LÀng gốm istalif và cuộc khôi phục lại nghề GỐM Ở afghanistan



tải về 115.51 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích115.51 Kb.
#34142
  1   2
LÀNG GỐM ISTALIF VÀ CUỘC KHÔI PHỤC LẠI NGHỀ GỐM Ở AFGHANISTAN

The Turquoise Mountain Foundation, tạm dịch Quỹ Ngọn núi xanh ngọc lam, là một tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ. Quỹ này được lập để bảo vệ cho nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, những công trình lịch sử và những danh lam thắng cảnh ở Afghanistan nhằm bảo tồn di sản văn hóa, cải thiện điệu kiện sống và tạo cơ hội giao thương kinh tế của quốc gia này. Những người thành lập quỹ này tin rằng việc bảo tồn di sản văn hóa Afghanistan cũng vô cùng cấp bách và thiết thực cũng như việc khôi phục lại nền kinh tế, xã hội và đô thị cho người dân. Hiện nay, tại Kabul, Quỹ có một trường chuyên dạy làm gốm sứ và một trung tâm nghiên cứu ngay thị trấn Istalif dành riêng cho người làm gốm đến học công nghệ sản xuất gốm an toàn và hiệu quả.



Kabul là một thành phố của các công trình xây dựng. Những người tị nạn bản địa trở về xây dựng lại các khu nhà ở trong khi các công ty quốc tế và chính quyền lại xây các cao ốc và khu thương mại ngày một cao. Chính điều này đã góp phần làm cho quy hoạch xây dựng ở đây rất lộn xộn. Cuộc chiến giành cơ sở vật chất để giữ đất, điện và nước sinh hoạt sinh hoạt vì thế đã xuất hiện và khốc liệt. Các con đường giao thông không được trải nhựa và ngay cả các khu vực giàu có nhất kế cận cũng thiếu hệ thống cống thoát nước . Nhịp sống bên ngoài Kabul rất êm đềm và chậm rãi. Trải qua hàng trăm năm, các khu phố cổ vẫn không thay đổi. Mặc dù được sự hỗ trợ giúp đỡ của quốc tế song công cuộc tái thiết kinh tế ở đây hầu như không mang lại hiệu quả. Quốc gia này vẫn còn nghèo đói do nạn nội chiến kéo dài.

Những khu vực như đồng bằng Shomali, nằm ở phía Bắc Kabul đã bị tàn phá bởi quân Taliban và còn lâu lắm mới được tái thiết. Rất nhiều những thị trấn đấu tranh để tự khôi phục, phát triển kinh tế theo con đường riêng. Istalif, một thị trấn nhỏ chỉ một giờ chạy xe, có nữa ranh giới thuộc về Bắc Kabul nằm dưới sự quản lý của những người Kurd theo đạo Hindu. Chính vì thế, cuộc tái thiết kinh tế ở vùng này sẽ do những người làm nghề thủ công cổ truyền này lèo lái. Những người thợ gốm Istalif đã quay lại, sửa sang lại lò nung và khôi phục lại nghề làm gốm cha truyền con nối truyền thống nhằm bảo tồn nghề gốm không bị mai một đi theo năm tháng.

Istalif từ lâu đã nổi tiếng về đồ để vườn và thủ công mỹ nghệ. Đế chế Babur đã nâng tầm vẻ đẹp của đồ để vườn Istalif lên mức cao hơn.Trước khi bị Soviet xâm chiếm, Istalif là nơi để du khách và cả cho người Kabul đến tham quan vào dịp cuối tuần. Tuy nhiên, giờ đây Istalif là mục tiêu của các tay súng phiến quân trong suốt cuộc nội chiến kéo dài 25 năm. 

Phương pháp làm gốm truyền thống ở Istalif chỉ thay đổi một chút mặc dù ba thập kỷ trước nơi đây đã xảy ra binh biến. Những người thợ gốm Istalif cưỡi lừa đi lên nhũng ngọn núi phía trên, kiếm những loại đất phù hợp rồi chuyển về nơi sản xuất. Họ rây chúng để lấy bột tinh và trộn chúng với một loại sợi thực vật mà họ gọi là gul-e loch nhằm giúp việc tạo hình dễ dàng hơn nhưng bù lại nó làm cho chậu gốm trở nên giòn và dễ vỡ hơn. Tất cả các công đoạn này đều làm bằng tay, rất thủ công và không có thiết bị đo đạc chỉ cảm nhận bằng mắt. Để xử lý đất, họ phải dùng chân để đạp, trộn đất liên tục trong hai đến bốn tiếng đồng hồ.

Người thợ gốm dùng những bàn xoay bằng chân để làm rất nhiều loại tô, chén và dĩa truyền thống. Họ lên đất thành những ụ tròn và trong vòng một giờ họ có thể xoay được 50 cái chén. Tuy nhiên, kể từ năm 1970 trở đi họ bắt đầu làm những bệ cắm nến và những vật dụng trang trí khác theo yêu cầu của những người Kabul và du khách nước ngoài.



Những bán thành phẩm trước khi nung được nhúng vào một thùng hồ trắng, một hỗn hợp của đất trắng và thạch anh hoặc đá phấn và sau đó phủ men lên. Họ chỉ có ba màu men truyền thống, trong đó màu đỏ hoàng hôn rất đẹp nhưng rấtg độc hại vì người ta có sử dụng chì đỏ trong phối liệu men. Cho tới khi làm việc với Quỹ Ngọn núi xanh ngọc lam và các tổ chức phi lợi nhuận khác, họ mới nhận ra sự nguy hại của chì đỏ và bắt đầu giảm sử dụng chì dần dần. Trước đây, những người thợ gốm sử dụng một loại men kiềm gọi là “ishkor”, được chế biến từ tro núi phía Bắc của Hindu Kush trộn với oxit đồng sau khi nung cho màu xanh ngọc lam nổi tiếng của vùng Istalif.


Sàng đất


Trộn đất bằng chân




Lò nung gốm cổ truyền của người dân nơi đây được xây bằng gạch xây nhà và đất. Người ta đốt khoảng hơn 450kg củi để nung gốm trong vòng từ năm đến bảy giờ. Để có thể chất một số lượng rất nhiều chậu đến khó tin vào đầy một lò nung trong một không gian vô cùng chật chội đồng thời phải chêm ba chấu để chống dính trước khi chồng chúng lên nhau, người thợ gốm phải đứng trên những cà kheo ba chân để làm công việc khó khăn đòi hỏi tính cẩn thận, kiên nhẫn và khéo léo.




Người thợ đang chất lò

 


tải về 115.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương