Lần thứ XII, NĂM 2019 ĐỀ thi môN: sinh họC 11


Câu 5. (2,0 điểm). Tiêu hóa và hô hấp ở động vật



tải về 1.46 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu15.03.2023
Kích1.46 Mb.
#54373
1   2   3   4   5   6
De-11

Câu 5. (2,0 điểm). Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
1. Một người không may bị bệnh phải cắt đi túi mật, quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng như thế nào?
2. Chuột chũi (Spalax ehrenberghi) thích nghi với điều kiện nồng độ ôxi thấp sâu dưới lòng đất. Các nhà khoa học làm thí nghiệm trên chuột chũi và chuột bạch để xác định có phải sự thích nghi này là do sự thay đổi hệ thống thông khí hay không.
Cả hai loại chuột cùng độ tuổi được đặt vào một guồng quay và lượng ôxi tiêu thụ được tính toán ở những tốc độ khác nhau. Thí nghiệm diễn ra ở điều kiện nồng độ ôxi bình thường và nồng độ ôxi thấp, kết quả được thể hiện ở hình 3, hình 4.






Hình 3 Hình 4
P

hổi của mỗi loài cũng được nghiên cứu và những đặc điểm quan trọng liên quan tới sự tiêu thụ ôxi được so sánh (hình 5).
Hình 5
a. So sánh sự tiêu thụ ôxi của 2 loài chuột này khi guồng không quay.
b. Hãy nhận xét về sự tiêu thụ ôxi của 2 loài chuột này tại các thời điểm guồng quay với vận tốc 0,2/ms và 0,8/ms ở điều kiện nồng độ ôxi thấp.
c. Giải thích tại sao sự thích nghi này có thể giúp chuột chũi tồn tại được dưới hang sâu.
Câu 6. (2,0 điểm). Tuần hoàn.
1. Bệnh β thalasemia là bệnh thiếu máu phổ biến ở trẻ em các nước Đông Nam Á, bệnh do đột biến ở gen globin (trên NST 11) dẫn đến không tổng hợp được hoặc tổng hợp thiếu chuỗi β gobin, vì thế hồng cầu được tạo ra nhưng thiếu hoặc không có chuỗi β gobin, thời gian sống của hồng cầu ngắn. Hãy cho biết những khẳng định nào sau đây là đúng với bệnh nhân thiếu máu β thalasemia. Giải thích?
a. Hàm lượng erythropoietin (EPO) trong máu những bệnh nhân này cao hơn người bình thường.
b. Hồng cầu ở những bệnh nhân này sẽ bị tắc nghẽn khi di chuyển ở các mao mạch bé.
c. Bệnh này sẽ có thể có biến chứng là tổn thương lách.
d. Tỉ lệ hồng cầu lưới (hồng cầu lưới là giai đoạn biệt hóa và trưởng thành cuối cùng của hồng cầu trong tủy xương trước khi vào dòng máu tuần hoàn) giảm.

2. Hình 6 thể hiện áp lực thay đổi trong động mạch chủ, tâm thất trái và tâm nhĩ trái xảy ra đồng thời trong chu kỳ tim ở động vật có vú. Các số (1 đến 4) chỉ ra các giai đoạn khác nhau trong một chu kì tim.
Hãy cho biết mỗi giai đoạn (a), (b), (c) và (d) dưới đây là tương ứng với giai đoạn nào trong các giai đoạn (1), (2), (3) và (4). Giải thích.



a. Giai đoạn có van nhĩ thất mở.
b. Giai đoạn có van bán nguyệt giữa tâm thất và động mạch chủ mở.
c. Giai đoạn có cả van nhĩ thất và van bán nguyệt đều đóng.
d. Giai đoạn có thể tích máu trong tâm thất là thấp nhất.

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương