LÀm việc theo nhóm bài 1 nhóm trong đỜi sống chúng ta



tải về 324.11 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích324.11 Kb.
#28170
  1   2   3   4   5
LÀM VIỆC THEO NHÓM
Bài 1

NHÓM TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA
“Không ai có thể làm gì một mình. Mỗi chúng ta sinh ra trong một nhóm và không thể sống còn nếu không có nhóm”.
Chúng ta sinh ra trong một gia đình. Chập chững biết đi thì kết với các bạn nhỏ trong xóm. Theo các nhà khoa học thì các nhóm bạn nhỏ xíu này có vai trò xã hội hóa rất tốt. Ở đó ta học tuân thủ luật chơi, nhường nhịn và chia sẻ với bạn bè để sau này biết tôn trọng luật pháp và hợp tác. Đến trường thế nào cũng có một nhóm bạn thân. Rồi ta tham gia các CLB đội nhóm. Vào đại học có khi thầy cô cho làm bài theo nhóm. Khi đi làm việc ta được chỉ định vào một tổ sản xuất hay phòng ban cũng là nhóm. Ở cộng đồng ta có thể tham gia đội dân phòng, ban điều hành khu phố, nhóm phụ nữ tiết kiệm tín dụng.....

Tuy nhiên, dù rất cần thiết, các nhóm trong cuộc sống không phải lúc nào cũng vận hành một cách suông sẻ. Như con người, nhóm khai sinh, lớn lên, trưởng thành rồi kết thúc. Như con người cũng đau ốm, bịnh tật, sống èo uột. Ví dụ gia đình kia giữa đường gãy gánh. Nhóm bạn nọ mới thân đó rồi lại chia rẽ. Tổ sản xuất trì trệ không vì máy hư mà vì có sự bất đồng giữa tổ trưởng và tổ viên. Ở phòng ban nọ mọi sự bề ngoài có vẻ tốt đẹp nhưng bên trong người ta “chơi” nhau sát ván. CLB kia thành lập thật rầm rộ rồi chết yểu.

Do đó, từ đầu thế kỷ 20 các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu các tổ sản xuất công nghiệp như những nhóm nhỏ để tìm hiểu tác động của các mối quan hệ con người đến hiệu quả sản xuất. Từ đó các tổ trưởng sản xuất được tập huấn để họ hiểu tâm lý nhóm, vận động và phát huy tiềm năng của tổ viên, phát huy sức mạnh của toàn tổ để đẩy mạnh sản xuất. Các giám đốc cũng được tập huấn theo nhóm nhỏ để nâng cao kỹ năng lãnh đạo.

Cùng thời gian đó, ở Châu Âu sau Thế chiến thứ II xảy ra tình trạng nguồn thực phẩm hết sức khan hiếm nhưng các bà nội trợ lại không chịu sử dụng lòng bò, một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, nếu không dùng thì thật lãng phí. Kurt Lewin một nhà xã hội học, sau này là một trong những người khai khoa học về nhóm được giao nhiệm vụ thuyết phục các bà. Nghĩa là giúp các bà thay đổi thói quen dinh dưỡng. Nói cách khác là THAY ĐÔI HÀNH VI trong văn hóa ẩm thực. Hai nhóm đối chứng được tổ chức. Một nhóm chỉ thụ động nghe thuyết trình. Nhóm kia chia ra thành nhiều nhóm nhỏ để các bà tự do thảo luận, nêu thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm với sự hỗ trợ của các nhà tâm lý. Hai nhóm ra về đều được phát các tờ rơi về nhiều cách chế biến lòng bò. Một thời gian sau khi khảo sát cả hai nhóm các nhà khoa học phát hiện rằng phía các bà nghe thuyết trình chỉ có 3% chế biến thử. Còn bên thảo luận thì trên 30% các bà đã làm thử.

Điều này đã dẫn đến một khám phá gây tiếng vang lớn trên thế giới là : giữa hai phương pháp thuyết trình và thảo luận nhóm lượng thông tin tiếp thu được có thể ngang nhau, nhưng về tác động thay đổi hành vi thì phương pháp thảo luận nhóm vượt xa phương pháp thuyết trình. Bởi lẽ trong thảo luận nhóm người học chủ động nêu vấn đề và cái gì người ta nói lên thì người ta làm. Hơn nữa sự tương tác giữa nhóm viên ảnh hưởng mạnh mẽ trên hành vi cá nhân. Người ta bắt chước lẫn nhau cam kết với nahu để đi đến hành động.

Các nhà nghiên cứu nhóm trong công nghiệp còn có nhiều công trình để nghiệm cho thấy rằng nhóm có thể tác động đến cá nhân một cách tích cực hay tiêu cực. Ví dụ đưa một công nhân lười vào một nhóm siêng năng tù từ anh ta sẽ thay đổi để được nhóm chấp nhận. Ngược lại một công nhân siêng năng có thể mất hứng hay bị lẻ loi trong một nhóm lề mề, và mất thói quen tích cực.

Một khoa học về nhóm hình thành gọi là tâm lý nhóm hay động học nhóm (group dynamics) và nhóm được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau như :


  • Giáo dục thay đổi hành vi. Người ta dễ bắt chước những người đồng lứa, đồng cảnh. Giáo dục viên thay vì làm việc với từng cá nhân sẽ tác động vào tiến trình nhóm/

  • Tương tác nhóm nhắm giáo dục nhân cách, kỹ năng sống, giáo dục sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV.....

  • Giáo hóa trẻ em và người lớn phạm pháp, giúp họ có những thái độ và hành vi phù hợp để hòa nhập lại với cộng đồng.

  • Phục hội và hỗ trợ tâm lý cho người nghiện (rượu, ma túy) giúp nhau từ bỏ cám dỗ, tạo lại niềm tin vào bản thân.v.v..... Giáo dục đồng đẳng là một dạng ứng dụng có hiệu quả. Tổ chức dành cho người cai nghiện rượu của Mỹ A.A.A (Alcoholic Anonymous Association) hoạt động trên cơ sở của các nhóm nhỏ. Trên thế giới người ta còn áp dụng mô hình này cho bệnh nhân ung thư, tiểu đường, gọi là nhóm hỗ trợ (support group) có tác dụng tâm lý rất lớn.

  • Trị liệu tâm lý. Thay vì chỉ làm việc với cá nhân nhà tâm lý làm việc với một nhóm bệnh nhân có hoàn cảnh giống nhau. Sự chia sẻ khó khăn, thông cảm, hỗ trợ lẫn nhau có tác dụng trị bệnh rất lớn.

Trong xã hội hiện đại làm việc theo ê – kíp là một mô hình phổ biến t rong mọi lãnh vực hoạt động. Các lớp tập huấn về nhóm rất phổ biến cho mọi ngời từ thanh niên, các nhà chuyên môn về khoa học xã hội cho đến nhà quản lý.

Nhóm không chỉ là môi trường giúp cho cá nhân phát triển, nó còn là công cụ đổi mới và phát triển xã hội.

Nhóm hoạt động èo uột, chính vì ta không được trang bị đủ về kiến thức cũng như kỹ năng liên quan. Trong chương sau chúng ta sẽ xem xét nhóm như một đối tượng khoa học.

Bài tập

Bạn hãy quan sát cuộc sống để nhận diện các nhóm khác nhau xung quanh bạn.

Bài 2

THẾ NÀO LÀ MỘT NHÓM
2.1 NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT NHÓM

Ở chương này chúng ta xem xét nhóm như một đối tượng của khoa học. Trong đời sống thường ngày người ta sử dụng từ “nhóm” một cách rộng rãi và có khi mơ hồ để chỉ các tập hợp từ hai người trở lên, có khi vô hạn định. Ví dụ như nhóm sắc tộc, nhóm người thiệt thòi, nhóm tiêu dùng....ám chỉ những người có đặc điểm kinh tế xã hội giống nhau. Nhưng nhóm hay nhóm nhỏ theo như nó được xác định bởi các nhà nghiên cứu, với khả năng thực hiện các mục đích giáo dục, phát triển, sản xuất.... như nói ở phần trước, phải hội tụ đồng thời bốn yếu tố sau :

* Mục đích chung

* Sự tương tác giữa các thành viên

* Các quy tắc chung

* Các vai trò khác nhau mà những thành viên đảm nhận.


a. Mục đích chung

Là điểm quy tụ các thành viên và họ cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt tới đó. Mục đích càng rõ ràng, càng được nhóm viên hiểu giống nhau thì liên kết họ mạnh mẽ và họ càng góp sức để cùng hành động. Mục đích mông lung thì nhóm rời rạc và dễ chia rẽ. Tuy nhiên mục đích được công bố hay được chính thức chấp thuận chưa phải là tất cả. Mỗi cá nhân có thể tham gia nhóm với mục đích chủ quan mà có khi chính họ cũng không ý thức. CLB văn học nọ được thành lập nhằm tạo điều kiện cho bạn trẻ thưởng thức văn học và nâng cao trình độ của mình. Trên thực tế có một số bạn chỉ tham gia vì ham vui hay để tìm bạn. Họ không tích cực đóng góp cho nội dung sinh hoạt. Ngược lại một số tham gia để nâng cao trình độ mà chất lượng sinh hoạt không đáp ứng sự mong chờ của họ. Từ từ họ có thể chán nản và rời bỏ CLB. Nhu cầu ham vui, tìm bạn hoàn toàn bình thường và chính đáng nhất là với bạn trẻ nhưng người phụ trách nhóm cần phải vận động thế nào đó để họ tích cực hơn về chuyên môn, đồng thời tổ chức những sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu phụ nhưng rất chính đáng này. Do đó điều quan trọng là làm sao cho mục đích chung của nhóm và mục đích cá nhân ăn khớp với nhau. Mục đích là điểm quy tụ ban đầu nhưng cần được rà soát suốt quá trình sinh hoạt nhóm vì cuộc sống thay đổi, nảy sinh những vấn đề mới, nhu cầu mới. Luôn điều chỉnh mục đích chung sẽ giúp giữ nhóm đoàn kết và hoạt động với nhiều sinh lực, và hiệu quả.


b. Tương tác nhóm

Tất cả những người đã “ký tên vì công lý” (để giúp nạn nhân chất độc màu da cam) đều chia sẻ một mục đích chung hết sức cao cả, nhưng họ không phải là một nhóm vì họ không gặp nhau. Để trở thành một nhóm các thành viên cần có mối “quan hệ mặt-giáp-mặt” kéo dài trong thời gian. Họ giao tiếp và ảnh hưởng lẫn nhau. Chính tương tác là yếu tố chủ yếu làm thay đổi hành vi con người. Trong tiếp xúc họ càng gắn kết với nhau thì nhóm càng có cơ may đạt đến mục đích chung. Chất lượng của tương tác mang ý nghĩa lớn vì nó làm tăng cường hiệu quả của nhóm

Qua trao đổi, tương tác, nhóm viên gắn kết mục đích riêng với mục đích chung. Họ liên kết với nhau để tiến tới mục đích nhóm.
c. Quy tắc nhóm

Tập thể nào khi làm việc chung cũng xây dựng nội quy để mọi người tuân theo. Ví dụ như giờ giấc làm việc, lịch họp, kỷ luật làm việc... Đây là những quy tắc được công bố. Nhưng quan trọng hơn nữa là những quy tắc không thành văn, ngấm ngầm, phản ánh sắc thái riêng của nhóm. Ví dụ ở CLB A không cần nhắc nhở mà ai cũng đi đúng giờ, mọi người cởi mở thẳng thắn, không bao giờ quên ngày sinh nhật của các thành viên. Ở phòng ban nọ mọi vấn đề khó khăn đều được tránh né, thành viên tập thói quan làm thinh. Không ai nhắc ai nhưng ai cũng lo quà cáp khi đến ngày sinh nhật sếp. Luật giang hồ là quy tắc bất thàh văn của một nhóm du đãng. Quy tắc ngầm không được thông báo, nhóm việ phải tự phát hiện qua thời gian.Và càng tuân thủ quy tắc (tích cực hay tiêu cực) cac nhân sẽ càng được nhóm chấp nhận. Quy tắc bất thành văn là một sức ép ảnh hưởng đế hành vi của nhóm viên. Quan sát quy tắc nhà nghiên cứu có thể đánh giá xu hướng của một nhóm.


d. Vai trò

Muốn đạt đến mục đích chung tập thể nào cũng phải phân công cụ thể, ai làm việc nấy. Ví dụ phòng ban có trưởng, phó ban, thư ký, thủ quỹ.... CLB có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, các trưởng ban học tập, công tác xã hội, giải trí,.... Dẫm chân lên nhau hay không làm đúng công việc được phân công sẽ gây khó khăn cho sự vận hành của nhóm. Loan được giao nhiệm vụ mời họp mà hay quên. Khánh lalij thích chơi trội nên hay vô tình lên tiếng và quyết định thay cho chủ nhiệm. Thành viên bất bình, chủ nhiệm mặc cảm.



Trên đây là những vai trò được phân công chính thức. Tuy nhiên khi nghiên cứu diễn tiến của một nhóm, các nhà khoa học phát hiện rằng nhóm viên một cách tự nhiên có những động tác xây dựng nhóm hay ngược lại cản trở bước đi của nhóm. Điều này có khi họ có ý thức, có khi không. Có ba nhóm vai trờ được phát hiện :

  • Liên quan đến việc hoàn thành công tác có các động tác như :

  • Khởi xướng (câu chuyện, công việc)

  • Làm sáng tỏ (ý kiến, vấn đề, mục tiêu)

  • Thi hành mau lẹ (một ý kiến, một dự án)

  • Thông tin (cho và nhận ý kiến)

  • Đóng góp (bằng lời hay bằng hành động)




  1. HÀNH VI HƯỚNG VỀ CÔNG TÁC

(Của những người cố gắng hoàn thành nhiệm vụ)

      1. Cho và nhận thông tin

      2. Cho và nhận ý kiến riêng

      3. Làm sáng tỏ triển khai

      4. Phối hợp phân tích, áp dụng

      5. Bắt đầu và kết thúc

      6. Tóm lược

      7. Giải quyết nhanh

      8. Trắc nghiệm sự nhất trí




  • Khi bạn tham gia một nhóm công tác, mối quan tâm chính của bạn là gì?

  • Khi bạn dạy học bạn có phải là người duy nhất có hành vi hoàn thành công tác không?

  • Liên quan đến việc củng cố và duy trì nhóm

  • Khuyến khích (để người khác tham gia)

  • Quan sát (tiến trình nhóm để nhắc nhở)

  • Giữ cửa (nhạy cảm đối với tâm lý nhóm, tạo điều kiện để mọi người phát biểu, đóng góp)

  • Đề xuất các quy tắc chung (để giúp nhóm làm việc có quy củ)

  • Tuân thủ (cũng là một hành vi củng cố nhóm)

  • Đùa (để tạo sự thư giãn




  1. HÀNH VI CỦNG CỐ NHÓM

      1. Khuyến khích

      2. Tạo sự hài hòa

      3. Giữ cửa

      4. Theo đuôi

      5. Công nhận sai lầm

      6. Xác định quy chuẩn

      7. Lượng giá

Bạn có những mẫu hành vi cho các trường hợp tiếp theo không?

  • Liên quan đến nhu cầu cá nhân có những vai trò không giúp nhóm tự củng cố hay hoàn thành mục đích chung

  • Tấn công, gây hấn

  • Phụ thuộc (thiếu tinh thần độc lập)

  • Thống trị

  • Kỳ đà cản mũi (nói ra, làm cản trở bước tiến của nhóm)

  • Lè phè (không quan tâm đến việc chung)

  • Thu hút tình cảm và sự chú ý của người khác.




  1. HÀNH VI CÁ NHÂN

(Loại hành động này xuất hiện khi nhóm viên biểu lộ lợi ích riêng, có khi phương hại cho lợi ích chung).

      1. Gây hấn

      2. Cản trở

      3. Cạnh tranh

      4. Tìm cảm tình

      5. Thiết lập mối quan hệ riêng

      6. Gây gián đoạn

      7. Nói về mình

  • Bạn có thích làm việc trong nhóm không?

  • Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi cá nhân này?

  • Đó là nhân tố gắn liền với nhân cách hay chỉ tạm thời?

Đa số chúng ta ở những thời điểm khác nhau đóng những vai trò khác nhau.

Tập quan sát các vai trò trong nhóm chúng ta sẽ biết cách điều hành tốt hơn và trên hết khám phá bản thân như là một nhóm viên.


2.2 CÁC LOẠI HÌNH VÀ QUY MÔ NHÓM

A. Các loại hình nhóm

- Có những nhóm tự nhiên như gia đình, nhóm bạn...Dù không công bố sự thành lập các nhóm này hội tụ đủ bốn thành tố đã nêu.

- Có những nhóm có sẵn như tổ sản xuất, phòng ban. Các nhóm viên không thành lập hay không tham gia cùng một thời điểm.

- Có những nhóm được thành lập vì những mục đích đặc biệt như giáo dục, phục hồi, trị liệu, vui chơi, hoạt động cộng đồng.....có những nhóm đặc nhiệm được thành lập để giải quyết một vấn đề cụ thể như nhóm điều tra một vụ án....Các nhóm này có thời điểm bắt đầu và kết thúc khi mục đích được hoàn thành. Có khi nhóm tan rã giữa chừng vì không tự duy trì nổi.

b. Quy mô nhóm

Cần bao nhiều người để làm thành một nhóm? Các nhà khoa học còn dùng khái niệm “nhóm nhỏ” để nhấn mạnh hiệu quả của nhóm khi nó không quá đông. Khi sự tiếp xúc “mặt-giáp-mặt” được nhấn mạnh thì nhóm không thể quá đông. Không có con số lý tưởng, chính mục đích và nhiệm vụ của nhóm sẽ quy định số nhóm viên.


  • Các nhóm có chức năng rõ rệt như tổ sản xuất, phòng ban hay các đội bóng thì con số đã được ấn định sẵn theo chức năng.

  • Các nhóm vui chơi giải trí có thể lên đến 15 – 20 thành viên.

  • Các nhóm thảo luận thì không nên nhiều hơn 7 – 9 để tạo sự tham gia của nhóm người 5 – 7 là lý tưởng.

Các nhóm trị liệu tâm lý thì càng ít càng tốt để mọi thành viên đều được quan tâm đầy đủ.



Kết quả nghiên cứu về các nhóm thảo luận cho thấy

Quy mô nhóm và sự tham gia của các thành viên

* 3 người - Mọi người đều được nói.

* 7 – 10 người - Hầu hết mọi người đều nói

Người ít nói thì nói ít hơn người khác. Có 1 – 2 người không nói gì cả.

* 11 – 18 người - Có 5 – 6 người nói rất nhiều, 3-4 người

thỉnh thoảng nói vài câu.

* 19- 30 người - Có 3 – 4 người lấn át

* Trên 30 người - Có rất ít sự tham gia.




CƠ CẤU NHÓM

Tập thể nào cũng có cơ cấu chính thức và phi chính thức, còn gọi là hình thức (formal) và phi hình thức (informal). Cơ cấu chính thức biểu hiện mối quan hệ xuất phát từ các vị trí, vai trò chính thức được công khai chỉ định hay bầu ra. Đó là các mối quan hệ được xác định bởi trách nhiệm và quyền hạn. Cơ cấu phi chính thức hình thành từ các mối quan hệ cá nhân do quên biết, thân thiện với nhau. Cơ cấu phi chính thức không có quyền nhưng có thế lực. Nó có thể tác động đến sự vận hành và các quyết định của nhóm. Quang là một “lãnh tụ tự nhiên” trong một nhóm bạn bốn người. Dưới ảnh hưởng của Quang đây là một tiểu nhóm tích cực. Cần làm việc gì nhóm trưởng chỉ cần nhờ Quang thì có sự tham gia mau mắn của cả tiểu nhóm. Nhưng Khanh là một người hay chống đối. May là anh không có người theo chứ nếu có thì nhóm sẽ phải đối phó với một “lực lượng đối lập” và có nguy cơ chia rẽ.













Nhóm ít người ai

nấy đều tham gia

Với quá đông người

đa số uể oải, lo ra

Có thể đưa ra một ví dụ về cơ cấu phi chính thức trong một cơ quan như sau :

Trong cơ quan X một nhóm phi chính thức hình thành với các mối quan hệ tự nhiên.

Giám đốc



Cơ cấu chính thức



Phó


Giám đốc







Trưởng khối

sản xuất

Trưởng khối tài chánh

Trưởng khối hành chánh

Trưởng khối

kế hoạch






Cơ cấu phi chính thức

Trưởng khối tài chính là rể của phó giám đốc. Trưởng khối sản xuất là bạn học cũ của ông tình cờ gặp lại nhau.Họ kết thành một bộ 3 thân thiết, cùng đi ăn trưa với nhau và cuối tuần cùng đi đánh quần vợt. Mọi sự bình thường cho tới khi bà Loan, bạn gái cũ của trưởng khối sản xuất xuất hiện. Bà đề nghị một phi vụ mà trưởng khối sản xuất thực hiện trót lọt nhờ quan hệ riêng với phó giám đốc và trưởng khối tài chính. Cho tới khi mọi việc đổ bể thì quá trễ. Các vụ chạy tội, chạy chức thành công là nhờ các đường dây hay cơ cấu phi chính thức trong bộ máy.

Các phụ trách đội nhóm nên quan sát để phát hiện các tiể nhóm phi chính thức trong tập thể của mình để phát huy các tiểu nhóm tích cực và phòng ngừa sự chia rẽ do những tiểu nhóm tiêu cực. Làm điều này bằng cách nào? Chỉ càn bạn quan sát xem ai cùng đi với ai khi đến dự sinh hoạt, ai thường ngồi gần hay thích nói chuyện với ai, ai hay phụ họa ai, hoặc ai thường hay cùng xung phong để làm một việc gì đó. Ai chơi riêng với ai ngoài giờ làm việc...

Một ví dụ lý thú xảy ra trong một nhóm bạn nọ. Không ai cấm các bạn nam nữ trẻ có cảm tình với nhau nhưng nếu một trong họ có vị trí chính thức thì có thể ảnh hưởng đến nhóm. Thông là một chàng trai vừa giỏi vừa có duyên. Anh được mặc nhiên công nhận như lãnh tụ của một nhóm bạn cùng tự học Anh văn. Anh tổ chức các sinh hoạt chung, nói gì thì các bạn nghe răm rắp. Một hôm Hoa, một thành viên trong nhóm tỏ tình với Thông và anh đáp lại. Hai người có mối quan hệ thân thiết trên mức bình thường. Các nhóm viên nữ khác bỏ nhóm. Nếu Thông và Hoa cư xử khéo hơn thì có thể tránh trường hợp trên. Cũng do vậy mà các nhà quản lý khuyên những người thân trong gia đình không nên làm chung ở một đơn vị.
2.3 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM

Như con người, nhóm trải qua giai đoạn khai sinh, lớn lên, trưởng thành và kết thúc. Biết được quy luật phát triển của nhóm, người phụ trách sẽ có những sách lược can thiệp phù hợp cho từng giai đoạn. Các nhà nghiên cứu xác định năm giai đoạn phát triển của nhóm là :



  • Giai đoạn hình thành hay thành lập (forming)

  • Giai đoạn bão tố hay hôn loạn (storming)

  • Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy chuẩn (norming)

  • Giai đoạn trưởng thành hay hoạt động (performing)

  • Giai đoạn kết thúc (adjourning)


Giai đoạn hình thành

Một số người có nhu cầu và nguyện vọng giống nhau, liên kết với nhau thành một nhóm để đạt được nhu cầu hay nguyện vọng đó. Họ chia sẻ cùng một mục đích. Và họ bàn bạc để tìm cách đi tới đó.

Ở giai đoạn này hai vấn đề chủ yếu là làm sao xác định được mục đích và tạo sẹ đồng thuận cao của toàn nhóm về mục đích. Kế đó là xác định những thành viên phù hợp nhất cho mục đích. Việc khởi đầu này không dễ vì nếu cuộc tranh cãi về mục đích không đi tới đâu và kết nạp những thành viên không phù hợp thì nhóm có thể tan rã. Nghĩa là chết yểu.

Trên đây là nói về các nhóm được thành lập. Đối với các nhóm có sẵn thì khi có người lãnh đạo mới, sự thay đổi của nhiều thành viên hay sự thay đổi của mục đích thì nhóm cũng bàn bạc như khởi đầu lại. Người lãnh đạo mới cũng phải thẩm định tình hình chung, làm quen với nhóm viên.v.v .....


Giai đoạn bão tố hay hỗn loạn

Sau giai đoạn làm quen, nhóm viên bắt đầu bộc lộ ý nghĩ và cảm xúc của mình. Va chạm khó tránh vì mỗi người một ý, với cá tính thái độ và những giá trị khác nhau...Mục đích chung tiếp tục được tranh cãi và các phương tiện để đạt tới mục đích phải chi tiết và khả thi hơn. Truyền thông trong nhóm chưa suông sẻ, người ta chưa hiều nhau đầy đủ. Một số cá nhân muốn tự khẳng định có thể nổi lên với xu hướng thống trị. Những người này có thể được xem như lãnh đạo giả hiệu của thời kỳ đầu.

Đây là một giai đoạn phát triển tất yếu, nhóm không nên nản lòng hay đốt cháy giai đoạn.
Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy tắc

Để làm việc có hiệu quả,nhóm viên đề ra các thủ tục làm việc như giờ giấc,phân công, xác định trách nhiệm,quyền hạn,phương thức truyền thông,cách ứng xử phù hợp...Nhóm được ổn định từ từ,bắt đầu tin tưởng lẫn nhau và khắn khít với nhau. Nhóm viên sẵn sàng nghe ý kiến của người khác. Những lãnh tụ tự nhiên chân chính xuất hiện để đóng góp tích cực. Nhóm viên lao vào công việc, quan tâm đến lợi ích chung. Họ tự hào về nhóm hơn. Và khả năng giải quyết vấn đề được nâng lên. kế hoạch chung bắt đầu được bàn bạc với sự tham gia của mọi người.


Giai đoạn trưởng thành và hoạt động

Một khi ổn đinh về tổ chức, nhóm bắt đầu làm việc có hiệu quả để thực hiện kế hoạch đã đề ra. Những mâu thuẫn giờ đây đã giảm nhiều. Các nhóm viên tập trung vòa vai trò và nhiệm vụ của mình. Họ chí thú với mục đích chung. Mọi thành viên tham gia vào việc xây dựng nhóm. Các vấn đề nảy sinh được giải quyết trên cơ sở của sự đồng lòng nhất trí, có khi chưa cần đến qui tắc, luật lệ.


Giai đoạn kết thúc.

Mục đích ddeeef ra cũng đến lúc hoàn thành. nhóm sinh hoạt hè sau mấy tuần vui chơi kết thúc để chuẩn bị năm học mới. Ủy ban điều tra nọ phải chấm dứt nhiệm vụ đúng thời hạn. Tổ lao động hoàn thành một đợt sản xuất. Mọi hoạt động đều phải kết thúc với một cuộc lượng giái để rút ra kinh nghiệm hay chuẩn bị cho một giai đoạn mới. Một nhóm hoạt động èo uột có thể tuyên bố giải thể để bắt đầu lại với những con người mới, chương trình mới.

Các giai đoạn không được phân chia rạch ròi mà tiến triển theo khả năng riêng của từng nhóm.


Каталог: uploads -> documents
documents -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
documents -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO —— Số: 10
documents -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> HƯỚng dẫn sử DỤng dịch vụ vntopup – nam việt bank vnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước
documents -> BẢo hiểm xã HỘi việt nam
documents -> BỘ CÔng thưƠng

tải về 324.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương