Lệnh giao dịch



tải về 56.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích56.26 Kb.
#29441
CÁC QUY ĐỊNH VÀ KHÁI NIỆM TRONG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
    1. Lệnh giao dịch


  1. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (viết tắt là ATO(1)) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.

Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.




  1. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (viết tắt là ATC(2)) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.

Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.




  1. Lệnh giới hạn (viết tắt là LO(3)) là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.

Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

Lệnh giới hạn có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ. Các lệnh chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần sẽ được lưu lại trên hệ thống để chờ thực hiện với các lệnh mới.


    1. Phương thức giao dịch


Giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội và SGDCK Hồ Chí Minh được thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh (bao gồm khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục) và phương thức giao dịch thỏa thuận.


  1. Phương thức khớp lệnh định kỳ(5): Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán của khách hàng tại một thời điểm xác định.




  1. Phương thức khớp lệnh liên tục(6): Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.




  1. Phương thức giao dịch thỏa thuận(7): Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.
    1. Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch


3.1 Nguyên tắc khớp lệnh định kỳ

Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian như sau:


Ưu tiên về giá:

Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;

Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh định kỳ:

i. Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;

ii. Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn mục (i) nêu trên thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn;

iii. Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn mục (ii) nêu trên thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.
Ví dụ về khớp lệnh định kỳ:

Sổ lệnh LO đối với chứng khoán XYZ trong đợt giao dịch như sau:



  • Có 8 NĐT A, B, C, D, E, F, G, H đặt lệnh mua/ bán giới hạn theo khối lượng và giá như bảng dưới.

  • 2 NĐT đặt lệnh ATO: J (bán khối lượng 3000cp) và I (mua khối lượng 2000cp).

  • Trong đó nhà đầu tư F đặt bán vào lúc 8h20, nhà đầu tư G bán 4000cp lúc 8h25.

  • Giả sử giá tham chiếu của XYZ ngày hôm nay là 100.000đ/cp.

Theo nguyên tắc ưu tiên cho người đặt mua giá cao và ưu tiên cho người chào bán giá thấp sẽ có cột cộng dồn khối lượng (cột mua cộng dồn từ trên xuống, cột bán cộng dồn từ dưới lên), sẽ có bảng sau:



Chú ý trong cột mua sẽ có 2000 cp của I và cột bán sẽ có 3000 cp của J ưu tiên cộng vào trước tiên.


Cộng dồn

Nhà đầu tư

Đặt mua

Giá

Chào bán

Nhà đầu tư

Cộng dồn

Khớp lệnh

7,000

A

5,000

105,000

0

 

13,000

7,000

8,000

B

1,000

100,000

1,500

E

13,000

8,000

9,500

C

1,500

99,500

 

 

11,500

9,500

9,500

 

0

99,000

7,500

F,G

11,500

9,500

17,500

D

8,000

98,000

1,000

H

4,000

4,000




  • Dựa vào nguyên tắc xác định giá:

  • Giá giao dịch là mức giá có khối lượng giao dịch là lớn nhất ( khối lượng 9.500cp )

  • Nếu có nhiều mức giá có cùng khối lượng giao dịch lớn nhất thì giá gần với giá tham chiếu nhất sẽ được chọn. Vậy chọn giá khớp lệnh là 99.500đ/cp ( không chọn giá 99.000đ/cp vì mức giá này xa giá 100.000đ/cp hơn so với giá 99.500đ/cp)




  • Dựa vào nguyên tắc ưu tiên cho các nhà đầu tư :

    • Ưu tiên về lệnh: lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn, vậy I và J được khớp trước các lệnh LO khác tại mức giá khớp lệnh.

  • Ưu tiên về giá: ưu tiên cho nhà đầu tư đặt mua ở giá cao và đặt bán ở giá thấp (mua: A, B, C – bán: H, F, G)

  • Ưu tiên về thời gian: nếu các lệnh có cùng giá mua, bán thì ưu tiên cho các lệnh đặt trước (chọn F, không chọn G)

Kết quả khớp lệnh của từng khách hàng như sau:




Nhà đầu tư

Mua

Nhà đầu tư

Bán

I

2,000

J

3,000

A

5,000

H

1,000

B

1,000

F

3,500

C

1,500

G

2,000

Các nhà đầu tư D và E đều không có giao dịch được thực hiện.



Lưu ý:

Hai nhà đầu tư F và G cùng đặt bán tại mức giá 99.000đ/cp nhưng F bán được toàn bộ số cổ phiếu đặt bán còn G chỉ bán được 2000 cp, còn 2000 cp không bán được do G đặt bán sau và tại mức giá khớp lệnh không có dư mua. Điều đó có nghĩa G bán với mức giá thấp hơn giá khớp lệnh nhưng vẫn không được bán hết.


3.2 Nguyên tắc khớp lệnh liên tục

Với phương thức khớp lệnh liên tục, ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống, lập tức được so khớp và hình thành giao dịch, từ đó, giá cả sẽ được xác định liên tục chứ không phải vào một thời điểm nhất định.


Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh liên tục:

  • Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước.

  • Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước.

  • Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.

  • Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của đơn vị giao dịch.


Ví dụ về khớp lệnh liên tục:


KL Mua (cp)

Giá mua (VNĐ)

Giá bán (VNĐ)

KL Bán

1000 ( A)

80

78

2000 ( C)

1000 ( B)

81







  • Nếu lệnh C được nhập vào trước sau đó đến lệnh B và lệnh A thì chỉ có 1 mức giá khớp 78.000đ với khối lượng khớp 2.000 CP.

  • Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là A, B, C thì giá khớp sẽ là 80.000đ và 81.000đ với khối lượng khớp 1.000 CP tại mỗi mức giá.

  • Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là A, C, B thì giá khớp sẽ là 80.000đ và 78.000đ với khối lượng là 1.000 CP tại mỗi mức giá.

  • Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là B, C, A thì giá khớp sẽ là 81.000đ và 78.000đ với khối lượng là 1.000 CP tại mỗi mức giá.

4. Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quĩ:


4.1 Giá tham chiếu:

Giá tham chiếu tại TTGDCK Hà Nội là bình quân gia quyền các mức giá thực hiện của phương thức báo giá trong phiên giao dịch liền trước đó trừ các trường hợp đặc biệt.
Giá tham chiếu tại SGDCK Hồ Chí Minh là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó trừ các trường hợp đặc biệt.
Các trường hợp đặc biệt:

Đối với các chứng khoán mới đăng ký giao dịch, hoặc chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch, trong ngày đầu tiên giao dịch hoặc giao dịch trở lại biên độ dao động giá tại SGDCK Hồ Chí Minh là +/-20% so với giá giao dịch dự kiến; giao dịch không giới hạn biên độ tại TTGDCK Hà Nội. Trong ngày giao dịch tiếp theo, giá tham chiếu của chứng khoán này sẽ được tính như phần trên.


Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo.

Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.




    1. Giá trần/Giá sàn:

Giá tối đa (Giá trần) = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)

Giá tối thiểu (Giá sàn) = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)


5. Một số quy định khác:


5.1 Mỗi khách hàng chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch chứng khoán tại trụ sở chính hay một chi nhánh của một Công ty chứng khoán.


    1. Khi đặt lệnh mua chứng khoán, nhà đầu tư phải có số dư tiền mặt bằng 100% giá trị lệnh đặt mua chứng khoán và phí giao dịch trong tài khoản của ngày giao dịch (T+0).




  1. Khi đặt lệnh bán chứng khoán, nhà đầu tư phải có số dư chứng khoán bằng 100% số chứng khoán đặt bán và tiền mặt bằng 100% phí giao dịch trong tài khoản của ngày giao dịch (T+0).




    1. Sửa và hủy lệnh:

Đối với TTGDCK Hà Nội:

Khách hàng chỉ được thực hiện lệnh sửa giá chứng khoán.


Nếu khách hàng sửa khối lượng chứng khoán thì phải thực hiện hủy lệnh gốc (chỉ có thể hủy một phần hoặc toàn bộ lệnh chưa được khớp) và đặt lệnh mới.
Đối với SGDCK Hồ Chí Minh:

Khách hàng không được huỷ lệnh giao dịch được đặt trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ, chỉ được phép huỷ các lệnh gốc hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.


Trong thời gian khớp lệnh liên tục, khách hàng được phép sửa, hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh định kỳ trước đó.
Khách hàng không được hủy lệnh giao dịch thỏa thuận.



  1. Nghiêm cấm các nhà đầu tư đồng thời đặt lệnh mua và bán một loại chứng khoán trong cùng một ngày giao dịch.




  1. Tổ chức, cá nhân hoặc cùng với người có liên quan nắm giữ tới các mức 5%, 10%, 15%, 20% vốn cổ phần của một công ty niêm yết, mỗi khi có giao dịch làm tăng, giảm các mức nắm giữ này phải báo cáo cho UBCKNN, TTGDCK Hà Nội hoặc SGDCK Hồ Chí Minh và tổ chức niêm yết trong vòng ba ngày làm việc, kể từ ngày giao dịch đạt tỷ lệ sở hữu trên.

Каталог: FileStore -> File -> 2007
2007 -> Nghị quyếT ĐẠi hội cổ ĐÔng thưỜng niên năM 2007 ctcp bông bạch tuyếT
2007 -> BỘ TÀi chính số: 2329/QĐ- btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trung tâm giao dịCH
2007 -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản bến tre
2007 -> Trung tâm giao dịch chứng khoán hà NỘi chấp thuậN ĐĂng ký chứng khoán giao dịch chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦA chứng khoáN
2007 -> I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4
2007 -> Uỷ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU

tải về 56.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương