.



tải về 428.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương